I, MỤC TIÊU:
* Kiến thức : Học sinh được luyện tập về các khái niệm , điểm thuộc tập hợp,
điểm không thuộc tập hợp , tập con, biết cách tìm sồ phần tử của tập hợp
Rèn kĩ năng làm bài và tính toán cho học sinh
II,NỘI DUNG :
A Lý thuyết cần nhớ :
1 Tập hợp :Là một khái niệm thường gặp trong đời sống và trong toán học .
2) Cỏch viết và cỏc ký hiệu :
- Đặt chữ cái in hoa để đặt tên cho tập hợp .
* Để viết một tập hợp có hai cách :
- Liệt kờ cỏc phần tử của tập hợp .
- Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó .
48 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1691 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án dạy thêm môn Toán, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :6 /9/2003
BUỔI 1 : LUYỆN TẬP VỀ TẬP HỢP . PHẦN TỬ CỦA TẬP HỢP
I, Mục tIấU :
* Kiến thức : Học sinh được luyện tập về các khái niệm , điểm thuộc tập hợp,
điểm không thuộc tập hợp , tập con, biết cách tìm sồ phần tử của tập hợp
Rèn kĩ năng làm bài và tính toán cho học sinh
II,NỘi dung :
A Lý thuyết cần nhớ :
1 Tập hợp :Là một khỏi niệm thường gặp trong đời sống và trong toỏn học .
2) Cỏch viết và cỏc ký hiệu :
- Đặt chữ cỏi in hoa để đặt tờn cho tập hợp .
* Để viết một tập hợp cú hai cỏch :
- Liệt kờ cỏc phần tử của tập hợp .
- Chỉ ra tớnh chất đặc trưng cho cỏc phần tử của tập hợp đú .
3) Số phần tử của một tập hợp :
- Mỗi tập hợp cú thể cú một phần tử , cú nhiều phần tử , cú vụ số phần tử và cũng cú thể khụng cú phần tử nào .
- Tập hợp khụng cú phần tử nào gọi là tập rỗng , ký hiệu .
4) Tập hợp con :
-Nếu mọi phần tử của tập hợp A đều thuộc tập hợp B thỡ tập hợp A gọi là tập hợp con của tập hợp B . Ký hiệu là A B hay B A .
5) Tập hợp bằng nhau :
-Nếu A B hay B A thỡ ta núi A và B là hai tập hợp bằng nhau , ký hiệu A = B
B Bài tập :
* Bài tập trắc nghiệm
Đánh dấu X vào câu đỳng (học sinh đứng tại chỗ trả lời từng câu)
Bài1 : các ví dụ sau đây là tập hợp
a, Các bông hoa trên cây b, 1+2+3+4+5
c, Tất cả học sinh lớp 6A d, câu a và c đúng
Bài 2 Tập hợp các số tự nhiên lớn hơn 10 và nhỏ hơn 14
a , 11,12,13 b, {10;11;12;13;14}
c, {11;12;13} d, câu a và c đúng
Bài 3 Tập hợp có vô số phần tử
a, Tập hợp các số tự nhiên b, Tập hợp các số lẻ
c, Tập hợp các số chẵn d, Cả ba tập hợp trên
Bài4 Cho {T; O; A; N; L; P; S; U}
a, Tập hợp ở trên gồm các chữ cái của cụn từ “Toán lớp sáu”
b, Tập hợp ở trên gồm các chữ cái của cụm từ “Soạn toán lớp sáu”
c, Tập hợp ở câu a, là tập hợp con của tập hợp ở câu b
d, Câu c đúng
Bài 5 Cho A = {0,ỉ}
a, b, c, d, e,
Bài 6 Cho N là tập hợp các số tự nhiên ,N*là tập hợp các số tự nhiên ≠ 0
a, N*<N b,số phần tử của N*<số phần tử của N
c, N* N d, N=N*-{0}
Bài 7 Liệt kê các phần tử của tập hợp A={xN*/0.x=0}
a, A={0;1;2;…} b, A={0}
c, A={1;2;3;…} d, A=ỉ
2, Điền kí hiệu thích hợp
Bài 1 Cho tập hợp A={3;9}.Điền kí hiệu hoặc vào ô vuông
a, 3□A b,{3}□ A c, {3;9}□ A
d, 9□ A e,{3}□ {3;9} f,ỉ□ A
Hướng dẫn
Hỏi: kí hiệu chỉ mối quan hệ nào ?
HS: chỉ một phần tử thuộc một tập hợp nào đó
Hỏi: kí hiệu chỉ mối quan hệ nào ?
