BÀI 10: LỰC ĐẨY ÁC – SI – MÉT
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nêu được hiện tượng chứng tỏ tồn tại lực đẩy Ac – si – mét, chỉ rõ những đặc điểm của lực này
- Viết được công thức tính độ lớn của lực đẩy Ac – si – mét. Nêu tên và đơn vị có trong công thức
- Nêu được ví dụ và giải thích các hiện tượng đơn giản thường gặp có liên quan đến lực đẩy Ac – si – mét
- Vận dụng được công thức tính lực đẩy Ac – si – mét để giải các bài tập đơn giản
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 3605 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy Vật lý 8 bài 10: Lực đẩy Ác – si – mét, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án vật lý 8
Tiết 10
BÀI 10: LỰC ĐẨY ÁC – SI – MÉT
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nêu được hiện tượng chứng tỏ tồn tại lực đẩy Aùc – si – mét, chỉ rõ những đặc điểm của lực này
- Viết được công thức tính độ lớn của lực đẩy Aùc – si – mét. Nêu tên và đơn vị có trong công thức
- Nêu được ví dụ và giải thích các hiện tượng đơn giản thường gặp có liên quan đến lực đẩy Aùc – si – mét
- Vận dụng được công thức tính lực đẩy Aùc – si – mét để giải các bài tập đơn giản.
2. Kỹ năng
Rèn luyện cho học sinh kỹ năng làm thí nghiệm, đọc kết qủa và xử lý kết qủa.
3. Thái độ
- Rèn luyện tính độc lập, tính tập thể, tinh thần hợp tác trong học tập.
- Rèn luyện cho học sinh tính cẩn thận khi tiến hành thí nghiệm.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên
+ Bộ dụng cụ thí nghiệm H 10.2 và H 10.3 SGK
+ Các H 10.1, H 10.2, H 10.3, H10.6
+ Phiếu học tập
- Học sinh
+ Bộ dụng cụ thí nghiệm H 10.3 gồm có: một lực kế có giá treo, một cốc thủy tinh có dây treo ở trên và móc treo ở dưới, một quả nặng : một bình tràn, một cốc hứng nước, một bình chứa nước.
III. Tổ chức họat động dạy học
1. Ổn định lớp: điểm danh các nhóm
2. Kiểm tra bài cũ. (7 phút)
- Nêu ví dụ chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển
- Nói áp suất khí quyển bằng 76 cm Hg có nghĩa là thế nào?
* Sửa bài tập về nhà: 9.1, 9.2 và 9.3
3. Bài mới
HỌAT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HỌAT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG BẢNG
Họat động 1: Tổ chức tình huống học tập (3 phút)
GV: cho học sinh quan sát H 10.1 bằng phim đèn chiếu và mời 1 học sinh đọc phần thông tin ban đầu
GV đặt vấn đề: có phải nước đã tác dụng vào gàu nước 1 lực đẩy lên hay không? Để trả lời cho câu hỏi này chùng ta đi vào bài học hôm nay. Bài 10: “Lực đẩy Aùc – si – mét”
- HS lắng nghe và quan sát
BÀI 10: LỰC ĐẨY ÁC – SI – MÉT
Họat động 2: Tìm hiểu tác dụng chất lỏng tác dụng lên vật núng chìm tronhg nó (15 phút)
- GV: Yêu cầu 1 học sinh đọc C.1
- GV:Yêu cầu HS quan sát H10.2 (bằng phim đèn chiếu) và dự đóan P1 và P
- GV: để kiểm tra xem dự đóan nào đúng, saichúng ta sẽ tiến hành làm thí nghiệm H10.2 với dụng cụ thí nghiệm có sẵn của mỗi nhóm
- GV quan sát các nhóm thực hiện thí nghiệm và sửa sai khi cần thiết
- GV dựa vào bảng kết quả của 5 nhóm
GV đặt câu hỏi:
+ Vì sao số chỉ của lực kế lại giảm khi vật nhúng chìm trong nước?
+ Lực đẩy lên quả nặng có được là do đâu?
- GV: Yêu cầu HS nêu kết quả so sánh P và P1 (P1 yêu cầu HS nêu nhận xét
- GV: Nếu thay nước bằng chất liệu khác thì hiện tượng có xảy ra không?
-Từ nhận xét của thí nghiệm GV yêu cầu HS trả lời C1.
- GV: Hãy nêu đặc điểm của lực đã tác dụng lên vật trong thí nghiệm trên.
- GV: Yêu cầu HS hòan thành C2.
- GV: Gọi 3 HS nhắc lại C2 --> ghi bảng phần kết luận.
- GV: Thông báo lực có đặc điểm như trên là lực đẩy Aùc – si – mét.
- GV: Ngoài những yếu tố về lực đẩy Aùc – si – mét mà chúng ta đã biết về điểm đặt, phương và chiều, còn độ lớn của lực đẩy Aùc – si – mét được xác định theo quy luật nào? --> chúng ta đi vào phần II.
- HS lắng nghe
- HS: quan sát H10.2 và dự đóan theo yêu cầu của GV
- HS: tiến hành thí nghiệm theo nhóm và báo cáo kết quả vào bảng (phiếu học tập)
+ Có lực đẩy quả nặng từ dưới lên trên làm cho lực kế của lò xo bị co lại
+ Do nước tác dụng lên qủa nặng.
