Bài 12
SỰ NỔI
I. Mục tiêu :
v Kiến thức:
- Học sinh nêu được điều kiện để vật nổi.
- Giải thích được khi nào vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng.
v Kỹ năng:
- Giải thích được các hiện tượng vật nổi thường gặp trong đời sống.
v Thái độ tình cảm:
- Có tinh thần hợp tác trong nhóm học tập.
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 4239 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy Vật lý 8 bài 12: Sự nổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án vật lý 8
Tiết
Bài 12
SỰ NỔI
Mục tiêu :
Kiến thức:
Học sinh nêu được điều kiện để vật nổi.
Giải thích được khi nào vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng.
Kỹ năng:
Giải thích được các hiện tượng vật nổi thường gặp trong đời sống.
Thái độ tình cảm:
Có tinh thần hợp tác trong nhóm học tập.
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Bảng vẽ sẵn các hình trong sgk.
Mô hình tàu ngầm.
Một ống nghiệm nhỏ đựng cát (làm vật lơ lửng) có nút đậy kín
Học sinh:
Một cốc thủy tinh to đựng nước.
Một chiếc đinh, một miếng gỗ nhỏ.
Hoạt động dạy học:
Ổn định lớp:
Điểm danh sĩ số từng nhóm.
Kiểm tra bài cũ:
Khi nào xuất hiện lực nay Archimede?
Nêu được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của lực đẩy Archimede.
Viết công thức tính lực đẩy Archimede.
Phần bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập
Viên gạch nặng hơn miếng gỗ, thả vào nước thì vật nào chìm vật nào nổi? Tại sao?
Vậy có thể nói chung là vật nào nặng thì chìm, vật nào nhẹ thì nổi được không ? Cho ví dụ.
Aáy thế mà lại có những trường hợp ngược lại: cây kim nhẹ hơn tàu thủy rất nhiều, thế mà tàu nổi, kim chìm. Tại sao?
Bài học hôm nay ta sẽ xét kĩ xem khi nào vật nổi, khi nào vật chìm?
Thảo luận chung ở lớp:
Viên gạch chìm vì viên gạch nặng, miếng gỗ nổi vì miếng gỗ nhẹ.
Được vì cái lá nhẹ thì nổi, hòn đá nặng thì chìm.
=> Học sinh lúng túng không thảo luận.
Học sinh ghi bài.
Bài 12 :
SỰ NỔI
Hoạt động 2: Tìm hiểu điều kiện để 1 vật nổi hay chìm trong chất lỏng.
Muốn xét xem vật nhấn trong chất lỏng sẽ chìm xuống hay nổi lên, nghĩa là sẽ chuyển động như thế nào, ta hãy xét những lực tác dụng lên vật.
Yêu cầu học sinh trả lời C1, C2 để tìm ra điều kiện làm cho 1 vật nhúng trong nước sẽ nổi hay chìm.
Cần chú ý với học sinh: vật chìm xuống có nghĩa là vật chuyển động xuống phía dưới, vật nổi lên là vật chuyển động hướng lên trên.
Chuẩn xác hóa kết luận
Học sinh thảo luận nhóm.
Xác định 2 lực tác dụng lên vật là P và FA.
Vẽ các vectơ lực lên hình 12.1 sgk.
Rút ra nhận xét:
H12.1a: vật chìm xuống.
H12.1b: vật lơ lửng.
H12.1c: vật nổi lên
Điều kiện để vật nổi vật chìm:
Nhúng 1 vật vào chất lỏng thì:
+ Vật chìm xuống khi
P > FA
+ Vật nổi lên khi
P < FA
+ Vật lơ lửng khi
P = FA
Hoạt động 3: Tìm hiểu về độ lớn của lực đẩy Archimede khi vật nổi trên mặt thoáng.
Đặt vấn đề: Khi FA > P thì vật nổi lên, chuyển động từ dưới lên trên. Cuối cùng vật lên tới mặt nước thì sẽ chuyển động như thế nào?
Khi vật đứng yên trên mặt nước thì quan hệ giữa P và FA như thế nào?
Yêu cầu học sinh tiếnhành thí nghiệm hình 12.2, quan sát rồi nhận xét.
Thông qua thí nghiệm trên học sinh thảo luận và trả lời C3, C4 và C5.
Yêu cầu học sinh rút ra nhận xét: khi vật nổi trên mặt nước thì lực đẩy Archimede tác dụng lên vật được tính như thế nào?
Vật sẽ không chuyển động nữa mà sẽ đứng yên trên mặt nước.
Lúc đó FA = P
Cá nhân tìm hiểu và quan sát thí nghiệm.
Nhóm thảo luận và rút ra kết luận.
Học sinh ghi bài.
Độ lớn của lực đẩy Archimede khi vật nổi trên mặt thóang của chất lỏng:
Công thức:
FA = d.V
d: trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3)
V: thể tích phần vật chìm trong chất lỏng (m3)
FA: lực đẩy Archimede (N)
Hoạt động 4: Vận dụng.
Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân trả lời C6. Giáo viên hướng dẫn:
Hãy vận dụng điểu kiện của vật nổi lên hay chìm xuống, kết hợp với công thức tính lực đẩy Archimede và trọng lượng của vật để giải bài toán.
Giáo viên cho học sinh làm thí nghiệm kiểm chứng:
Thả trứng vào nước, quan sát.
Cho muối vào nước khoấy đều, quan sát và giải thích hiện tượng
Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân trả lời C7 , C8 (C8 : vận dụng kết qủa C6)
Học sinh tự làm C9.
Học sinh trả lời cá nhân, 1 học sinh trình bày trước lớp, các học sinh khác theo dõi, tham gia thảo luận.
FA = dl . V
P = dv . V
Từ điều kiện để vật nổi lên:
FA > P => dl . V > dv . V
dl > dv : vật nổi lên.
FA = P => dl . V = dv.V
dl = dv : vật lơ lửng.
FA dl.V < dv.V
dl < dv : vật chìm xuống
Nhóm làm thí nghiệm
Làm việc theo yêu cầu của giáo viên.
Vận dụng:
Vật nổi khi:dv < dl.
Vật lơ lửng khi:dv= dl.
Vật chìm khi:dv > dl.
Hoạt động 5: Củng cố và dặn dò
Nêu điều kiện để 1 vật nhấn trong nước nổi lên, lơ lửng và chìm xuống.
Nêu công thức tính độ lớn của lực đẩy Archimede.
Học ghi nhớ.
Làm bài tập 12.1 -> 12.6
Đọc phần “Có thể em chưa biết”
Chuẩn bị bài 13
Trả lời câu hỏi của giáo viên (cá nhân).
IV. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- bai 12_vat ly 8.doc