Giáo án dạy lớp 3 tuần 16

 TOÁN

Luyện tập chung .

 I) Mục tiêu : - Củng cố, rèn luyện kỹ năng tính và giải bài toán có 2 phép tính .

- Hs làm thành thạo các phép tính .

II) Đồ dùng dạy học : - bảng phụ .

III) Các hoạt động dạy học chủ yếu :

 

doc21 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1250 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án dạy lớp 3 tuần 16, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16 Sáng Thứ hai ngày 18 tháng 12 năm 2006 Chào cờ _______________________________________ Mĩ thuật ( GV chuyên) ________________________________________ Toán Luyện tập chung . I) Mục tiêu : - Củng cố, rèn luyện kỹ năng tính và giải bài toán có 2 phép tính . - Hs làm thành thạo các phép tính . II) Đồ dùng dạy học : - bảng phụ . III) Các hoạt động dạy học chủ yếu : 1, Hoạt động 1 : KTBC : Gọi 2 em hs lên bảng làm phép tính : 352 x 4 ; 742 : 3 . - Nhận xét . 2, Hoạt động 2 : Luyện tập . * Bài 1: Số ? - Yêu cầu hs làm nháp - 4 hs lên bảng chữa . - Nhận xét . - Muốn tìm thừa số chưa biết làm như thế nào ? * Bài 2 : Đặt tính rồi tính . - Nêu cách đặt tính , tính . - Yêu cầu hs làm bảng con . - 2 hs lên bảng chữa . * Bài 3 : - Bài toán cho biết gì ? - Bài toán hỏi gì ? - 1 hs lên bảng tóm tắt . - Muốn biết số máy còn lại là bao nhiêu làm như thế nào ? - Tìm số máy bơm còn lại làm như thế nào - Yêu Hs làm vở - 1 hs chữa bảng . * Bài 4 : - Gv treo bảng phụ ghi bài 4 . - Gv làm mẫu cột đầu - Thêm 4 đơn vị làm phép tính gì ? - Bớt 4 đơn vị làm phép tính gì ? - Gấp 4 lần làm phép tính gì ? - Giảm 4 lần làm phép tính gì ? - Yêu cầu hs làm nháp . - 3 em lên bảng chữa 3 cột( bỏ cột cuối) . * Bài 5 : - Gv đưa ra 3 chiếc đồng hồ . ( như SGK ) - Hai kim đồng hồ nào tạo ra góc vuông ? - Hai kim đồng hồ nào tạo ra góc không vuông ? 3,Hoạt động3 : Củng cố - Dặn dò : -Gọi 2 hs lên bảng làm. -Lớp làm bảng con. + Hs nêu yêu cầu . +lấy tích : TS đã biết . + Hs nêu yêu cầu . + Hs làm bảng con . + Hs đọc đề toán . + Hs tt vào vở . + 36 : 9 = 4 ( máy bơm ) . + 36 - 4 = 32 ( máy ) . + Hs nêu yêu cầu . + hs quan sát . + Phép tính cộng . + Phép tính trừ . + Phép tính nhân . + Phép tính chia . + Hs nêu yêu cầu . + Hs quan sát . + A . + B, C . + Hs nêu miệng . _________________________ Tập viết ôn chữ hoa: M I- Mục tiêu: - Củng cố cách viết chữ viết hoa M thông qua bài tập ứng dụng. + Viết tên riêng :Mạc Thị Bưởi bằng cỡ chữ nhỏ. + Viết câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. - Rèn kĩ năng viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ . II- Đồ dùng dạy- học - Mẫu chữ ,phấn màu - Bảng con. III- Các hoạt động dạy- học A. KTBC : - Gọi 2 hs lên bảng viết L, Lê Lợi GV nhận xét, cho điểm. - 2 HS lên bảng viết từ. HS dưới lớp viết vào bảng con. B .Dạy bài mới: 1.Giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn HS viết trên bảng con . a) Luyện viết chữ hoa: - Tìm các chữ hoa có trong bài: - Cho qs chữ M - HD viết chữ : - Chữ M cao mấy ô? Chữ M gồm mấy nét ? - GV viết mẫu lên bảng vừa viết vừa nêu cách viết. -GV nhận xét sửa . - GV hd viết chữ: B, T - HS tìm M, T, B - cao 5 ô - gồm 4 nét - 2 HS lên bảng viết, lớp viết vào bảng con: M - Viết bảng con: T, B b) HD viết từ ứng dụng: Mạc Thị Bưởi - treo chữ mẫu - GT: Mạc Thị Bưởi quê ở HD. Là 1 nữ du kích HĐ trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp… - Từ Mạc Thị Bưởi gồm mấy tiếng? - có chữ cái nào viết hoa? - GV viết mẫu - HS đọc từ ứng dụng. - 3 tiếng - Chữ cái M, T và B - HS viết bảng con. c) Viết câu ứng dụng:- Gv ghi . Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. - GV giúp HS hiểu nội dung trong câu ứng dụng - Hướng dẫn viết : Trong câu này có chữ nào cần viết hoa ? - Những con chữ nào cao 2,5 ly, con chữ nào cao 1 ly? - Khoảng cách giữa chữ nọ với chữ kia là bn? - HS đọc. - HS nêu - 1 con chữ o -Hs viết bảng con: Một cây, Ba cây 3. Học sinh viết vào vở: - GV nêu yêu cầu viết . - GV quan sát nhắc nhở . 4. Chấm 1 số bài, NX C- Củng cố - dặn dò:- GV nhận xét tiết học. -- Hs viết bài. __________________________________ Tự nhiên và xã hội Hoạt động công nghiệp, thương mại. I/ Mục tiêu: - Hs biết thế nào là hoạt động công nghiệp, thương mại. - Kể tên một số hoạt động công nghiệp, thương mại của tỉnh (TP) nơi các em đang sống. - - Thấy được ích lợi của các hoạt động công nghiệp, thương mại. II/ Đồ dùng dạy học: - Các hình trang 60, 61 (SGK). - Tranh ảnh sưu tầm về chợ hoặc cảnh mua bán một số đồ chơi, hàng hoá. III/ Hoạt động dạy - học: * Hoạt động 1: Làm việc theo cặp: +) Mục tiêu: Biết được những hoạt động công nghiệp ở Tỉnh, nơi các em đanh sống. +) Cách tiến hành: - Yêu cầu h/s kể cho nhau nghe về HĐ công nghiệp nơi các em đang sống . - Một số cặp trình bày . - GV giới thiệu thêm một số hoạt động : Khai thác quặng kim loại, thép luyện thép …. đều gọi là HĐ công nghiệp . HS kể theo cặp . - Cả lớp nhận xét . * Hoạt động 2 : Hoạt động cá nhân + Mục tiêu : Biết được các HĐ công nghiệp và ích lợi của HĐ đó . + Cách tiến hành : Làm việc cả lớp . - YC từng cá nhân qs hình trong SGK . - Gọi mỗi HS nêu tên một HĐ đã qs được trong hình vẽ . - Gọi một số HS nêu ích lợi của một số HĐ công nghiệp . + GV giới thiệu thêm ích lợi của việc khoan dầu khí, khai thác than, dệt vải… + Kết luận : Các HĐ nêu trên gọi là HĐ công nghiệp . * HĐ 3 : Làm việc theo nhóm 4 : + MT: Kể tên một số chợ, siêu thị, cửa hàng và một số mặt hàng được mua bán ở đó . Chơi TC : Bán hàng . + Cách tiến hành :- Chia nhóm thảo luận theo yêu cầu trong SGK . Một số nhóm trình bày KQ thảo luận, nhóm khác bổ sung GV nêu một số tình huống, các nhóm chơi TC đóng vai : Người bán – Người mua * Củng cố -dặn dò. _____________________________ Thể dục ( GV chuyên) ____________________________________ toán (T) Luyện tập : Nhân, chia số có 3 chữ số với số có 1 chữ số I-Mục tiêu : - Củng cố, luyện tập về nhân, chia số có 3 cs với số có 1 cs - Rèn kỹ năng làm đúng tính nhân chia. II-Đồ dùng dạy- học :VBTT III-Các hoạt động dạy- học: *HĐ1:KTBC: - YC hs nêu các bước thực hiện phép chia số có 3 cs cho số có 1 cs. tính 378: 3 -Nhận xét, cho điểm. * HĐ2: Thực hành luyện tập : +) Bài 1( trang 84- VBTT) - Gọi 1 số hs lên thực hiện - Nhắc lại cách tìm tích khi biết 2 ts? - Cách tìm ts khi đã biết 1 ts và tích? +) Bài 2( VBTT trang 84) - YC hs đặt tính rồi tính Bài 3: (VBT T 84) - Gọi hs đọc đề bài - YC nêu cách làm và làm vào VBT - Gọi 1 em chữa bài. *HĐ3: Củng cố: - 1 H/s lên bảng - Lớp theo dõi. - Làm vào VBT - Hs nêu - hs làm vào VBT. - 1 em đọc - Giải vào VBT .ĐS : 20 bao __________________________________________ Sáng Thứ ba ngày 19 tháng 12 năm 2006 Toán Làm quen với biểu thức I) Mục tiêu : - Giúp hs bước đầu làm quen với biểu thức và giá trị của biểu thức . - Hs biết tính giá trị của biểu thức đơn giản . II) Đồ dùng dạy học : III) Các hoạt động dạy học chủ yếu : 1, Hoạt động1 : KTBC : Gọi 2 Hs lên bảng làm : 939 : 3 126 x 3 - Nhận xét . 2, Hoạt động 2 : Làm quen với biểu thức * Ví dụ : - GV ghi bảng 126 + 51 ; 62 - 11 ; 13 x 3 . 84 : 4 ; 125 + 10 - 4 - GT Đây là các biểu thức * Giá trị của biểu thức . -126 + 51 = 177 , Giá trị của biểu thức : 126 + 51 là 177 - 125 + 10 - 4 = 131 , Giá trị của biểu thức : 125 +10 - 4 là 131 . - Gọi Hs nêu miệng giá trị của các biểu thức còn lại. 3, Hoạt động3 : Thực hành : * Bài 1 : GV hướng dẫn : 284 + 10 = 294 . - Giá trị biểu thức : 284 + 10 là 294 . - Gv ghi 4 phép tính còn lại lên bảng . - Gọi 4 em lên bảng chữa . * Bài 2 : - Gv kẻ bảng như SGK . - Yêu cầu hs nêu kết quả các số với các phép tính . - Gọi 1 hs lên bảng chữa bài. - Nhận xét . 4, Hoạt động4 : Củng cố - Dặn dò : -Hs lên bảng làm. -Lớp làm bảng con. -Hs theo dõi. + Hs nêu . - tính ra nháp - Nêu kết quả . + Hs nêu yêu cầu . + Hs nối bút chì vào vở. + Dưới lớp nêu kết quả . _________________________ Tập đọc – Kể chuyện Đôi bạn I- Mục tiêu: A- Tập đọc: - Đọc đúng: sơ tán ,lấp lánh,san sát ... - Biết đọc phân biệt lời kể có xen lời nhân vật trong câu chuyện. - Hiểu các từ ;sao sa, công viên, tuyệt vọng.. - Hiểu nội dung của truyện: Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người làng quê,tình cảm thuỷ chung mọi người giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn... B - Kể chuyện: 1- Rèn kĩ năng nói: Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoa kể lại từng đoạn câu chuyện với giọng phù hợp, lời kể tự nhiên, kết hợp cử chỉ, điệu bộ. 2- Rèn kĩ năng nghe:- Nghe và nhận xét, đánh giá được bạn kể. II- Đồ dùng dạy- học:Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. III- Các hoạt động dạy - học: *Tập đọc: A- KTBC: - Em hãy đọc 1 đoạn trong bài: Nhà rông ở TN -Nhà Rông thường để làm gì? - GV nhận xét B - Bài mới: 1- Giới thiệu bài: 2- Luyện đọc: a) GV đọc toàn bài. - GV cho hs quan sát tranh minh hoạ. b) Hướng dẫn luyện đọc + giải nghĩa từ: (+) Đọc từng câu:- GV chú ý phát âm một số từ: sơ tán ,lấp lánh ,san sát.... (+) Đọc từng đoạn trước lớp: + Yêu cầu hs đọc nối tiếp nhau từng đoạn, GV nhắc hs ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu. + GV kết hợp giải nghĩa từ:sao sa ,công viên ,tuyệt vọng… (+) Đọc từng đoạn trong nhóm: - GV yêu cầu hs đọc theo nhóm 4. - GV theo dõi, sửa cho 1 số hs. 3) Hướng dẫn tìm hiểu bài: -Lớp đọc thầm toàn bài. -Thành và Mến kết bạn vào dịp nào? -Làn đầu ra thị xã chi Mến thấy có gì lạ? -ở công viên có những trò chơi gì? -ở công viên Mến có hành động gì đáng khen? -Qua hành động này ,em thấy Mến có đức tính gì đáng quý? 4) Luyện đọc lại: -Gv đọc đoạn2; HD đọc dc - Gọi 1 số hs thi đọc. -Lớp nhận xét bình chọn. - 2 học sinh lên bảng, lớp nhận xét. - Học sinh theo dõi. - Hs quan sát tranh. - Hs đọc nối tiếp từng câu đến hết bài 2 lượt). - Hs đọc nối tiếp từng đoạn đến hết bài . - Hs đọc theo nhóm 4( Đ2 cho 2 em đọc). -2 nhóm thi đọc. - Hs đọc thầm . -Từ ngày còn nhỏ thành sơ tán về quê… -Nhiều nhà thành phố , xe cộ nườm nượp… -cầu trượt ,đu quay.. -Mến lao xuống hồ cứu em bé lên… -Mến có phản ứng nhanh ,dũng cảm ,thông minh… -Thi đọc theo nhóm * Kể chuyện: 1- GV nêu nhiệm vụ: 2- Hướng dẫn hs kể lại câu chuyện: + Gọi 1 hs đọc gợi ý trong SGK. - Gv yêu cầu hs tự ghi nhớ câu chuyện trong 2 phút. - Yêu cầu hs luyện kể từng đoạn câu chuyện theo nhóm đôi, gọi 1 số nhóm trình bày. - Gv nhận xét, cho điểm. - Tổ chức cho 2 nhóm ,mỗi nhóm 3 em hs thi kể chuyện, lớp bình chọn bạn kể hay nhất. 5) Củng cố- Dặn dò: luyện đọc, kể chuyện. ________________________________________ Đạo đức Biết ơn thương binh, liệt sĩ( tiết 1) I. Mục tiêu:- HS hiểu thương binh liệt sĩ là những người đã hi sinh xương máu vì tổ quốc các em cần làm gì để tỏ lòng biết ơn các liệt sĩ. - Cần làm những công việc phù hợp để tỏ lòng biết ơn các liệt sĩ. - GD hs có thái độ tôn trọng biết ơn các thương binh gia đình liệt sĩ II. Tài liệu phương tiện.- Tranh minh hoạ truyện: Một chuyếnđi bổ ích . III, Các hoạt động dạy học. 1, Hoạt động1: Phân tích chuyện. Mục tiêu: -HS hiểu thế nào là thương binh liệt sĩ, có thái độ biết ơn tới các thương binh liệt sĩ . Cách tiến hành . * GV kể chuyện + Treo tranh tóm tắt nội dung. * Đàm thoại . -Các bạn lớp 3A đã đi đâu vào ngày 27/7? ( Đi thăm các cô chú thương binh ở trại điều dưỡng) + Qua câu chuyện em hiểu thế nào là ngày thương binh? + Chúng ta cần phải có thái độ NTNĐVN các thương binh liệt sĩ? + Gần nhà em ở có các chú thương binh và gia đình liệt sĩ không? + Em đã làm gì quan tâm giúp đỡ các cô chú thương binh và gia đình liệt sĩ? => GV kết luận: thương binh và gia đình liệt sĩ là những người đã hi sinh xương máu để bảo vệ quê hương và tổ quốc. 2, Hoạt động2 : thảo luận nhóm. Mục tiêu: HS phân biệt được rõ việc cần làm. Cách tiến hành . - GV treo bảng phụ HS đọc - YC HS thảo luận các việc làm nào đúng, sai? + Chào hỏi, lễ phép các chú thương binh. + Thăm hỏi lễ phép các chú thương binh. + Cười đùa làm việc riêng. - HS trình bày và nói rõ:Vì sao em cho việc làm đó là sai ? => GV kết luận. - Em đã làm những việc gì để tỏ lòng biết ơn các cô chú thương binh? Hoạt động 3: củng cố, dặn dò + Em hãy thực hiện tốt các hoạt động đền ơn đáp nghĩa . ______________________________ Chiều Tiếng Việt ( T ) Luyện đọc, luyện viết : Đôi bạn I-Mục tiêu: - Củng cố về cách đọc câu chuyện : Đôi bạn - Luyện viết đầu đoạn 1 của bài. Rèn kn viết đúng mẫu, cỡ chữ. III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu : A- KTBC : - Em hãy đọc 1 đoạn trong bài : Đôi bạn - GV nx, cho điểm . B - Bài mới : 1) GTB: 2) Luyện đọc : - Gv chia lớp làm 2 ĐT : Giỏi - Khá ; TB –Yếu - Nêu yc luyện đọc đối với 2 đối tượng: + TB -Y : luyện đọc đúng + K- G : luyện đọc diễn cảm . Đọc giọng người dẫn chuyện: chậm rãi... Giọng chú bé kêu cứu thất thanh, hoảng hốt Giọng bố Thành trầm xuống, cảm động. - HS luyện đọc theo nhóm 2. - Gọi 1 số thi em đọc trước lớp.