I.Mục đích,yêu cầu
-Kiến thức:
+Trẻ thuộc bài thơ,nhớ tên bài thơ,tên tác giả.
+Trẻ hiểu nội dung bài thơ và biết đọc diễn cảm bài thơ.
-Kĩ năng:
+Rèn kĩ năng đọc diễn cảm,biết bộc lộ cảm xúc một cách hồn nhiên thể hiện qua nét mặt,cử chỉ,điệu bộ khi đọc thơ kèm tranh minh họa.
+Trẻ biết trả lời các câu hỏi rõ ràng,mạch lạc.
-Thái độ:
+Giáo dục trẻ chăm chỉ,không lười biếng,ỷ lại vào người khác.
+Trẻ hứng thú tham gia vào tiết học,chơi tốt trong trò chơi.
II.Chuẩn bị
8 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 17587 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Dạy trẻ đọc diễn cảm bài thơ ”Mèo đi câu cá”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
Người soạn:Lê Thị Minh
Người dạy:Lê Thị Minh
Đối tượng :5-6 tuổi(Lớp MGL-Nhàm)
Tiết 1:Văn học
Tên đề tài:Dạy trẻ đọc diễn cảm bài thơ
”Mèo đi câu cá”
Chủ điểm lớn:Thế giới động vật
Thời gian:30-35 phút
Ngày soạn:28/02/2012
Ngày dạy:06/03/2012
I.Mục đích,yêu cầu
-Kiến thức:
+Trẻ thuộc bài thơ,nhớ tên bài thơ,tên tác giả.
+Trẻ hiểu nội dung bài thơ và biết đọc diễn cảm bài thơ.
-Kĩ năng:
+Rèn kĩ năng đọc diễn cảm,biết bộc lộ cảm xúc một cách hồn nhiên thể hiện qua nét mặt,cử chỉ,điệu bộ khi đọc thơ kèm tranh minh họa.
+Trẻ biết trả lời các câu hỏi rõ ràng,mạch lạc.
-Thái độ:
+Giáo dục trẻ chăm chỉ,không lười biếng,ỷ lại vào người khác.
+Trẻ hứng thú tham gia vào tiết học,chơi tốt trong trò chơi.
II.Chuẩn bị
-Đĩa bài thơ”Mèo đi câu cá”.
-Mũ mèo cho cô và trẻ.
-Tranh minh họa nội dung bài thơ.
-Câu hỏi đàm thoại nội dung bài thơ.
-Nhạc bài hát”Rửa mặt như mèo”.
-2 cái cần câu,2 ao cá với các con cá bằng xốp.
-2 giỏ bằng tre.
III.Các hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
*Hoạt động 1:Gây hứng thú
-Cho 1 trẻ đóng vai chú mèo em và hỏi cả lớp:
+Có ai nhìn thấy mèo anh ở đâu không?
+Mèo em tới gần mèo anh và gọi mèo anh dậy.
-Cô đóng vai mèo anh đang ngủ vàkhi tỉnh dậy cùng cả lớp trò chuyện:
+Các bạn ơi! vì mải chơi và ngủ lười nên hai anh em mèo chúng tôi đã có kết quả ra sao?
->Giáo dục:Các bạn đừng lười như anh em mèo chúng tớ nhé!mà hãy chăm chỉ,siêng năng lao động thì mới thành người có ích cho xã hội.Và cô cũng có một bài thơ miêu tả hai anh em nhà mèo và chúng mình cùng lắng nghe xem hai anh em mèo trong bài thơ có giống với hai anh em mèo chúng tớ không nhé!
*Hoạt động 2:Dạy trẻ đọc diễn cảm bài thơ”Mèo đi câu cá”
-Cho trẻ nghe qua băng đĩa bài thơ và hỏi trẻ:
+Bài thơ có tên là gì?
+Bài thơ do ai sáng tác?
-Cô đọc thơ lần 2+Tranh minh họa:
+ Để bài thơ được hay hơn nữa và muốn biết rõ bài thơ có nội dung gì,chúng mình hãy cùng lắng nghe tôi đọc bài thơ một lần nữa thật diễn cảm với tranh nhé!.
+Bài thơ có tên là gì?
+Nội dung bài thơ nói lên điều gì?