HS: chỉ mối quan hệ “chứa trong nhau” giữa hai tập hợp
Gọi 1 học sinh lên bảng làm bài tập trên , cả lợp làm vào vở
Tương tự cho học sinh làm bài 2
Bài 2 Cho tập hợp A={0;1;2}.Hãy điền một kí hiệu thích hợp vào ô trống
a, 2□A b,20□A c, 2001□ A d, 0□A
e, {2;0}□A f,{0;1;2}□A g,ỉ□A
Gọi 1 học sinh đứng tại chỗ trả lời . Giáo viên ghi lên bảng
Bài1 Viết các tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử
a, A={xN / 18<x<21}
b, B={xN* / x<4}
c, C={xN/ 35≤x≤ 38}
GV: Để viết tập hợp A các em xét xem x thảo mãn điều kiện gì?
HS : xN và 18<x<21
GV : Vậy các em đi tìm số tự nhiên lớn hơn 18 nhỏ hơn 21
GV : Lưu ý học sinh viết tập hợp phải có dấu “;” Gọi 2 học sinh lên bảng làm phần b ,c
* Bài tập tự luận
Hướng dẫn
a) Vậy A={19;20}
b) B={1; 2; 3}
c) C={ 35; 36; 37; 38}
Bài2 Dùng ba chữ số 3;6;8 viết tất cả các số tự nhiên có hai chữ số , mỗi chữ số viết một lần .Gọi B là tập hợp các số tự nhiên có 2 chữ số vừa viết .Hỏi B có bao nhiêu phần tử ?
Hướng dẫn
GV: Đây là bài tập viết số tự nhiên từ các chữ số đã cho mà các em được làm quen từ lớp 5
Hỏi : Em nào dùng các số 3;6;8 để ghép thành các số tự nhiên có hai chữ số
Hỏi :Hãy viết tập hợp B
Bài 3 Cho tập hợp A={a,b,c,d,o,e,u}
a, Viết các tập hợp con của A mà mọi phần tử của nó đều là nguyên âm
b, Viết các tập hợp con của A mà mọi phần tử của nó đều là phụ âm
c, Viết các tập hợp con có hai phần tử trong đó có một nguyên âm và một phụ âm
Hỏi : Nêu cách làm phần c để nhanh và ít nhầm lẫn?
HS: Ta lấy mỗi phụ âm ghép lần lượt với 4 nguyên âm
Hỏi : ở phần c có bao nhiêu tập hợp con thoả mãn yêu cầu?
Giáo viên cho học sinh viết các tập hợp con và sửa sai nếu có
Bài 4 Cho tập hợp A={4;5;7}. Hãy lập tập hợp B gồm các số tự nhiên có ba chữ số khác nhau từ tập hợp A .Bảo răng tập hợp A là tập hợp con của tập hợp B đúng hay sai ? Tìm tập hợp con chung của hai tập hợp A
và B ?
Giáo viên cho 2 học sinh ngồi cạnh nhau thảo luận tìm ra lời giải của bài.
Bài 5 Cho tập hợp A={1;2;3;4;5;6;7;8;9} Tìm các tập hợp con có 3 phần tử của tập hợp A sao cho tổng các chữ số trong mỗi tập hợp đều bằnh 15 , có bao nhiêu tập hợp như thế ?
Hỏi: Mỗi tập hợp con cần tìm thoả mãn điều kiện gì?
HS : Thoả mãn 2 điều kiện :
+ Có 3 phần tử
+ Tổng các chữ số trong mỗi tập hợp đều bằng 15
Trên cơ sở trên giáo viên cho học sinh tìm
Bài2
Dùng các số 3;6;8 để ghép thành các số tự nhiên có hai chữ số là :
36; 38; 63; 68; 83; 86
Vậy tập hợp B là :
B={36; 38; 63; 68; 83; 86}
Vậy số phần tử của tập hợp B là 6 phần tử
Bài 3
a)các chữ cái là nguyên âm trong tập hợp A là : { a,o,e,u }
b) ra các chữ cái là phụ âm trong tậphợp A là : { b ,c ,d}
c) các tập hợp con có hai phần tử trong đó có một nguyên âm và một phụ âm là :
Có 3.4=12 tập hợp con thoả mãn yêu cầu
là : {ba ; bo ;be ;bu ; ca ; co ;ce ;cu ; da ; do ;de ;du }
Bài 4 Cho tập hợp A={4;5;7}.
