Giáo án dạy Vật lý 8 bài 5: Sự cân bằng lực _ quán tính

Bài 5

SỰ CÂN BẰNG LỰC _ QUÁN TÍNH

I. Mục tiêu:

v Kiến thức:

- Nhận biết được đặc điểm của 2 lực cân bằng và biểu thị bằng vectơ lực.

- Vật chịu tác dụng của 2 lực cân bằng thì vận tốc không đổi. Vật sẽ chuyển động thẳng đều (nếu đang chuyển động), hoặc sẽ đứng yên (nếu lúc đầu đứng yên).

v Kỹ năng:

- Nêu được 1 số thí dụ về 2 lực cân bằng.

- Làm thí nghiệm để kiểm tra dự đoán.

- Nêu được 1 số thí dụ về quán tính _ Giải thích hiện tượng quán tính.

v Thái độ tình cảm:

- Làm việc nghiêm túc, cẩn thận.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1067 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy Vật lý 8 bài 5: Sự cân bằng lực _ quán tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án vật lý 8 Tiết 5 Bài 5 SỰ CÂN BẰNG LỰC _ QUÁN TÍNH Mục tiêu: Kiến thức: Nhận biết được đặc điểm của 2 lực cân bằng và biểu thị bằng vectơ lực. Vật chịu tác dụng của 2 lực cân bằng thì vận tốc không đổi. Vật sẽ chuyển động thẳng đều (nếu đang chuyển động), hoặc sẽ đứng yên (nếu lúc đầu đứng yên). Kỹ năng: Nêu được 1 số thí dụ về 2 lực cân bằng. Làm thí nghiệm để kiểm tra dự đoán. Nêu được 1 số thí dụ về quán tính _ Giải thích hiện tượng quán tính. Thái độ tình cảm: Làm việc nghiêm túc, cẩn thận. Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm: Dụng cụ thí nghiệm: Máy Atwood, đồng hồ đo thời gian. Tranh vẽ: hình 5.1, 5.2 sgk. Hoạt động dạy và học: Ổn định lớp: Điểm danh sĩ số các nhóm. Kiểm tra bài cũ: Nêu đặc điểm của lực và cách biễu diễn lực. Sửa bài tập: 4.1 (D). 4.2 Ví dụ 1: Thả viên bi trên máng nghiêng xuống, lực hút của trái đất lám tăng vận tốc của viên bi. Ví dụ 2: Xe đang chuyển động nếu hãm phanh, lực cản làm vận tốc xe giảm. 4.3 Khi thả vật rơi tự do, sức hút của trái đất làm cho vận tốc của vật tăng Khi quả bóng lăn vào bãi cát, do lực cản của cát nên vận tốc của quả bóng bị giảm. 4.4 a> Vật chịu tác dụng của 2 lực: lực kéo có phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, cường độ 250 N. Lực cản Fc có phương ngang, chiều từ phải sang trái, cường độ 150 N. b> Vật chịu tác dụng của 2 lực: Trọng lực P theo phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống, cường độ lực 200 N. Lực kéo có phương nghiêng 1 góc 30o với phương nằm ngang, chiều hướng lên, cường độ lực 300N . 4.5 P = 1500N FK = 2500N FK 500N 500N P Phần bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bài Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập Quan sát hình 5.2 SGK. Một vật đang đứng yên chịu tác dụng của 2 lực cân bằng sẽ tiếp tục đứng yên. Vậy 1 vật đang chuyển động chịu tác dụng của 2 lực cân bằng sẽ thế nào? Qua bài học hôm nay ta sẽ hiểu rõ hơn. Học sinh lắng nghe, suy nghĩ. Quyển sách, trái banh nằm yên vì chịu tác dụng của 2 lực. Quyển sách: Trọng lực. Lực nâng của mặt bàn. Fn /////////// bàn P Trái banh: Trọng lực Lực nâng của mặt đất. Hoạt động 2: Tìm hiểu lực cân bằng. Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 5.2(sgk) Giáo viên cho học sinh đọc C1 dùng bút chì biễu diễn các lực trong sgk. Hai lực tác dụng lên 1 vật mà vật vẫn đứng yên thì 2 lực này gọi tên là gì? Tác dụng của 2 lực lên vật khi vật đang chuyển động: Ta đã biết lực là nguyên nhân làm thay đổi vận tốc khi các lực tác dụng lên vật không cân bằng nhau thì vận tốc của vật thay đổi. Vậy khi các lực tác dụng lên vật cân bằng nhau thì vận tốc của vật sẽ ra sao? Giáo viên làm thí nghiệm kiểm chứng bằng máy A-tút, hướng dẫn học sinh quan sát các giai đoạn sau: Ban đầu quả cầu A đứng yên. Quả cầu A chuyển động. (h5.3b) Quả cầu A tiếp tục chuyển động khi A’ bị giữ lại. Giáo viên lưu ý học sinh quan sát kĩ giai đoạn (c ), để giúp học sinh ghi lại thời gian trong những quãng đường 15cm đầu, 15cm tiếp theo, và 15cm cuối để tính vận tốc. Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời C2, C3, C4. Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh. Dựa vào kết quả thí nghiệm giáo viên cho học sinh làm C5. Giáo viên: Một vật đang chuyển động thẳng đều chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì sẽ tiếp tục chuyển động như thế nào? Học sinh làm việc cá nhân Quyển sách Fn P = 3N 3N ////////// P =3N Quả bóng Fn P = 5N 5N //////////P=5N //////////// P = Fđh = 0,5N Fđh 0,5N P=0,5N Hoạt động nhóm: mỗi nhóm cử 1 đại diện nhận xét: Mỗi vật chịu tác dụng của hai lực. Hai lực này cùng phương, ngược chiều nhau, có cường độ bằng nhau gọi là hai lực cân bằng. Cá nhân trả lời: khi đó vận tốc của vật sẽ không thay đổi, nghĩa là vật sẽ chuyển động thẳng đều. Học sinh theo dõi giáo viên làm thí nghiệm, quan sát và ghi nhận kết quả thí nghiệm. Học sinh thảo luận nhóm trả lời C2, C3, C4. C2: Quả cầu A đứng yên vì nó chịu tác dụng của hai lực cân bằng = C3: Quả cầu A và A’ chuyển động nhanh dần vì nó chịu tác dụng của hai lực không cân bằng > C4: Khi quả cầu A chuyển động qua lỗ K thì vật A’ bị giữ lại. Lúc này quả cầu A chịu tác dụng của hai lực cân bằng = (h5.3c,d) Học sinh trả lời cá nhân C5, nhận xét kết quả. Một vật đang chuyển động thẳng đều chịu tác dụng của hai lực cân bằng sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. Lực cân bằng: Hai lực cân bằng là: Hai lực cùng đặt lên 1 vật. Có cường độ bằng nhau. Phương nằm trên cùng 1 đường thẳng. Chiều ngược nhau. P T P T P T Hoạt động 3: Tìm hiểu về quán tính Giáo viên tổ chức tình huống học tập giúp cho học sinh phát hiện quán tính. Giáo viên đưa ra 1 số ví dụ về quán tính mà học sinh thường gặp trong thực tế như ôtô, tàu hỏa đang chuyển động không thể dừng ngay được mà phải trược tiếp 1 đoạn. Do đó khi có lực tác dụng mọi vật đều không thay đổi vận tốc đột ngột được vì mọi vật đều có quán tính. Ví dụ: ô tô và xe đạp đang chạy cùng vận tốc. Nếu hãm phanh cùng 1 lúc thì xe nào dừng nhanh hơn? Giáo viên: mức quán tính phụ thuộc vào yếu tố nào? Học sinh đọc sgk để rút ra nhận xét. Học sinh theo dõi trả lời: xe đạp Học sinh trả lời: quán tính phụ thuộc vào khối lượng, khối lượng của vật càng lớn thì mức quán tính càng lớn khó thay đổi vận tốc. Quán tính: Nhận xét: Khi có lực tác dụng mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột vì mọi vật đều có quán tính. Dưới tác dụng của các lực cân bằng, một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên ; đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. Chuyển động này gọi là chuyển động theo quán tính. Hoạt động 4: Vận dụng _ Củng cố Giáo viên cho học sinh đọc C6, làm thí nghiệm C6, C7, C8 kiểm chứng. Giáo viên nhận xét các câu trả lời của mỗi nhóm rồi đánh giá Rút ra nhận xét chung Củng cố: Hai lực cân bằng là hai lực như thế nào? Dưới tác dụng của hai lực cân bằng, vật đang chuyển động sẽ chuyển động như thế nào? Quán tính phụ thuộc vào yếu tố nào? Dặn dò: làm bài tập 5.1 -> 5.8 (sbt), học bài. Hoạt động cá nhân trả lời C6: Búp bê bị ngã về phía sau. Vì khi đẩy xe, chân búp bê chuyển động cùng với xe, nhưng do quán tính, thân và đầu búp bê vẫn đứng yên, vì vậy búp bê bị ngã về phía sau. Học sinh làm thí nghiệm C7, C8 theo nhóm, để kiểm chứng. Cá nhân trả lời. Vận dụng: Trong đời sống và kỹ thuật ta không được thay đổi vận tốc đột ngột. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docbai 5_ vat ly 8.doc
Giáo án liên quan