Trích dẫn
-Bài thơ kể về hai anh em mèo đi câu cá thể hiện qua 2 câu thơ:
“Anh em mèo trắng
Vác giỏ đi câu”
-Địa điểm nơi anh em mèo câu cá được miêu tả ở câu thơ:
“Em ngồi bờ ao
Anh ra sông Cái”
-Mèo anh ỷ lại cho mèo em và ngủ luôn một giấc,hình ảnh đó được miêu tả trong 4 câu thơ:
“Mèo anh ngả lưng
Ngủ luôn một giấc
Lòng riêng thầm nhắc
Đã có em rồi”
-Còn mèo em thì mải chơi với các bạn thỏ,và cũng ỷ lại cho mèo anh cụ thể trong câu thơ:
“Mèo nghĩ :Ồ thôi
Anh câu cũng đủ
Nghĩ rồi hớn hở
Nhập bon vui chơi”
->Giải nghĩa từ”Hớn hở”:Thể hiện sự vui mừng,thoải mái.
-Kết quả của hai anh em mèo là gì?thể hiện rất rõ qua câu thơ:
“Đôi mèo hối hả
Quay về lều gianh
Giỏ em,giỏ anh
Không con cá nhỏ”
->Giải nghĩa từ:”Hối hả”:Thể hiện sự gấp gáp,vội vàng nhanh chóng.
->Cô củng cố
Đàm thoại:
+Trong bài thơ có những nhân vật nào?
+Nội dung bài thơ nói lên điều gì?
+Mèo anh câu cá ở đâu?và mèo anh đã làm gì?
+Thế mèo em câu ở đâu?và mèo em đã làm gì?
+Kết quả của hai anh em mèo thếnào?vì sao?
+Qua bài thơ chúng mình rút ra bài học gì?
-> Giáo dục trẻ:Vì mải chơi và ỷ lại vào nhau nên anh em mèo đã không có gì để ăn.Các bạn nhớ không được lười biếng,không được ỷ lại vào người khác mà phải chăm chỉ,siêng năng thì mới là con ngoan trò giỏi của ông bà,cha mẹ và thầy cô.
Cho trẻ đọc diễn cảm bài thơ
-Cho trẻ đọc diễn cảm 1-2 lần cùng cô+động tác minh họa
-Cho trẻ đọc thi đua theo tổ
-Cho trẻ đọc theo nhóm bạn nam (1 trẻ mời các bạn khác cùng đọc)
-Nhóm bạn nữ đọc cùng cô
-Cho trẻ đọc 1 cá nhân kèm chỉ tranh minh họa(Chú ý sửa sai) và 1 cá nhân kèm động tác minh họa.
-Cho trẻ đọc cả lớp nối tiếp dựa theo nội dung bức tranh.
*Hoạt đông 3:Trò chơi”Thi câu cá”
-Các bạn vừa đọc bài thơ rất hay rồi.Các bạn nhớ đừng lười biếng như hai anh em mèo nhé!Và để thể hiện chúng mình không lười biếng bằng cách giúp anh em mèo chúng tôi câu thật nhiều cá qua trò chơi”Thi câu cá”.Cô nói luật chơi,cách chơi
+Cách chơi:Trên đây cô có 2 ao cá,co sẽ chia các bạn thành hai đội(Mèo hồng bạn của mèo anh và mèo xanh bạn của mèo em)mỗi đội có một ao cá.Nhiệm vụ hai đội đó là khi cô bắt đầu mở bản nhạc,các bạn vượt qua chướng ngại vật chạy theo đường dích dắc tới ao cá,dùng cần câu để câu những con cá cho vào rổ,sau đó chạy nhanh về cuối hàng nhường chỗ cho các bạn tiếp theo.Cứ như vậy cho tới hết bản nhạc thì kết thúc cuộc chơi.
+Luật chơi:Không ai được dùng tay để nhặt cá,và không được vượt qua vạch để câu nếu không chúng mình sẽ không được tính điểm con cá đó.
-Cho trẻ chơi(Cô bao quát,giúp đỡ trẻ chơi)
-Kết thúc trò chơi:Cô cùng trẻ kiểm tra kết quả và rút ra kết luận
*Kết thúc:Các bạn vừa giúp hai anh em mèo câu được rất nhiều cá,và cuộc chơi cũng rất là thú vị phải không.Tuy nhiên cũng sắp tới giờ nấu cơm trưa rồi,chúng mình hãy cùng nhau đem số cá vừa câu được xuống cho các bác cấp dưỡng để các bác nấu cơm cho chúng mình ăn nhé!
