Giáo án dạy Vật lý 6 tiết 9: Kiểm tra 45 phút

Tiết 9

KIỂM TRA 45 PHÚT

A.MỤC TIÊU

Kiến thức:

 Tự đánh giá & đánh giá kết quả dạy học qua 8 tuần học, từ đó có những điều chỉnh phù hợp

Kỹ năng

 Tạo và rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào tình huống cụ thể; Làm bài kiểm tra hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập

 Biết phân tích thí nghiệm, hiện tượng để rút ra quy luật của vật chịu tác dụng của lực.

Thái độ

 Nghiêm túc kỷ luật - Tập trung cao độ vào làm bài.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 844 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy Vật lý 6 tiết 9: Kiểm tra 45 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 9 Ngày soạn: 20/10/2008 Ngày dạy: 23/10/2008 Kiểm tra 45 phút A.mục tiêu Kiến thức: Tự đánh giá & đánh giá kết quả dạy học qua 8 tuần học, từ đó có những điều chỉnh phù hợp Kỹ năng Tạo và rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào tình huống cụ thể; Làm bài kiểm tra hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập Biết phân tích thí nghiệm, hiện tượng để rút ra quy luật của vật chịu tác dụng của lực. Thái độ Nghiêm túc kỷ luật - Tập trung cao độ vào làm bài. II. chuẩn bị: 1. Đề bài: Phần I: Trắc nghiệm: (4,5 điểm) Câu1: (2,5đ) Hóy khoanh tròn chữ cái đứng trước đáp án đúng! 1. Giới hạn đo của thước là gì? A. Khoảng cách lớn nhất giữa hai vạch chia trên thước B. Độ dài của thước đó. C.Khoảng cách ngắn nhất giữa hai vạch chia trên thước D. Độ dài lớn nhất đo được bằng thước đó 2. Có thể dùng bình chia độ hoặc bình tràn để đo thể tích của vật nào sau: A. Một gói bông B. Một bát gạo C. 5 viên phấn D. Một hòn đá 3.Khối lượng của 1 vật là chỉ gì? A. Chỉ kích thước của vật B. Chỉ lượng chất chứa trong vật C. Chỉ độ lớn của vật D. Chỉ lực hút của trái đất tác dụng lên vật 4. Hai lực cân bằng là hai lực như thế nào? A. Mạnh bằng nhau, ngược chiều nhau B. Mạnh bằng nhau, cùng phương, ngược chiều C. Mạnh bằng nhau, cùng tác dụng vào 1 vật, cùng phương, ngược chiều D. Mạnh bằng nhau, cùng tác dụng vào 1 vật, cùng phương, cùng chiều 5. Khi dùng thước kẻ để đo độ dài 1 cái bút chì, 4 bạn học sinh báo cáo kết quả như sau: A. Bình: l = 135mm B. An: l = 13cm C. Khánh: l = 135,5mm D. Duy: l = 135,4mm Theo em bạn nào đọc và ghi kết quả đúng qui định? Câu 2:(2,0đ) Chọn số, từ thích hợp điền vào chỗ (...) trong các câu sau: A. 1 m = ......... Km = ............ mm B. 5m3 = ...........lít = ................ cm3 C.10 kg = ............... g = ............... lạng D. Vật khối lượng 300g có trọng lượng là ........................ N. Trọng lượng của 1 vật là........................của trọng lực(hay lực hút của trái đất tác dụng lên vật) của vật. Phần II: Tự luận:(5,5 điểm) Hãy trả lời các câu hỏi sau: Câu 1(2,0đ) 1. Khi dùng cân Rô béc van để cân 1 vật, lúc đòn cân thăng bằng, kim cân nằm đúng giữa bảng chia độ, thì khối lượng của vật đem cân được xác định như thế nào? 2. Độ chia nhỏ nhất của 1 thước đo là gì? Câu 2(1,5đ) Dùng một chiếc xi lanh tiêm có GHĐ 5ml, ĐCNN 0,1 ml có thể đo thể tích của 1 hòn bi thuỷ tinh chính xác đến 0,1 ml được không? ( có thể dùng các vật dụng trong gia đình như cốc, chén, bát, đĩa ) Câu 3(2,0đ) Có 5 hòn bi giống hệt nhau, trong đó có 1 hòn nhẹ hơn. Trình bày cách dùng cân Rôbécvan ( không có quả cân ) để tìm ra quả cân đó với số lần cân ít nhất. 2. Đáp án và biểu điểm Phần I: Trắc nghiệm: (4,5 điểm) Câu1: (2,5đ) Hóy khoanh tròn chữ cái đứng trước đáp án đúng! Mỗi đáp án đúng được 0.5đ, tổng 2,5đ Câu 1 2 3 4 5 Đáp án A D B C A Câu 2:(2,0đ) Chọn số, từ thích hợp điền vào chỗ (...) trong các câu sau: A. 1 m = 0,001 Km = 1000 mm 0,5đ B. 5m3 = 5000 lít = 5000000 cm3 0,5đ C.10 kg = 10000 g = 100 lạng. 0,5đ D. Vật khối lượng 300g có trọng lượng là 3N. Trọng lượng của 1 vật là cường độ của trọng lực (hay lực hút của trái đất tác dụng lên vật) của vật. 0,5đ Phần II: Tự luận:(5,5 điểm) Hãy trả lời các câu hỏi sau: Câu 1: (3đ) 1, Khối lượng vật đem cân bằng tổng khối lượng các quả cân ở đĩa cân bên kia cộng với số chỉ của con mã 1,5đ 2, Là khoảng cách nhỏ nhất giữa hai vạch chia trên thước 1,5đ Câu 2: (1,5đ) + Nếu hòn bi bỏ vừa xi lanh: - Cho nước vào xi lanh đọc V1 - Thả hòn bi vào (chìm hẳn) đo V2 - V2 - V1 là thể tích của hòn bi 0,75đ + Nếu hòn bi bỏ không lọt xi lanh: - Lấy một cốc nhỏ đựng đầy nước đặt lên đĩa khô - Thả nhẹ hòn bi vào cốc - Lấy xi lanh hút phần nước vừa tràn trên đĩa. Đó chính là V hòn bi 0,75đ (Nếu HS chỉ trình bày một trường hợp cho 0,75đ ) Câu3: (2đ) Đặt lên mỗi đĩa cân 2 hòn bi bất kì, có thể xảy ra các khả năng sau: + Cân thăng bằng -> hòn bi còn lại là hòn bi cần tìm 1đ + Cân lệch -> hòn bi nhẹ nằm ở bên cao hơn -> Tiếp tục lấy mỗi hòn ở bên cao hơn đó đặt lên cân -> hòn nhẹ hơn ở bên cao hơn. 1đ (Học sinh làm cách khác đúng vẫn cho đủ điểm) III. Tổ chức hoạt động dạy học I ổn định tổ chức: (1ph) Kiểm tra sĩ số 6a: 6b: 6c: 6d: II Kiểm tra GV: Phát đề kiểm tra cho HS(hoặc chép sẵn đề lên bảng) – Yêu cầu HS nghiêm túc làm bài HS: Làm bài tích cực, tự giác, đúng qui chế thi. III Thu bài – Hướng dẫn về nhà: Cuối giờ GV thu bài; Rút kinh nghiệm giờ kiểm tra Yêu cầu HS về nhà chuẩn bị bài ” Lực đàn hồi” -------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docT9.doc
Giáo án liên quan