(Các nội dung chỉ mang tính chất định hướng,GV-HS cần linh hoạt khi sử dụng) I)Kiến thức chung
Câu 1: Suy nghĩ của anh chị về giá trị tư tưởng của tác phẩm “Rừng xà nu”?
(Suy nghĩ của anh chị về câu nói của cụ Mết:”Nghe rõ chưa các con,rõ chưa .Chúng nó đã cầm súng,mình phải cầm giáo!.”)
Gợi ý trả lời:
-Rừng xà nu là một tác phẩm mang đậm tính sử thi và chủ nghĩa anh hùng cách mạng:Ngợi ca tinh thần đấu tranh cách mạng bất khuất và sức mạnh quật khởi của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên trong đấu tranh chống Mĩ nói riêng,của đất nước,con người Việt Nam nóichung trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.Qua đó khẳng địnhchân lí tất yếu của thời đại:Để giữ gìn sự sống ấm no,tự do,hạnh phúc của đất nước, của nhân dân không còn cách nào khác là phải cùng nhau đứng lên cầm vũ khí chống lại kẻ thù:”.Chúng nó đã cầm súng mình phải cầm giáo!”(lời cụ Mết)dùng bạo lực CM(chính nghĩa)để chống lại bạo lực phản Cm(phi nghĩa)
Câu 2:Trình bày ý nghĩa nhan đề truyện ngắn”Rừng xà nu’(Nguyễn Trung Thành)
Gợi ý:
Thay vì lấy tên truyện là :”Làng Xô-Man” hay” Tnú “ ., Nguyễn trung Thành lại lấy tên :’’Rừng xà nu”.Bởi đó chính là dụng ý nghệ thuật của tác giả:Tạo nên tính khái quát và gợi mở của câu truyện.
_”Rừng xà nu”:thể hiện sự am hiểu và gắn bó của tác giả với mảnh đất Tây Nguyên qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ,chứa đựng được cảm xúc của nhà văn và chủ đề,linh hồn tư tưởng của tác phẩm.
-“Rừng xà nu”:gợi khí vị khó quên của núi rừng Tây Nguyên:Cây xà nu,rừng xà nu và sức sống bất diệt của nó là hình ảnh biểu tượng cho tinh thần đấu tranh cách mạng bất khuất,kiên cường cua dân làng Xô-Man,của nhân dân các dân tộc Tây Nguyên nói riêng và DT Việt Nam nói chung trong những năm đánh Mĩ.
--Như vậy:”Rừng xà nu” vừa mang ý nghĩa tả thực(những hình ảnh,đặc điểm về sức sống mãnh liệt của cây xà nu),vừa mang ý nghĩa tượng trưng(con người,dân làng Xô- Man,ND Tây Nguyên,DT Việt Nam kiên cường,bất khuất).Hai ý nghĩa này hòa quyện với nhau vừa làm nổi bật hình tượng sinh động của cây xà nu vừa đem lại không khì Tây Nguyên đậm đà cho tác phẩm.
Câu 3:Trình bày ý nghĩa của đoạn văn miêu tả cánh rừng xà nu dưới tầm đại bác?
(Từ chỗ:” Cả rừng xà nu hàng vạn cây .” đến: .”che chở cho làng
Gợi ý:
Đây là đoạn văn mở đầu cho tác phẩm có tác dụng dẫn dắt ,tạo không khí cho câu chuyện và tô đậm,khắc sâu ý nghĩa của nhan đề và chủ đề của tác phẩm :Đạn đại bác đã bắn gãy hàng vạn cây xà nu nhưng lại có các cây con mọc lên,”ngọn xanh rờn,đứng thẳng,hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế các cây đã ngã Cứ thế hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra,che chở cho làng ”--Trong đau thương,chiến tranh khốc liệt,rừng xà nu vẫn sinh sôi ,nảy nở và có sức sống mãnh liệt như tinh thần đấu tranh kiên cường,bất khuất ,lòng khát khao tự do,luôn hướng về cuộc sống tự do của dân làng Xô-man,của nhân dân các dân tộc Tây Nguyên nói riêng và DT Việt Nam nói chung trong cuộc đấu tranh chống Mĩ cứu nước .
Câu 4:Hình ảnh những ngọn đồi,cánh rừng xà nu trải ra hút tầm mắt,chạy tít tắp đến tận chân trời luôn trở đi trở lại trong tác phẩm có ý nghĩa như thế nào?
