Giáo án dạy Vật lý lớp 8 tiết 21: Sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng

 Tiêt 21. SỰ CHUYỂN HÓA VÀ BẢO TOÀN CƠ NĂNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Phát biểu được định luật bảo toàn cơ năng ở mức độ biểu đạt như trong SGK, biết nhận ra, lấy ví dụ về sự chuyển hoá lẫn nhau giữa thế năng và động năng trong thực tế.

2. Kĩ năng:

- Quan sát, làm thí nghiệm, rút ra kết luận

3. Thái độ:

- Nghiêm túc, yêu thích môn học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh h17.1 SGK

- Con lắc đơn và giá treo ( 6 bộ )

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 599 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy Vật lý lớp 8 tiết 21: Sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20 / 2 / 2011 Ngày dạy: 8B: 22/ 2 / 2011 8A: 25/ 2/ 2011 Tiêt 21. SỰ CHUYỂN HÓA VÀ BẢO TOÀN CƠ NĂNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Phát biểu được định luật bảo toàn cơ năng ở mức độ biểu đạt như trong SGK, biết nhận ra, lấy ví dụ về sự chuyển hoá lẫn nhau giữa thế năng và động năng trong thực tế. 2. Kĩ năng: - Quan sát, làm thí nghiệm, rút ra kết luận 3. Thái độ: - Nghiêm túc, yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh h17.1 SGK - Con lắc đơn và giá treo ( 6 bộ ) III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Hỏi đáp, thảo luận, phân tích IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC * ổn định tổ chức lớp, đặt vấn đề vào bài - Mục tiêu: gây hứng thú học tập cho hs. - Đồ dùng dạy học: SGK. - Thời gian: 5’ - Cách tiến hành: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - Ổn định: Kiểm tra sĩ số lớp - Kiểm Tra : Khi nào nói vật có cơ năng? trong trường hợp nào thì cơ năng của vật là thế năng? Trong trường hợp nào thì cơ năng của vật là động năng? - Động năng và thế năng của vật phụ thuộc vào những yếu tố nào ? - Giới thiệu bài: Giới thiệu như sgk - HS lớp trưởng báo cáo * Khi một vật có khả năng thực hiện công ta nói vật đó có cơ năng. + Trong trường hợp cơ năng của vật phụ thuộc vào vị trí của vật so với vật khác được chọn làm mốc được gọi là thế năng hấp dẫn . Trong trường hợp cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng của vật được gọi là thế năng đàn hồi. Hoạt động 1: Tiến hành TNo nghiên cứu sự chuyển hoá cơ năng trong quá trình cơ học. Mục tiêu: Tiến hành được thí nghiệm để rút ra kết luận về sự chuyển hoá và bảo toàn cơ năng Thời gian:15’ Cách tiến hành: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - GV: treo tranh h17.1 SGK - HS: quan sát tranh - HS: làm việc nhóm, trả lời, nhận xét bài làm của nhau - GV: yêu cầu HS làm việc nhóm C1, C2, C3, C4 - GV: nhận xét câu trả lời của các nhóm - GV: hướng dẫn HS làm TNo2, yêu cầu các nhóm làm TNO, quan sát, thảo luận trả lời C5, C6, C7, C8 - GV: gọi đại diện một vài nhóm trình bày kết quả nhóm mình, các nhóm khác nhận xét, rút ra câu trả lời đúng Hỏi: qua 2 TNo em rút ra được kết luận gì ? - GV: gọi 1 ® 2 HS nhắc lại kết luận - Trong thời gian quả bóng rơi độ cao của quả bóng giảm dẫn, vận tốc của quả bóng tăng dần - Thế năng của quả bóng giảm dần, động năng của nó tăng dần - Trong thời gian nảy lên, độ cao của quả bóng tăng dần, vận tốc của nó giảm dẫn. Như vậy thế năng của quả báng tăng dần, động năng của nó giảm dần. - HS: làm TNo, quan sát, thảo luận C5, C6, C7, C8 - Từ A về B: vận tốc của con lắc tăng ® có sự chuyển hoá từ thế năng sang động năng - Từ B đến C: vận tốc của con lắc giảm ® có sự chuyển hoá từ động năng sang thế năng - Ở vị trí A, C, con lắc có thế năng lớn nhất, có động năng nhỏ nhất - Ở vị trí B, con lắc có động năng lớn nhất, thế năng nhỏ nhất. Hoạt động 2: Thông báo định luật bảo toàn cơ năng Mục tiêu: Nắm được nội dung định luật bảo toàn cơ năng Thời gian:7’ Cách tiến hành: - GV: thông báo cho HS kết luận ở phần II SGK - GV: gọi 1 ® 2 HS nhắc lại. - HS: lắng nghe, ghi vở - Trong quá trình cơ học, động năng và thế năng có thể chuyển hoá lẫn nhau, nhưng cơ năng thì không đổi. Người ta nói cơ năng được bảo toàn. Hoạt động 3: Vận dụng Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức trên để trả lời câu hỏi Thời gian:10’ Cách tiến hành: GV: yêu cầu HS làm việc cá nhân C9 Nhận xét, thống nhất kết quả. - HS: làm việc cá nhân C9, trình bày trước lớp A/ Mũi tên được bắn đi từ chiếc cung: thế năng của cánh cung chuyển hoá thành động năng của mũi tên. B/ Nước chảy từ đập cao xuống, thế năng chuyển hoá thành động năng. C/ Ném 1 vật lên cao theo phương thẳng đứng - Động năng ® thế năng - Thế năng ® động năng. Tổng kết và hương dẫn học tập ở nhà(8’) Phát biểu định luật bảo toàn cơ năng ? Lấy ví dụ chứng tỏ trong quá trình cơ học có sự chuyển háo từ động năng sang thế năng hoặc ngược lại ? Về nhà học thuộc phần ghi nhớ, lấy ví dụ và phân tích Làm phần ôn tập, I, II phần vận dụng bài 18.

File đính kèm:

  • docTI_T 21 LI 8 SU CHUY_ HᅮA V￀ B_O TO￀N CƠ NĂG.doc
Giáo án liên quan