Giáo án dạy Vật lý 8 bài 18 đến bài 28

BÀI 18: TỔNG KẾT CHƯƠNG I: CƠ HỌC

I. MỤC TIÊU

- Ôn tập, hệ thống hoá các kiến thức cơ bản của phần cơ học như:

 + Lực và chuyển động

 + Ap suất của chất lỏng

 + Công và cơ năng

- Vận dụng các kiến thức đã học để giải các bài tập trong phần vận dựng.

II. CHUẨN BỊ

- GV: vẽ to bảng ô chữ của trò chơi ô chữ

- HS: Tự chuẩn bị ở nhà trả lời các câu hỏi phần “Ôn tập” trong SGK.

 

doc31 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1351 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án dạy Vật lý 8 bài 18 đến bài 28, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 18: TỔNG KẾT CHƯƠNG I: CƠ HỌC I. MỤC TIÊU Ôn tập, hệ thống hoá các kiến thức cơ bản của phần cơ học như: + Lực và chuyển động + Aùp suất của chất lỏng + Công và cơ năng Vận dụng các kiến thức đã học để giải các bài tập trong phần vận dựng. II. CHUẨN BỊ GV: vẽ to bảng ô chữ của trò chơi ô chữ HS: Tự chuẩn bị ở nhà trả lời các câu hỏi phần “Ôn tập” trong SGK. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Ổn định lớp: Kiểm tra bài cũ: Xen vào phần câu hỏi bài mới. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng. Hoạt động 1: Kiểm tra phần ôn tập (20 phút) - GV: hướng dẫn cho HS trả lời các câu hỏi thông qua từng phần kiến thức * Phần I: Lực và chuyển động gồm: từ câu 1 ----> câu 9 SGK trang 62 * Phần II: Aùp suất của chất lỏng, của khí quyển, lực đẩy Aùc-si-mét gồm: từ câu 10 ----> câu 12 SGK trang 62 * Phần III: Công và cơ năng gồm: từ câu 13 ----> câu 17 SGK trang 62, 63 - GV: hệ thống kiến thức chương I - HS: Làm việc theo yêu cầu của GV: cá nhân trả lời từng câu hỏi, nhận xét phần trả lời của bạn. Bài 18: TỔNG KẾT CHƯƠNG I: CƠ HỌC A. Oân tập: SGK trang 62 Hoạt động 2: Làm bài tập vận dụng (20 phút) - GV: Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi trong phần vận dụng, chỉ định 1 HS trình bày lời giải đáp cho mỗi câu, nếu có ý kiến khác nhau, GV tổ chức cho HS thảo luận chung ở lớp. - Các bài tự luận yêu cầu HS trình bày và lập luận chặt chẽ. - GV : tổ chức cho HS làm các bài tập định lượng, yêu cầu HS phải tóm tắt và trình bày bài giải rõ ràng và đầy đủ. - HS: Cá nhân nêu đáp án từng câu: I. 1D; 2D; 3B; 4A; 5D; 6D II. HS ghi vào tập các câu trả lời đúng. 1) Vì nếu chọn ôtô làm mốc thì cây sẽ chuyển động tương đối so với ôtô và người. 2) Để tăng Fms lên nút chai. Lực masát này sẽ dễ xoay nút chai ra khỏi miệng chai. 3) Xe được lái sang phải, người hành khách trên xe còn quán tính cũ chưa kịp đổi hướng cùng xe nên bị nghiêng sang trái. 4) Lưỡi dao càng mỏng ---> dao càng sắc ---> dễ cắt gọt. 5) Lực Aùc-si-mét được tính bằng trọng lượng của vật vật đó khi vật nổi trên chất lỏng. FA = Pvật = Vvật . dvật 6) a và d III. HS làm bài vào vở 1) vtb1 = 4 m/s vtb2 = 2,5 m/s vtb = 3,33 m/s 2) a) P1 = 1,5. 104 N/m2 b) P2 = 2P1 = 3. 