Gợi ý:
-Các hình ảnh trên( được nhắc lại tới 20 lần) có tác dụng nhấn mạnh làm nổi bật hình ảnh biểu tượng của câu truyện,tạo ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc,làm nổi bật giá trị tư tưởng của tác phẩm,tạo ra mối liên hệ mật thiết giữa các thế hệ cây xà nu với các thế hệ cách mạng nối tiếp nhau của dân làng Xô-Man trong chiến tranh chống Mĩ.
7 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4057 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy thêm, học thêm môn Ngữ văn 12 - Kì 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án dạy thêm, học thêm môn Ngữ văn 12-kì 2
BÀI:RỪNG XÀ NU(Nguyễn Trung Thành)
Thời lượng:04 tiết
GV :Bùi Duy Hiếu( Biên soạn,Tổng hợp,tham khảo từ nhiều nguồn)
(Các nội dung chỉ mang tính chất định hướng,GV-HS cần linh hoạt khi sử dụng) I)Kiến thức chung
Câu 1: Suy nghĩ của anh chị về giá trị tư tưởng của tác phẩm “Rừng xà nu”?
(Suy nghĩ của anh chị về câu nói của cụ Mết:”Nghe rõ chưa các con,rõ chưa………………….Chúng nó đã cầm súng,mình phải cầm giáo!....”)
Gợi ý trả lời:
-Rừng xà nu là một tác phẩm mang đậm tính sử thi và chủ nghĩa anh hùng cách mạng:Ngợi ca tinh thần đấu tranh cách mạng bất khuất và sức mạnh quật khởi của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên trong đấu tranh chống Mĩ nói riêng,của đất nước,con người Việt Nam nóichung trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.Qua đó khẳng địnhchân lí tất yếu của thời đại:Để giữ gìn sự sống ấm no,tự do,hạnh phúc …của đất nước, của nhân dân không còn cách nào khác là phải cùng nhau đứng lên cầm vũ khí chống lại kẻ thù:”..Chúng nó đã cầm súng mình phải cầm giáo!”(lời cụ Mết)àdùng bạo lực CM(chính nghĩa)để chống lại bạo lực phản Cm(phi nghĩa)
Câu 2:Trình bày ý nghĩa nhan đề truyện ngắn”Rừng xà nu’(Nguyễn Trung Thành)
Gợi ý:
Thay vì lấy tên truyện là :”Làng Xô-Man” hay” Tnú “…….., Nguyễn trung Thành lại lấy tên :’’Rừng xà nu”.Bởi đó chính là dụng ý nghệ thuật của tác giả:Tạo nên tính khái quát và gợi mở của câu truyện.
_”Rừng xà nu”:thể hiện sự am hiểu và gắn bó của tác giả với mảnh đất Tây Nguyên qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ,chứa đựng được cảm xúc của nhà văn và chủ đề,linh hồn tư tưởng của tác phẩm.
-“Rừng xà nu”:gợi khí vị khó quên của núi rừng Tây Nguyên:Cây xà nu,rừng xà nu và sức sống bất diệt của nó…là hình ảnh biểu tượng cho tinh thần đấu tranh cách mạng bất khuất,kiên cường cua dân làng Xô-Man,của nhân dân các dân tộc Tây Nguyên nói riêng và DT Việt Nam nói chung trong những năm đánh Mĩ.
--àNhư vậy:”Rừng xà nu” vừa mang ý nghĩa tả thực(những hình ảnh,đặc điểm về sức sống mãnh liệt của cây xà nu),vừa mang ý nghĩa tượng trưng(con người,dân làng Xô- Man,ND Tây Nguyên,DT Việt Nam kiên cường,bất khuất).Hai ý nghĩa này hòa quyện với nhau vừa làm nổi bật hình tượng sinh động của cây xà nu vừa đem lại không khì Tây Nguyên đậm đà cho tác phẩm.
Câu 3:Trình bày ý nghĩa của đoạn văn miêu tả cánh rừng xà nu dưới tầm đại bác?
(Từ chỗ:”… Cả rừng xà nu hàng vạn cây…….” đến:….”che chở cho làng
Gợi ý:
Đây là đoạn văn mở đầu cho tác phẩm có tác dụng dẫn dắt ,tạo không khí cho câu chuyện và tô đậm,khắc sâu ý nghĩa của nhan đề và chủ đề của tác phẩm :Đạn đại bác đã bắn gãy hàng vạn cây xà nu nhưng lại có các cây con mọc lên,”ngọn xanh rờn,đứng thẳng,hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời…………Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế các cây đã ngã…Cứ thế hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra,che chở cho làng…”--àTrong đau thương,chiến tranh khốc liệt,rừng xà nu vẫn sinh sôi ,nảy nở và có sức sống mãnh liệt như tinh thần đấu tranh kiên cường,bất khuất ,lòng khát khao tự do,luôn hướng về cuộc sống tự do của dân làng Xô-man,của nhân dân các dân tộc Tây Nguyên nói riêng và DT Việt Nam nói chung trong cuộc đấu tranh chống Mĩ cứu nước .
Câu 4:Hình ảnh những ngọn đồi,cánh rừng xà nu trải ra hút tầm mắt,chạy tít tắp đến tận chân trời luôn trở đi trở lại trong tác phẩm có ý nghĩa như thế nào?
Gợi ý:
-Các hình ảnh trên( được nhắc lại tới 20 lần) có tác dụng nhấn mạnh làm nổi bật hình ảnh biểu tượng của câu truyện,tạo ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc,làm nổi bật giá trị tư tưởng của tác phẩm,tạo ra mối liên hệ mật thiết giữa các thế hệ cây xà nu với các thế hệ cách mạng nối tiếp nhau của dân làng Xô-Man trong chiến tranh chống Mĩ.
II)NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
Đề 1:Suy(nghĩ của anh (chị ) về hiện tượng “bỏ nhà đi bụi “của một bộ phận thanh niên, học sinh ngày nay ?
Gợi ý:
1-Mở bài:
-Nêu hiện tượng đáng lo ngaị của gia đình,nhà trường ,xã hội hiện nay:một số thanh niên học sinh “bỏ nhà đi bụi”
2-Thân bài:Cần làm rõ các nôi dung sau:
*Nguyên nhân,lí do của vấn đề:
-Phạm lỗi-àlo sợ ,bất ổn về tâm lí
-Gia đình bất hòa,lục đục kéo dài…
-Bị phân biệt đối xử,bị lăng nhục,bạo hành
-Bị bạn bè xấu lôi kéo,rủ rê
-Muốn được quan tâm
-Tò mò tìm hiểu cái mới,muốn khẳng định mình = cách tự lập
-Bị chăm sóc thái quá--àcảm thấy gò ép,mất tự do…
-Áp lực học tâp,thi cử
………………………………………….
*Thực trạng:-Đối diện thực tế xã hội rộng lớn,phức tạp,nhiều cám dỗ:
+Hụt hẫng,hoang mang,khủng hỏang,suy sụp tâm lí dễ dẫn đến nhiều hệ lụy tiêu cực:Từ cầm đồàlang thangàlàm thuê-àxin ănàtrộm cắp,cướp giậtàbị lừa bán và sa vào các tệ nạn khác chỉ là những khoảng cách mong manh(Do non nót,hạn chế về trình độ,tuổi tác,nhận thức ,tâm lí,khả năng thành người và thành công không cao nên khó đúng vững giữa vòng xoáy cuộc đời,….!),tăng gánh nặng,lo ngại cho GĐ,XH……
+Khi trở về nhà hoặc được GĐ,các cơ quan chức năng tìm gặp hoặc đưa vào các cơ sở xã hội,cơ sở giáo dục,giáo dưỡng…..: Sa sút về tâm lí,sức khỏe,nhận thức ,đạo đức,phẩm giá,ảnh hưởng đến tương lai lâu dài của bản thân,gia đình…………
*Biện pháp khắc phục:
-Tăng cường các biện pháp quan tâm ,thương yêu,quan tâm,chia sẻ ,thấu hiểu,lắng nghe,đồng cảm,bao dung,độ lượng,vị tha với con trẻ(Nhất là khi các em phạm lỗi hoặc đang có những thay đổi,xáo trộn về tâm sinh lí………)
-Có biện pháp chăm sóc,quản lí trẻ hợp lí
-Thẳng thắn ,chân thành nhận lỗi,sửa lỗi
-Xủ lì nghiêm các trường hợp bạo hành,làm nhục,lợi dụng,mua bán…trẻ em…..
