Giáo án dạy Vật lý 8 bài 8: Áp suất chất lỏng – bình thông nhau

Bài 8:

ÁP SUẤT CHẤT LỎNG – BÌNH THÔNG NHAU.

I. Mục tiêu:

v Kiến thức:

- Mô tả được thí nghiệm chứng tỏ sự tồn tại của áp suất trong lòng chất lỏng.

- Viết được công thức tính áp suất chất lỏng

- Nêu được nguyên tắc bình thông nhau.

v Kỹ năng:

- Vận dụng công thức p = h . d để giải các bài tập đơn giản.

- Có kỹ năng giải thích 1 số hiện tượng dựa vào nguyên tắc bình thông nhau.

 

doc5 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1624 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy Vật lý 8 bài 8: Áp suất chất lỏng – bình thông nhau, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án vật lý 8 Tiết 8 Bài 8: ÁP SUẤT CHẤT LỎNG – BÌNH THÔNG NHAU. Mục tiêu: Kiến thức: Mô tả được thí nghiệm chứng tỏ sự tồn tại của áp suất trong lòng chất lỏng. Viết được công thức tính áp suất chất lỏng Nêu được nguyên tắc bình thông nhau. Kỹ năng: Vận dụng công thức p = h . d để giải các bài tập đơn giản. Có kỹ năng giải thích 1 số hiện tượng dựa vào nguyên tắc bình thông nhau. Thái độ, tình cảm: Giáo ducï cho học sinh khả năng vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. Trung thực, cẩn thận, hợp tác trong nhóm Chuẩn bị dụng cụ: Giáo viên: Bảng phụ nội dung C4. Học sinh: + Một bình hình trụ có đáy C, và các lỗ A,B + Một bình hình trụ thủy tinh có đĩa D tách rời dùng làm đáy. + Một bình thông nhau. Hoạt động dạy và học: Ổn định lớp: Điểm danh các nhóm Kiểm tra bài cũ: Định nghĩa áp lực, áp suất. Nêu công thức tính áp suất, cho biết tên và đơn vị của các đại lượng trong công thức. Sửa bài tập: 7.1) D 7.2) B 7.5) Trọng lượng của người: p = F/ S = P / S => P = p. S = 17000 . 0,03 = 510 (N). Khối lượng của người: m = P / 10 = 510 / 10 = 51 (kg) Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập Yêu cầu học sinh quan sát h8.1 cho biết hình đó mô tả gì? Tại sao người thợ lặn phải mặc bộ áo lặn chịu được áp suất lớn? Nếu không mặc bộ áo lặn đó thì có nguy hiểm gì đối với người thợ lặn không? Để trả lời câu hỏi này chúng ta cùng nghiên cứu bài 8. (Ghi bảng) Học sinh mô tả người thợ lặn ở đáy biển Học sinh ghi đề bài vào vở. Bài 8: ÁP SUẤT CHẤT LỎNG – BÌNH THÔNG NHAU. Hoạt động 2: Tìm hiểu về áp suất chất lỏng lên đáy bình và thành bình Giáo viên nhắc lại về áp suất của vật rắn tác dụng lên mặt bàn nằm ngang (h8.2) theo phương của trọng lực. Với chất lỏng thì sao? Khi đổ chất lỏng vào bình thì chất lỏng có gây ra áp suất lên thành bình, đáy bình không? Yêu cầu học sinh tiến hành thí nghiệm H8.3 để kiểm tra lại dự đoán và trả lời C1, C2. Giáo viên giới thiệu dụng cụ thí nghiệm và nêu mục đích thí nghiệm: Kiểm tra xem chất lỏng có gây ra áp suất như chất rắn hay không? Học sinh lắng nghe. Học sinh dự đoán có hay không? Nhóm tiến hành thí nghiệm h8.3, quan sát, sau đó ghi hiện tượng (các màng cao su phồng ra). Học sinh thảo luận C1, C2. Sự tồn tại của áp suất trong lòng chất lỏng: 1. Thí nghiệm 1: (h8.3 sgk) Chứng tỏ chất lỏng gây ra áp suất lên đáy bình và thành bình. Hoạt động 3: Tìm hiểu áp suất chất lỏng tác dụng lên các vật ở trong lòng chất lỏng Chất lỏng gây ra áp suất lên đáy và thành bình, vậy chất lỏng có gây ra áp suất trong lòng nó hay không? Nếu có thì theo phương nào? Giáo viên giới thiệu dụng cụ. Giáo viên nêu mục đích thí nghiệm 2: Kiểm tra sự gây ra áp suất trong lòng chất lỏng. Cho hs dự đoán trước hiện tượng trước khi tiến hành thí nghiệm 