- GV theo dõi nhận xét . 3) Nghe viết đoạn 3: - GV đọc đoạn 1( từ đầu đến khắp nơi) - Trong bài viết có chữ nào cần viết hoa?( chữ đầu câu, tên riêng) - HD viết chữ khó: ném bom, sơ tán. - HS luyện viết chữ khó vào bảng con. - Đọc baì cho hs viết vào vở. - Chấm 1 số bài. C, Củng cố- dặn dò: Luyện đọc đúng, đọc hay. _____________________________________ Tự học Hoàn thành bài tập trong tuần I- Mục tiêu: - hs tự hoàn thành các bài tập trong VBT toán trang 85 - - Tự hoàn thành bài viết chữ M trong vở tập viết. - GD ý thức tự giác làm bài II- Hoạt động học: - YC hs hoàn thành bài viết chữ M trong vở tập viết. - YC hs TB, Y hoàn thành bài 1, 2, 3 VBT toán trang 85 - YC hs k, G hoàn thành bài tập 1, 2, 3, 4 VBT trang 85 - GV theo dõi giúp đỡ hs làm bài tập. - HS KG viết chữ nghiêng - B1: hs viết theo mẫu - B2 :tính giá trị từng BT rồi nối với kq đúng - B3: tính giá trị BT - B4: cần phân biệt thêm- gấp bớt- giảm ____________________________________________________ Hoạt động ngoài giờ lên lớp Thi giải toán I-Mục tiêu: - HS thi theo nhóm giải các bài toán về gấp( giảm ) 1 số lên nhiều lần. - Biết chọn cách giải nhanh. - GD ý thức học hỏi bạn bè, tinh thần đoàn kết. II- Đồ dùng dạy- học: II- Các hoạt động- dạy học: 1, ổn định tổ chức 2, Nêu yc tiết học 3, Tổ chức cho hs thi giải toán * HĐ3: củng cố- dặn dò:- NX giờ học. Sáng Thứ tư ngày 20 tháng 12 năm 2006 Thể dục GV chuyên _______________________________________ Toán Tính giá trị biểu thức I-Mục tiêu : - Tính giá trị biểu thức dạng chỉ có phép cộng, trừ hoặc chỉ có phép nhân, chia . - Biết áp dụng tính giá trị biểu thức vào điền dấu “ “ , “ = “ . - Gd học sinh tự giác làm bài . II) Đồ dùng dạy học : - Bảng phụ, bảng con . III) Các hoạt động dạy học chủ yếu : * HĐ1: HD VD + Gv viết biểu thức : 60 + 20 – 5 + GV HD HS cách trình bày : 60 + 20 – 5 = 80 – 5 = 75 - NX: trong bt chỉ có pt cộng, trừ ta thực hiện ntn? + Viết bt: 49 : 7 x 5 ( cách tiến hành tương tự ) - NX : trong bt chỉ có pt nhân , chia ta thực hiện ntn? *HĐ2 : Thực hành Bài 1 : tính giá trị bt - GV ghi từng bt lên bảng - YC tính vào bảng con( mỗi dãy 1 pt, pt cuối cả 3 dãy cùng làm) Bài 2 : - Gọi hs nêu YC . - HD tương tự B1 Bài 3 : Gv giúp HS làm phép tính đầu, chú ý cách trình bày : 55 : 5 x 3 > 32 33 Bài 4 : Gọi 1 HS đọc đề bài Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ? - YC học sinh nêu cách tính và trình bày bài giải . * HĐ3 : Củng cố dặn dò: - Nêu quy tắc tính giá trị biểu thức . - HS thực hiện - 2 HS nêu lại cách tính - từ trái sang phải - từ trái sang phải - Hs làm vào bảng con, chữa bài. -HS nêu thứ tự thực hiện các phép tính . -HS làm vở, đối chéo vở tự KT . -HS tính nhẩm rồi điền các trường hợp còn lại. - hs nêu. -HS làm và chữa bài . - HS nêu . ______________________________________ Chính