………………………………………………………………………………………..
3-Kết bài:
-Đánh giá hạn chế,sai lệch của vấn đề+suy nghĩ của bản thân
Đề 2:Suy nghĩ của anh(chị) về thái độ vô lễ,thiếu tôn trọng thầy cô giáo và người lớn tuổi ở một bộ phận thanh niên ,học sinh ngày nay?
Gợi ý:
1-Mở bài
-Hiện tượng vô lễ ,thiếu tôn trọng thầy cô và người lớn tuổi ở một vài bộ phận TN-HS… ngày nay-àbiểu hiện của sự xuống cấp,suy đồi về đạo đức lối sống..cần phê phán ,lên án
2-Thân bài:Cần làm rõ các nôi dung sau:
a) Biểu hiện:
-Cãi lại,văng tục,tỏ thái độ bất cần,bất hợp tác với thầy cô,người lớn tuổi
-Không chào hỏi,xin phép,không nghe lời chỉ bảo đúng đắn của người khác
-Cản trở,tranh giành,lấn chỗ,lấn đường…….
-Tự ý hành động..,làm việc riêng trong lớp(chốn trang nghiêm,công cộng…)
-Làm tổn hại,xúc phạm danh dự,sức khỏe,thân thể người khác………
b)Nguyên nhân,lí do:
-Được giáo dục ,dạy dỗ…nhưng thiếu quan tâm,thiếu thường xuyên,thiếu tính thực tế,sát hơp với kĩ năng sống thường ngày……
-Do vội vàng,ngại ngùng,vô tâm,vô ý….
-Cố tình vi phạm,trêu ngươi người khác..
-Muốn được khẳng định mình= cách “lấy le” với bạn khác….
-do ngộ nhận:muốn gây sự quan tâm,chú ý
c)Cách khắc phục ,sửa chữa
-Với người lớn: Sống tốt,sống đẹp làm gương cho các em
+Thường xuyên chỉ bảo nhẹ nhàng những điều hay ,lẽ phải của ông cha cho các em
+không cậy lớn hiếp nhỏ,áp đăt theo kiểu gia trưởng…..
+Biết nhận lỗi của mình…….
……………….
-Với TN-HS:Chân thành lắng nghe,học hỏi,sửa chữa với sự khiêm tốn,cầu thị
-Tránh đề cao thái quá bản thân
-Tránh tình trạng ù lì,bảo thủ,bất cần……………..
-Biết nhận lỗi của mình………………………………………………………
3)Kết bài:
Đánh giá hạn chế,sai lệch của vấn đề+suy nghĩ của bản thân
III)LÀM VĂN
Các dạng bài thường gặp ở tác phẩm này:
Đề 1:Phân tích hình tượng cây xà nu trong tác phẩm:”Rừng xà nu”(Nguyễn Trung Thành)
Dàn ý tham khảo:
1-Mở bài:
-Giới thiệu thật ngắn gọn về tác giả,tác phẩm:Là một tác phẩm xuất sắc của nhà văn Nguyễn Trung Thành(Nguyên Ngọc-Nguyễn Ngọc Báu) cũng như của nền văn học cách mạng Việt Nam thời đánh Mĩ
-Trong tác phẩm,ngoài những nhân vật và tập thể anh hùng…,tác giả còn xây dựng được một hình tượng NT độc đáo,mang tính biểu trưng cho tinh thần đấu tranh kiên cường,bất khuất,khát khao tự do của dân làng Xô-Man,của nhân dân các DT Tây Nguyên&ND Việt Nam trong cuộc chiến tranh bảo vệ độc lập tựu do,thống nhất Tổ quốc.Đó chính là hình tượng cây xà nu.
