BÀI 5
KHỐI LƯỢNG - ĐO KHỐI LƯỢNG
I. Mục tiêu:
- Kiến thức :
Khi đặt một túi đường lên một cái cân, cân chỉ 1kg thì số đó cho biết gì? Nhận biết được quả cân 1kg.
- Kĩ năng:
+ Được cách điều chỉnh số 0 cho cân rôbecvan và cách cân một vật bằng cân rôbecvan.
+ Đo được khối lượng của một vật bằng cân.Chỉ ra được GHĐ & ĐCNN của cân.
- Thái độ: Làm việc nghiêm túc, khoa học, cẩn thận , chính xác
4 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1403 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy Vật lý 6 tuần 5: Khối lượng - Đo khối lượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5
Ngày soạn:
Tiết 5:
BÀI 5
KHỐI LƯỢNG - ĐO KHỐI LƯỢNG
I. Mục tiêu:
- Kiến thức :
Khi đặt một túi đường lên một cái cân, cân chỉ 1kg thì số đó cho biết gì? Nhận biết được quả cân 1kg.
- Kĩ năng:
+ Được cách điều chỉnh số 0 cho cân rôbecvan và cách cân một vật bằng cân rôbecvan.
+ Đo được khối lượng của một vật bằng cân.Chỉ ra được GHĐ & ĐCNN của cân.
- Thái độ: Làm việc nghiêm túc, khoa học, cẩn thận , chính xác
II. Chuẩn bị:
Mỗi nhóm đem đến lớp một cái cân bất kỳ và một vật để cân.
Một cân Rôbécvan và hộp quả cân. Vật để cân.
Tranh vẽ to các loại cân trong SGK.
III. Tổ chức hoạt động trên lớp:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung
1. Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới.(6’)
- Kiểm tra sỉ số
- Trình bày cách xác định thể tích vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ.
- Khi vật không lọt bình chia độ thì ta xác định thể tích bằng cách nào?
- Làm sao xác định định được khối lượng của một vật. Đo khối lượng là gì?
- Báo cáo sỉ số
- Trả lời
2. Hoạt động 2: Khối lượng. Đơn vị khối lượng.
- Tổ chức cho HS tìm hiểu con số ghi khối lượng trên một số túi đựng hàng.
- Con số đó cho biết gì?
- Yêu cầu HS trả lời C2.
- GV cho HS nghiên cứu, chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu C3, C4
C5 &C6.
- Tổ chức cho HS thảo luận thống nhất câu trả lời.
- GV nhấn mạnh: Mọi vật đều có khối lượng và khối lượng của vật là lượng chất chứa trong vật.
- Yêu cầu HS nhắc lại đơn vị đo khối lượng.
- Yêu cầu HS đổi đơn vị: 1tạ =.........kg 1g =.........kg 1lạng =........g
1t =.........kg 1mg =.........g
- Kg là gì? (GV thông báo).
- Thông báo cho HS một số đơn vị đo khối lượng khác hay sử dụng.
Các đơn vị khác: ounce(aoxơ-oz), pound (b):1oz =28,3g 11b =16 oz =453,6g
1 đồng cân (1chỉ) có khối lượng 3,78g
1 lạng ta (1lượng) là 10 chỉ.
- HS hoạt động theo nhóm trả lời câu C1
- HS hoạt động cá nhân trả lời C2, C3, C4, C5, C6
- Thảo luận để thống nhất câu trả lời
- HS nhớ lại đơn vị đo khối lượng:
Đơn vị hợp pháp là kilôgam (kg)
Đơn vị nhỏ hơn kg: g, mg, ...
Đơn vị lớn hơn kg: tấn, tạ, ...
I. KHỐI LƯỢNG. ĐƠN VỊ KHỐI LƯỢNG
1. Khối lượng:
a. Trả lời câu hỏi:
C1: Số đó chỉ lượng sữa chứa trong hộp sữa.
C2: 500g chỉ lượng bột giặt chứa trong túi bột giặt.
b. Điền từ:
C3: 500g là khối lượng của bột giặt chứa trong túi.
C4: 397g là khối lượng sữa chứa trong hộp.
C5: Mọi vật đều có khối lượng.
C6: Khối lượng của một vật chỉ lượng chất chứa trong vật.
- Mọi vật dù to hay nhỏ đều có khối lượng. Khối lượng của một vật làm bằng chất nào chỉ lượng chấy ấy chứa trong vật.