Tập hợp B gồm các số tự nhiên có ba chữ số khác nhau từ các phần tử của tập hợp A là: B={457;475;547;574;745;754}
Bảo rằng tập hợp A là tập hợp con của tập hợp B là sai vì mọi phần tử của A không là phần tử của B
Tập hợp con chung của cả hai tập A và B là ỉ
Bài 5
Các tập hợp con có 3 phần tử của tập hợp A mà tổng các số trong mỗi tập hợp đều bằng 15 là {4;9;2};{3;5;7};{8;1;6};{4;3;6};{9;5;1};{2;7;6};{4;5;6};{2;8;5}
Như vậy có 8 tập hợp con
4.Củng cố:
Như vậy trong buổi học hôm nay cô đã cho các em ôn tập về tập hợp ,số phần tử của tập hợp ,cách viết tập hợp theo điều kiên cho trước
Về nhà các em xem kĩ lại bài và cách xác định điều kiện mấu chốt của đầu bài từ đó tìm lời giải
5. Hướng dẫn về nhà:
Xem trước và ôn tập các phép toán trong N
Buổi học sau mang theo máy tính bỏ túi
Ngày soạn 13/9/2013
BUỔI 2 :Luyện tập về các phép tính của số tự nhiên
I :MỤC TIấU :
- Học sinh được luyện tập về các dạng bài tập áp dụng 4 phép tính cộng, trừ , nhân , chia các số tự nhiên
- Rèn kĩ năng tính đúng, nhanh và trình bày bài cho học sinh
- Phát triển tư duy lôgic cho học sinh
II NỘI DUNG :
A: Lý thuyết cần nhớ :
1) –Hỏi: Hãy viết công thức tổng quát của phép cộng, trừ, nhân, chia và giải thích
Phép cộng: a + b = c
Phép trừ : a – b = c điều kiện a ≥ b
Phép nhân: a . b = c
Phép chia: a = b . q + r điều kiện 0 ≤ r < b; b ≠ 0
r = 0 thì ta có phép chia hết
r ≠ 0 thì ta nói phép chia có dư
2) Hỏi: Nêu tính chất cơ bản của phép cộng và phép nhân
HS: Phép cộng và phép nhân đều có tính chất giao hoan và kết hợp
a + b = b + a a . b = b . a
( a + b ) + c = a + ( b + c ) ( a . b ) . c = a . ( b . c )
Ngoài ra: a . 1 = a a + 0 = 0 + a = a
Tính chất phân phối của phép nhân với phép cộng
a . ( b + c ) = a . b + a . c
Các kiến thức giáo viên ghi tóm tắt ở góc bảng để học sinh tiện vận dụng
B : Bài tập :
Bài 1: Tính nhanh
a, 29 + 132 + 237 + 868 + 763
b, 652 + 327 + 148 + 15 + 73
c, 146 + 121 + 54 + 379
d, 452 + 395 + 548 + 605
Hỏi: Để tính nhanh tổng trên ta áp dụng kiến thức nào đã học?
HS: áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng
Gọi 2 học sinh lên bảng làm, học sinh 1 làm câu a,c ,học sinh 2 làm câu b,d
GV: Lưu ý ta phải kết hợp như thế nào để ra kết quả tròn chục tròn trăm
GV: Nếu các em dùng máy tính tính tổng rồi ghi kết quả thì bài không có điểm
Bài 2: Tính nhanh:
a, 35 . 34 + 35 . 86 + 65 . 75 + 65 . 45
b, 3 . 25 . 8 + 4 . 37 . 6 + 2 . 38 . 12
c, 12 . 53 + 53 . 172 – 53 . 84
Hỏi: Để làm bài tập trên áp dụng kiến thức nào đã học?
HS: Sử dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân với phép cộng
Gọi học sinh đứng tại chỗ làm câu a Các phần khác gọi 2 học sinh lên bảng làm
Lưu ý học sinh cách trình bày
Bài 3: Tính nhanh:
a, ( 2400 + 72 ) : 24
b, (3600 – 180 ) : 36
c, ( 525 + 315 ) : 15
d, ( 1026 – 741 ) : 57
Hỏi: để tính nhanh bài tập trên ta sử dụngkiến thức nào?
HS : Ta dùng tính chất
( a + b ) : c = a : c + b : c
và( a – b ) : c = a : c – b : c
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm phần d
Gọi 3 học sinh lên bảng làm 3 phần còn lại
Giáo viên lưu ý đối với bài tập trên chỉ thực hiện được nếu các số hạng của tổng hoặc hiệu chia hết cho số chia .Nếu các số hạng không chia hết ta không sử dụng được cách trên
Bài 4: Tính nhanh các tổng sau:
a, 17 + 18 + 19 + … + 99
b, 23 + 25 + … + 49
c, 46 – 45 + 44 – 43 +… + 2 – 1
d, 5 + 8 + 11 + 14 + … + 38 + 41
e,49 –51 + 53 – 55 + 57 – 59 + 61 –63+65
Giáo viên hướng dẫn:
Để làm được các bài tập trên ta phải tìm ra quy luật viết dãy số , tính xem tổng có bao nhiêu số hạng
Hỏi: Quy luật viết dãy số ?
HS: là các số tự nhiên liên tiếp lớn hơn 16 và nhỏ hơn 100
Hỏi: Dãy số trên có bao nhiêu phần tử?