2-Thân bài:
*Hình ảnh cây xà nu:
-Được miêu tả cụ thể,gắn bó với dân làng Xô-Man,với người dân Tây Nguyên,đó là một loài cây đặc thù,tiêu biểu của mảnh đất Tây Nguyên:Tác phẩm được mở đầu và kết thúc cũng bằng chính những hình ảnh này:biểu tượng của dân làng Xô-Man,của các dân tộc Tây Nguyên(Kết cấu điệp vòng tròn)
_Gắn bó thân thiết với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày(củi,nhựa,đuốc xà nu…),trong kí ức đau thương,quật khởi của dân làng Xô-man,là lá chắn bảo vệ dân làng Xô-man trước bom đạn kẻ thù:”ưỡn tầm ngực lớn của mình ra che chở cho làng”
_Tượng trưng cho phẩm chất,số phận con ngườiTây Nguyên trong kháng chiến:
+Thương tích của cây xà nu do bom đạn kẻ thù gợi nhớ những đau thương ,mất mát của dân làng Xô –Man trong những năm tháng gian khổ,ác liệt(tr38,tr44-45,tr47)
+Sức sống mãnh liệt của cây xà nu(tr38) trước bom đạn kẻ thù tượng trưng cho tinh thần đấu tranh bất khuất,kiên cường của dân làng Xô-man ,của ND Tây Nguyên…
+Cây xà nu” hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời….ham ánh sáng mặt trời” :biểu tượng cho sự mộc mạc,chân thật,phóng khoáng,yêu cuộc sống tự do của người dân Tây Nguyên…(tr38)
+Hình ảnh rừng xà nu bạt ngàn,trùng điệp”nối tiếp đến chân trời” (tr38.:tr48)và các thế hệ dân làng Xô-man:Thể hiện sự gắn bó ,tinh thần đoàn kết,sự nối tiếp bất tận của các thế hệ cách mạng,Sức sống mãnh liệt ,bền bỉ,bất diệt của con người Tây Nguyên trong cách mạng:’Không có cây gì mạnh bằng cây xà nu đất ta…”(tr40)
3-Kết bài:
-Đánh giá về hình tượng “cây xà nu”:Hình ảnh ẩn du,tương trưng cho số phận đau thương và phẩm chất anh hùng của dân làng Xô-Man,của con người Tây Nguyên +DT Việt Nam trong kháng Mĩ.
-Được xây dựng với cảm hứng sủ thi và bút pháp lãng mạn,là kết tinh giá trị tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm
-Để lại nhiều ấn tượng,rung cảm sâu sắc trong lòng người đọc:Cho dù chiến tranh đã qua đi nhưng hình tượng”cây xà nu” vẫn giàu sức sống,vẫn như một lời nhắc nhở,một khúc tráng ca bất tử về những phẩm chất tốt đẹp của con người trong chiến tranh
Đề 2:Phân tích tính sử thi trong truyện ngắn :”Rừng xà nu” (Nguyễn Trung Thành)
Dàn bài gợi ý:
1-Mở bài:
-Giới thiệu thật ngắn gọn về tác giả,tác phẩm:Là một tác phẩm xuất sắc của nhà văn Nguyễn Trung Thành(Nguyên Ngọc-Nguyễn Ngọc Báu) cũng như của nền văn học cách mạng Việt Nam thời đánh Mĩ..Đồng thời đây cũng là một tác phẩm mang đậm tính sử thi của thời đại :”Cả nước lên đường đi đánh Mĩ”
2-Thân bài:tập trung làm rõ khuynh hướng sử thi được thể hiện trong tác phẩm(Xem lại khái niệm sử thi-SGK Ngữ Văn 10-tập1-trang 17)
*Biểu hiện qua các phương diện sau:
-Về đề tài,chủ đề của tác phẩm:không đi sâu vào phản ánh số phận ,bi kịch…của một cá nhân Tnú mà là vấn đề,sự kiện có tính chất toàn dân lúc đó.Câu chuyện về tinh thần đầu tranh bất khuất….của dân làng Xô-Man không phải là cá biệt .Chúng là câu chuyện chung của cả vùng đất Tây Nguyên,cả miền Nam,cả nước thời chống Mĩ trong những ngày tháng ác liệt nhất:Mĩ –Diệm thi hành luật 10-59….gây bao đau thương tang tóc….;cao trào Đồng khởi”dùng bạo lực cách mạng để trấn áp bạo lực phản cách mạng…(Sự nổi dậy của dân làng Xô- Man)
-Xây dựng được một hình tượng tập thể anh hùng mang tính chất chung cho cả một cộng đồng ,một dân tộc:Đa dạng về lứa tuổi,giới tính , có những nét riêng,có số phận riêng trong cuộc đời chung,có những phẩm chất giống nhau:gan dạ,kiên trung,bất khuất,một lòng một dạ đi theo cách mạng(cụ Mết,Tnú,Mai ,Dít,bé Heng,tập thể dân làng ….).Chiến công của họ đa dạng mà thống nhất.Sự bất khuất của dân làng Xô-Man,của ND Tây Nguyên…..mang tính chất chung của toàn dân tộc.
