Tiết 20. CÔNG CƠ HỌC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:Nêu được dấu hiệu để có công cơ học.
- Phát biểu và viết được công thức tính công cơ học, nêu được tên các đại lượng và đơn vị của các đại lượng trong công thức .
2. Kỹ năng: Phân tích lực thực hiện công, tính công cơ học.
nêu được các VD trong thực tế để có công cơ học và không có công cơ học.
- Vận dụng công thức tính công trong các trường hợp đơn giản để tính công cơ học: chiều của lực trùng với chiều của chuyển động.
3. Thái độ:Nghiêm túc, say mê nghiên cứu, học hỏi yêu thích môn học, có tinh thần hợp tác trong hoạt độnh nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV : Giáo án nội dung bài, tranh vẽ trong sgk, tranh vẽ máy xúc.
- HS : Chuẩn bị bài trước khi tới lớp.
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 602 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy Vật lý lớp 8 tiết 15: Công cơ học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:23/12/2011
Ngày dạy:8A,8B: 26/12/2011
Tiết 20. CÔNG CƠ HỌC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:Nêu được dấu hiệu để có công cơ học.
- Phát biểu và viết được công thức tính công cơ học, nêu được tên các đại lượng và đơn vị của các đại lượng trong công thức .
2. Kỹ năng: Phân tích lực thực hiện công, tính công cơ học.
nêu được các VD trong thực tế để có công cơ học và không có công cơ học.
- Vận dụng công thức tính công trong các trường hợp đơn giản để tính công cơ học: chiều của lực trùng với chiều của chuyển động.
3. Thái độ:Nghiêm túc, say mê nghiên cứu, học hỏi yêu thích môn học, có tinh thần hợp tác trong hoạt độnh nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV : Giáo án nội dung bài, tranh vẽ trong sgk, tranh vẽ máy xúc.
- HS : Chuẩn bị bài trước khi tới lớp.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Đặt và giải quyết vấn đề.
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Khởi động.
- Mục tiêu: gây hứng thú học tập cho hs.
- Thời gian: 3’
- Cách tiến hành:
HOẠT ĐỘNG 1. Điều kiện để có công cơ học
- Mục tiêu: hs nêu được điều kiện để có công cơ học.
- Đồ dùng dạy học: SGK, tranh vẽ hình 13.2 và 13.2.
- Thời gian: 10’
- Cách tiến hành:
- GV: Y/c hs quan sát tranh vẽ (h. 13.1, 13.2) trên màn chiếu.
- Gv: nhận xét, sửa sai- Thông báo
+ hình 13.1: có công cơ học
+ hình 13.2: không có công cơ học
* vậy thì qua các trường hợp ở trên em nào cho thầy biết khi nào có công cơ học bằng cách trả lời C1 cho thầy?
- GV: nhận xét, sửa sai.
- Y/c học sinh trả lời C2
- Nhận xét, sửa sai
I. Khi nào có công cơ học.
1. Nhận xét.
- Hs quan sát tranh trên màn chiếu: Nhận xét
+ h. 13.1 con bò đã tác dụng 1 lực vào xe làm xe chuyển động trên đường.
Còn hình. 13.2 lực sĩ tác dụng 1 lực vào quả tạ nhưng quả tạ vẫn đứng yên.
- nghe và ghi bài
- HS: trả lời C1: có công cơ học khi có lực tác dụng vào vật và làm vật chuyển động.
2. Kết luận:
(1) lực ; (2) chuyển dời
HOẠT ĐỘNG 2. Vận dụng kiến thức về điều kiện có công cơ học
- Mục tiêu: hs vận dụng được điều kiện để có công cơ học để trả lời câu hỏi vận dụng dụng đơn giản.
- Đồ dùng dạy học: SGK, tranh vẽ mô tả các hình ảnh của câu hỏi.
- Thời gian: 7’
- Cách tiến hành:
- Y/c hs thảo luận nhóm bàn C3 và C4 trong sgk.
- Nhận xét, sửa sai
- Nhận xét, sửa sai.
3. Vận dụng
- Hs thảo luận nhóm và cử đại diện trả lời.
C3 : a, c, d
C4 : + a) lực kéo của đầu tàu hỏa
+ b) trọng lực (lực hút của trái đất làm quả bưởi rơi xuống)
+ c) lực kéo của người công nhân
HOẠT ĐỘNG 3. Công thức tính công cơ học
- Mục tiêu: hs nêu được công thức tính công cơ học, tên các đại lượng và và đơn vị của các đại lượng trong công thức.
- Thời gian: 8’
- Cách tiến hành:
- Gv: Y/c hs đọc sgk và cho biết công thức tính công.
- Nhận xét, sửa sai.
- Thông báo: Khi F = 1 N & S = 1 m thì ta có :
A = F .S = 1N . 1m = 1 N.m
1 N.m = 1 J
- Đơn vị của công A là Jun :
KH ( J ).
1 J = 1 N.m
* Ngoài ra còn đơn vị: kJ;
1kJ = 1000J
- Thông báo:
+ chú ý: + nếu lực td không trùng với phương cđ thì công sẽ được tính bằng công thức khác sẽ học ở lớp trên.
+ nếu lực tác dụng vuông góc với phương cđ thì công của lực bằng "0"
* Để hiểu rõ về công thức tính công thì chúng ta chuyể n sang phần vận dụng.
II. Công thức tính công
1. Công thức tính công cơ học
- Đọc sgk và nêu công thức.
A = F . S
A – Công của lực F
F – Lực t/d vào vật
S – Qđ vật dịch chuyển
- HS: chú ý lắng nghe và ghi bài.
- Chú ý nghe bài
HOẠT ĐỘNG 4. Vận dụng, củng cố
- Mục tiêu: hs vận dụng được công thức tinh công để giải một số bài tập vận dụng
- Thời gian: 15’
- Cách tiến hành:
- GV: Y/c hs hoạt động nhóm 6 người giải C5.
- Gv: y/c nhận xét chéo
- Nhận xét sửa sai
- Y/c cá nhân hoàn thành C6
- Gọi 1 học sinh đứng tại chỗ đọc lời giải.
- Nhận xét, sửa sai.
- Y/c cá nhân hoàn thành C7
- Nhận xét, sửa sai.
- Y/c cá nhân hoàn thành câu hỏi thêm(nhìn trên máy chiếu).
- Nhận xét sửa sai.
2. Vận dụng
công của lực kéo của đầu tàu là.
áp dụng công thức:
A= F.s =5000.1000= 5000000J= 5000kJ
Tóm tắt
F= 5000N
s= 1000m
A= ?
- Hs hoạt động nhóm giải C5
- Hoàn thành C6
- Một hs đứng tại chỗ đọc lời giải.
- Cá nhân hoần thành C7
C7: Vì P có phương vuông góc với phương chuyển động của hòn bi.
- cá nhân hoàn thành câu hoi thêm.
V.Hướng dẫn về nhà ( 2 phút )
Yêu cầu hs về nhà học bài, đọc phần có thể em chưa biết, y/c hs làm bài tập từ 13.1 đến 13.4 sbt và đọc trước bài Định luật về công.
File đính kèm:
- tiet 15 li8 cong co hoc.doc