Các dãy số khác cho học sinh làm tương tự
d) = 299
Bài 6: Tìm x biết :
a,( x – 15 ) . 35 = 0
b, ( x – 10 ) . 32 = 32
c, ( x – 15 ) – 75 = 0
d, 575 – ( 6x + 70 ) = 445
e, 315 + ( 125 – x ) = 435
i, 6x – 5 = 613
k, ( x – 47 ) – 115 = 0
h, 315 + ( 146 – x ) = 401
g, ( x – 36 ) : 18 = 12
Giáo viên hướng dẫn:
Đối với dạng bài tập tìm x các em phải dựa vào tính chất của phép toán để làm
a,( x – 15 ) . 35 = 0
GV: Trước tiên phải coi (x – 15 ) là thừa số chưa biết lấy tích chia cho thừa số đã biết x – 15 = 0 : 35
x – 15 = 0
Hỏi: x đóng vai trò như thế nào trong phép trừ?
HS: x là số trừ
Hỏi: Nêu cách tìm x?
HS: x = 0 + 15 = 15
Trên cơ sở phân tích như phần a cho học sinh làm các phần còn lại
DạngIII:Giải toán có lời văn
Bài 7 : Bạn Mai dùng 25000 đồng mua bút. Có hai loại bút: loại I giá 2000 đồng một chiếc, loại II giá 1500 đồng một chiếc. Bạn Mai mua được nhiều nhất bao nhiêu bút nếu:
a, Mai chỉ mua bút loại I?
b, Mai chỉ mua bút loại II?
c, Mai mua cả hai loại bút với số lượng như nhau?
Gọi học sinh đọc đầu bài và yêu cầu học sinh tóm tắt
Hỏi: Bài cho cái gì? Bắt tìm cái gì?
HS: Cho: Mai có 25000 đồng Hỏi: Mai mua nhiều nhất?
Bút loại I: 2000đồng/1chiếc
a, chỉ mua loại I
Bút loại II: 1500đồng/ 1 chiếc
b, chỉ mua loại II c,mua cả 2 loại với số luợng như nhau
.Giáo viên giải thích: Số bút mua được nhiều nhất nhưng phải nằm trong số tiền Mai có
Hỏi: Để tìm được số bút loại I Mai có thể mua được nhiều nhất là làm như thế nào?
HS: Lấy 25000đ : 2000đ = 12 dư 1000 đ
Hỏi: với số tiền Mai có thì mua 12 bút còn dư 1000 đ .Vậy Mai mua nhiều nhất là 12 hay13 cái bút? Vì sao?
HS: Mai mua nhiều nhất là 12 vì nếu mua 13 cái bút thì sẽ không đủ tiền
GV: Khẳng định điều trả lời là đúng
DạngI: Tính nhanh
Bài 1:
a, 29 + 132 + 237 + 868 + 763
= ( 132 + 868 ) + ( 763 + 237 ) + 29
= 1000 + 1000 + 29
= 2029
b) 652 + 327 + 148 + 15 + 73
= (652 +148) + ( 327 + 73 ) + 15
= 800 + 400 + 15
=1215
c, 146 + 121 + 54 + 379
= (146 + 54 ) + (121 + 379 )
= 200 + 500
= 700
d, 452 + 395 + 548 + 605
= (395 + 605 ) + (548 + 452)
= 1000 + 1000
=2000
Bài 2: Tính nhanh:
a, 35 . 34 + 35 . 86 + 65 . 75 + 65 . 45
= ( 35 .34 + 35 . 86 ) + ( 65 .75 + 65 .45 ) = 35 . ( 34 + 86 ) + 65 ( 75 + 45 )
= 35 . 120 + 65 . 120
= 120 . ( 35 + 65 )
= 120 . 100
= 12000
Bài 3:
a) = 103
b) = 95
c) = 56
d, ( 1026 – 741 ) : 57
= 1026 : 57 – 741 : 57
= 18 – 13 = 15
Bài 4:
a, 17 + 18 + 19 + … + 99
Số cỏc số hạng là :
(99 – 17) + 1 = 83 (phần tử)
Tổng của dóy trờn là :
(99+17) . 83 :2 = 4814
b, 23 + 25 + … + 49
Số cỏc số hạng là :
(49 – 23) :2 + 1 = 14 (phần tử)
Tổng của dóy trờn là :
(49+23) . 14 : 2 = 504
c, 46 – 45 + 44 – 43 +… + 2 – 1
= 1 + 1 + 1 + …..+1
Từ 1 đến 46 cú 46 số hạng
cú 46 :2 = 23 ( chữ số 1 )
Vậy tổng trờn là : 23 . 1 =23
e,49 –51 + 53 – 55 + 57 – 59 + 61-63+65
= 65- 63+ 61-59 +57 -55+ 53- 51+49
= 2 + 2 + 2 + 2 + 49
= 57
Dạng II: Tìm x
Bài 6:
a) x =15 b) x = 11 c) x = 80
d, 575 – ( 6x + 70 ) = 445
6x + 70 = 575 – 445 = 130
6x = 130-70 = 60
x = 10
e) x = 5 i ) x =103 k) x = 162