-Miêu tả các sự kiện các sự kiện,các nhân vật anh hùng với cảm hứng trang trọng ,ngợi ca,với những tính cách và phẩm chất mạnh mẽ,kì vĩ::
+Cụ Mết:-cây xà nu đại thụ của làng Xô-Man(dáng vẻ,lời nói,bản lĩnh,tấm lòng yêu thương đối với dân làng,đối với quê hương…..)--àHình ảnh biểu tượng cho sức mạnh tinh thần có tính chất truyền thống,là cội nguồn của các DT Tây Nguyên
+Tnú:có số phận đau thương nhưng đã được lịch sử hóa và nhuốm màu huyền thoại(được cụ Mết kể lại qua ánh lửa bập bùng của nhà ưng…)--àT nú trở thành niềm tự hào của lũ làng,là biểu tượng sống động của người anh hùng ,được ngưỡng mộ ,học tập…
-Bức tranh thiên nhiên về núi rừng Tây Nguyên được mô tả hùng vĩ hoành tráng(Hình ảnh rừng xà nu bạt ngàn ưỡn tấm ngực ra che chỏ cho dân làng,cảnh”suốt đêm nghe cả rừng Xô-Man ào ào rung động vì lửa cháy khắp rừng…”
-Giọng kể ,ngôn ngữ,hình ảnh trang trọng,giàu âm hưởng,có sức ngân vang(hình ảnh rừng xà nu,đồi xà nu ,cây xà nu…,đoạn cụ Mết kể về cuộc đời Tnú,sự quật khởi của dân làng bên ánh lửa nhà ưng….)
3-Kết bài
-Tính sử thi trong tác phẩm là biểu hiện rõ nét nhất của chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong văn học thời kháng chiến chống Mĩ.Đó cũng là thành công trong sự nghiệp văn học của tác giả trong những năm tháng bám trụ tại mảnh đất khu Năm và chiến trường Tây Nguyên ác liệt ………
Đề 3:Phân tích hình tượng nhân vật Tnú trong tác phẩm:”Rừng xà nu”(Nguyễn Trung Thành)
Dàn bài gợi ý:
1-Mở bài:
-giới thiệu ngắn gọn về tác giả,tác phẩm+nhân vật Tnú:Cuộc đời,tính cách,số phận..mang ý nghĩa tiêu biểu cho cho số phận và con đường giải phóng của của nhân dân Tây Nguyên,nhân dân Miền Nam thời đánh Mĩ!
2-Thân bài:
*Số phận
-Lúc nhỏ:mồ côi cha mẹ(lời kể của cụ Mết bên bếp lửa nhà ưng- tr42),sống nhờ vào sự cưu mang,đùm bọc của dân làng
-Khi trưởng thành:Số phận Tnú cũng như số phận dân làng Xô-Man:
+Có gia đình,vợ con nhưng đều bị bọn giặc sát hại dã manàđau thương,bi kịch
+|Bản thân:bị tra tấn,đánh đập dã man:bọn giặc tẩm nhựa xà nu đốt mười ngón tay Tnú,làm cho cụt mười ngón
*Phẩm chất:
-Dũng cảm,gan góc,táo bạo ,trung thành với cách mạng:Mặc cho giặc điên cuồng tàn sát,khủng bố dã man vẫn cùng Mai lẻn vào Rưng nuôi giấu cán bộ cách mạng, nghe lời anh Quyết:quyết tâm học tập để làm cán bộ.gan dạ , dũng cảm,thông minh,nhanh nhẹn khi làm giao liên,bị giặc bắt Tnú nuốt thư để bảo vệ bí mât,bị tra tấn,đánh đập dã man cũng không khai……..).Khi lớn lên,cùng cụ Mết dẫn dắt dân làng cùng đấu tranh chống kẻ thù chung…
-Yêu thương vợ con,dân làng và quê hương:”không đi Kon Tum mua vải được, Tnúphải xé tâm dồcủa mình ra làm tấm choàng cho Mai địu con”;(tr- 45),đớn đau nhìn cảnh vọ con bị kẻ thù hành hạ --àBất chấp hiểm nguy xông ra cứu..