104 N/m2 5) P = 2916,7 W Hoạt động 3: Củng cố và dặn dò (5 phút) - GV: Tổ chức theo nhóm trò chơi ô chữ về cơ học. SGK trang 66 - Dặn dò: Bài tập về nhà: bài 3,5 trang 65 SGK - HS: Hoạt động thảo luận theo nhóm. RÚT KINH NGHIỆM: BÀI 19: CÁC CHẤT ĐƯỢC CẤU TẠO NHƯ THẾ NÀO? I. MỤC TIÊU Kể được 1 hiện tượng chứng tỏ vật chất được cấu tạo 1 cách gián đoạn từ các hạt riêng biệt, giữa chúng có khoảng cách. Bước đầu nhận biết được thí nghiệm mô hình và chỉ ra được sự tương tự giữa thí nghiệm mô hình và hiện tượng cần giải thích. Vùng hiểu biết về cấu tạo hạt của vật chất để giải thích 1 số hiện tượng thực tế đơn giản. II. CHUẨN BỊ Giáo viên: + Các dụng cụ cần thiết để làm thí nghiệm vào bài. + 2 bình thuỷ tinh hình trụ đường kính cỡ 20 mm + Cần khoảng 100 cm3 rượu và 100 cm3 nước. + Aûnh chụp kính hiển vi hiện đại. Mỗi nhóm học sinh: + 2 bình chia độ có giới hạn đo 100 cm3. Độ chia nhỏ nhất 2 cm3. + Khoảng 100 100 cm3 ngô, 100 cm3 các khô và mịn. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng. Hoạt động 1: Đặt vấn đề ( phút) - GV: Tổ chức tình huống học tập như sau: + Thí nghiệm:(hình 10.1 SGK) hãy quan sát xem tại sao khi đổ 50 cm3 rượu vào 50 cm3 nước ta không thu được 100 cm3 hỗn hợp rượu – nước và chỉ thu được khoảng 95 cm3? - GV: Gọi HS lên kiểm tra kết quả thí nghiệm. - GV: Vậy khoảng 5 cm3 hỗn hợp còn lại đã biến đi đâu? - Để trả lời câu hỏi này, thì qua bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta giải đáp thắc mắc trên. - HS: quan sát thí nghiệm - HS: 95 cm3 Bài: 19 CÁC CHẤT ĐƯỢC CẤU TẠO NHƯ THẾ NÀO? Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo của các chất (? phút) - GV: Các chất nhìn có vẻ như liền 1 khối nhưng thực chúng liền 1 khối không? Ta tìm hiểu qua phần I - GV: Yêu cầu HS đọc phần thông báo về nguyên tử và phân tử. - Treo tranh phóng to hình 19.2 SGK và 19.3 SGK. Giới thiệu cho HS biết hình ảnh các nguyên tử Silic - GV: Qua hình 19.3 ta thấy vật chất được cấu tạo như thế nào? - GV Chính vì các chất rất nhỏ nên mắt thường không nhìn thấy được. - GV: Thông báo cho HS ràng những hạt này gọi là nguyên tử, phân tử. - HS: hoạt động của lớp. + Đọc phần thông báo. + Theo dõi cách trình bày của GV. - HS: quan sát. - HS: Trả lời cá nhân. - Vật chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt, nhỏ bé. I. Các chất có được cấu tạo từ các hạt riêng biệt không? - Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt, nhỏ bé gọi là nguyên tử, phân tử. Hoạt động 3: Tìm hiểu về khoảng cách giữa các phân tử (? phút) - GV: Để tìm hiểu giữa các phân tử này có khoảng cách hay không ta nghiên cứu phần II. - GV: Thông báo thí nghiệm trộn cát với ngô ta thí nghiệm mô hình. - GV:Yêu cầu HS làm thí nghiệm như C1 - GV: Yêu cầu các nhóm HS tập trung thảo luận cách thực hiện TN - GV: Kiểm tra theo từtng bước - GV: Tại sao thể tích hỗn hợp không đủ 100 cm3? - Ta có thể coi mỗi hạt cát, mỗi hạt ngô là mỗi nguyên tử của 2 chất khác nhau. - GV: Dựa vào C1 cho biết tại sao hỗn hợp rượu và nước mất đi 5 cm3. - GV: Gọi 1 vài em HS nhắc lại. - HS: Nêu các bước tiến hành thí ngiệm. - HS: Tiến hành thí nghiệm - HS: Thảo luận nhóm trả lời C1 - Vì cát đã xen kẽ vào những hạt ngô. - Nhóm thảo luận trả lời C2 - Tự rút ra kết luận và tự ghi vào vở. II. Giữa các phân tử có khoảng cách hay không? 