h) x = 60 g ) x = 252
DạngIII:Giải toán có lời văn
Bài 7 :
Lời giải:
a, Mai chỉ mua bút loại I ta có
25000 : 2000 = 12 (cái) (dư 1000đ)
Vậy số bút loại I Mai mua được nhiều nhất là 12 bút
b, Mai chỉ mua bút loại II ta có
25000 : 1500 = 16 (cái) (dư 1000 đ)
Vậy số bút loại II Mai mua được nhiều nhất là 16 bút
c, Giá một chiếc bút loại I cộng một chiếc bút loại II là
2000 + 1500 = 3500(đồng)
Mai mua cả hai loại bút với số lượng như nhau ta có
25000 : 3500 = 7 (cặp bút) (dư 500 đồng) Vậy Mai mua được nhiều nhất 14 bút gồm 7 bút loại I và 7 bút loại II
Giáo viên nhấn mạnh đối với bài tập này ta phải lưu ý từ mua được nhiều nhất với số tiền hiện có
4 Củng cố
Trong buổi học hôm nay ta đi làm 3 dạng bài tập các em lưu ý cách làm từng dạng bài và cô đã nhấn mạnh nhất là dạnh bài giải toán có lời văn; bước tóm tắt và phân tích đầu bài phải thận trọng.
5 Hướng dẫn về nhà :
Xem lại các dạng bài đã làm tại lớp
Làm bài 69; 72; 74/ SBT/ 11
*** Rút kinh nghiệm
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Ngày soạn 15/9/2013
BUỔI 3 :luyện tập kỹ năng vẽ đường thẳng, tia
I. MỤC TIấU :
Học sinh được rèn kỹ năng nhận biết về điểm, đường thẳng, ba điểm thẳng hàng, tia đối nhau, hai tia trùng nhau
Rèn kỹ năngvẽ hình
Rèn cách trình bày bài cho học sinh
Phát triển tư duy lôgic
II. NỘI DUNG:
A Kiến thức cần nhớ:
Lý thuyết: Ôn tập dưới dạng bài tập trắc nghiệm
Bài 1: Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ chấm:
1, Bất cứ hình nào cũng là một tập hợp …
2, Người ta dùng các chữ cái … để đặt tên cho điểm và các chữ cái thường để đặt tên cho…
3, Điểm A thuộc đường thẳng d ta kí hiệu …, điểm B … ta kí hiệu Bd
4, Khi 3 điểm M, N, P cùng thuộc một đường thẳng ta nói chúng…
5, Ba điểm A, B, C không thẳng hàng khi …
6, Trong 3 điểm thẳng hàng, có…và chỉ… nằm giữa … còn lại
7, Có một … và chỉ một đường thẳng đi qua 2… AvàB
8, Hai đường thẳng cắt nhau khi chúng có… chumg
9, Hai đường thẳng song song khi chúng… nào
10, Hai đường thẳng … còn được gọi là hai đường thẳng phân biệt
11, Mỗi điểm trên đường thẳng là gốc chung của…
12, Hình tạo bởi điểm … và một phần đường thẳng bị chia ra bởi điểm A được gọi … gốc A
Cho học sinh đứng tại chỗ đọc từng câu một và nêu từ cần điền
II Bài tập:
Bài tập tự luận
Bài 1: Cho hình vẽ. Hãy trả lời các câu hỏi sau:
d
M
N
P
Q
a b c
a, Điểm M thuộc các đườngthẳng nào?
b, Điểm N nằm trên đường thẳng nào? Nằm ngoài ngoài đường thẳng nào?
c, Trong bốn điểm M, N, P, Q, ba điểm nào thẳng hàng? ba điểm nào không thẳng hàng? Điểm nào giữa hai điểm còn lại
d, Có bao nhiêu đường thẳng ở hình trên , mỗi đường thẳng đó có bao nhiêu cách gọi tên
Gọi học sinh đứng tại chỗ trả lời câu a
a, Điểm M thuộc các đường thẳng a, b, c .Ta có Ma, Mb, Mc
GV: Tôi nói: M thuộc đường thẳng MN đúng hay sai?
HS: MMN là đúng vì đường thẳng MN chính là đường thẳng a
b, Gọi học sinh đứng tại chỗ trả lời
Điểm N nằm trên các đường thẳng a và d, điểm N không nằm trên đường thẳng b và c
GV: Ta nói điểm NMP đúng hay sai?
