Giáo án dạy Vật lý 8 bài 11: Thực hành nghiệm lại lực đẩy Ac-Si-met

Bài 11:

THỰC HÀNH NGHIỆM LẠI LỰC ĐẨY AC-SI-MET

I. Mục tiêu:

v Kiến thức:

- Sử dụng được các dụng cụ thí nghiệm để làm thí nghiệm kiểm chứng độ lớn lực đẩy Ac-si-met .

v Kỹ năng:

- Đo được lực đẩy Ac-si-met bằng lực kế. Đo được trọng lượng P của nước có thể tích bằng thể tích của vật.

v Thái độ _ tình cảm:

- Rèn luyện tính cẩn thận, có tinh thần hợp tác trong nhóm.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 4786 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy Vật lý 8 bài 11: Thực hành nghiệm lại lực đẩy Ac-Si-met, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án vật lý 8 Tiết 11 Bài 11: THỰC HÀNH NGHIỆM LẠI LỰC ĐẨY AC-SI-MET Mục tiêu: Kiến thức: Sử dụng được các dụng cụ thí nghiệm để làm thí nghiệm kiểm chứng độ lớn lực đẩy Ac-si-met . Kỹ năng: Đo được lực đẩy Ac-si-met bằng lực kế. Đo được trọng lượng P của nước có thể tích bằng thể tích của vật. Thái độ _ tình cảm: Rèn luyện tính cẩn thận, có tinh thần hợp tác trong nhóm. Chuẩn bị: Dụng cụ thí nghiệm cho mỗi nhóm học sinh: 1 lực kế 2,5N 1 vật nặng bằng nhôm có thể tích khoảng 50cm3. 1 bình chia độ. 1 giá đỡ, 1 bình nứơc, 1 khăn lau. Mẫu báo cáo: Tổ chức hoạt động dạy và học: Ổn định lớp: Kiểm tra bài cũ: Phát biểu định luật Acsimet. Viết công thức và đơm vị của từng đại lượng. Sửa bài tập: 10.1 (B) Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. 10.2 (B) Quả 2 vì nó lớn nhất. 10.3 Ba vật nặng bằng nhau nhưng khác chất: Cu, Al, Fe nên khối lượng riêng của chúng khác nhau: DCu > DFe > DAl Mà mCu = mFe = mAl => VCu < VFe < VAl Ta có : D = m/V (m không đổi) => D tỉ lệ nghịch với V => FCu < FFe < FAl mà F = V.d d không đổi F tỉ lệ thuận với V Vậy lực đẩy của nước lên miếng nhôm là lớn nhất, và lực đẩy của nước lên miếng đồng là bé nhất. 10.5 Bài mới: Tiết trước các em đã học về lực đẩy Acsimet, trong tiết học hôm nay các em sẽ làm 1 số thí nghiệm để nghiệm lại độ lớn của lực đẩy Acsi met Hoạt động của giáo viên: Hoạt động của học sinh: Hoạt động 1: Chia dụng cụ thí nghiệm Giáo viên phân phối dụng cụ cho các nhóm. Đại diện các nhóm lên nhận dụng cụ. Nhóm trưởng phân công việc cho từng thành viên trong nhóm Hoạt động 2: Ôn tập công thức F = V.d Yêu cầu học sinh phát biểu công thức lực đẩy Acsimet và nêu phương án thí nghiệm kiểm chứng với các dụng cụ mà nhóm đã có. Hai học sinh phát biểu công thức tính lực đẩy Acsimet. F = V.d Trong đó d là trọng lượng riêng của chất lỏng, V là thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. Phương án thí nghiệm: + Đo lực đẩy Acsimet. + Đo trọng lượng của phần nước có thể tích bằng thể tích của vật chìm trong nước. Hoạt động 3: Đo lực đẩy Acsimet: Giáo viên cho học sinh đọc mục 1a và 1b, quan sát hình 4.1, 4.2. Lắp thí nghiệm như hình vẽ (vở thực hành) Giáo viên đi xuống các nhóm, quan sát các nhóm tiến hành thí nghiệm. Chú ý học sinh điều chỉnh lực kế đúng vạch số 0 rối mới móc vật vào lực kế. Giáo viên cho các nhóm đọc kết quả đo P. Yêu cầu học sinh tiến hành thí nghiệm hình 4.2, chú ý đừng thả mạnh quá nước bắn ra ngoài đo sẽ không chính xác. Cho các nhóm đọc kết quả đo hợp lực F của trọng lượng và lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật. Để xác định độ lớn của lực đẩy Ac-si-met ta dùng công thức nào? Cho học sinh đọc kết quả thí nghiệm, nhận xét câu trả lời của các nhóm. Học sinh bố trí thí nghiệm như hình 4.1, 4.2. Tiến hành đo lực đẩy Ac-si-met Treo lực kế lên giá, điều chỉnh vạch 0, móc vật nặng vào lực kế, đo trọng lượng của vật (h 4.1) Đo trọng lượng của vật khi nhúng chìm trong nước. (h 4.2) Móc vật nặng vào lực kế, thả từ từ vào cóc đựng nước sao cho chìm hẳn vào nước. Mỗi nhóm đọc kết quả rồi ghi vào phần thực hành. F = FA + P = ? => F = P – FA = ? Thảo luận nhóm. Đại diện nhóm trả lởi. Xác định độ lớn của lực đẩy Ac-si-met bằng công thức: FA = P – F Các nhóm ghi kết quả vào phần thực hành FA = ? Hoạt động 4: Đo trọng lượng của phần nước có thể tích bằng thể tích vật. Giáo viên yêu cầu các nhóm đo thể tích vật như hình (4.3, 4.4) Nhắc lại cách đo thể tích của 1 vật rắn không thấm nước Thể tích của vật cũng chính là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ Yêu cầu các nhóm đo trọng lương của phần nước có thế tích bằng thể tích của vật. Gọi 1 vài học sinh nêu cách đo trọng lượng của phần nước (Vnước = Vvật) Trả lời cá nhân. Đo thể tích nước ở trong cốc đánh dấu V1. Thả chìm vật vào trong nước, nước dâng lên đánh dấu V2 Thể tích vật: V = V2 – V1 Học sinh các nhóm tiến hành thí nghiệm như hình (4.3, 4.4) Đọc kết quả V1 = ? V2 = ? V = ? Các nhóm tiến hành đo trọng lượng của cốc (h 4.5)ghi giá trị P1 = Đổ nước vừa đo được ở trên vào cốc (h 4.6) ghi giá trị P2 = Trọng lượng của phần nước bị vật chiếm chỗ là : PNước = P2 – P1 Hoạt động 5: So sánh kết quả đo PN và FA Giáo viên cho học sinh so sánh kết quả vừa đo: PNước và FA Nhận xét câu trả lời của các nhóm. Từ kết quả trên em rút ra kết luận gì? Thảo luận nhóm, đại diện nhóm trả lời: FA = PNước Nhóm thảo luận, đại diện nhóm trả lời: Mọi vật nhúng trong chất lỏng bị chất lỏng đẩy thẳng đứng từ dưới lên với lực có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ Hoạt động 6: Kết thúc: Giáo viên thu báo cáo Nhận xét kết quả thí nghiệm của từng nhóm, thao tác thí nghiệm, sự phân công và hợp tác trong nhóm. Yêu cầu các nhóm thu dọn cẩn thận dụng cụ của nhóm mình. Các nhóm nộp báo cáo. Các nhóm ghi kết quả lên bảng. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docbai 11_ vat ly 8.doc
Giáo án liên quan