Giáo án dạy lớp 5 tuần 35

Tập đọc

ÔN TIẾT 1

I. Mục đích, yêu cầu:

 - Kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc -hiểu (HS trả lời 1 - 2 câu hỏi về nội dung bài đọc).

 Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ học kì II của lớp 5 .

 Biết lập bảng tổng kết về chủ ngữ, vị ngữ trong từng kiểu câu kể (Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào?) để củng cố, khắc sâu kiến thức về chủ ngữ, vị ngữ trong từng kiểu câu kể.

II. Chuẩn bị:

 - Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong 15 tuần sách Tiếng việt 5 (tập hai).

 

doc14 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3467 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy lớp 5 tuần 35, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 14 tháng 5 năm 2007 Tập đọc ôn tiết 1 I. Mục đích, yêu cầu: - Kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc -hiểu (HS trả lời 1 - 2 câu hỏi về nội dung bài đọc). Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ học kì II của lớp 5 ... Biết lập bảng tổng kết về chủ ngữ, vị ngữ trong từng kiểu câu kể (Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào?) để củng cố, khắc sâu kiến thức về chủ ngữ, vị ngữ trong từng kiểu câu kể. II. Chuẩn bị: - Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong 15 tuần sách Tiếng việt 5 (tập hai). III. Các hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu bài. 2. Kiểm tra đọc đọc và HTL: GV căn cứ vào số HS trong lớp, phân phối thời gian hợp lí để mỗi HS đều có điểm. Cách kiểm tra như sau: - Từng HS lên bốc thăm chọn bài. - HS đọc trong SGK 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu. - GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, cho điểm theo hướng dẫn của Vụ giáo dục Tiểu học. 3. Bài tập 2. - Một HS đọc yêu cầu của BT 2. - Một HS đọc bảng tổng kết kiểu câu Ai làm gì? - Cả lớp đọc thầm lại yêu cầu của BT. - GV dán lên bảng tờ phiếu tổng kết chủ ngữ, vị ngữ của kiểu Ai làm gì? giải thích. - GV giúp HS hiểu yêu cầu của BT. - GV kiểm tra HS đã xem lại kiến thức về các kiểu câu kể ở lớp 4 chưa hỏi HS lần lượt về đặc điểm của: + VN và CN trong câu kể Ai thế nào? + VN và CN trong câu kể Ai là gì? - GV dán lên bảng tờ phiếu đã viết những nội dung cần ghi nhớ; mời 1 - 2 HS đọc lại. - HS làm bài vào vở bài tập. GV phát bút dạ và phiếu cho 4 HS (2 em lập bảng tổng kết cho kiểu câu Ai thế nào? 2 em lập bảng cho kiểu câu Ai là gì?). - Những HS làm bài trên giấy dán lên bảng lớp, trình bày kết quả.Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 4. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết trả bài. - Dặn cả lớp xem lại kiến thức đã học về các loại trạng ngữ để chuẩn bị tốt cho tiết ôn tập sau. Toán Luyện tập chung I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố kĩ năng thực hành tính và giải toán. II. Chuẩn bị: GV tổ chức, hướng dẫn HS tự làm bài rồi chữa bài. Chẳng hạn: Bài 1. Cho HS tự làm rồi chữa bài. a. b. c. 3,57 x 4,1 + 2,43 x 4,1 = (3,57 + 2,43) x 4,1 = 6 x 4,1 = 24,6 d. 3,42 : 0,57 x 8,4 - 6,8 = 6 x 8,4 - 6,8 = 50,4 - 6,8 = 43,6. Bài 2. Cho HS tự làm rồi chữa bài. Bài 3. Cho HS tự nêu tóm tắc bài toán rồi giải và chữa bài. Bài giải: Diện tích đáy của bể bơi là: 22,5 x 19,2 = 432 m2. Chiều cao của mực nước trong bể là: 414,72 : 432 = 0,96 m. Tỉ số chiều cao của bể bơi và chiều cao của mực nước trong bể là Bài 4. Cho HS làm bài rồi chữa bài. Bài 5. GV nên khuyến khích HS làm bài tập 5 tại lớp, nếu không đủ thời gian thì làm khi tự học. Chẳng hạn: 8,75 x + 1,25 x = 20 (8,75 + 1,25) x = 20 10 x = 20 x = 20 : 10 x = 2. * Củng cố:Nhận xét tiết học, dặn dò. Khoa học ôn tập: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên I. Mục tiêu:Sau bài học, HS được củng cố, khắc sâu hiểu biết về: - Một số từ ngữ liên quan đến môi trường. - Một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và một số biện pháp bảo vệ môi trường. II. Chuẩn bị: - 3 chiếc chuông nhỏ (hoặc vật thay thế có thể phát ra âm thanh). - Phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy học: * Mục tiêu: Giúp HS hiểu về khái niệm môi trường. * Các tiến hành. Phương án 1: Trò chơi "Ai nhanh, ai đúng". Phương án 2: Gv phát cho mỗi HS một phiếu học tập (hoặc HS chép các bài tập trong SGK vào vở để làm). - HS làm việc độc lập. Ai cong trước nộp bài trước. - GV chọn ra 10 HS làm nhanh và đúng để tuyên dương. IV. Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò. Thứ ba, ngày 15 tháng 5 năm 2007 Tập đọc ôn tiết 2 I. Mục đích, yêu cầu: - Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL. - Biết lập bảng tổng kết về các loại trạng ngữ (trạng ngữ chỉ nơi chốn, thời gian, nguyên nhân, mục đích ...) để củng cố, khắc sâu kiến thức về trạng ngữ. II. Chuẩn bị: - Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL. - Một tờ giấy khổ rộng ghi vắn tắt nội dung cần ghi nhớ về trạng ngữ, đặc điểm của các loại trạng ngữ. - Một tờ phiếu khổ to chép lại bảng tổng kết chưa hoàn chỉnh trong SGK để GV giải thích yêu cầu của BT. - Ba, bốn tờ phiếu viết bảng tổng kết theo mẫu trong SGK để HS làm bài. III. Các hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2. Kiểm tra TĐ và HTL: thực hiện như tiết 1. 3. Bài tập 2. - Một HS đọc yêu cầu của BT 2, đọc cả mẫu. - GV dán lên bảng tờ phiếu chép bảng tổng kết trong SGK, chỉ bảng, giúp HS hiểu yêu cầu của bài.: Cần lập bảng tổng kết về các loại trạng ngữ đã học; nêu câu hỏi, ví dụ cho mỗi loại. SGK đã nêu mẫu về trạng ngữ chỉ nơi chốn, các em cần viết tiếp các loại trạng ngữ khác. - GV kiểm tra HS đã xem lại kiến thức về các loại trạng ngữ đã học ở lớp 4 như thế nào; hỏi HS. + Trạng ngữ là gì? + Có những loại trạng ngữ nào? + Mỗi loại trạng ngữ trả lời cho những câu hỏi nào? - GV dán lên bảng tờ phiếu đã viết nội dung cần ghi nhớ về các loại trạng ngữ; mời 1 - 2HS đọc lại. - HS làm bài vào vở bài tập. GV phát bút dạ và phiếu cho 3 - 4 HS. - Những HS làm bài trên phiếu dán bài lên bảng lớp, trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. - Một số HS làm bài trên vở đọc kết quả làm bài. GV chấm vở của một số HS. 4. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Dặn cả lớp ghi nhớ những kiến thức vừa ôn tập; những HS chưa kiểm tra tập đọc; HTL hoặc kiểm tra chưa đạt về nhà tiếp tục luyện đọc để chuẩn bị tốt cho tiết ôn tập sau. Lịch sử Kiểm tra cuối năm (Thống nhất đề trong tổ) Toán Luyện tập chung I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố tiếp về giá trị của biểu thức; tìm số trung bình cộng; giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm, toán chuyển động đều. II. Chuẩn bị. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Tương tự như việc tổ chức, hướng dẫn HS trong các tiết luyện tập chung. chẳng hạn: Bài 1. HS tự làm rồi chữa bài. Chẳng hạn. a. 6,78 - (8,951 + 4,784) : 2,05 = 6,78 - 13,735 : 2,05 = 6,78 - 6,7 = 0,08. b. 6 giờ 45 phút + 14 giờ 30 phút : 5 = 6 giờ 45 phút + 2 giờ 54 phút = 8 giờ 99 phút = 9 giờ 39 phút. Bài 2. Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Bài 3. Cho HS tự giải rồi chữa bài. Bài 4. Cho HS làm bài rồi chữa bài. Chẳng hạn: Bài giải: Sau năm thứ nhất số sách của thư viện tăng thêm là: 6.000 : 100 x 20 = 1.200 quyển. Sau năm thứ nhất số sách của thư viện có tất cả là: 6.000 + 1200 = 7.200 quyển. Sau năm thứ hai số sách của thư viện tăng thêm là: 7.200 : 100 x 20 = 1440 quyển. Sau năm thứ hai số sách của thư viện có tất cả là: 7200 + 1440 = 8640 quyển. Đáp số: 8640 quyển. Bài 5. Cho HS làm rồi chữa bài tập. * Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò. Tự học ôn các bài tập đọc + htl từ giữa kì II đến hết năm I. Mục tiêu: - Rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh. II. Chuẩn bị: - Phiếu ghi tên các bài bài tập đọc. III. Các hoạt động dạy học: 1. Luyện đọc diễn cảm. - HS luyện đọc diễn cảm theo tổ. - GV theo dõi giúp đỡ HS yếu (đối với HS trung bình yêu cầu đọc trôi chảy là được. 2. Thi đọc diễn cảm. - Các tổ cử đại diện lên đọc bài (bốc thăm bài và đọc). - Lớp cùng giáo viên nhận xét, cho điểm. Luyện từ và câu ôn tiết 3 I. Mục tiêu: - Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL. - Củng cố kĩ năng lập bảng thống kê qua bài tập lập bảng thống kê về tình hình phát triển giáo dục ở nước ta. Từ các số liệu, biết rút ra những nhận xét đúng. II. Chuẩn bị: - Phiếu viết tên từng bài tập đọc. - Bút dạ và 4 - 5 tờ phiếu khổ to đã kẻ bảng thống kê ở BT 2 để HS điền số liệu. Hai, ba tờ phiếu viết nội dung BT 3. III. Các hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2. Kiểm tra TĐ và HTL: Thực hiện như tiết 1. 3. Bài tập 2: Hai HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu của bài. Nhiệm vụ 1: Lập mẫu thống kê. - GV hỏi, HS trả lời. - HS tự làm hoặc trao đổi cùng bạn lập bảng thống kê gồm 5 cột dọc và 5 hàng ngang kẻ trên giấy nháp. - GV mời 3 - 4 HS lên bảng thi kẻ thật nhang bảng thống kê. Cả lớp và GV nhận xét, thống nhất mẫu đúng. - HS kẻ bảng thống kê vào vở hoặc làm trong VTB. Nhiệm vụ 2: Điền số liệu vào bảng thống kê. - HS điền các số liệu vào từng ô trống trong bảng. GV phát bút dạ và phiếu cho 3 - 4 HS; nhắc cả lớp chú ý điền chính xác số liệu. - Những HS làm bài trên giấy dán bài lên bảng lớp, đọc các số liệu trong bảng. - GV nhận xét, chấm điểm một số bảng thống kê chính xác thể hiện sự cẩn thận của người lập bảng. - GV hỏi: So sáng bảng thống kê đã lập với bảng liệt kê trong SGK các em thấy có điểm gì khác nhau? 4. Bài tập 3. - HS đọc nội dung BT. - GV nhắc HSP: Để chọn phương án trả lời đúng. phải xem bảng thống kê đã lập, gạch dưới ý trả lời đúng .. GV phát bút dạ và phiếu cho 3 - 4 HS. - Những HS làm bài trên phiếu dán bài lên bảng lớp trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 5. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS ghi nhớ cách lập bảng thống kê để biết lập bảng khi cần. Tiếng việt (BS) CT(N-V): cây gạo ngoài bến sông (Đoạn đầu) I. Mục tiêu: - Học sinh nghe - viết đúng chính tả bài: Cây gạo ngoài bến sông (đoạn đầu). - Rèn kỹ năng viết chữ đẹp cho HS. II. Các hoạt động dạy - học: 1. Bài cũ: - GV nhận xét - HS đọc và nêu nội dung bài tập đọc 2. Bài mới: - GV đọc toàn bài. - Theo dõi SGK - Nêu nội dung đoạn viết chính tả. - 2 HS đọc đoạn 1 của bài tập đọc. - Nhắc lại cách viết từ khó, cách trình bày đoạn 1. - GV đọc cho HS viết bài - Tìm, viết ra giấy nháp từ, tiếng khó viết. - HS viết bài sạch, đẹp. - Đọc lại bài cho HS soát lỗi. - Thu 1/2 số vở chấm. Nhận xét chung. - Tuyên dương HS đạt điểm 10, động viên HS viết chưa đạt. - HS soát lại bài. 3. Củng cố: - Nhận xét tiết học HĐNG Múa hát chuẩn bị tổng kết năm học - Lớp tự tập luyện múa hát, ca ngợi quê hương, đất nước (lớp trưởng điều khiển). - Lớp bình chọn những tiết mục hay và tiếp tục luyện tập. - GV theo dõi giúp HS chỉnh sửa. - GV tổng kết tiết học. Thứ tư, ngày 16 tháng 5 năm 2007 Tập làm văn ôn tiết 4 I. Mục tiêu: Củng cố kĩ năng lập biên bản cuộc họp qua bài luyện tập viết biên bản cuộc họp của chữ viết - bài Cuộc họp của chữ viết. II. Chuẩn bị: Vở bài tập Tiếng việt 5, tập hai in mẫu của biên bản cuộc họp. III. Các hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn HS luyện tập: - Một HS đọc toàn bộ nội dung BT. - Cả lớp đọc lại bài cuộc họp của chữ viết, trả lời các câu hỏi; + Các chữ cái và dấu câu họp bàn việc gì? + Cuộc họp đề ra cách gì để giúp bạn Hoàng? -GV hỏi HS về cấu tạo của một biên bản. HS phát biểu ý kiến. - GV cùng cả lớp trao đổi nhanh, thống nhất mẫu biên bản cuộc họp của chữ viết. GV dán lên bảng tờ phiếu ghi mẫu biên bản. - HS viết biên bản vào vở hoặc vở bài tập theo mẫu, GV phát bút dạ và phiếu cho 3 - 4 HS. - Nhiều HS nối tiếp nhau đọc biên bản. GV nhận xét, chấm điểm một số biên bản. Sau đó mời 1 - 2 HS viết biên bản tốt trên phiếu, dán bài lên bảng lớp, đọc kết quả. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết ôn tập. - Dặn những HS viết biên bản chưa đạt về nhà hoàn chỉnh lại. Kể chuyện ôn tiết 5 I. Mục tiêu: Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL. Hiểu bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ, cảm nhận được vẻ đẹp của những chi tiết, hình ảnh sống động, biết miêu tả một ảnh trong bài thơ. II. Chuẩn bị: - Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL: Như tiết 1. - Bút dạ và 3 - 4 tờ giấy khổ to cho 3 - 4 HS làm bài tập 2. III. Các hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2. Kiểm tra TĐ và HTl: Thực hiện như tiết 1. 3. Bài tập 2. - Hai HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu của bài. - Cả lớp đọc thầm bài thơ. - GV nhắc HS: Miêu tả một hình ảnh (ở đây là một hình ảnh sống động về trẻ em) không phải là diễn đạt bằng văn xuôi câu thơ, đoạn thơ là mà nói tưởng tượng, suy nghĩ mà hình ảnh thơ đó gợi cho các em. - Một HS đọc trước lớp những câu thơ gợi ra những hình ảnh sống động về trẻ em. - Một HS đọc những câu thơ tả cảnh buổi chiều tối và ban đêm ở vùng quê ven biển. - HS đọc kĩ từng câu hỏi; chọn một vài hình ảnh mình thích nhất trong bài thơ; miêu tả hình ảnh đó; suy nghĩ, trả lời miệng BT 2. - HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến, mỗi em trả lời đồng thời 2 câu hỏi. Cả lớp và GV nhận xét. GV khen ngợi những HS cảm nhận được cái hay cái đẹp của bài thơ. 4. Củng cố, dặn dò:- GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà HTL những hình ảnh thơ em thích trong bài Trẻ con ở Sơn Mĩ đọc trước nội dung tiết 6. Toán Luyện tập chung I. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, củng cố về: + Tỉ số phần trăm và giải bài toán về tỉ số phần trăm. + Tính diện tích và chu vi của hình tròn. - Phát triển trí tưởng tượng không gian của HS. II. Các hoạt động dạy - học: GV hướng dẫn HS tự làm rồi chữa bài. Phần 1. Cho HS tự làm bài rồi nêu kết quả làm bài. Khi HS chữa bài, GV có thể yêu cầu HS giải thích cách làm. Chẳng hạn: Bài 1. Khoanh vào C (vì 0,8% = 0,008 = Bài 2. Khoanh vào C (vì số đó là: 475 x 100 : 95 = 900 và số đó là 500:5= 100). Bài 3. Khoanh vào D (vì trên hình vẽ khối B có 22 hình lập phương nhỏ, khối A và C mỗi khối có 24 hình lập phương nhỏ, khối D có 28 hình lập phương nhỏ). Phần 2. GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Bài 1. Bài giải: Ghép các mảnh đã tô màu của hìnhvuông ta được một hình tròn có bán kínhlà 10cm, chu vi của hình tròn này chính là chu vi của phần không tô màu. a. Diện tích của phần đã tô màu là: 10 x 10 x 3,14 = 314 cm2. b. Chu vi của phần không tô màu là: 10 x 2 x 3,14 = 62,8 (cm2). Đáp số: a. 314 cm2; b. 62,8 cm2 Bài 2. HS tự làm rồi chữa bài tập. * Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò. Chính tả ôn tiết 6 I. Mục tiêu: - Nghe - viết đúng chính tả 11 dòng đầu của bài thơ Trẻ con ở Sơn Mĩ. - Củng cố kĩ năng viết đoạn văn tả người, tả cảnh dựa vào hiểu biết của em về những hình ảnh được gợi ra từ bài thơ Trẻ con ở Sơn Mĩ. II. Chuẩn bị: Bảng lớp viết 2 để tài. III. Các hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2. Nghe - viết: Trẻ con ở Sơn Mỹ - 11 dòng đầu: - GV đọc 11 dòng đầu bài thơ. HS lắng nghe và theo dõi trong SGK. - HS đọc thầm lại 11 dòng thơ. GV nhắc các em chú ý cách trình bày bài thơ thể tự do, những chữ các em dễ viết sai (Sơn Mỹ, chân trời, bết ..). - HS gấp SGK. GV đọc từng dòng thơ cho HS biết. GV chấm bài. Nêu nhận xét. 3. Bài tập 2. - HS đọc yêu cầu của bài. GV dùng HS phân tích đề, gạch dưới những từ ngữ quan trọng, xác định đúng yêu cầu của đề bài. - HS suy nghĩ, chọn đề tài gần gũi với mình. Nhiều HS nói nhanh đề tài em chọn. - HS viết đoạn văn; tiếp nối nhau đọc đoạn văn của mình.Cả lớp và GV nhận xét, chấm điểm, bình chọn người viết bài hay nhất. 4. Củng cố: - GV nhận xét tiết học, dặn dò. Toán (BS) Ôn về đọc, viết số I. Mục tiêu: - Củng cố về đọc, viết số tự nhiên và số thập phân. - Rèn luyện kĩ năng đọc, viết số. II. Chuẩn bị: Hệ thống bài tập. III. Các hoạt động dạy học: Bài 1. Đọc các số sau: 21305687; 59786000; 75,82; 9,345; 8,005; 2,01. Bài 2. Viết các số gồm: - Năm trăm triệu ba trăm linh tám nghìn. - Một tỉ tám trăm bảy mươi hai triệu tám đơn vị. - Năm mươi mốt đơn vị; tám phần mười, bốn phần trăm. - Một trăm linh hai đơn vị; sáu phần mười, ba phần trăm, chín phần nghìn. - Bảy đơn vị; hai phần trăm, năm phần nghìn. - Không đơn vị, một phần trăm. - HS