Giáo án dạy Vật lý 6 tuần 12: Lực kế - Phép đo lực trọng lượng và khối lượng

LỰC KẾ - PHÉP ĐO LỰC

TRỌNG LƯỢNG VÀ KHỐI LƯỢNG

I. Mục tiêu:

- Nhận biết được cấu tạo của lực kế, GHĐ & ĐCNN của lực kế. Sử dụng được công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của một vật để tính trọng lượng của vật khi biết khối lượng và ngược lại.

- Biết tìm hiểu cấu tạo của dụng cụ đo và biết cách sử dụng lực kế để đo lực.

- Rèn tính sáng tạo và cẩn thận.

II. Chuẩn bị:

- Mỗi nhóm: 2 lực kế lò xo, 1 sợi dây mảnh.

- Cả lớp: 1 cung tên, 1 xe lăn.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1948 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy Vật lý 6 tuần 12: Lực kế - Phép đo lực trọng lượng và khối lượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12 Ngày soạn: Tiết 12 LỰC KẾ - PHÉP ĐO LỰC TRỌNG LƯỢNG VÀ KHỐI LƯỢNG I. Mục tiêu: - Nhận biết được cấu tạo của lực kế, GHĐ & ĐCNN của lực kế. Sử dụng được công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của một vật để tính trọng lượng của vật khi biết khối lượng và ngược lại. - Biết tìm hiểu cấu tạo của dụng cụ đo và biết cách sử dụng lực kế để đo lực. - Rèn tính sáng tạo và cẩn thận. II. Chuẩn bị: - Mỗi nhóm: 2 lực kế lò xo, 1 sợi dây mảnh. - Cả lớp: 1 cung tên, 1 xe lăn. III. Tổ chức hoạt động trên lớp: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Nội dung 1. Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới.(7’) - Kiểm tra sỉ số. ? Thế nào là lực đàn hồi? Lực đàn hồi có phương và chiều như thế nào? ? Lực đàn hồi phụ thuộc vào yếu tố nào? Chứng minh? - Cho HS quan sát ảnh chụp ở đầu bài và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Điều gì chửng tỏ cung đang được giương? Lực đó có giá trị là bao nhiêu? Dùng dụng cụ nào để xác định? - Báo cáo sỉ số. - Trả lời. 2. Hoạt động 2: Tìm hiểu lực kế (8’) - GV giới thiệu lực kế là dụng cụ dùng để đo lực hoặc yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK và cho biết dụng cụ dung để đo lực. - Phát lực kế cho các nhóm yêu cầu HS tìm hiểu cấu tạo của lực kế. ? Nêu cấu tạo của lực kế? (yêu cầu HS chỉ vào lực kế). - Tổ chức cho HS thảo luận,hợp thức hoá câu trả lời cho câu C1. ? Cho biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của lực kế của nhóm em? - GV kiểm tra lại các câu trả lời của HS (GV đưa ra một số lực kế có GHĐ khác nhau). - HS hoạt động theo nhóm, quan sát và nêu được cấu tạo của lực kế lò xo. - Trả lời và thảo luận thống nhất câu C1 C1: (1) lò xo (2) kim chỉ thị (3) bảng chia độ - HS tìm hiểu để trả lời câu C2. I. TÌM HIỂU LỰC KẾ 1. Lực kế là gì? Lực kế là một dụng cụ dùng để đo lực. Lực kế thường dùng là lực kế lò xo. Có loại lực kế đo lực kéo, có loại đo lực đẩy và cũng có loại có thể đo cả hai lực trên. 2. Mô tả một lực kế lò xo đơn giản: Lực kế có một chiếc lò xo một đầu gắn vào vỏ lực kế, đầu kia có gắn một cái móc và một cái kim chỉ thị. Kim chỉ thị chạy trên mặt một bảng chia độ. 3. Hoạt động 3: Tìm hiểu cách đo lực bằng lực kế (8’) - Hướng dẫn HS trả lời câu C3: tìm hiểu cách đo lực bằng lực kế và cách cầm lực kế (C5). - GV chốt lại cách cầm lực kế trong mỗi trường hợp: đo lực kéo có phương nằm ngang, đo lực kéo xuống, đo trọng lượng. - Hướng dẫn cách đo trọng lượng của cuốn sách, hộp bút,... - HS tìm hiểu cách sử dụng lực kế bằng cách chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu C3 và cách cầm lực kế (C5) C3: (1) vạch 0 (2) lực cần đo (3) phương - HS tiến hành đo trọng lượng của quyển sách và một số vật khác rồi so sánh kết quả giữa các nhóm. II. ĐO MỘT LỰC BẰNG LỰC KẾ 1. Cách đo lực: Thoạt tiên phải điều chỉnh số 0, nghĩa là phải điều chỉnh sao cho khi chưa đo lực, kim chỉ thị nằm đúng vạch 0. Cho lực cần đo tác dụng vào lò xo lực kế. Phải cầm vào vỏ lực kế và hướng sao cho lò xo lực kế nằm dọc theo phương của lực cần đo. 2. Thực hành đo lực: - Xác định trọng lượng của quyển SGK, ghi chép kết quả và đem so sánh với các nhóm khác. - Khi đo cần phải cầm lực kế sao cho lò xo lực kế nằm ở tư thế thẳng đứng, vì lực cần đo là trọng lực có phương thẳng đứng. 4. Hoạt động 4: Xây dựng công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng(7’) - Yêu cầu trả lời câu C6 - Tìm mối quan hệ giữa trọng lượng và khối lượng Gợi ý: m = 0,1 kg P = 1N m = 1kg P = 10N m = 5kg P = ? N P = 100N m= ? kg - GV thông báo: + ở xích đạo: P = 9,78.m + ở địa cực : P = 9,83.m - Cá nhân HS điền số thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện câu C6 - Từ các ví dụ HS tìm được mối liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng III. CÔNG THỨC LIÊN HỆ GIỮA TRỌNG LƯỢNG VÀ KHỐI LƯỢNG a. Một quả cân có khối lượng 100g thì có trọng lượng là 1N. b. Một quả cân có khối lượng 200g thì có trọng lượng là 2N. c. Một túi đường có khối lượng là 1kg thì có trọng lượng là 10N. Như vậy, giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật có hệ thức P=10m, trong đó P là trọng lượng của vật đo bằng Newton còn m là khối lượng đo bằng kilogam . 5. Hoạt động 5: Vận dụng (8’) - Yêu cầu HS trả lời câu C7, C9. - Tổ chức cho HS thảo luận để thống nhất câu trả lời. - HS làm việc cá nhân trả lời câu C7, C9 - Thảo luận để thống nhất câu trả lời C7: Ta có hệ thức P=10m cho nên trên bảng chia độ ta có thể ghi đơn vị là kilogam. Thực chất của cân bỏ túi chính là một lực kế. C8: Giao BTVN. C9: Từ P=10m ta tính được: P=10*3200(kg)=32000(N) 6. Hoạt động 6: Củng cố Dặn dò (7’) - Dùng dụng cụ nào để đo lực? Khi đo lực cần phải chú ý điều gì? - Hệ thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật? - Cho HS tìm hiểu các thông tin trong mục: Có thể em chưa biết. - Trả lời lại các câu C1 đến C9 (Với C8: GV hướng dẫn cách làm ). - Học bài và làm bài tập 10.1- 10.4 (SBT). - Đọc trước bài 11: Khối lượng riêng – Trọng lượng riêng.

File đính kèm:

  • docl6 tuan 12.doc
Giáo án liên quan