HS: NMP là đúng vì đường thẳng MP chính là đường thẳng b
c, Trong 4 điểm M, N, P, Q thì: Ba 3 điểm N, P, Q thẳng hàng
GV: Vì sao kết luận 3 điểm N, P, Q thẳng hàng?
HS: Vì 3 điểm N, P, Q cùng thuộc đường thẳng d
3 điểm M, N, P; 3 điểm M, N, Q; 3 điểm M, P, Q không thẳng hàng
d, Có 4 đường thẳng ở hình trên
- Mỗi đường thẳng a, b, c có 3 cách gọi tên
- Đường thẳng d có 7 cách gọi tên
Giáo viên yêu cầu học sinh viết các cách gọi tên đường thẳng
Giáo viên phát triển thêm:
e, Hãy chỉ ra các tia phân biệt có ở hình trên?
HS: tia MN, NM, MP, PM, MQ, QM, QN, NQ, PN, PQ
f, Hãy chỉ ra 2 tia đối nhau gốc P?
HS: Hai tia đối nhau gốc P là: PN và PQ
h, Hãy kể tên giao điểm của các cặp đường thẳng ?
Gọi học sinh trả lời
Giáo viên lưu ý:
Khi viết các giao điểm các em viết lần lượt giao của 1 đường thẳng với các đường thẳng còn lại thì không bị sót
Ví dụ: Giao điểm của đường thẳng a với đường thẳng b là M
Giao điểm của đường thẳng a với đường thẳng c là M
Giao điểm của đường thẳng a với đường thẳng d là N
Bài 2: Vẽ hình theo các cách diễn đạt bằng lời sau:
a, Vẽ đường thẳng MN
b, Vẽ tia MN
c, Vẽ tia NM
d, Điểm C nằm trên tia MN, có những khả năng nào xảy ra? Đối với mỗi trường hợp đó hãy chỉ ra điểm nằm giữa 2 điểm còn lại
GV: Gọi học sinh lên bảng làm từng phần
Lưu ý: + Đường thẳng kéo dài về 2 phía
+ Tia kéo dài về phía ngọn
Bài 3: Vẽ đường thẳng xy, lấy điểm O bất kỳ trên xy rồi lấy MOx, NOy
a, Kể tên các tia đối nhau gốc O
b, Kể tên các tia trùng nhau gốc N; gốc M
c, Hai tia MN và Ny có là hai tia trùng nhau không? Có là hai tia đối nhau không?
d, Trong 3 điểm M, N, O điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại
e, Hãy chỉ ra 2 điểm nằm cùng phìa đối với điểm M
Gọi học sinh đọc đầu bài
Giáo viên đọc chậm, gọi 1 học sinh lên bảng vẽ hình
x M O N y
Gọi học sinh đứng tại chỗ trả lời từng câu một, giáo viên ghi lên bảng, sửa sai nếu có, nhấn mạnh những sai sót mà học sinh có thể mắc phải
HD: a, Các tia đối nhau gốc O là: Ox và Oy;Ox và ON;OM và Oy;OMvà ON
b, Các tia trùng nhau gốcN là tia NO, tia NM và tia Nx
Các tia trùng nhau gốc M là tia MO, tiaMN và tia Ny
Các phần còn lại cho học sinh làm tương tự
*.Củng cố
Nhấn mạnh những sai xót khi học sinh vẽ đường thẳng, vẽ tia
Nhắc lại cho học sinh cách viết tia, điểm để khỏi xót, sai.
*. Hướng dẫn về nhà
Về nhà xem lại bài đã làm tại lớp
Học thuộc lý thuyết theo phần ôn.
BTVN :
Ngày soạn 22/9/2013
BUỔI 5 : Luyện tập về nhân chia luỹ thừa cùng cơ số
I. Mục đích yêu cầu
Học sinh được luyện tập về các dạng bài tập áp dụng quy tắc nhân, chia hai luỹ thừa cùng cơ số
Rèn kĩ năng tính toán và trình bày bài
Phát triển tư duy lôgic cho học sinh
II. Chuẩn bị
GV: Nghiên cứu soạn bài
HS: Ôn tập lý thuyết
III.Tiến trình lên lớp
a.ổ định tổ chức
b. Kiểm tra
Gọi học sinh đứng tại chỗ trả lời lần lượt các câu hỏi sau: (khi học sinh trả lời, giáo viên ghi tóm tắt góc bảng)
1, Nêu định nghĩa luỹ thừa bậc n của a?