1) Thí nghiệm mô hình. 2) Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách. * kết luận: Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách. Hoạt động 4: Vận dụng (? phút) - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và trả lời C.3, C.4,C.5 - GV: Nhận xét câu trả lời C.3, C.4,C.5 và đánh giá. - HS: làm việc cá nhân và trả lời C.3, C.4,C.5 - C.3: Khi khuấy lên, các phân tử đường xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước cũng như các phân tử nước xen lẫn vào khoảng cách giữa các phân tử đường. - C.4: Thành bóng cao su được cấu tạo từ các phân tử cao su, giữa chúng có khoảng cách. - Các phân tử không khí ở trong bóng có thể chui qua các khoảng cách này ra ngoài làm cho bóng xẹp dần. IV. CỦNG CỐ: Các chất được cấu tạo từ đâu? Tại sao khi đổ rượu vào nước thì thể tích hỗn hợp giảm? Làm bài tập 19.1, 19.2, trang 25 SGK V. DẶN DÒ: - Về nhà học bài - Làm các bài tập 19.3, 19.4, 19.5, trang 25,26 SGK RÚT KINH NGHIỆM: BÀI 20: NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ CHUYỂN ĐỘNG HAY ĐỨNG YÊN I. MỤC TIÊU 1) Kiến thức: - Giải thích được chuyển động Bơ – rao - Chỉ ra được sực tương tự giữa chuyển động của quả bóng bay khổng lồ do vô số HS xô đẩy từ nhiều phía và chuyển động Bơ – rao - Nắm được rằng khi phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao. 2) Kỹ năng: Giải thích được tại sao khi nhiệt độ càng cao thì hiện tượng khuyếch tán xảy ra càng nhanh. 3) Thái độ: Rèn luyện tinh thần hợp tác nhóm trong học tập. II. CHUẨN BỊ Giáo viên: Tranh vẽ các hình 20.1, 20.2, 20.3, 20.4 SGK phóng to. Học sinh: Dụng cụ làm thí nghiệm trong câu 7, mỗi nhóm gồm: + Hai cốc thuỷ tinh + Nước nóng, nước lạnh, thuốc tím. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Ổn định lớp: Kiểm tra bài cũ: Các chất được cấu tạo như thế nào? Giữa các phân tử có khoảng cách hay không? Nếu có, nêu ví dụ chứng minh. Sửa bài tập: * 19.1) D * 19.2) C * 19.4) Vì các nguyên tử, phân tử rất nhỏ nên mắt thường không thể nhìn thấyđược khoảng cách giữa chúng. * 19.5) Các phân tử muối có thể xen vào khoảng giữa các phân tử nước. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng. Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập (? phút) - GV: Cho HS đọc phần mở bài SGK để vào bài mới. - HS: Làm việc theo yêu cầu của GV Bài: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên. Hoạt động 2: Thí nghiệm của Bơ-rao(? phút) - GV: Dùng tranh phóng to hình 20.2 và 20.3 mô tả thí nghiệm Bơ-rao và thông báo kết quả: các hạt phấn hoa chuyển động không ngừng về mọi phía. - HS: Lắng nghe và nhắc lại kết luận: các hạt phấn hoa khi ngâm trong nước chuyển động không ngừng về mọi phía. I. Thí nghiệm Bơ-rao (SGK trang 71) Hoạt động 3: Tìm hiểu về chuyển động của nguyên tử, phân tử (? phút) - Để giải thích chuyển động Bơ-rao, yêu cầu HS làm việc theo sự hướng dẫn của SGK, lần lượt trả lời C.1, C.2, C.3 - GV: cho các nhóm nhận xét kết quả rồi phân tích, định hướng để thống nhất. - HS: Thảo luận nhóm ----> đại diện nhóm trình bày ý kiến của mình trước lớp. + C.1: Quả bóng tương tự hạt phấn hoa. + C.2: Các HS tương tự với các phân tử nước? + C.3:Các chuyển động nước chuyển động không ngừng và va chạm vào hạt phấn hao từt mọi phía. Các va chạm này không cân bằng nên hạt phấn hoa chuyển động không ngừng. II. Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng. (SGK trang 72) Hoạt động 4: Tìm hiểu mối quan hệ giữa chuyển động phân tử và nhiệt độ (? phút) - GV nêu vấn đề: trong thì nghiệm Bơ-rao nếu ta tăng nhiệt độ của nước thì chuyển động của các hạt phấn hoa nhanh lên hay chậm đi? - GV: thông báo kết quả. - Vậy thì chuyển động của phân tử, nguyên tử có liên quan đến nhiệt độ hay không? - Thông báo cho HS biết mối quan hệ giữa chuyển động của các phân tử, nguyên tử và nhiệt độ của vật và nêu rõ lí do ta gọi đó là chuyển động nhiệt. - HS dự đoán: + Nhanh + Chậm - HS nhắc lại: + Nhiệt độ càng cao thì các phân tử, nguyên tử chuyển động càng nhanh. + Chuyển động của các nguyên tử, phân tử gọi là chuyển động nhiệt. III. Chuyển động phân tử, nguyên tử, và nhiệt độ. Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh Hoạt động 5: Vận dụng - GV: Dùng hình 20.4 để mô tả hiện tượng khuếch tán rồi yêu cầu HS khá giỏi trả lời C.4 - GV thông báo: Hiện tượng khuếch tán là hiện tượng các chất tự hoà lẫn vào nhau do chuyển động hỗn độn không ngừng của các phân tử. - Yêu cầu HS làm việc cá nhân với C.5, C.6 - GV: Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm trong C.7 - HS: Làm việc theo yêu cầu của GV. - HS tìm thêm ví dụ về khuếch tán (hiện tượng mở nút lọ nước hoa) - Trả lời C.5, C.6 trình bày trước lớp và thảo luận dưới sự hướng dẫn của GV. - Làm TN, quan sát, báo cáo kết quả và giải thích hiện tượng IV. CỦNG CỐ, DẶN DO Yêu cầu vài HS nhắc lại phần ghi nhớ. Học bài và làm bài tập 20.1 ----> 20.5 SBT RÚT KINH NGHIỆM: BÀI 21: NHIỆT NĂNG I. MỤC TIÊU Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng và mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ của vật. Tìm được ví dụ về thực hiện công và truyền nhiệt. Phát biểu được định nghĩa nhiệt lượng và đơn vị nhiệt lượng. II. CHUẨN BỊ Một quả bóng cao su, một miếng kim loại Một phích nước nóng, một cốc thuỷ tinh. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Kiểm tra bài cũ: Động năng của vật là gì? Động năng phụ thuộc vào những yếu tố nào và nói rõ sự phụ thuộc đó. Nêu mối quan hệ giữa động năng của vật và vận tốc chuyển động của các phân tử cấu tạo nên vật. Khi nhiệt độ của vật tăng thì vận tốc của các phân tử như thế nào? Sửa bài tập: 19.1 (D), 19.2 (C) Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng. Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập - GV: Làm TN hình 21.1 SGK - GV: Cho HS nhận xét độ cao quả bóng mỗi lần nẩy lên. - GV: Cơ năng của quả bóng có được bảo toàn hay không? Vì sao? - Vậy cơ năng đã chuyển hoá thành một dạng năng lượng nào? bài học hôm nay giúp chúng ta hiểu rõ hơn. - HS: quan sát theo dõi. - HS: suy nghĩ trả lời. Bài: ???? Hoạt động 2: Tìm hiểu về nhiệt năng - GV: Yêu cầu HS nhắc lại khái niệm nhiệt năng là gì? + Các vật được cấu tạo như thế nào? + Các phân tử, nguyên tử chuyển động hay đứng yên? + Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động như thế nào? - GV thông báo: + Tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật gọi là nhiệt năng. - GV cho HS nhắc lại nhiệt năng là gì. - Hãy tìm mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ. - Có 1 cốc nước, vậy nước trong cốc có nhiệt năng không? - Nếu đun nóng nước thì nhiệt năng của nước có thay đổi không? tại sao? - Vậy nhiệt năng và nhiệt độ của vật có quan hệ như thế nào? - HS: Hoạt động cá nhân và trả lời. - HS cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng. + Các vệt được cấu tạo từ những nguyên tử, phân tử + Các phân tử, nguyên tử chuyển động không ngừng. + Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh + HS: Nhắc lại định nghĩa nhiệt năng và ghi vào sổ. - HS suy nghĩ, trả lời các câu hỏi của GV - HS trả lời => rút ra kết luận. Vài HS nhắc lại. - Nhiệt năng của vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. - Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn. Hoạt động 3: Các cách làm thay đổi nhiêt năng - GV: Cho HS đọc pầhn II SGK. Đề ra các cách làm biến đổi nhiệt năng - Giả sử em có 1 cái búa, làm sao cho miếng kim loại nóng lên? Nếu không có búa thì em làm cách nào? - Cho HS trả lời C.2, C.3 - GV: Cho các nhóm làm TN - Vậy có mấy cách làm biến đổi nhiệt năng của vật. - HS: thảo luận nhóm - Dùng búa đập lên miếng kim loại - Cọ sát miếng kim loại lên mặt bàn - Nung miếng kim loại trên bếp lửa hoặc bỏ vào cốc nước nóng - HS thảo luận nhóm và đưa ra câu trả lời. - HS làm thí nghiệm. Đại diện nhóm trả lời => rút ra kết luận và ghi vào vở. II. Các cách làm thay đổi nhiệt năng. - Nhiệt năng của vật có thể thay đổi bằng 2 cách: + Thực hiện công. +Truyền nhiệt. Hoạt động 4: Tìm hiểu về nhiệt lượng. - Trước khi cọ sát hay trước khi thả miếng kim loại vào nước nóng thì nhiệt độ và nhiệt năng của vật đã tăng chưa? - Sau khi thực hiện công hay truyền nhiệt thì nhiệt độ và nhiệt năng của vật như thế nào? - Thả 1 miếng kim loại đang nóng vào cốc nước lạnh thì sau 1 thời gian thì nhiệt độ và nhiệt năng của miếng kim loại có thay đổi không? => Từ đó GV hình thành định nghĩa và đơn vị nhiệt năng. - GV cho HS đọc phần III - Công là số đo cơ năng được truyền đi. Nhiệt lượng là số đo của nhiệt năng truyền đi nên công và nhiệt lượng có cùng số đo là Jun (J). - HS: trả lời cá nhân - Trước khi cọ sát hay trước khi thả miếng kim loại vào nước nóng thì nhiệt độ và nhiệt năng của vật chưa tăng. - Nhiệt năng và nhiệt độ của vật tăng. - HS đọc phần III và ghi bài vào vở. III. Nhiệt lượng. - Phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt gọi là nhiệt luợng. - Đơn vị của nhiệt lượng và nhiệt năng là Jun (J). Hoạt động 4: Vận dụng.. - GV cho HS đọc C.3, C.4, C.5 và trả lời. - GV nhận xét câu trả lời của HS - Trả lời cá nhân C.3: Nhiệt năng của miếng đồng giảm và nhiệt năng của nước tăng đây là sự truyền nhiệt. - C.4: Trong hiện tượng này đã có sự chuyển hoá từ cơ năng sang nhiệt năng đây là sự thực hiện công. - C.5: Cơ năng của quả bóng đã chuyển hoá thành 1 phần nhiệt năng vào đất và 1 phần vào không khí. IV. CỦNG CỐ: - Nhiệt năng là gì? - Có mấy cách làm biến đổi nhiệt năng? Cho ví dụ? - Nhiệt lượng là gì? V. DẶN DÒ: - Làm bài tập 21.1 ----> 21.3 - Về học bài. Xem trước bài 22 RÚT KINH NGHIỆM: BÀI 22: DẪN NHIỆT I. MỤC TIÊU 1) Kiến thức: - Học sinh hiểu được sự truyền nhiệt năng từ vật này sang vật khác gọi là dẫn nhiệt. - So sánh sự dẫn nhiệt của các chất rắn, chất lỏng, chất khí. 2) Kỹ năng: Tìm được ví dụ trong thực tế về sự dẫn nhiệt Làm được thí nghiệm về sự dẫn nhiệt, các thtí chứng tỏ tính dẫn nhiệt kém của chất lỏng, chất khí. 3) Thái độ: - Thận trọng khi tiếp xúc với vật có nhiệt độ cao.. II. CHUẨN BỊ Giáo viên: Dụng cụ thí nghiệm hình 22.1 gồm: giá đỡ, đèn cồn, đinh ghim, sáp. Học sinh: Dụng cụ thtí nghiệm hình 22.2, 22.3, 22.4 gồm: giá đỡ, đèn cồn, 1 thanh đồng, 1 thanh sắt, 1 thanh thuỷ tinh, các đinh ghim nhỏ, ống nghiệm và sáp cho từng nhóm học sinh. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1.Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Nhiệt năng là gì? Có mấy cách làm biết đổi nhiệt năng? Nhiệt lượng là gì? Sửa bài tập 21.1) C 21.2) B 21.3) Động năng, thế năng, nhiệt năng 21.4) Khi đun nước có sự truyền nhiệttừ ngọn lửa sang nước khi hơi nước dãn nở làm bật nút chai thì có sự thực hiện công. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng. Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập - GV: Không thể thực hiện công lên 1 vật nhưng có thể làm cho nhiệt năng vật đó tăng lên bằng cách nào? Cho ví dụ. + Nhận xét đánh giá - GV đặt vất đề:khi ta đổ nước sôi vào 1 cốc bằng nhôm và 1 cốc bằng sứ, em sờ tay vào cốc nào cảm thấy nóng hơn? vì sao? - Để hiểu và giải thích vì sao có hiện tượng trên ta nghiên cứu bài “Dẫn nhiệt” - HS: “truyền nhiệt, cho vật tiếp xúc với vật khác có nhiệt độ cao hơn” + Nhận xét đánh gia - HS dựa vào nhận biết của mình qua cuộc sống hàng ngày và dực vào bài học trước để trả lời câu hỏi. - HS ghi bài mới. Bài 22: DẪN NHIỆT Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự dẫn nhiệt. - GV: yêu cầu HS đọc thít nghiệm hình 22.1 SGK - GV: Trứơc khi làm thí nghiệm hình 22.1 SGK, GV giới thiệu dụng cụ thí nghiệm + AB là 1 thanh đồng +Các đinh được gắn bằng sáp vào thanh AB. + Đèn cồn dùng để đốt nóng đầu A của thanh đồng. - GV: Yêu cầu HS quan sát TN, chú ý xem các đinh có rơi đồng thời không, nếu không rơi đồng thời thì rơi theo thứ tự nào. Sau khi quan sát TN xong, yêu cầu HS đọc và trả lời C.1, C.2, C.3 SGK (cá nhân) - GV: Điều khiển HS thảo luận để đi đến kết luận: dẫn nhiệt là gì? GV: Cho HS tìm ví dụ thực tế về sự dẫn nhiệt. - HS: Quan sát TN do GV làm. - Đọc C.1, C.2, C.3 và trả lời. - Phát biểu và thảo luận về C.1, C.2, C.3 dưới sự hướng dẫn của GV. - Tìm ví dụ minh hoạ cho sự dẫn nhiệt. I. Sự dẫn nhiệt 1)TN:SGK trang 77 2) Kết luận - Nhiệt năng có thể truyền từ phần nàty sang phần khác của 1 vật, bằng vật này sang vật khác bằng hình thức dẫn nhiệt. Hoạt động 3: Tìm hiểu về s5ư dẫn nhiệt của các chất. - GV: Các chất rắn, lỏng, khí, dẫn nhiệt như thế nào? Có giông nhau hay không? Để tìtm hiểu chúng ta đi vào các thít nghiệm sau: * GV hướng dẫn HS làm TN 1. + Bước 1: Lắp ráp TN như H.22 + Bước 2: Dùng đèn cổn đun nóng các thanh. - GV: yêu cầu cá nhân trả lời C.4 - GV: Điều chỉnh ----> thống nhất. - Đọc, trả lời C.5, nhóm thảo luận. - GV chốt lại: trong sự truyền nhiệt của chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất. * GV hướng dẫn làm TN 2 theo H 22.3 SGK + Bước 1: Giới thiệu dụng cụ TN + Bước 2: Lắp ráp TN như H 22.3 + Bước 3: Dùng đèn cồn đun nóng miệng 1 ống nghiệm. - Thảo luận trả lời C.6 - GV chốt lại: Chầt lỏng dẫn nhiệt kém hơn chất rắn. * GV hướng dẫn làm TN 3 hình 22.4 SGK + Bước 1: Dùng ống nghiệm có gắn 1 cục sáp ở nút. + Bước 2: Đun nóng đáy ống nghiệm bằng đèn