Giáo án Địa 6

Tiết 1: Bµi më ®Çu

I. Mục tiêu bài học:

- Giúp HS làm quen với bộ môn Địa lý, nắm được nội dung của môn địa lý lớp 6 là nghiên cứu về Trái đất và các thành phần tự nhiên của Trái đất. Từ đó bước đầu định hình được cách học tập với bộ môn này thế nào cho tốt.

- HS bước đầu nhận thức được: Bản đồ, cách sử dụng bản đồ là một phần quan trọng trong chương trình học tập, bên cạnh đó còn phải biết thu thập, xử lý thông tin Có kỹ năng quan sát thực tế, biết vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề cụ thể.

- Gây cho các em có sự hứng thú với bộ môn, có mong muốn học tập tốt để mở rộng hiểu biết, yêu thiên nhiên, đất nước.

 

doc49 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4028 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa 6, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Gi¸o ¸n ®Þa 6 Ngµy th¸ng n¨m 200 Tiết 1: Bµi më ®Çu I. Mục tiêu bài học: - Giúp HS làm quen với bộ môn Địa lý, nắm được nội dung của môn địa lý lớp 6 là nghiên cứu về Trái đất và các thành phần tự nhiên của Trái đất. Từ đó bước đầu định hình được cách học tập với bộ môn này thế nào cho tốt. - HS bước đầu nhận thức được: Bản đồ, cách sử dụng bản đồ là một phần quan trọng trong chương trình học tập, bên cạnh đó còn phải biết thu thập, xử lý thông tin … Có kỹ năng quan sát thực tế, biết vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề cụ thể. - Gây cho các em có sự hứng thú với bộ môn, có mong muốn học tập tốt để mở rộng hiểu biết, yêu thiên nhiên, đất nước. II. Phương tiện dạy học cần thiết: - Quả địa cầu. - Bản đồ tự nhiên thế giới. - Biểu đồ nhiệt độ hoặc mưa. - Một số cảnh quan. III. Tiến trình bài dạy: Hoạt động của GV và HS Hđ1: GV giới thiệu về bộ môn Địa lý, nội dung nghiên cứu. Hđ2: Nội dung của môn Địa lý 6. ? Hành tinh chúng ta đang sinh sống gọi là gì? Vị trí trong vũ trụ? Hình dạng? GV cho HS quan sát quả địa cầu. ? Những hiện tượng xảy ra trên trái đất? Vì sao? (Không yêu cầu HS phải trả lời được) GV cho HS quan sát bản đồ → Nêu vì sao học Địa lý cần có bản đồ. GV giới thiệu về 1 biểu đồ và các thông tin đọc được. GV giới thiệu 1 số cảnh quan khác nhau: Hoang mạc, rừng rậm … Hđ3: Cách học môn Địa lý GV giới thiệu SGK Địa lý 6. HS đọc 3 dòng đầu (m2) ? Vì sao phải học trên bản đồ, tranh ảnh, hình vẽ … GV giới thiệu phần chữ đỏ sau mỗi bài → Kiến thức cần ghi nhớ. Phần CH, bài tập: Yêu cầu HS cần trả lời được. Nếu có bài đọc thêm, cần chú ý đọc. Nội dung bài học 1. