Tuần: 26
Chào cờ: Sinh hoạt dưới cờ
Môn: TẬP ĐỌC Tiết: 19
Đề bài: MẸ VÀ CÔ
A.Mục Tiêu:
1.Học sinh đọc trơn được cả bài - Phát âm đúng các tiếng có phụ âm đầu l, s, ch, tr, tiếng có vần ăn on.
-Biết nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ (bằng khoảng thời gian phát âm một tiếng như là sau dấu chấm ?
2.Ôn vần uôi, ươi. Tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần uôi, ươi.
3.Hiểu được tình cảm yêu mẹ, yêu cô giáo của bé.
-Biết nói lời chia tay giữa bé và mẹ trước khi bé vào lớp, giữa bé và cô trước khi bé ra về.
-Học thuộc lòng bài thơ.
B.Chuẩn bị:
-Giáo viên: Tranh minh hoạ bài học, bảng phụ giao việc.
-Học sinh: Sách Giáo Khoa, vở Bài Tập Tiếng Việt.
26 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1015 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án dạy tuần thứ 26 khối 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
&
Tuần: 26 Thứ hai ngày tháng năm 20
Chào cờ: Sinh hoạt dưới cờ
Môn: TẬP ĐỌC Tiết: 19
Đề bài: MẸ VÀ CÔ
A.Mục Tiêu:
1.Học sinh đọc trơn được cả bài - Phát âm đúng các tiếng có phụ âm đầu l, s, ch, tr, tiếng có vần ăn on.
-Biết nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ (bằng khoảng thời gian phát âm một tiếng như là sau dấu chấm ?
2.Ôn vần uôi, ươi. Tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần uôi, ươi.
3.Hiểu được tình cảm yêu mẹ, yêu cô giáo của bé.
-Biết nói lời chia tay giữa bé và mẹ trước khi bé vào lớp, giữa bé và cô trước khi bé ra về.
-Học thuộc lòng bài thơ.
B.Chuẩn bị:
-Giáo viên: Tranh minh hoạ bài học, bảng phụ giao việc.
-Học sinh: Sách Giáo Khoa, vở Bài Tập Tiếng Việt.
C.Các hoạt động dạy và học:
TTDẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Ổn định
Bài cũ
Bài mới
Hoạt động 1
Hoạt động 2
Củng cố
Dặn dò
Hát
Đọc bài: Mưu chú sẻ câu 1
đoạn 1 - 2
cả bài.
Nhận xét.
Giới thiệu bài:
1.Học sinh hát bài: "Cô và Mẹ" hoặc "Mẹ của em ở trường".
-Giáo viên vào bài qua bài hát.
2.Hướng dẫn học sinh luyện đọc:
+Giáo viên đọc mẫu toàn bài trên bảng 1 lần (giọng điệu dịu dàng,tình cảm)
Giới thiệu tác giả của bài.
+Luyện đọc cho học sinh:
-Giáo viên giới thiệu: dòng thơ có 2 khổ thơ, 8 dòng thơ.
Mỗi dòng thơ là 1 câu thơ. Giáo viên đánh số vào trước mỗi dòng thơ.
-Giao việc cho học sinh tìm tiếng có âm l + vần uôi.
Tiếng có âm s + vần ăt
Tiếng có âm ch + vần ăn
Tiếng có âm tr + vần on.
-Học sinh tìm tiếng có âm khó đọc.
-Giáo viên gạch chân các tiếng khó.
+Luyện đọc tiếng khó (cá nhân)
+Luyện đọc từ khó trong bài.
Lòng mẹ, mặt trời, rồi lặn, lon ton.
-Giải thích từ: Sà vào lòng mẹ, lon ton.
-Đồng thanh tiếng từ khó trên bảng.
-Luyện đọc từng câu một trên bảng.
+Giáo viên giải thích:
a.Sà vào lòng mẹ, thích thú chạy nhanh vào lòng mẹ.
b.Chân lon ton: dáng đi, dáng chạy nhanh nhẹn của bé.
-Luyện đọc câu không thứ tự
-Luyện đọc đoạn 1 (khổ thơ 1)
-Luyện đọc đoạn 2 (khổ thơ 2)
-Luyện đọc cả bài (3 học sinh)
-Đồng thanh toàn bài.
c.Ôn vần uôi - ươi
+Tìm tiếng có vần uôi trong bài.
+Tìm tiếng có vần ươi - uôi ngoài bài.
Học sinh đọc 2 tiếng có vần uôi - ươi.
+Tập nói câu có vần uơi - uôi
Mẫu: Dòng suối chảy êm ả
Bông hoa tươi thắm khoe sắc dưới ánh mặt trời
+Thi nói nhiều câu.
Nhận xét tiết 1.
Hát
Nhận xét
-Học sinh đọc đề bài
-HS phát hiện khổ thơ của bài (2 khổ thơ)
-Số dòng thơ trong 1 khổ thơ.
-Tổ 1
-Tổ 2
-Tổ 3
-Tổ 4
-Học sinh đọc
8 em - 8 câu
-Luỵện đọc
-Buổi sáng , buổi chiều
-Hs so sánh 2 vần uôi -ươi
Hoạt động 1
Hoạt động 2
Hoạt động 3
Hoạt động 4
Củng cố
Dặn dò
Tiết 2
Luyện đọc sách giáo khoa - Tìm hiểu bài - Luyện nói
a.Luyện đọc Sách Giáo Khoa
-Giáo viên cho học sinh xem tranh qua Sách Giáo Khoa
-Giáo viên đọc mẫu
-Luyện đọc nối tiếp 8 dòng thơ
-Luyện đọc đoạn 1 (khổ thơ 1)
-Luyện đọc đoạn 2 (khổ thơ 2)
-Luyện đọc cả bài Giáo viên ghi điểm
b.Gọi học sinh đọc khổ thơ 1
-Giáo viên hỏi: Đọc những dòng thơ nói lên tình yêu của bé với cô giáo.
-Đọc những dòng thơ nói lên tình yêu của bé với mẹ.
-Tìm từ ngữ cho thấy bé rất yêu cô, bé rất yêu mẹ.
-Giáo viên cho học sinh đọc khổ thơ 2
-Giáo viên hỏi: 2 chân trời của bé là ai ? (là cô và mẹ)
-Thi đọc diễn cảm bài thơ.
c.Đọc thuộc bài thơ tại lớp (đồng thanh tổ, cá nhân)
d.Luyện nói: Tập nói lời chào của bé với mẹ khi bé vào lớp.
-Tập nói lời chào của bé với cô giáo trước khi ra về.
1 em đọc lại toàn bài
Khen em học tốt
Về nhà học thuộc bài, xem trước bài Quyển vở của em.
-Học sinh mở SGK
-HS luyện đọc SGK
-HS luyện đọc thành bài
-Dành cho học sinh khá giỏi
-Cả lớp đọc thuộc bài thơ
-2 cặp học sinh luyện đóng vai mẹ và bé, cô và bé.
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
&
Môn: ĐẠO ĐỨC Tiết: 26
Đề bài: CÁM ƠN - XIN LỖI
A.Mục Tiêu: Giúp học sinh hiểu được, cần nói cám ơn khi được người khác quan tâm giúp đỡ. Cần nói xin lỗi khi làm phiền đến người khác.
-Học sinh có thái độ tôn trọng những người xung quanh.
-Học sinh biết nói lời cám ơn, xin lỗi khi cần trong cuộc sống hằng ngày.
B.Chuẩn bị:
-Giáo viên: Tranh phóng to
-Học sinh: Vở bài tập Đạo Đức.
C.Các hoạt động dạy học:
TTDẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Bài cũ
Bài mới
Hoạt động 1
Hoạt động 2
Hoạt động 3
Củng cố
Dặn dò
Cô cho em quyển sách em sẽ nói gì ?
Làm đổ sách của bạn em sẽ nói gì ?
Giới thiệu bài:
*Bài tập 3
-Giáo viên kết luận: tình huống 1
Cần nhặt hộp bút lên trả lại cho bạn và nói lời xin lỗi và mình đã làm rơi hộp bút của bạn.
Tình huống 2: Cần nói lời cảm ơn vì bạn đã giúp đỡ mình.
*Trò chơi: Giáo viên đưa ra tình huống để học sinh thảo luận và sắm vai.
Thắng mượn truyện tranh của Nga về đọc
Sơ ý em bé làm rách mất 1 trang
Hôm nay, Thắng mang sách đến trả cho bạn
Theo em bạn Thắng nói gì với Nga ?
Nga trả lời ra sao ?
Các cặp diễn lên sắm vai
Các cặp khác nhận xét
-Giáo viên tiểu kết: Thắng cảm ơn và Nga đã cho mượn sách.
Thắng xin lỗi vì đã lỡ làm hỏng sách. Nga tha lỗi cho Thắng.
*Chơi ghép cánh hoa vào nhuỵ hoa (Bài tập 5)
Nhuỵ hoa xin lỗi vì sơ ý làm bạn bị đau
Nhuỵ hoa cảm ơn...
+Giáo viên nhận xét và kết luận về bông hoa cám ơn và xin lỗi của các nhóm.
*Tổng kết: Cần cảm ơn khi được người khác quan tâm, giúp đỡ. Cần xin lôi khi mình làm phiền người khác
Nhận xét
Học bài - xem bài - Chào hỏi và tạm biệt.
Nhận xét
-Từng học sinh nêu cách ứng xử theo các tình huống
-Học sinh khác bổ sung ý kiến
-Học sinh sắm vai
-Học sinh ghép canhs hoa vào nhuỵ hoa
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
&
Môn: TẬP VIẾT Tiết: 28
Đề bài: TÔ CHỮ HOA H
A.Mục Tiêu: Giúp học sinh biết tô chữ H hoa.
-Viết các vần uôi, ươi các từ ngữ: nải chuối, tưới cây.
-Viết chữ thường cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét, đưa bút theo đúng qui trình viết, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu chữ vở Tập Viết Tập 2.
B.Chuẩn bị:
-Giáo viên: Chữ mẫu, bảng phụ, phấn màu.
-Học sinh: Vở tập Viết.
C.Các hoạt động dạy học:
TTDẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Ổn định
Bài cũ
Bài mới
Củng cố
Dặn dò
Hát
Chấm - Nhận xét vở tập viết.
Viết bảng con: Vườn hoa, ngát hương.
Giới thiệu bài: Tô chữ H
-Giáo viên hướng dẫn tô chữ hoa
-Giáo viên treo chữ mẫu cho học sinh quan sát
-Chữ H được viết bằng mấy nét ? (3 nét)
Cao mấy dòng li (5 dòng li)
Nằm trong khung hình gì ?
-Giáo viên đồ lại chữ mẫu và nói qui trình viết nét cong trái rồi lượn ngang, dừng bút giữa đường kẻ ngang 3.
Viết nét khuyết ngược rồi liền sang nét khuyết xuôi. Cuối nét khuyết xuôi lượn lên viết nét móc ngược phải, dừng bút giữa đường ngang kẻ 1 và 2.
Lia bút lên gần đường kẻ ngang 3 và 4. Viết nét thẳng đứng nằm giữa đoạn nối của 2 nét khuyết, dừng bút dưới đường kẻ ngang 2 một tí.
-Hướng dẫn viết vần, từ ứng dụng.
Hướng dẫn viết bảng con vần, từ ngữ.
-Hướng dẫn học sinh viết vào vở
Học sinh tập tô chữ trên bảng, viết vần từ.
Nhắc ngồi đúng tư thế.
Nhận xét
Khen em viết đẹp.
Tập viết cho đẹp thêm
Viết tiếp phần B.
Hát
Nhận xét
-Học sinh chú ý
-HS quan sát chữ mẫu
-Học sinh đọc vần
-Học sinh viết
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
&
Môn: CHÍNH TẢ Tiết: 7
Đề bài: MẸ VÀ CÔ
A.Mục Tiêu: Học sinh chép lại chính xác, trình bày đúng khổ thơ 1 của bài mẹ và cô.
-Làm đúng bài tập chính tả, điền vần uôi - ươi, g - gh.
B.Chuẩn bị:
-Giáo viên: Bảng phụ ghi bài tập.
-Học sinh:
C.Các hoạt động dạy học:
TTDẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Ổn định
Bài cũ
Bài mới
Củng cố
Hát
Nhận xét tiết học trước
Làm lại bài tập, viết bảng con từ dễ sai.
Giới thiệu bài:
-Hướng dẫn học sinh viết bảng con những từ dễ sai.
-Học sinh nhìn bảng chép khổ thơ 1 vào vở chép đúng. Ngồi đúng tư thế viết.
Cầm bút chì soát lỗi - Ghi số lỗi ra lề đỏ.
Chấm vở tại lớp.
-Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Điền vần ươi - uôi (Học sinh làm trên bảng phụ)
Điền vần gh hay g (Học sinh làm trên bảng phụ)
Luyện viết đẹp.
Hát
Nhận xét
-Học sinh chú ý
-Học sinh viết
-Học sinh chép vào vở
-Học sinh làm bài tập
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
&
Môn: MĨ THUẬT Tiết: 26
Đề bài: VẼ CHIM VÀ HOA
A.Mục Tiêu: Học sinh hiểu được nội dung vẽ chim và hoa.
-Vẽ được tranh có hình chim và hoa.
B.Chuẩn bị:
-Giáo viên: Sưu tầm tranh ảnh 1 số loài chim và hoa.
-Học sinh: Vở Mĩ Thuật, bút chì, bút màu.....