-1 trẻ đóng vài mèo em đi vào lớp,vừa đi vừa khóc gọi tìm mèo anh.
-Mèo anh đang ngủ đằng kia
-Anh mèo ơi!anh mau dậy đi,anh dậy đi.Trời tối rồi kìa.
-Không câu được cá
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ lắng nghe
-Mèo đi câu cá
-Cô Thái Hoàng Linh
-Trẻ lắng nghe
-Mèo đi câu cá
-Mèo anh và mèo em đi câu cá
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ lắng nghe
-Mèo anh,mèo em và các bạn thỏ.
-Nói về hai anh em mèo đi câu cá
-Mèo anh ra sông Cái và ngủ luôn một giấc
-Mèo em ngồi bờ ao và vui chơi với các bạn thỏ
-Không câu được cá.Vì mải chơi và ỷ lại cho nhau
-Không được lười biếng,ham chơi
-Trẻ lắng nghe
-Cả lớp thực hiện 1-2 lần
-Các tổ thực hiện
-Nhóm bạn nam thực hiện
-Nhóm bạn nữ thực hiện
-1-2 trẻ thực hiện
-Cả lớp thực hiện
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ lắng nghe cách chơi
-Trẻ lắng nghe luật chơi
-Trẻ chơi
-Trẻ cùng cô kiểm tra kết quả
-Trẻ dọn đồ dùng và ra ngoài sân chơi.
Tiết 2:Âm nhạc
Đề tài:Dạy hát:”Em đi chơi thuyền”
Nghe hát:”Anh phi công ơi”
Trò chơi:Đoán tên bài hát,tên tác giả qua hình vẽ
Chủ điểm lớn:Giao thông
Thời gian:30-35 phút
Ngày soạn:03/03/2012
Ngày dạy:06/03/2012
I.Mục đích,yêu cầu
-Kiến thức:+Trẻ nhớ tên bài hát.tên tác giả.
+Trẻ hát đúng giai điệu bài hát.
+Trẻ biết luật chơi,cách chơi trong trò chơi.
-Kĩ năng:+Rèn kĩ năng nghe,ghi nhớ.
+ Trẻ hát đúng nhạc,đúng giai điệu của bài hát.Biết chơi trò chơi đúng luật,đúng cách.
-Thái độ:+Trẻ hứng thú tích cực trong giờ học ,giờ chơi.
+ Giáo dục trẻ biết chấp hành đúng luật lệ an toàn giao thông khi tham gia giao thông.
II.Chuẩn bị
- Nhạc không lời bài hát “em đi chơi thuyền”,”anh phi công ơi”,”
-Mũ âm nhạc,xắc xô,trang phục gọn gàng,sạch sẽ.
-Một số hình vẽ tương ứng với một số bài hát(Tranh: em bé ngồi trên thuyền cùng gia đình,ô tô đi trên đường,ngã tư đường phố,bác đưa thư vui tính)
III.Các hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
*Hoạt động 1:Gây hứng thú.
-Cô đóng vai người dẫn chương trình”Thử sức tài năng của bé”
-Giới thiệu các tài năng nhỏ tuổi của lớp lớn-bản Nhàm-Trường mẫu giáo số 1-Xuân Hòa gồm 3 đội chơi:
+Đội nốt nhạc hồng
+Đội nốt nhạc xanh
+Đội nốt nhạc vàng
-Đến chung vui cùng các tài năng nhỏ tuổi của chúng ta ngày hôm nay là sự có mặt của ban giám khảo.
-Lời chúc tới ban giám khảo,các bé đến từ lớp mẫu giáo lớn bản Nhàm.
-Phần thi của chúng ta gồm 3 phần:
+Phần 1:Nghe và cùng thử sức
+Phần 2:Hòa cùng âm nhạc
+Phần 3:Tài năng của bé
->cuộc thi của chúng ta ngày hôm nay đều liên quan tới các phương tiện giao thông.