tả( nghe viết) Đôi bạn I- Mục tiêu: - Nghe viết chính xác , trình bày đúng Đ3 bài “Đôi bạn”. - Rèn kĩ năng viết đúng chính tả, Làm đúng các bài tập chính tả . - Gd học sinh ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp. II- Đồ dùng dạy- học : Bảng phụ III- Các hoạt động dạy- học : A-KTBC:- GV đọc cho HS viết bảng 1 số từ : mát rượi, cưỡi ngựa, khung cửi - Gv nhận xét, cho điểm. B- Bài mới : 1- Gtb 2- Hướng dẫn nghe - viết : a) Chuẩn bị : + GV đọc bài chính tả- +Hỏi: ĐV có mấy câu? - Trong bài có những chữ nào được viết hoa? - Giáo viên hướng dẫn viết chữ khó: lo, sẻ nhà, sẻ cửa, cứu người. - Yêu cầu hs tập viết chữ khó vào bảng con. b) GV đọc bài cho HS viết bài c) Chấm 1 số bài , nhận xét. 3- Hướng dẫn làm bài tập: + BT2a: treo bảng phụ: Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống - Gọi 3 em lên điền, mỗi em điền 1 dòng. - NX chốt lời giải đúng. - Dặn HS về nhà luyện viết chữ khó - 2 HS viết bảng lớp . - Lớp viết bảng con. - 1HS đọc lại, lớp theo dõi SGK.. - 6 câu. - chữ đầu câu, tên riêng - viết bảng con. - HS viết bài, soát lỗi bằng chì. - Điền vào VBT - chăn trâu, châu chấu, chật chội, trật tự, chầu hẫu, ăn trầu _____________________________________ Thủ công Cắt dán chữ E I- Mục tiêu :- HS biết kẻ , cắt dán chữ E. - Kẻ , cắt dán được chữ E đúng qui trình kĩ thuật. - Hs hứng thú với giờ học cắt dán chữ. II- Đồ dùng dạy- học : - Chữ mẫu đã dán và chưa dán .- Tranh qui trình - Giấy màu, thước kẻ, kéo, hồ III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu : *HĐ1:GV hướng dẫn quan sát nhận xét - Cho hs quan sát mẫu chữ đã cắt. + Chữ E cao mấy ô? rộng mấy ô? ( cao 5 ô, rộng 3 ô) +Nét chữ rộng mấy ô? ( 1 ô) + Nếu cô gấp đôi chữ E theo chiều dọc thì em có NX gì?( 2 nửa trùng khít nhau) * HĐ2: HD cách cắt dán - Cho quan sát qui trình kẻ, cát, dán - Gv vừa làm vừa hd- hs quan sát cô làm +Bước 1: Kẻ chữ E +Bước 2 : Cắt chữ. +Bước 3: Dán chữ GV nhắc hs qui trình dán .Kẻ 1 đường chuẩn xếp chữ cho cân đối trên đường đó. . Bôi hồ đều vào mặt kẻ ô và dán vào vị trí qui định - Gọi hs nhắc lại các bước cắt dán chữ E . - Cho 1 em lên thao tác lại kẻ cắt chữ E - lớp quan sát * HĐ 3 : Thực hành - GV tổ chức cho HS thực hành kẻ, cắt, dán chữ E - GV theo dõi giúp đỡ học sinh yếu. *HĐ4: Củng cố- dặn dò : - Nhắc lại các bước cắt, dán chữ E - Dặn dò Hs chuẩn bị cho giờ sau : kéo, giấy thủ công, hồ , thước, chì. __________________________________ Sáng Thứ năm ngày 21 tháng 12 năm 2006 Toán Tính giá trị biểu thức (tiếp theo ). I-Mục tiêu : - Biết cách tính giá trị của biểu thức có các phép tính cộng ,trừ,nhân chia . -áp dụng tính giá trị biểu thức để nhận xét giá trị đúng ,sai của biểu thức. II) Đồ dùng dạy học : 8 hình tam giác III) Các hoạt động dạy học chủ yếu : * HĐ1 : KTBC : - Gọi 2 hs làm trên bảng – Cả lớp làm bảng con : *HĐ2: HD tính giá trị biểu thức : +GV viết biểu thức 60+35:5 - BT có những phép tính nào? +GV thực hiện - Nếu trong biểu thức có phép tính cộng ,trừ ,nhân ,chia ,ta thực hiện ntn? + GV viết tiếp :86-10 x 4 -yêu cầu HS tự nêu cách tính và tính Nhắc lại qui tắc tính giá trị biểu thức . *HĐ3 :Thực hành . + Bài 1: GV YC hs làm bảng con, mỗi dãy 2 bt +Bài 2:Hướng dẫn HS. XĐphép tính cần thực hiện trước ->tính nhẩm để tìm kết quả ->thực hiện nốt phép tính còn lại ->so sánh với giá trị BT đã ghi ->kết luận Đ/S. -Hãy nói rõ lí do 1 số biểu thức tính sai ?S ửa như thế nào ? +Bài 3: -Gọi 1 HS đọc yêu cầu -Bài toán cho biết gì ? -Bài toán hỏi gì ? -Yêu cầu tự HS giải bài toán - chữa bài + Bài 4: Yêu cầu HS Lấy 8 hình tam giác trong bộ đồ dùng để ghép thành hình như SGK . *HĐ4: Củng cố –dặn dò : -Nêu qui tắc tính giá trị biểu thức? 239 + 42 - 34 ; 45 : 9 x 8 - Lớp nx . - Có phép tính +,: - theo dõi - Thực hiện phép nhân, chia trước ,cộng, trừ sau . - 1vài HS nêu cách tính giá trị biểu thức dạng này . -HS làm bảng con,chữa bài . - -HS làm các biểu thức còn lại tương tự . -HS vận dụng để làm bài tập - Kết luận : a) Đ, Đ, Đ, S . b) S, S, S, Đ . - Mẹ hái 60 quả, chị hái 35 quả . - Số táo mỗi hộp là ? quả . - Hs giải vào vở . Đáp số : 19 quả . - HS tự ghép hình . 2 Học sinh thi xếp ________________________________________________ Tập đọc Về quê ngoại I- Mục tiêu: - Đọc đúng các từ ngữ: ríu rít ,rơm phơi, mát rợp …Biết đọc bài thơ với giọng vui ,nhanh. -Hiểu các từ mới trong bài:hương trời ,chân đất... - Thấy được bạn nhỏ về thăm quê ngoại, thấy yêu thêm cảnh đẹp ở quê, yêu những người làm ra lúa gạo.. - Học thuộc lòng bài thơ. II- Đồ dùng dạy- học: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. III- Các hoạt động dạy - học: A- KTBC: - Em hãy đọc 1 đoạn trong bài: Đôi bạn -ở công viên Mến đã có những hành động gì đángkhen? - GV nhận xét chung. - 2 học sinh lên bảng. - Lớp nhận xét. B - Bài mới: 1- Giới thiệu bài: 2- Luyện đọc: a) GV đọc toàn bài: - GV cho hs quan sát tranh minh hoạ. - Học sinh theo dõi. b) Hướng dẫn luyện đọc + giải nghĩa từ: (+) Đọc từng câu: - GV chú ý phát âm từ khó : ríu rít ,mát rợp ,rơm phơi … (+) Đọc từng đoạn trước lớp: - Yêu cầu 3 hs đọc nối tiếp nhau từng khổ thơ , GV nhắc hs ngắt nghỉ hơi đúng. -Gv kết hợp giải nghĩa 1 số từ:bất ngờ ,hương trời ,chân đất… (+) Đọc từng khổ thơ trong nhóm: - GV yêu cầu hs đọc theo nhóm đôi. - GV theo dõi 3- Hướng dẫn tìm hiểu bài: - Hs đọc thầm bài thơ. -Bạn nhỏ ở đâu về thăm quê ngoại, câu nào cho em biết điều đó? -Quê ngoại bạn ở đâu? -Bạn nhỏ thấy ở quê có những gì lạ? -Bạn nhỏ nghĩ gì về những người làm ra hạt gạo? -Chuyến về thăm quê ngoại đã làm bạn nhỏ thay đổi gì? 4- Luyện đọc lại: Gv treo bảng phụ chép sẵn bài thơ. - Gv hướng dẫn hs đọc thuộc lòng bài thơ bằng cách xoá dần bảng. - Gọi 1 số em đọc thuộc lòng từng khổ thơ. 5- Củng cố - dặn dò: - Qua bài thơ em hiểu điều gì? - Hs đọc nối tiếp từng dòng thơ. -hs đọc từ khó. - Hs đọc nối tiếp từng khổ thơ( K1 cho 2 em đọc). - HS luyện đọc nhóm đôi - Đại diện 1 số nhóm lên đọc. - Hs đọc thầm toàn bài. -Bạn nhỏ ở thành phố về thăm quê.ở trong phố chẳng bao giờ có đâu… - ở nông thôn… - Đầm sen ….