Học sinh trả lời, giáo viên ghi tóm tắt: an= (a≠0)
2, Nêu qui tắt nhân 2 luỹ thừa cùng cơ số?
am.an=an+m
3, Nêu qui tắt chia hai luỹ thừa cùng cơ số?
am: an=am-n (a≠0, m≥ n)
a0= 1 a1= a
C. Luyện tập
Bài tập trắc nghiệm:
Bài 1: Hãy kiểm tra xem các lời giảI sau là sai hay đúng. Nêusai hãy sửa lại cho đúng.
a, 53. 57= 53+7= 510
b, 32. 23= (3+ 2)2+3= 55
c, 34: 53= 31
d, a8: a2= a6
Bài 2: Bảo rằng đúng hay sai?
a, Đúng vì phép nhân có tính giao hoán
b, Sai vì đó là ba số khác nhau
Bài3: Tích 16. 17. 18… 24. 25 tận cùng có:
a, Một chữ số 0
b, Hai chữ số 0
c, Ba chữ số 0
d, Bốn chữ số 0
Bài 4: Giá trị của biểu thức [(x- 81)3: 125]- 23 với x=91 là:
a, 0 b,1 c, không tính được d, x= 91
GV: Bốn bài tập trên là 4 bài tập trắc nghiệm các em suy nghĩ làm bài
Cho học sinh đứng tại chỗ trả lời từng câu
Bài tập tự luận:
Bài 1: Viết gọn các tích sau bằng cách dùng luỹ thừa
a, 7. 7. 7
b, 7. 38. 7. 25
c, 2. 3. 8. 12. 24
d, x. x. y. y. x. y. x
e, 1000. 10. 10
GV: Để làm bài tập trên các em dựa vào kiến thức nào đã học
HS: Dựa vào định nghĩa luỹ thừa
Ví dụ: x. x. y. y. x. y. x= x4 y3
Bài 2: Viết kết quả phép tính dưới dạng một luỹ thừa
a, 315: 35
b, 98. 32
c, 125: 53
d, 75: 343
e, a12: a18 (a≠0)
f, x7. x4. x
g, 85. 23: 24
GV: Để làm bài tập trên các em sử dụng kiến thức nào?
HS: am.an=an+m
am: an=am-n (a≠0, m≥ n)
Gọi 3 học sinh lên bảng làm bài: - Học sinh 1 làm phần a, b, c
Học sinh 2 làm phần d, e
Học sinh 3 làm phần f, g
Giáo viên kưu ý học sinh khi làm bài cần viết rõ ràng số mũ phải viết lên trên và bên phải
Ví dụ: g, 85. 23: 24
= (23)5. 23: 24
= 215. 23: 24
= 218: 24
= 218- 4 = 214
Bài3: Tìm số tự nhiên n biết rằng:
a, 2n=16 c, 15n= 225
b, 4n= 64 d, 7n= 49
e,50< 2n< 100 f, 5n=625
Giáo viên gợi ý: Để làm bài tập trên ta biến đổi các số cụ thể về luỹ thừa cùng cơ số với vế trái
Ví dụ: a, 2n=16
2n= 24
n= 4
Vậy n= 4
Sau đó cho học sinh làm lần lượt từng bài tiếp
Bài 4: Tìm số tự nhiên x mà:
a, x50= x
b, 125= x3
e, 64= x2
d, 90= 10. 3x
Giáo viên huướng dẫn: Đối với bài tập trên các em phảI biến đổi hai vế về luỹ có cùng số mũ từ đó suy ra cơ số bằng nhau
Ví dụ: a, x50= x
x= 0 hoặc x= 1
Vì 050= 0 và 150=1
b, 125= x3
53= x3
x= 5
Vậy x= 5
Bài 5: Tìm số tự nhiên x biết:
a, 100- 7(x- 5)= 31+ 33
b, 12(x- 1): 3= 43+23
c, 24+ 5x= 75: 73
d, 5x- 206= 24. 4
GV: Để làm được các bài tập trên ta phải dựa vào kiến thức nào đã học?
HS: Ta dựa vào tính chất của phép toán để làm
Ví dụ: c, 24+ 5x= 75: 73
GV: Để tìm được x trước tiên ta phải làm phép tính nào?