*Hoạt động 2:Nội dung
Dạy hát:”Em đi chơi thuyền”
*Phần 1:Nghe và cùng thử sức(có kèm nhạc)
-Trước tiên thay mặt ban tổ chức cô sẽ hát một bài hát tặng tất cả các tài năng nhỏ tuổi.Mời các bạn cùng lắng nghe.+Giới thiệu tên bài hát,tên tác giả(Trần Kiết Tường)
-Và trước khi đến với phần thử sức của các tài năng nhỏ tuổi thì các bạn hãy cùng lắng nghe cô thể hiện bài hát một lần nữa để biết về nội dung bài hát là gì.+Giảng nội dung:Bài hát nói về phương tiện giao thông đường thủy và khi tham gia giao thông không được nghịch ngợm sẽ gây nguy hiểm.
->Giáo dục trẻ
-Bây giờ sẽ là phần thử sức của các tài năng nhỏ tuổi,các bạn cùng hát với ban tổ chức nhé!
+Cả lớp hát 1 lần (có sửa sai) và hát lần 2 cùng cô chào mừng ban giám khảo đến tham dự cuộc thi.
+Thử sức cùng các thành viên trong đội nốt nhạc hồng
+Đội nốt nhạc vàng cùng tham gia thử sức
+Đội nốt nhạc xanh cùng thử sức
+Nhóm các bạn nam ,nữ hát
+Mời 1-2 tài năng thử sức(chú ý sửa sai)
+Cả lớp cùng thể hiện khả năng của mình một lần nữa
Nghe hát:”Anh phi công ơi”
*Phần 2:Hòa cùng âm nhạc(hát kèm theo nhạc)
-Các bạn hãy chú ý lắng nghe ban tổ chức hát bài hát cũng nói về phương tiện giao thông và liệu ai biết bài hát đó tên là gì hãy giúp ban tổ chức đoán xem nhé!+Giới thiệu tên bài hát,tên tác giả.(bài hát:”Anh phi công ơi”,nhạc :Xuân Giao,lời thơ:Xuân Quỳnh)
-Vừa rồi chúng mình đã nghe bài hát rồi,giờ thì các bạn hãy cùng hòa mình vào âm nhạc để cùng ban tổ chức hát bài hát thật hay+giảng nội dung bài hát:bài hát nói về những anh phi công lái những chiếc máy bay bay lượn trên bầu trời và ước mơ của em bé .
Trò chơi âm nhạc:Đoán tên bài hát,tên tác giả qua hình vẽ
*Phần thi cuối cùng:Tài năng của bé
-Cách chơi:Trên đây cô có các ô cửa,chúng mình chia làm 3 đội chơi,mỗi đội mở một ô cửa sau khi nghe hiệu lệnh của ban tổ chức nhanh chóng lắc xắc xô chọn một ô cửa và trong các ô cửa có các điều bí mật cần khám phá.Nhiệm vụ các đội là nhìn vào ô cửa,đoán đó là hình ảnh gì và tên bài hát tương ứng với hình ảnh ,tên tác giả bài hát đó.(cho trẻ đếm ô cửa)
-Luật chơi:Nếu trong thời gian 2 phút đội nào không đoán được tên bài hát thì phải nhường quyền cho đội khác.
-Cho trẻ chơi lần lượt mở ô cửa(cô bao quát)
-Cho trẻ hát lại bài hát”em đi chơi thuyền” và đưa ra kết quả cuối cùng của ban giám khảo về sự thắng thua của các đội chơi
*Hoạt động 3:Kết thúc:
-Lời chúc tới ban giám khảo và các bé đến từ lớp mẫu giáo lớn bản Nhàm.
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ vỗ tay
-Trẻ vỗ tay nhiệt liệt hoan nghênh
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ chú ý lắng nghe
-Trẻ lắng nghe cô hát và cùng trò chuyện về tên bài hát,tên tác giả
-Trẻ lắng nghe và cùng đàm thoại về nội dung bài hát
-Trẻ lắng nghe
-Cả lớp hát 1-2 lần
-Đội nốt nhạc hồng thực hiện
-Đội nốt nhạc vàng thực hiện
-Đội nốt nhạc xanh thực hiện
-1-2 nhóm bạn ,nữ hát.
-1-2 bạn hát cùng cô
-Cả lớp hát cùng cô
-Trẻ lắng nghe cô hát và cung trò chuyện về tên bài hát,tên tác giả.
-Trẻ hưởng ứng cùng cô
-Trẻ lắng nghe cách chơi
-Trẻ lắng nghe luật chơi
-Trẻ chơi và cùng lắng nghe kết quả từ ban tổ chức
-Trẻ lắng nghe
File đính kèm:
- Meo di cau ca giao an cap huyen.docx