+khi xa làng:nhớ làng,nhớ những âm thanh,nhịp điệu sinhhoạt của dân làng
+Khi về thăm làng:nhớ tất cả mọi người…..,xúc động bên vòi nước của làng..(tr- 39)
-Biết dũng cảm vượt qua những bi kịch cá nhân đón đau để dũng cảm chiến đấu,trả thù cho quê hương và gia đình(….khi xông ra cứu vợ con,bị bắt đốt mười đầu ngón tay,nhớ lời cán bộ cách mạng(tr 47),không thèm kêu van-àTiếng thét căm thù,đớn đau,uất hận của Tnú đã trở thành hiệu lệnh cho dân làng với vũ khí thô sơ tràn lên giết giặc..
+Dù mất vợ con,dù hai bàn tay mỗi ngòn chỉ còn hai đốt Tnú vẫn quyết tâm”gia nhập lực lượng” để trả thù góp phần giải phóng quê hương,đất nước!
-Có ý thức tổ chức kỉ luật cao: Ba năm xa làng,được cấp trên cho phép mới về thăm.Dù rất lưu luyến ,song Tnú chấp hành đúng qui định:chỉ ỏ có một đêm rồi đi…
---àCuộc đời đau thương,anh dũng ,oia hùng của T nú là một minh chứng hùng hồn của thời đại:’Chúng nó đã cầm súng,mình phải cầm giáo!....”---àdùng bạo lực cách mạng để trấn áp bạo lực phản cách mạng
3-Kết bài:Đánh giá,phát biểu cảm nghĩ về nhân vật:
-Hình tượng T nú là hình tượng tiêu biểu cho thanh niên các dân tộc Tây nguyên và Thanh niên miền Nam nói chung trong cuộc chiến đấu chống đế quốc Mĩ và bè lũ tay sai.
-Hình tượng nú được đặc tả bằng bút pháp sử thi:hình ảnh T nú mang dáng dấp của Đăm San,Xinh Nhã,Đăm Di….và những anh hùng trong trường ca của các dân tộc Tây Nguyên nhưng đậm chất thời đại:Câu chuyện về cuộc đời Tnú mang ý nghĩa cuộc đời của cả một dân tộc , gánh trên vai cả sức mạnh và sứ mạng to lớn của lịch sử.
Đề 4:Phân tích phẩm chất(tính cách)anh hùng được phản ánh thông qua các nhân vật trong truyện ngắn :”Rừng xà nu”(Nguyễn Trung Thành)
(Luận đề khác:Phân tích hình tượng nhân dân làng Xô-man được miêu tả tương ứng với các thế hệ xà nu,thể hiện sự nối tiếp và trưởng thành của nhân dân Tây Nguyên thời chống Mĩ)
Dàn bài gợi ý:
1-Mở bài:
Giới thiệu thật ngắn gọn về tác giả,tác phẩm:
Là một tác phẩm xuất sắc của nhà văn Nguyễn Trung Thành(Nguyên Ngọc-Nguyễn Ngọc Báu) cũng như của nền văn học cách mạng Việt Nam thời đánh Mĩ
-Trong tác phẩm,tác giả đã dày công xây dựng được những hình tượng nghệ thuật độc đáo,giàu ý nghĩa biểu tượng và để lại nhiều ấn tượng khó phai trong lòng các thế hệ bạn đọc.trong đó,ngoài hình tượng”rừng xà nu” phải kể đến những nhân vật mang đậm khí phách của thời đại như:cụ Mết,Tnú,Dít,bé Heng…. Tất cả những nhân vật này đã đem đến cho tác phẩm một không khí sử thi hoành tráng của chủ nghĩa anh hùng CM,của tinh thần lãng mạn ,lạc quan yêu nước
2-Thân bài:Lần lượt tập trung phân tích hệ thống các nhân vật để làm nổi bật phẩm-cách của họ
a-Nhân vật cụ Mết:Là cây xà nu đại thụ của dân làng Xô-Man,là cội nguồn,là lịch sử “ là Tây Nguyên của thời Đất nước đứng lên còn trường tồn cho đến hôm nay”