- HS nêu nhận xét: khi nhúng chìm 1 vật vào chất lỏng, chất lỏng đã tác dụng 1 lực đẩy lên vật.
- HS suy nghĩ trả lời
- HS: C1: P1 < P chứng tỏ chất lỏng đã tác dụng vào vật nặng 1 lực đẩy hướng từ dưới lên.
- HS: làm việc cá nhân
* Đặc điểm của lực:
. Tác dụng lên vật nhúng chìm nó.
. Lực này có: điểm đặt vào vật, phương thẳng đứng, chiều hướng từ dưới lên.
- HS: 1 HS đọc C2
- HS: Làm việc theo yêu cầu của GV và ghi bài.
I. Tác dụng chất lỏng tác dụng lên vật nhúng chìm trong nó.
1. Thí nghiệm 1: H10.2.
a. Dự đóan: P1 < P
P1 = P
P1 > P
b. Thí nghiệm
C1. P1 < P
2. Kết luận
C2: Một vật nhúng trong chất lỏng bị chất lỏng tác dụng 1 lực đẩy hướng từ dưới lên trên theo phương thẳng đứng.
Họat động 3: Tìm hiểu độ lớn của lực đẩy Aùc – si – mét (15 phút)
GV Như các em đã biết lực này do nhà bác học Aùc – si – mét tìm ra. Vậy Ông đã dự đóan độ lớn của lực này được tính như thế nào?
- GV: Yêu cầu 1 HS đọc dự đóan.
- GV: Yêu cầu HS nhắc lại dự đóan độ lớn của lực đẩy Aùc – si – mét như thế nào?
- GV: Để kiểm tra xem dự đóan của Aùc–si–mét có đúng không, chúng ta cùng tiến hành thí nghiệm kiểm tra.
- GV: Giới thiệu dụng cụ, nêu cách tiến hành thí nghiệm bằng cách cho HS quan sát H10.3 a, b, c rồi yêu cầu HS nêu 3 bước thí nghiệm và nêu được mục đích 3 bước thí nghiệm.
- GV: Từ bước 2b hỏi HS về độ lớn của lực đẩy Aùc – si – mét
- GV: Yêu cầu HS so sánh thể tích của nước tràn ra và thể tích của vật nặng?
- GV: Bước 3c lực kế chỉ có giá trị P1 cho biết điều gì?
- GV: Yêu cầu HS nêu kết luận FA bằng lực nào?
- GV: Yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm theo 3 bước và ghi kết quả lên bảng.
GV: Qua bảng kết quả của HS so sánh FA và Pcl (bằng nhau) từ đó giải quyết C3.
- GV: Từ khẳng định này, ta có thể xây dựng công thức tính độ lớn của lực đẩy Aùc – si – mét
- GV: Yêu cầu HS nêu công thức tính trọng lượng của vật theo thể tích và trọng lượng riêng d rồi từ đó đưa ra công thức tính độ lớn của lực đẩy Aùc – si – mét
- GV: Yêu cầu HS giới thiệu tên và các đơn vị của các đại lượng trong công thức.
- GV: Lực đẩy Aùc – si – mét phụ thuộc vào yếu tố nào?
- HS đọc dự đóan.
- HS trả lời.
- HS: Trả lời
+ Bước 1a: số chỉ P1 của lực kế cho biết trọng lượng của vật nặng và cốc A.
+ Bước 2b: Số chỉ P2 của lực kế cho biết là trọng lượng của vật khi vật nhúng chìm trong nước và P2 có lực đẩy Aùc – si – mét:
FA = P2 - P1
VNước tràn ra = Vvật
+ Bước 3c: số chỉ P1 cho biết trọng lượng của thể tích nước ràn ra (cũng là thể tích của vật nặng) và P2 nghĩa là
P1 = P2 + Pcl
- HS: FA = Pcl
- HS: Tiến hành thí nghiệm theo nhóm, ghi kết quả vào phiếu kết quả đã phát sẵn.
- HS: FA = Pcl
Khẳng định: dự đóan của Aùc – si – mét về độ lớn của lực đẩy của chất lỏng là đúng.
- HS: trả lời
P = d.V
- HS: trả lời theo yêu cầu của GV
II. Độ lớn lực đẩy Aùc – si – mét
1. Dự đóan
Lực đẩy Aùc – si – mét có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị chiếm chỗ.
2. Thí nghiệm kiểm tra
(H10.3)
3. Công thức tính độ lớn của lực đẩy Aùc – si – mét
FA FA = P
P = d.V
=> FA = d.V
D: Trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3)
V: Thể tích phần chất lỏng bị chiếm chỗ (m3)
FA: Lực đẩy Aùc–si–mét tác dụng lên vật (N)
Họat động 4: Vận dụng (5 phút)
- GV: Yêu cầu HS làm C4 và C5 vào vở
- GV: Để giải C5 chúng ta vận dụng công thức nào?
- HS: họat động cá nhân
- HS: trả lời FA = d.V
III. Vận dụng
C4) Khi gàu ở trong nước bị tác dụng của lực đẩy Aùc – si – mét hướng từ dưới lên nên ta cảm thấy nhẹ hơn khi kéo lên khỏi mặt nước
C5) FA nhôm = dnước .
FA thép = dnước .
Vì Vnhôm = Vthép
FA nhôm = FA thép
4. Củng cố, dặn dò.
- Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ
- Làm vận dụng C6 và C7
Bài tập: 10.1 --> 10.6
IV. Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- bai 10 _ vat ly 8.doc