2. Đơn vị khối lượng:
a. Đơn vị khối lượng:
- Trong hệ thống đo lường hợp pháp của Việt Nam, đơn vị khối lượng là kilogam (kí hiệu: kg).
- Kilogam là khối lượng một quả cân mẫu, đặt ở Viện Đo lường quốc tế ở Pháp.
b. Các đơn vị khối lượng khác:
- gam (g) 1g = 0.001kg
- miligam (mg) 1mg = 0.001g
- hectogam (còn gọi là lạng) 1 lạng =100g.
- tạ : 1 tạ = 100 kg; tấn (t) 1t=1000kg.
3. Hoạt động 3: Đo khối lượng.
- GV phát cân Rôbecvan cho các nhóm.
- Tổ chức cho HS tìm hiểu các bộ phận, GHĐ & ĐCNN của cân rôbecvan.
Hình 5.2
- Yêu cầu HS so sánh với cân trong H5.2.
- Giới thiệu cho HS núm điều chỉnh kim cân về vạch số 0.
- Giới thiệu vạch chia trên thanh đòn
(GHĐ của cân rôbecvan là tổng khối lượng các quả cân trong hộp quả cân
ĐCNN là khối lượng của quả cân nhỏ nhất trong hộp quả cân)
-Yêu cầu HS đọc SGK để tìm hiểu cách cân và tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu C9
- Yêu cầu HS thực hiện phép cân: cân 2 vật. GV hướng dẫn và uốn nắn.
Hình 5.4
Hình 5.3
Hình 5.6
Hình 5.5
-Cho HS tìm hiểu một số cân khác và trả lời câu C11.
- HS quan sát và chỉ ra các bộ phận của cân Rôbecvan:
+ đòn cân + đĩa cân
+ Kim cân + Hộp quả cân
+ Núm điều chỉnh kim cân thăng bằng
+ Vạch chia trên thanh đòn
- HS tìm hiểu được GHĐ & ĐCNN của cân Rôbecvan để trả lời câu C8
- Thực hiện phép cân với hai vật.
- Quan sát H5.3;H5.4;H5.5 & H5.6 để trả lời C11:
II. ĐO KHỐI LƯỢNG
1. Tìm hiểu cân Rôbécvan:
Cân Rôbécvam bao gồm các bộ phận: hai dĩa cân đặt trên đòn cân, có kim cân được gắn trêm trục đòn cân, đi theo là một hộp quả cân.
C8. GHĐ của cân là tổng khối lượng các quả cân, ĐCNN là khối lượng của quả cân nhỏ nhất.
Học sinh tìm hiểu GHĐ và ĐCNN trên cân Rôbécvan của Phòng thí nghiệm.
2. Cách dùng cân Rôbécvan để cân vật:
Thoạt tiên, phải điều chính sao cho khi chưa cân, đòn cân phải nằm thăng bằng, kim phải chỉ đúng vạch giữa. Đó là việc điều chỉnh số 0. Đặt vật đem cân lên một dĩa cân. Đặt lên dĩa bên kia một số quả cân có khối lượng phù hợp sao cho đòn cân nằm thăng bằng, kim cân nằm đúng giữa bảng chia độ. Tổng khối lượng của các quả cân trên dĩa cân sẽ bằng khối lượng của vật đem cân.
C10. Tùy học sinh: tập xác định GHĐ và ĐCNN của cân ở gia đình và xác định khối lượng của bơ gạo (BTVN).
3. Các loại cân khác
4. Hoạt động 4: Vận dụng.
- Yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời câu C13 và thảo luận để thống nhất câu trả lời.
- Hướng dẫn HS trả lời C12 ở nhà.
- Trả lời C13 và ghi vào vở
III. VẬN DỤNG
Hình 16
C13. Số 5T chỉ dẫn rằng xe có khối lượng trên 5t không được qua cầu.
5. Hoạt động 5: Củng cố Dặn dò (7’)
- Khi cân cần ước lượng khối lượng vật cần cân để chọn cân, điều này có ý nghĩa gì?
- Để cân một cái nhẫn vàng dùng cân đòn có được không?
- GV cho HS tìm hiểu mục: Có thể em chưa biết.
- Học bài, trả lời lại các câu C1 đến C13 (SGK).
- Làm bài tập 5.1- 5.5 (SBT).
- Xem trước bài 6: “LỰC - HAI LỰC CÂN BẰNG”
File đính kèm:
- l6 tuan 5.doc