C.Các hoạt động dạy học:
TTDẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Bài cũ
Bài mới
Hạot động 1
Hoạt động 2
Hoạt động 3
Củng cố
Dặn dò
Nhận xét bài cũ
Giới thiệu bài:
1.Hoa và chim làm cho cuộc sống của chúng ta tươi đẹp, làm thế nào để đưa cảnh đẹp thiên nhiên vào bài vẽ của mình. Hôm nay cô sẽ hướng dẫn cho các em vẽ chim và hoa (2 em đọc đề)
-Giáo viên ghi bảng
-Giáo viên cho học sinh xem tranh và hỏi tên của các loaị hoa trong tranh.
Màu sắc của hoa như thế nào ?
Các bộ phận của hoa ?
Tên của các loại chim ?
Bộ phận của các loại chim ?
+Tóm tắt: có rất nhiều loại chim và hoa, mỗi loài có hình dáng, màu sắc và vẻ đẹp riêng.
2.Hướng dẫn cách vẽ:
-Vẽ hoa trước ( hoa ở gần to hơn, xa nhỏ hơn)
-Vẽ màu theo ý thích ( hoa có rất nhiều màu sắc)
-Vẽ thêm mây, trời cho tranh sinh động.
3.Thực hành:
-Giáo viên gợi ý để học sinh tìm thêm hình vẽ cho sinh động.
Nhận xét - đánh giá
Các bạn có vẽ đúng đề tài đã học không ?
Em thích bức tranh nào nhất ? Vì sao ?
Tiết sau mang đầy đủ đồ dùng.
Nhận xét
-Học sinh chú ý
-Màu hồng, cam,vàng
-Đài, cánh, nhuỵ
-Chim sáo, bồ câu...
-Đầu, mình, cánh...
-Học sinh quan sát
-Học sinh thực hành
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
&
Môn: TOÁN Tiết: 101
Đề bài: CÁC SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ
A.Mục Tiêu: Giúp học sinh nhận biết về số lượng trong phạm vi 20.
-Đọc viết các số từ 20 50.
-Đếm và nhận ra thứ tự của các số từ 20 50.
B.Chuẩn bị:
-Giáo viên: Que tính
-Học sinh: Sách Giáo Khoa, que tính.
C.Các hoạt động dạy học:
TTDẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Bài cũ
Bài mới
Hoạt động 1
Hoạt động 2
Hoạt động 3
Hoạt động 4
Củng cố
Dặn dò
2 học sinh lên bảng: Tính 50 + 30 =
80 - 50 =
80 - 30 =
60 - 50 =
Nhận xét.
Giới thiệu bài: Các số có hai chữ số
1.Giới thiệu số: từ 20 30
Gắn 2 chục que tính và hỏi có mấy chục que ?
Gắn thêm 1 que tính và hỏi có mấy que tính ?
Tương tự ta có: 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29.....
Giáo viên ghi 22: Ghi 2 vào cột chục, 2 vào cột đơn vị.
Giáo viên ghi 23: Ghi 2 vào cột chục, 3 vào cột đơn vị
2 chục + 1 chục = 3 chục = 30 (ba mươi)
Số 20 30 được ghi như sau
Ghi 20 đọc hai mươi.
Ghi 21 đọc hai mốt (không đọc hai mươi mốt)
Ghi 25 đọc hai lăm (không đọc hai mươi lăm)
-Làm bài tập số 1. Viết số từ 19 30.
Viết số dưới mỗi vạch của tia số.
Học sinh viết số và làm bài tập của mình.
2.Giới thiệu số từ 30 40
3 chục que tính viết: 30 - đọc: ba mươi
3 chục thêm 1 que tính viết: 31, đọc: ba mốt
Học sinh làm bài tập 2 .
3.Giới thiệu số từ 40 50
-Tương tự cách giới thiệu bài trên ta có:
50 = năm mươi
51 = năm mốt
52 = năm hai
4.Thực hành: Học sinh làm bài tập số 3 vào vở 2 B
Theo mẫu - Viết số
Bốn mươi: 40
Năm mươi: 50
Học sinh làm bài tập số 4 lên bảng
Viết số thích hơp vào ô và đọc 24 36, 36 50
*Trò chơi: Đếm nhanh điểm số từ 1 45
Nhận xét.
Tập đếm từ 1 50.
Nhận xét
-Học sinh chú ý
-21
-Học sinh làm bài tập
-Học sinh thực hành
-Học sinh chơi
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
&
Thứ ngày tháng năm 20
Môn: TẬP ĐỌC Tiết: 21
Đề bài: QUYỂN VỞ CỦA EM
A.Mục Tiêu: Giúp học sinh đọc trơn cả bài. Phát âm đúng quyển vở, ngay ngắn, xếp hàng, mát rượi, nắn nót.