đọc kĩ và xác định yêu cầu của đề bài. - HS viết 1 đoạn văn, trình bày đoạn văn của mình. - Lớp cùng giáo viên nhận xét, chốt kiến thức. * Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò. Thứ năm, ngày tháng năm 2007 Khoa học Ôn tập và kiểm tra cuối năm I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng: - Củng cố kiến thức đã học về sự sinh sản của động vật. Vận dụng một số kiến thức về sự sinh sản của động vật đẻ trứng trong việc tiêu diệt những con vật có hại cho sức khỏe con người. - Củng cố một số kiến thức về bảo vệ môi trường đất, môi trường rừng. - Nhận biết các nguồn năng lượng sạch. - Có ý thức sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên. II. Chuẩn bị: Hình trang 144, 145, 146, 147 SGK. III. Các hoạt động dạy học: - HS làm bài tập trong SGK. - GC chọn ra 10 HS làm nhanh và đúng để tuyên dương. Luyện từ và câu Kiểm tra đọc hiểu, luyện từ và câu (Đề thống nhất trong tổ) Toán Luyện tập chung I. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, củng cố về giải toán liên quan đến chuyển động cùng chiều, tỉ số phần trăm, tính thể tích hình hộp chữ nhật ... và sử dụng máy tính bỏ túi. II. Chuẩn bị. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Phần 1. Cho HS làm bài vào vở nháp rồi nêu kết quả làm từng bài. Khi cần thiết GV có thể cho HS giải thích cách làm bài. Chẳng hạn. Bài 1. Khoanh vào C (vì ở đoạn đường thứ nhất ô tô đã đi hết 1 giờ, ở đoạn đường thứ hai ô tô đã đi hết 60: 30 = 2 giờ nên tổng số thời gian ô tô đã đi cả hai quãng đường là 1 + 2 = 3 giờ). Bài 2. Khoanh vào A (vì thể tích của bể cá là 60 x 40 x 40 = 96.000 cm3 hay 96dm3; thể tích của nửa bể cá là 96: 2 = 48 dm3; vậy cần đỏ vào bể 48l nước (1l = 1dm3) để nửa bể có nước). ............ Phần 2. Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Chẳng hạn: Bài 1. Bài giải: Phân số chỉ tổng số tuổi của con gái và của con trai là: (tuổi của mẹ) Coi tổng số tuổi của hai con là 9 phần bằng nhau thì tuổi của mẹ là 20 phần như thế.Vậy tuổi mẹ là: tuổi. Đáp số: 40 tuổi. .......... * Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò. Tiếng Việt (BS) Mở rộng vốn từ: Quyền và bổ phận I. Mục tiêu: - Củng cố, mở rộng vốn từ: Quyền và bổn phận. II. Chuẩn bị: Hệ thống bài tập. III. Các hoạt động dạy học: Bài 1. Viết vào chỗ trống các từ ngữ chỉ 4 quyền mà trẻ em Việt Nam được hưởng theo quy định của pháp luật. a. ................................................................................................................... b. ................................................................................................................... c. ................................................................................................................... d. ................................................................................................................... Bài 2. a. Những từ nào đồng nghĩa với từ "quyền lực". a. Quyền công dân b. Quyền hạn c. Quyền hành d. Quyền bính e. Quyền thế g. Quyền lợi. b. Những từ nào đồng nghĩa với từ "bổn phận". a. Nhiệm vụ b. Chức vụ c. Phận sự d. Chức phận e. Nghĩa vụ g. Trách nhiệm h. Số phận i. Thân phận - HS đọc kĩ và xác định yêu cầu của đề bài. - HS viết 1 đoạn văn, trình bày đoạn văn của