2: Đĩa D được lực kéo của tay ta giữ laị, khi nhúng sâu ống có đĩa D vào chất lỏng và buông tay ra thì điều gì sẽ xảy ra với điã D? Giáo viên yêu cầu học sinh tiến hành thí nghiệm 2 và trả lời C3. Yêu cầu học sinh dựa vào kềt quả thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2 thảo luận làm C4. Khắc sâu kiến thức cho học sinh bằng việc đọc lại ghi nhớ thứ nhất Ghi bảng. Học sinh dự đoán: + có, theo phương thẳng đứng và phương ngang. + không. Học sinh dự đoán: + đĩa bị rơi. + đĩa không tách rời khi quay Hoạt động theo nhóm, làm thí nghiệm 2 thảo luận C3. Đại diện nhóm trả lời C4 Học sinh ghi kết luận. 2. Thí nghiệm 2: (hình 8.4 sgk) Chứng tỏ chất lỏng gay ra áp suất theo mọi phương lên các vật ở trong lòng nó. 3. Kết luận: Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong nó. Hoạt động 4: Xây dựng công thức tính áp suất chất lỏng Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại công thức tính áp suất đã học Thông báo: Khối chất lỏng hình trụ, có diện tích đáy là S, chiều cao là h. Giáo viên hướng dẫn học sinh từ công thức p =F/S để tìm ra công thức tính áp suất của khối chất lỏng lên đáy bình, lưu ý với học sinh áp lực ở đây chính là trọng lượng của khối chất lỏng. Công thức p =h.d mà các em vừa tìm được chính là công thức tính áp suất chất lỏng. Ghi bảng Yêu cầu học sinh cho biết tên và đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức. Cho học sinh làm C7 để áp dụng công thức tính áp suất. Nếu 2 điểm trong chất lỏng có cùng độ sâu (nằm trên 1 mặt phẳng ngang) thì áp suất tại 2 điểm đó thế nào? Đặc điểm này được ứng dụng trong khoa học và đời sống hằng ngày. Một trong những ứng dụng đó là bình thông nhau. Học sinh (cá nhân): p=F/S Học sinh có ý kiến sử dụng công thức đã học ở lớp 6: P = d.V => F = P= d .V mà V= S.h => F=d.S.h Từ p =F/S = (d.s.h)/S = d.h Vậy: p= d.h Học sinh ghi công thức vào vở. Cá nhân trả lời theo yêu cầu của giáo viên. Hoạt động cá nhân: làm C7 vào vở Bằng nhau. Công thức tính áp suất chất lỏng: p = d.h d: trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3) h: chiều cao của cột chất lỏng tính từ mặt thoáng (m) p: áp suất ở đáy cột chất lỏng (N/m2 hay Pa) C7: Aùp suất của nước lên đáy thùng : p1 = d.h1 =10000. 1,2 =12000 N/m2 Aùp suất của nước lên điểm cách đáy thùng 0,4m: p2 = d.h2 = 10000.(1,2 - 0,4) = 8000 N/m2 Hoạt động 5: Tìm hiểu nguyên tắc bình thông nhau: Giáo viên giới thiệu cấu tạo bình thông nhau. Khi đổ nứớc vào 1 nhánh của bình thông nhau, thì sau khi nước đã ổn định, mực nước trong hai nhánh sẽ như thế nào? Yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm để kiểm tra dự đoán. Yêu cầu học sinh chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống của kết luận. Giáo viên cho học sinh nhắc lại kết luận đã điền đầy đủ để khắc sâu kiến thức. -> Ghi bảng Học sinh lắng nghe và quan sát. Học sinh dự đoán. Các nhóm làm thí nghiệm, thảo luận và báo cáo kết quả: h8.6c Hoạt động cá nhân Học sinh ghi bài. Bình thông nhau: Nguyên tắc: trong bình thông nhau chứa cùng 1 chất lỏng đứng yên, các mặt thoáng của chất lỏng ở các nhánh khác nhau đều ở cùng 1 độ cao. Hoạt động 6: Vận dụng _Củng cố Yêu cầu học sinh đọc C6 và C8. Giao C9 về nhà. Củng cố: Yêu cầu học sinh đọc lại ghi nhớ. Dặn dò: Học sinh về nhà làm bài tập 8.1 -> 8.4 Cá nhân đọc và lần lược trả lời C6 và C8. Vận dụng: (sgk) Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docbai 8_vat ly8.doc
Giáo án liên quan