-Đọc với tốc độ 25 - 30 tiếng / phút
-Ôn các vần iêt, uyêt. Phát âm đúng tiếng có vần iêt, uyêt. Tìm được từ, nói được câu chứa tiếng có vần trên.
-Hiểu các từ ngữ: ngay ngắn, nắn nót...
-Hiểu được tình cảm yêu mến quyển vở của bạn nhỏ trong bài thơ. Từ đó có ý thức giữ vở sạch viết chữ đẹp.
-Nói được một cách tự nhiên về quyển vở của mình.
B.Chuẩn bị:
-Giáo viên: Bảng giao việc, tranh minh hoạ.
-Học sinh: Sách Giáo Khoa.
C.Các hoạt động dạy học:
TTDẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Ổn định
Bài cũ
Bài mới
Hoạt động 1
Hoạt động 2
Hoạt động 3
Củng cố
Dặn dò
Hát
Đọc bài: Mẹ và cô 1 khổ thơ
Cả bài
Viết: Quyển vở, nắn nót...
Giới thiệu bài:
1. Quyển vở có đặc điểm gì ? Vì sao em cần giữ vở sạch ? Đọc bài thơ em sẽ hiểu rõ được điều này.
2.Hướng dẫn học sinh luyện đọc:
a.Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ giọng vui tươi, nhẹ nhàng.
-Giới thiệu tác giả viết bài - Học sinh đọc lại đề bài.
-Học sinh xác định số dòng thơ ( 1 12)
-Giáo viên đánh số câu rồi giao việc:
Tổ 1 tìm tiếng có vần uyên
Tổ 2 tìm tiếng có vần ươi
Tổ 3 tìm tiếng có vần êt
Tổ 4 tìm tiếng có vần oan
-Giáo viên gạch chân tiếng khó.
-Luyện đọc tiếng khó
-Luyện đọc từ khó + giải thích từ ngay ngắn, chữ viết thẳng hàng nắn nót. Viết cẩn thận từng li, từng tí cho đẹp.
-Đồng thanh tiếng từ khó.
-Luyện đọc từng dòng thơ (học sinh đọc nối tiếp)
-Luyện đọc dòng thơ không thư tự
-Luyện đọc khổ thơ (3 khổ thơ)
-Luyện đọc toàn bài thơ.
-Đồng thanh toàn bảng.
3.Vần cần ôn: iêt
a.Hướng dẫn đọc: Tìm tiếng trong bài có vần iêt (viết), đọc phân tích (v + iêt / dấu sắc trên ê)
b.Tìm tiếng ngoài bài có vần iêt - uyêt.
-Đọc so sánh 2 vần
-Tìm tiếng
-Mẫu: Bé tập viết
Dàn đồng ca hát hay tuyệt.
*Thi nói câu chứa tiếng có vần iêt - uyêt.
Nhận xét tiết 1.
Hát
Nhận xét
-Học sinh chú ý
-Học sinh luyện đọc
-Học sinh tìm tiếng có vần theo yêu cầu
-Học sinh luyện đọc
-Học sinh đọc vần
-Học sinh tìm tiếng
Hoạt động 1
Hoạt động 2
Hoạt động 3
Củng cố
Dặn dò
Tiết 2
*Luyện đọc Sách Giáo Khoa - Tìm hiểu bài - Luyện nói
a.Luyện đọc Sách Giáo Khoa
-Giáo viên giới thiệu sơ về tranh
-Giáo viên đọc mẫu và học sinh đọc thầm
-Luyện đọc Sách Giáo Khoa từng câu 1.
-Luyện đọc 3 khổ thơ
-Luyện đọc cả bài - ghi điểm
-Đồng thanh toàn bài Sách Giáo Khoa.
b.Tìm hiểu bài:
-1 học sinh đọc 2 khổ thơ đầu, trả lời câu hỏi:
Bạn nhỏ thấy gì khi mở quyển vở
1 học sinh đọc khổ thơ cuối (Lớp đọc thầm)
Chữ đẹp thể hiện tính nết của ai ?
-Đọc diễn cảm lại toàn bài thơ (Học thuộc bài thơ)
c.Luyện nói:
-Nói về quyển vở của em
-Lớp tuyển chọn quyển nào đẹp nhất
Nhận xét - Tuyên dương
Học thuộc bài, chuẩn bị bài "Con Quạ thông minh".
-Học sinh mở SGK
-Học sinh luyện đọc
-Học sinh đọc thầm
-Đọc đồng thanh
-Học sinh chú ý
-Đọc diễn cảm
-Học sinh luyện nói
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
&
Môn: TOÁN Tiết: 102
Đề bài: CÁC SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (TT)
A.Mục Tiêu: Bước đầu giúp học sinh nhận biết số lượng, đọc, viết các số từ 50 69.