mình. - Lớp cùng giáo viên nhận xét, chốt kiến thức. Toán (BS) Ôn về các phép tính với số tự nhiên I. Mục tiêu: - Củng cố các phép tính với số tự nhiên - Rèn kĩ năng tính toán với số tự nhiên. II. Chuẩn bị: Hệ thống bài tập. III. Các hoạt động dạy học: Bài 1. Đặt tính rồi tính. 8356 + 9338 3845 + 7296 5966 + 258 482 + 3799 Bài 2. Đặt tính rồi tính: 58967 - 29548 27034 - 918 23835 - 9607 4273 - 8532 5423 - 1641 203 - 148. - HS đọc kĩ và xác định yêu cầu của đề bài. - HS viết 1 đoạn văn, trình bày đoạn văn của mình. - Lớp cùng giáo viên nhận xét, chốt kiến thức. Kỹ thuật Thứ sáu, ngày 18 tháng 5 năm 2007 Tập làm văn Kiểm tra (Đề thống nhất trong tổ) Địa lí Kiểm tra cuối năm (Đề thống nhất trong tổ) Toán Kiểm tra cuối năm (Đề thống nhất trong tổ) Đạo đức Thực hành cuối kỳ II và cuối năm I. Mục tiêu: Giúp HS: - Hệ thống lại kiến thức trong học kỳ II. - HS nêu được những việc mình đã và chưa làm được trong việc vận dụng các bài học vào thực tế cuộc sống. II. Chuẩn bị: - HS lập bảng trước ở nhà những việc đã làm và chưa làm được trong 8 bài học đạo đức. III. Hoạt động dạy - học: 1. HS nêu tên các bài học đã học trong học kỳ II. - Có 8 bài. - HS nối tiếp nêu ghi nhớ của 8 bài học. 2. Những việc làm được và chưa làm được của mỗi HS. - GV yêu cầu HS để bảng đã lập: Những việc đã làm và chưa làm được nội dung 8 bài học chuẩn bị trước lên bàn. - GV gọi nối tiếp HS trình bày trước lớp. - HS cùng GV nhận xét, bổ sung hoàn thiện. 3. Thu toàn bộ phần chuẩn bị của HS để xem tiếp. - Tổng kết - dặn dò. Tiếng Việt (BS) Ôn văn tả cảnh I. Mục tiêu: - Củng cố kĩ năng viết văn tả cảnh. II. Chuẩn bị: Dàn bài. III. Các hoạt động dạy học: - GV ghi đề bài: Em hãy tả làng quê của mình vào buổi chiều tà. - HS đọc kĩ và xác định yêu cầu đề bài. - GV gợi ý cho HS tả: về không gian, thời gian, cảnh vật diễn ra ... (bằng các câu hỏi gợi ý). - HS trả lời (GV ghi nhanh lên bảng). - HS viết bài, dựa vào dàn bài và gợi ý trên bảng. - HS trình bày bài của mình. - Lớp cùng GV nhận xét, chốt kiến thức. Tự học Hoàn thành vở bài tập trong tuần I. Mục tiêu: - Hoàn thành vở bài tập Toán và Tiếng Việt trong tuần 35. - Rèn thói quen tự giác học tập và làm bài tập đầy đủ. II. Các hoạt động dạy học: - GV lần lượt kiểm tra vở bài tập của HS - Yêu cầu HS hoàn thành vở bài tập. GV theo dõi giúp đỡ HS trung bình. - Nhận xét chung, khuyến khích học sinh học tập. Sinh hoạt. Nhận xét hoạt động trong tuần I. Nhận xét chung: - Lớp duy trì các nề nếp của trừơng, lớp đề ra. Một số em có tiến bộ trong tuần: ........................................................................................................................ - Hăng hái trong học tập: .............................................................................. - Vẫn còn hiện tượng nói chuyện riêng, ....................................................... - Làm bài tập ở nhà còn thiếu:....................................................................... II. Chuẩn bị tổng kết năm học: - Bình bầu thi đua giữa các tổ. - Chuẩn bị tốt cho tổng kết lớp, tổng kết năm học. - Động viên khen thưởng những học sinh có tiến bộ. - Nhắc nhở HS nghỉ hè an toàn, ôn tập tốt chuẩn bị cho năm học mới.

File đính kèm:

  • docBæ sung tuÇn 35.doc