cồn. - Thảo luận và trả lời C.7 - GV chốt lại: Chất khí dẫn nhiệt còn kém hơn chất lỏng. - HS: làm việc thao yêu cầu của GV - HS: đọc mục TN 1 trong SGK và tiến hành làm TN theo nhóm, quan sát TN. - HS: thảo luận nhóm. - HS: nhận xét và rút ra kết luận. - HS đọc mục 2 trong SGK - Các nhóm tiến hành TN2 và thảo luận C.6 - Đại diện 2 nhóm trả lời C.6 - HS đọc TN 3 trong SGK - Các nhóm tiến hành TN 3 và thảo luận C.7 - Đại diện 2 nhóm còn lại trả lời. - HS: nhận xét và rút ra kết luận. II. Tình dẫn nhiệt của các chất. - Chất rắn dẫn nhiệt tốt. Trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất. - Chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém. Hoạt động 4: Vận dụng. - GV: Yêu cầu HS thảo luận C.9, C.10, C.112 trong SGK bài 22.3 SBT - GV chốt lại: Để hạn chế sự truyền nhiệt giữa các chất nên có 1 lớp chất khí ngăn cách. - GV: giới thiệu ý nghĩa của các con số ghi trong bảng 22.1 SGK - HS: Trả lời theo sự hướng dẫn của GV. IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: - GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung có trong phần ghi nhớ. - Bài tập về nhà: C.8, C.11 SGK + 22.1, 22.2, 22.4 SBT - Làm TN và giải thích tại sao trong phần “Có thể em chưa biết” RÚT KINH NGHIỆM: BÀI 23: ĐỐI LƯU VÀ BỨC XẠ. I. MỤC TIÊU - Nhận biết đựơc các dòng đối lưu trong chất lỏng và chất khí - Biết sự đối lưu xẩy ra trong môi trường nào và không xẩy ra trong môi trường nào? - Tìm được ví dụ về bức xạ nhiệt. - Nêu tên được các hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng, khí, chân không. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Một bộ thí nghiệm đối lưu với chất khí và bức xạ nhiệt theo hình 23.3 và 23.4 SGK 2. Học sinh: - Một giá TN, đèn cồn, cốc đốt, thuốc tím, nước, nhiệt kế. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Dẫn nhiệt là gì? Chất nào dẫn nhiệt tốt nhất? - Sửa bài tập 22.1 (B), 22.2 (C) 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng. Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập - GV: Đưa ra tìtnh huống bàng câu hỏi: Tại sao khi đun nước người ta không đun ở phía trên của xoong, nồi mà lại đun từt phía dưới? Qua bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn. - HS: lắng nghe và suy nghĩ. Bài: ĐỐI LƯU VÀ BỨC . Hoạt động 2: Tìm hiệu hiện tượng đối lưu. - GV: phát dụng cụ thít nghiệm. - GV: Cho HS tiến hành thí nghiệm H 23.2. - GV: Yêu cầu HS tìm hiểu và trả lời C.1 theo nhóm. D= m V - GV: Yêu cầu HS tìm hiểu và trả lời C.2 theo nhóm: nhắc lại công thức - Nhận xét câu trả lời của các nhóm - GV yêu cầu HS đọc câu hỏi C.3 và trả lời. -GV thông báo cho HS: sự truyền nhiệt năng tạo thành dòng như trên gọi là sự đối lưu. Sự đối lưu cùng xảy ra trong chất khí (đèn kéo quân) * Vận dụng: - GV làm TN hình 23.3 SGK cho hS xem và hướng dẫn trả lời C.4 - GV hướng dẫn HS trả lời C.5 và C.6. Thảo luận chung toàn lớp về các câu trả lời. - Chất rắn: Phân tử của chất rắn chỉ dao động ở vị trí xác định. - Chân không: không có các phân tử - HS: Hoạt động nhóm - HS tiến hành làm TN hình 23.2 + HS: Quan sát hiện tượng xảy ra - HS: Đại diện nhóm trả lời C.1 - Thảo luận trong nhóm, cử

File đính kèm:

  • docLY 8 BAI 18 DEN BAI 28.doc
Giáo án liên quan