-Cụ Mết như một nhân vật huyền thoại từ hình dáng đến tính cách ,là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại,là pho sử sống của làng:”vẫn quắc thước như xưa,râu bây giờ đã dài tới ngực và vẫn đen bóng,mắt vẫn sáng và xếch ngược,vết sẹo ở má bên phải vẫn láng bóng.Ông ở trần ,ngực căng như một cây xà nu lớn.”(tr39)
-Trầm tĩnh,sáng suốt,kiệm lời khen-khuôn mẫu của già làng Tây Nguyên(tr39) ,bền bỉ và vững chãi,trung kiên,thủy chung ,son sắt một lòng với Đảng ,với cách mạng :”Cán bộ là Đảng,Đảng còn ,núi nước này còn”(tr43)
-Là linh hồn của dân làng Xô-manTtrong những năm đen tối,cụ dìu dắt,lãnh đạo dân làng Xô-man đùm bọc,nuôi nấng,chở che cán bộ với niềm tự hào:’’…năm năm chưa hề có cán bộ bị giặc bắt hay giết trong rừng làng này”.Chính cụ đã lãnh đạo dân làng đứng dậy đồng khởi với tinh thần hào hùng,tràn đầy lòng quyết tâm,quả cảm:’Chúng nó đã cầm súng,mình phải cầm giáo!...(tr46)…”Thế là bắt đầu rồi.Đốt lửa lên!.....”---àlời nói âm vang như hơi thở đại ngàn,mang đậm chất sử thi anh hùng ca.
---àTừ ngày đó,dân làng Xô-Man đứng dậy,trở thành làng chiến đấu,và đây cũng là đóng góp không nhỏ của cụ Mết vào công cuộc giải phóng buôn làng,quê hương…!
b-Tnú(Tham khảo đề 3)
c-Dít
-Là thế hệ CM tiếp nối cụ Mết,Tnú,Mai…,là nhân vật tiêu biểu cho các cô gái ,Tây Nguyên thời chống Mĩ,trưởng thành từ những đau thương và quật khởi của dân làng:
+Lúc nhỏ:khi dân làng chuẩn bị đồng khởi bị địch ruồng bố,Dit nhỏ bé,lanh lẹn,lẻn ra tiếp tế cho cụ Mết,Tnú và đám thanh niên.Khi bị giặc bắt,dọa bắn:gan dạ ,dũng cảm,không khuất phục(tr44-45)
+Khi trưởng thành:là bí thư chi bộ và là xã đội trưởng,nghiêm túc ,nguyên tắc khi làm việc:Khi Tnú về thăm làng,dù rất vui mừng,Dít vẫn thực hiện trách nhiệm kiểm tra giấy phép của anh….(chú ý cách xưng hô:đồng chíàanh ,em)à(về sau thay Mai làm bạn đời với Tnú)
*Đánh giá :Cũng như Tnú ,Dít là cây xà nu trưởng thành,là niềm tự hào của dân làng Xô-Man=Một cán bộ Đảng trẻ tuổi ,gương mẫu,có năng lực,có tình cảm trong sáng,cao đẹp
d-Bé Heng
-Đại diện cho lớp cây xà nu con== thế hệ CM tiếp nối:
+Ngày Tnú rời làng đi lực lượng:bé Heng mới đứng ngang bụng anh,chưa biết mang mang củi,chỉ mói đeo cái xà lét nhỏ xíu theo người lớn ra rẫy(tr39)
+Ngày Tnú về phép:ra dáng trưởng thành như một người lính thực sự(tr39)
--àhình ảnh tiêu biểu cho truyền thống CM của dân làng Xô-Man,hứa hẹn có nhiều triển vọng
3-Kết bài:
*Đánh giá thành công của tác giả trong việc xây dựng nhân vật
-Mang những nét riêng độc đáo ,đậm chất Tây Nguyên anh hùng,có sự đối sánh giữa các nhân vật(các thế hệ xà nu= con người).Thể hiện được những phẩm chất cao đẹp của dân làng Xô-Man-ND Tây Nguyên-DT Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ:Thời đạianh hùng luôn sản sinh ra những người anh hùng!
Đề 5:(đề thi HK 2 năm 2009-2010)
Phân tích hình tượng cụ Mết trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.
(Cách làm:Tham khảo các đề trên)
File đính kèm:
- ON BAI RUNG XA NUNguyen Trung Thanh.doc