-Biết đếm và nhận ra thứ tự của các số từ 50 69.
B.Chuẩn bị:
-Giáo viên: 6 bó que tính và 10 que rời
-Học sinh: Sách Giáo Khoa, Vở Bài Tập Toán.
C.Các hoạt động dạy học:
TTDẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Bài cũ
Bài mới
Củng cố
Dặn dò
Đếm từ 10 50
Học sinh viết số: Bốn mươi tư
Hai mươi lăm
1.Giới thiệu các số từ 50 60, 60 69
-5 bó chục que tính thêm 1 que tính là 51 que tính.
-5 bó chục que tính thêm 9 que tính rời là 59 que tính
-50 que tính thêm 10 que tính rời là 60 que tính
-60 que tính thêm 9 que tính rời là 69 que tính
Chục Đơn vị Viết số Đọc số
5 1 51 Năm mươi mốt
6 9 69 Sáu mươi chín
2.Bài tập thực hành:
Bài 1: Viết số 50 59
Bài 2: Viết số 60 69
Bài 3: Viết số vào 30 39
40 49
50 59
60 69
Bài 4: Ghi đúng (đ) hay sai (s)
306 (sai)
36 (đ)
54 gồm 5 chục và 4 đơn vị (Đ)
54 gồm 5 chục và 4... (S)
*Trò chơi: Tập đếm từ 50 70
Bài sau: Các số có 2 chữ số.
Nhận xét
-Học sinh chú ý
-51
-59
-60
-69
-Năm mươi mốt
-Sáu mươi chín
-Học sinh thực hành
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
&
Môn: TỰ NHIÊN XÃ HỘI Tiết: 26
Đề bài: CON GÀ
A.Mục Tiêu: Giúp học sinh biết quan sát và nói tên các bộ phận bên ngoài của con gà.
-Phân biệt được gà trống, gà mái, gà con.
-Biết lợi ích của việc nuôi gà.
-Có ý thức chăm sóc gà.
B.Chuẩn bị:
-Giáo viên: Tranh ảnh về con gà.
-Học sinh:
C.Các hoạt động dạy học:
TTDẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Bài cũ
Bài mới
Hoạt động 1
Hoạt động 2
Củng cố
Dặn dò
Nêu các bộ phận của con cá
Ăn thịt cá có ích lợi gì ?
Giới thiệu bài: Cả lớp hát bài "Đàn gà con"
1.Quan sát tranh và làm bài tập
-Mục đích biết tên các bộ phận của con gà. Biết phận biệt gà trống, gà mái, gà con.
a.Khoanh tròn vào câu em cho là đúng.
-Gà sống trên cạn
-Cơ thể gà gồm: đầu, mình, lông chân.
-Gà ăn thóc, gạo ngô.
-Gà ngủ trong nhà.
-Không có mũi
-Gà di chuyển bằng chân
-Mình gà chỉ có lông.
b.Đánh dấu vào nếu em thấy câu trả lời đúng.
+Cơ thể gà gồm:
Đầu tay
Cổ chân
Thân Lông
Vây
+Gà có ích lợi:
Lông để làm áo
Lông để nuôi lợn
Gáy báo thức
Để làm cảnh
Trứng và thịt để ăn
Phân để bón ruộng.
2.Củng cố lại để học sinh hiểu biết và con gà.
Nêu bộ phận bên ngoài của gà ?
Gà di chuyển bằng gì ?
Gà trống, gà mái, gà con khác nhau như thế nào ?
Gà trống biết gáy, mào to.
Gà mái biết đẻ trứng
Gà con bé xíu
Gà cung cấp cho ta những gì ?
Nhận xét
Ăn thịt gà cẩn thận kẻo bị hóc xương.
Chăn sóc gà.
Nhận xét
-Cả lớp hát
-Học sinh quan sát
-Học sinh khoanh tròn cho đúng
-HS đánh dấu
-Đầu, mình, lông, chân
-Chân
-Thịt, trứng
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
&
Môn: TOÁN Tiết: 103
Đề bài: CÁC SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (TT)
A.Mục Tiêu: Giúp học sinh nhận biết số lượng đọc, viét các số từ 10 đến 99. Biết đếm và nhận ra thứ tự của các số từ 70 đến 90.