HS: 75: 73= 72 = 49
Ta được 24+ 5x= 49
GV: 5x là số hạng của tổng ta áp dụng tính số hạng của tổng
5x= 49 – 24
5x= 25
x= 25: 5=5
Vậy x=5
GV: Lưu ý học sinh cách trình bày bài chặt chẽ lôgic
D.Củng cố
Buổi học thêm hôm nay chúng ta đã làm một số bài tập liên quan đến nhân, chia, nâng lên luỹ thừa. Các em lưu ý trong phép tính có bước nâng lên luỹ thừa hoặc nhân, chia 2 luỹ thừa cùng cơ số thì ta phải thực hiện trước
Đối với từng dạng bài tập các em cần nắm vững phương pháp giải
E. Hướng dẫn về nhà
Về nhà xem lại các bài tập đã làm tại lớp, nắm vững phương pháp giải từng dạng bài tập
F. Rút kinh nghiệm
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tuần : Luyện tập về thứ tự thực hiên phép tính trong n
Ngày soạn:
Ngày dạy:
I. Mục đích yêu cầu
Rèn cho học sinh kĩ năng tính toán, trình bày khi thực hiên phép tính trong N
Phát triển tư duy lôgic cho học sinh
II. Chuẩn bị
Thầy: Nghiên cứu soạn bài
Trò: Ôn tập lý thuyết
III.Tiến trình lên lớp
a.ổ định tổ chức
b. Kiểm tra
GV: Hãy nêu thứ tự thực hiện các phép tính
HS 1: Thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức có dấu ngoặc
( )→ [ ] →{ }
HS 2: Thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức không có dấu ngoặc
Luỹ thừa → nhân chia → cộng trừ
C. Luyện tập
DạngI: Thực hiện phép tính
1, 4. 52- 18:32
2, 32. 22- 32. 19
3, 24 .5- [131- (13 -4)2]
4, 100: {250:[450- (4. 53 – 22 .25)]}
5, 23.15 – [115-(12-5)2]
6, 30.{175:[355-(135+37.5)]}
7, 160 – (23 .52- 6. 25
8, 5871: [928 – ( 247- 82). 5]
9, 132- [116- (132- 128)2
10, 16: {400: [200- (37+ 46. 3)]}
11, {184: [96- 124: 31]- 2 }. 3651
12, 46 – [(16+ 71. 4): 15]}-2
13, {[126- (36-31)2. 2]- 9 }. 1001
14, 315- [(60-41)2- 361]. 4217}+ 2885
15, [(46-32)2- (54- 42)2] . 36- 1872
16, [(14 + 3). 2 -5] . 91- 325
GV: Đối với bài 1, 2 ta làm như thế nào?
HS: Ta phải thực hiện luỹ thừa → nhân chia → cộng trừ
Gọi 2 học sinh lên bảng thực hiện
Lưu ý đối với bài 2 ngoài cách làm trên ta còn có thể làm
32. 22- 32. 19= 32. (22- 19)= 9. 3=27
GV: Đối với bài tập 3 → 16 ta thực hiện như thế nào?
HS: Ta phải thực hiện ( )→ [ ] →{ } và luỹ thừa → nhân chia → cộng trừ
GV: Cụ thể ta làm
4, 100: {250:[450- (4. 53 – 22 .25)]}
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm từng bước, sau mỗi bước đều khắc sâu những sai xót học sinh có thể mắc phải
= 100: {250: [450- (4. 125- 4. 25)]}
= 100: {250: [450- (500- 100)]}
= 100: {250: [450- 400]}
= 100: {250: 50}
= 100: 50
= 2
Nhắc nhở học sinh khi làm bài phải chép đúng đầu bài, nêu chép sai thì bài toán không có điểm
Sau đó gọi học sinh làm lần lượt 3 em một lên bảng lảm, giáo viên quan sát bên dưới sau đó chữa và sửa sai nếu có
Dạng II: Tìm x là số tự nhiên biết:
1, (x- 6)2= 9
2, 5 x+1= 125
3, 5 2x- 3- 2. 52= 52. 3
4, 128- 3(x+ 4)= 23
5, [(14+ 28). 3+ 55]: 5= 35
6, (12x- 43). 83= 4. 84
7, 720: [41- (2x- 5)]= 23. 5
GV: Đối với bài tập 1 ta phải làm như thế nào?
HS: Ta biến đổi 9 đưa về luỹ thừa có số mũ 2
(x- 6)2= 9
(x- 6)2= 32
x- 6 = 3
x= 3+ 6
x= 9
GV: Đối với bài 2, 3 ta làm như thế nào?
HS: Ta biến đổi hai vế về cùng luỹ thừa cơ số 5 từ đó suy ra số mũ bằng nhau
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài 3
5 2x- 3- 2. 52= 52. 3
5 2x- 3- 2. 25= 25. 3
5 2x- 3 = 75+ 50
5 2x- 3 = 125
5 2x- 3 = 53
2x- 3= 3
2x = 6
x = 6: 2= 3
Vậy x= 3
GV: Đối với các bài tập từ 4→7 các em phải làm ngoài ngoặc trước rồi đến { } → [ ]→ ( ) và phải làm luỹ thừa → nhân chia → cộng trừ
Hướng dẫn làm bài 7
720: [41- (2x- 5)]= 23. 5
720: [41- (2x- 5)]= 8. 5
720: [41- (2x- 5)]= 40
41- (2x- 5)=720: 40
41- (2x- 5)=18
2x- 5 = 41- 18
2x- 5 = 23
2x = 23+ 5
2x = 28
x = 28: 2
x = 14
Vậy x= 14
Thôn
File đính kèm:
- giao an day them buoi chieu toan 6.doc