CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC
I. Mục tiêu :
v Kiến thức:
- Nắm vững được khái niệm về chuyển động cơ học.
- Chuyển động và đứng yên có tính chất tương đối.
- Các dạng của chuyển động cơ học : chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn.
v Kỹ năng:
- Nêu được ví dụ về chuyển động cơ học trong đời sống hằng ngày.
- Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động và đứng yên, đặc biệt xác định trạng thái của vật đối với mỗi vật được chọn làm mốc.
- Nêu các ví dụ về các dạng chuyển động cơ học thường gặp : chuyển động thẳng, cong, tròn.
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1424 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy Vật lý 8 bài 1: Chuyển động cơ học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án vật lý 8
Tiết 1
Bài 1
CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC
Mục tiêu :
Kiến thức:
Nắm vững được khái niệm về chuyển động cơ học.
Chuyển động và đứng yên có tính chất tương đối.
Các dạng của chuyển động cơ học : chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn.
Kỹ năng:
Nêu được ví dụ về chuyển động cơ học trong đời sống hằng ngày.
Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động và đứng yên, đặc biệt xác định trạng thái của vật đối với mỗi vật được chọn làm mốc.
Nêu các ví dụ về các dạng chuyển động cơ học thường gặp : chuyển động thẳng, cong, tròn.
Thái độ tình cảm:
Rèn luyện tính cẩn thận, làm việc nghiêm túc, óc quan sát, tính đoàn kết, làm việc theo nhóm.
Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm:
Tranh vẽ hình 1.1, 1.2, 1.3 trong sgk
Hoạt động dạy học:
Ổn định lớp:
Điểm danh sĩ số từng nhóm.
Kiểm tra bài cũ:
Phần bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập
Mặt trời mọc ở đằng Đông, lặn ở đằng Tây, như vậy có phải mặt trời chuyển động còn trái đất đứng yên hay không? Qua bài này sẽ giúp các em trả lời câu hỏi trên.
Học sinh lắng nghe, suy nghĩ để trả lời.
Hoạt động 2: Làm thế nào để biết 1 vật chuyển động hay đứng yên?
Giáo viên cho học sinh đọc câu hỏi C1.
Giáo viên cho học sinh đọc phần thu thập thông tin của học sinh sau khi đọc sgk.
Làm thế nào để nhận biết 1 vật là đứng yên hay chuyển động.
Chuyển động cơ học là gì? Cho ví dụ.
Giáo viên cho học sinh ghi bài vào vở.
Giáo viên cho học sinh đọc câu hỏi C2
Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh.
Giáo viên cho học sinh đọc câu hỏi C3. Khi nào 1 vật được coi là đứng yên? Tìm ví dụ.
Học sinh thảo luận nhóm.
Đại diện nhóm trả lời: để biết 1 vật là chuyển động hay đứng yên ta căn cứ vào vị trí của vật đó so với vật mốc.
Học sinh trả lời cá nhân.
Một vài em nhắc lại.
Học sinh trả lời cá nhân.
Học sinh trả lời cá nhân.
Làm thế nào để biết 1 vật chuyển động hay đứng yên:
Sự thay đổi vị trí của 1 vật theo thời gian so với vật khác gọi là chuyển động cơ học.
Hoạt động 3: Tính tương đối của chuyển động và đứng yên
Giáo viên cho học sinh quan sát hình 1.2, đọc câu hỏi C4.
Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh.
Giáo viên cho học sinh đọc câu C5.
Vậy để xét 1 vật chuyển động hay đứng yên ta căn cứ vào đâu?
Giáo viên cho học sinh đọc câu hỏi C6 điền từ.
Giáo viên nhận xét phần điền từ của các nhóm.
Vì sao ta nói chuyển động và đứng yên chỉ có tính chất tương đối.
Giáo viên cho học sinh nêu ví dụ phần minh họa trên câu C7.
Giáo viên cho học sinh ghi bài vào vở.
Thảo luận nhóm.
Một học sinh đại diện nhóm trả lời.
Vị trí của hành khách thay đổi so với nhà ga. (Vì nhà ga làm mốc)
Thảo luận nhóm.
Học sinh đại diện nhóm trả lời.
Học sinh trả lời cá nhân.
Thảo luận nhóm.
Đại diện nhóm trả lời.
Học sinh hoàn thành phần điền từ C6.
Học sinh trả lời cá nhân.
Học sinh trả lời cá nhân.
Vài em học sinh nhắc lại phần ghi nhớ.
Tính tương đối của chuyển động và đứng yên:
Chuyển động và đứng yên có tính tương đối túy thuộc vào vật được chọn làm mốc. Nguời ta thường chọn những vật gắn với mặt đất làm vật mốc.
Hoạt động 4: Một số chuyển động thường gặp.
Giáo viên cho học sinh quan sát hình 1.3 a,b,c/ sgk và cho biết quỹ đạo của các chuyển động đó.
Giáo viên cho học sinh đọc C9. Tìm ví dụ.
Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh.
Giáo viên cho học sinh đọc phần ghi nhớ, ghi vào vở.
Học sinh trả lời cá nhân.
Học sinh quan sát và mô tả lại các hình ảnh chuyển động của vật đó.
Học sinh trả lời cá nhân. (Những ví dụ chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn thường gặp trong đời sống.
Học sinh ghi phần ghi nhớ vào vở.
Một số chuyển động thường gặp:
Các dạng chuyển động thường gặp là: chuyển động thẳng, chuyển động cong
Hoạt động 5: Vận dụng_ Củng cố
Vận dụng:
Giáo viên cho học sinh đọc C10.
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh để xét 1 vật chuyển động hay đứng yên ta cần chọn vật mốc để so sánh.
Nên chọn tuần tự từng vật mốc: nguời đứng bean đường, cột điện, nguời lái xe, chiếc xe.
Củng cố:
Chuyển động cơ học là gì?
Vì sao ta nói chuyển động và đứng yên chỉ có tính tương đối?
Nêu các dạng chuyển động cơ học thường gặp.
Giáo viên cho học sinh đọc phần có thể em chưa biết.
Hướng dẫn về nhà:
Học thuộc lòng phần ghi nhớ cuối bài.
Làm bài tập C11, 1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 1.5, 1.6 sách giáo khoa.
Học sinh đại diện nhóm trả lời sau khi thảo luận nhóm.
Học sinh trả lời cá nhân.
File đính kèm:
- bai 1_ vat ly 8.doc