B.Chuẩn bị:
-Giáo viên: 9 bó que tính (mỗi bó một chục que)
-Học sinh: 9 bó que tính
C.Các hoạt động dạy học:
TTDẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Bài cũ
Bài mới
Củng cố
Đếm từ 50 đến 69
Viết từ 53 đến 65
Giới thiệu 70 đến 80
Giới thiệu 7 bó que tính ( 7 chục que tính thêm 1 que bằng 71)
Đọc bảy mươi mốt
Tương tự có 72 80
*Bài tập 1: Viết số từ 70 80
70, 71, 72, 73, 74, 75, ............................79, 80
Giới thiệu số 80 90 - 90 99
*Bài tập 2: Viết số thích hợp vào ô trống rồi đọc số đó
a. 80, 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 90
b. 89, 90, 91, 92, 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99
Chữa bài tập - Chấm vở 2B
*Bài tập 3: Viết theo mẫu
Số 76 gồm 7 chục, 6 đơn vị
Số 95 gồm 9 chục, 5 đơn vị
Số 83 gồm 8 chục, 3 đơn vị
Số 90 gồm 9 chục 0 đơn vị
*Bài tập 4: Trong hình vẽ có bao nhiêu cái bát ?
( 33 cái bát - Số 33 gồm 3 chục, 3 đơn vị)
Trò chơi: Tập đếm từ 70 90.
Nhận xét
Học sinh chú ý
Học sinh thực hành
Học sinh chơi trò chơi
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
&
Thứ ngày tháng năm 20
Môn: TOÁN Tiết: 104
Đề bài: SO SÁNH CÁC SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ
A.Mục Tiêu: Bước đầu giúp học sinh biết so sánh các số có 2 chữ số ( chủ yếu dựa vào cấu tạo của các số có 2 chữ số)
Nhận ra các số lớn nhất, số bé nhất trong một nhóm các số.
B.Chuẩn bị:
-Giáo viên: Bó que tính rời, que bó 1 chục.
-Học sinh: Bó que tính rời, que bó 1 chục.
C.Các hoạt động dạy học:
TTDẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Bài cũ
Bài mới
Củng cố
Dặn dò
30 - 20 = 30 + 50 =
70 - 40 = 90 - 60 =
Nhận xét
Giới thiệu bài: 62 < 65
62 gồm 6 chục và 2 đơn vị 2 < 5
65 gồm 6 chục và 5 đơn vị 62 < 65
Có thể viết 62 62
*Ví dụ:
42 ...... 47 76 ........ 71
Giới thiệu 63 > 58
63 gồm 6 chục và 3 đơn vị
58 gồm 5 chục và 8 đơn vị
*Thực hành:
+Bài 1: Học sinh tự làm bài - Điền dấu , =
Học sinh làm vào vở 2 B. Chấm bài.
34 < 38 ; 53 < 57 ; 90 = 90
+Bài 2: Khoanh tròn vào số lớn nhất
+Bài 3: Khoanh tròn vào số bé nhất
+Bài 4: Viết các số thú tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé.
* Trò chơi: Gắn số nhanh
Điền đúng nhanh các dấu.
Nhận xét
Học sinh chú ý
Học sinh thực hành
Học sinh gắn số
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
&
Môn: TẬP VIẾT Tiết: 29
Đề bài: ÔN TẬP
A.Mục Tiêu: Giúp học sinh ôn tập theo đề cương đề kiểm tra giữa kì 2 môn Tập đọc và Tập viết.
-Tập làm 1 số bài tập, khắc sâu dạng bài viết cần nhớ.
B.Chuẩn bị:
-Giáo viên: Bài ôn tập
-Học sinh: Vở tập viết
C.Các hoạt động dạy học:
TTDẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Bài cũ
Bài mới
Nhận xét
Hướng dẫn cách ôn
1.Học sinh tự giải đề cương giáo viên ra.
2.Giáo viên ra lệnh làm bài - chấm tập trung.
3.Sửa bài khắc sâu kiến thức.
Điền vần
Nối ô chữ
Tập chép 1 số câu
Viết câu có tiếng chứa vần
Tìm từ - tiếng có vần
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
&
Môn: CHÍNH TẢ Tiết: 8
Đề bài: ÔN TẬP
A.Mục Tiêu: Giúp học sinh ôn tập lại 1 số đọn chỉnh tả đã học mà các em được viết để thi.
-Viết đẹp, rõ ràng, tốc độ nhanh
-Chép đúng yêu cầu đoạn cần viết.
B.Chuẩn bị:
-Giáo viên: Bài ôn luyện
-Học sinh:
C.Các hoạt động dạy học:
TTDẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Bài cũ
Bài mới
Nhận xét
Giới thiệu bài:
Giáo viên chọn 1 đoạn, 2 đoạn của 2 bài cho học sinh tập chép, nháp trong thời gian 35 '
Tập cho học sinh nhìn chép đúng bài thơ, đảm bảo tốc độ viết.