êm đềm,… -Bạn ăn hạt gạo đã lâu,,họ thật thà… -Bạn thêm yêu cuộc sống yêu thêm con người.. - Hs đọc thuộc lòng bài thơ. -Hs nêu. ________________________________________ Luyên từ và câu Từ ngữ về thành thị ,nông thôn . Dấu phẩy . I-Mục tiêu : -Mở rộng vốn từ về thành thị nông thôn (tên một số thành phố và vùng quê ở nước ta ,tên các sự vật và công việc thường thấy ở thành phố ,nông thôn ). ôn về dấu phẩy . -HS tìm đúng các từ yêu cầu ,biết dùng dấu phẩy hợp lí . -GD học sinh ý thức sử dụng dấu câu II) Đồ dùng dạy học : -Bản đồ Việt Nam có tên các tỉnh ,huyện ,thị . III) Các hoạt động dạy học chủ yếu : A-KTBC :-KT miệng 3 bài tập của tiết trước -Nhận xét cho điểm . B-Bài mới :1-GTB: 2-Hướng dẫn làm bài tập : a)BT1: -GV nhắc HS chú ý nêu tên các thành phố ,mỗi em kể được ít nhất tên một vùng quê . -Gọi đại diện HS lên chỉ bản đồ ,nêu tên 1số thành phố trên đất nước ta . -Em hãy kể tên 1số vùng quê mà em biết ? b)BT2:- kể tên 1số sự vật và công việc : + Thường thấy ở thành phố + Thường thấy ở nông thôn c) BT3: -GV treo bảng phụ - Yêu cầu HS nêu bài làm . -GVchốt lại lời giải đúng . 3-Củng cố –dặn dò : -Nhận xét giờ học . -HS làm bài tập ,lớp theo dõi . -1 HS đọc yêu cầu của bài . -HS trao đổi theo nhóm 4 -Hà Nội , Hải Phòng ,… -HS tự nêu . -1 HS đọc yêu cầu của bài +Đường phố, công viên… + cánh đồng, luỹ tre… nhà ngói ,ruộng ,vườn,… - nêu yêu cầu của bài -Tày ,Mường ,Dao… -HS theo dõi . _______________________________________________ Tự nhiên và xã hội Làng quê và đô thị I/ Mục tiêu: + HS Phân biệt sự khác nhau giữa làng quê và đô thị . + Liên hệ với cs và sinh hoạt của nhân dân ở địa phương . - GD hs yêu quý làng quê và đô thị. II/ Đồ dùng dạy học: - Các tranh SGK . III/ Hoạt động dạy - học: * Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm 2: +) Mục tiêu: Tìm hiểu về phong cảnh,nhà ở,đường sá ở làng quê và đô thị. +) Cách tiến hành: -GV hướng dẫn HS quan sát SGK,ghi lại kq vào bảng ( VBTTN-XH ). - Yêu cầu h/s kể cho nhau nghe về phong cảnh ,nhà cửa ở làng quê và đô thị. -Gọi 1 số cặp trình bày . +)GVkết luận:Làng quê mọi người sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi ,…nghề thủ công… -HS làm việc theo nhóm đôi. -Lớp nhận xét. * Hoạt động 2 : Hoạt động nhóm : + Mục tiêu :-Kể được tên những nghề nghiệp mà người dân ở làng quê,đô thị thường làm + Cách tiến hành : -GV chia lớp làm 6 nhóm, yêu cầu các nhóm tìm ra sự khác biệt giữa làng quê và đô thị. - Gọi đại diện nhóm lên trình bày . -Gọi một số HS liên hệ về nghề nghiệp và hoạt động chủ yếu của nhân dân nơi emđang sống. . + GV chốt lại ý chính.Nông thôn thường cày cấy ,chăn nuôi ,…thành thị thường đi làm công sở ,có nhiều cửa hàng ,nhà máy,… *Hoạt động 3:Vẽ tranh: +Mục tiêu:Khắc sâu và cung cấp thêm hiểu biếtcủa HS về đất nước. + Cách tiến hành :- GV nêu chủ đề: “Hãy vẽ về quê hương em “. -GV yêu cầu HS vẽ tranh về chủ đề quê hương . - 1 số hs lên GT và nêu nội dung bức tranh của mình. -GV nhận xét, đánh giá tranh. * Củng cố dặn dò : - Nx giờ học . ______________________________________ Chiều Ngoại ngữ GV chuyên dạy _______________________________________ Toán(t) Luyện tập : Tính giá trị biểu thức I-Mục tiêu : - Củng cố, luyện tập về tính gía trị biểu thức - Rèn kỹ năng làm đúng tính nhân, chia. - G

File đính kèm:

  • doc16.doc