Tập viết lại 1 số từ ngữ, tiếng khó dễ sai.
Chấm sửa bài.
Nhận xét
Học sinh luyện tập
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
&
Môn: SINH HOẠT TẬP THỂ Tiết: 26
Đề bài: KỂ VỀ GƯƠNG SÁNG ĐOÀN VIÊN CHO HỌC SINH NGHE - VĂN NGHỆ LỚP
A.Mục Tiêu: Kể cho học sinh nghe về gương sáng Đoàn viên ( của TP Đà Nẵng ) gần gũi, quen thuộc với các em.
-Quan tâm gương sáng đó. Giáo dục tinh thần quyết tâm rèn luyện học tập noi gương các anh.
-Văn nghệ chào mừng ngày thành lập Đoàn.
B.Chuẩn bị:
-Giáo viên: Bài sinh hoạt
-Học sinh:
C.Các hoạt động dạy học:
TTDẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Tiến hành
-Giáo viên kể chuyện về gương sáng Đoàn viên.
( Tìm qua báo, chuyện )
-Cho học sinh sinh hoạt văn nghệ
* Ôn lại các bài hát múa chủ đề tháng 3 " Mẹ và cô "
* Ôn lại bài hát: "Tiến lên Đoàn viên"
* Tổng kết sinh hoạt.
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
&
Chiều, thứ ngày tháng năm 20
Môn: TOÁN (TC)
Đề bài: CÁC SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ
A.Mục Tiêu: Giúp học sinh nhận biết số lượng, cấu tạo và các số có 2 chữ số.
-Biết đếm xuôi, ngược các số có hai chữ số.
-Biết cách tìm số liền trước và liền sau một số.
B.Chuẩn bị: Bộ đồ dùng học toán, Sách Giáo Khoa
C.Các hoạt động dạy học:
1.Ổn định
2.Giới thiệu bài
3.Tự học: Viết bảng con số 56
56 gồm mấy chục và mấy đơn vị
Đếm từ 50 đến 59 và ngược lại.
Liền sau số 61 là số mấy ?
Liền trước số 68 là số mấy ?
4.Trò chơi: Đúng sai
Bốn mươi lăm được viết là 45
Năm mươi chín được viết là 59
65 gồm 6 chục và 5 đơn vị
56 gồm 5 chục và 6 đơn vị
5.Làm vở bài tập
a.Điền số
60, ....., ......, ......, ......, 85, ......, ......., ......., 90.
59, ....., ......,......., ......, 54, ......, ......., ......., 50
b.Số liền sau của 69 là: .......
c.53 gồm ...... chục và ....... đơn vị
Chấm chữa bài.
Nhận xét chung
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
&
Chiều, thứ ngày tháng năm 20
Môn: TIẾNG VIỆT (TC)
Đề bài: MẸ VÀ CÔ
A.Mục Tiêu: Rèn đọc đúng, diễn cảm bài thơ Mẹ và Cô
-Tìm được tiếng có vần uôi, ươi trong và ngoài bài.
-Trả lòi được các câu hỏi trong bài.
B.Chuẩn bị: Sách Giáo Khoa, Vở số 3.
C.Các hoạt động dạy học:
1.Ổn định
2.Giới thiệu bài
3.Tự học
-Gọi học sinh đọc cả bài Mẹ và cô
-Đọc nối tiếp câu, đoạn.
-Nhận xét cách đọc
-Đọc những dòng thơ nói lên tình yêu của bé đối với cô giáo, vói mẹ.
3.Trò chơi: Tìm tiếng có vần uôi, ươi
-Chuối, tuổi, suối, đuối, cuối, cười, bưởi, tươi, sưởi, lưới.
-Thi nói câu chứa tiếng có vần uôi, ươi.
-Thi đọc thuộc bài thơ.
4.Làm vở số 3
a.Tìm tiếng có vần uôi, ươi
b.Nghe viết: Buổi sáng bé ................................... lòng mẹ
Chấm - chữa bài.
TỰ HỌC TIẾNG VIỆT
-Học sinh tự đọc cả bài Mẹ và cô
-Đọc thuộc bài thơ, đọc diễn cảm, đọc hay.
-Làm được các phần của bài tập Tiếng Việt.
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
&
Chiều, thứ ngày tháng năm 20
Môn: THỂ DỤC
Đề bài: ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ - TRÒ CHƠI
(Giáo viên bộ môn soạn và dạy)
Môn: TIẾNG VIỆT (TC)
Đề bài: ÔN TẬP
A.Mục Tiêu: Củng cố các bài tập đọc đã học: Trường e
File đính kèm:
- Tuan 26.doc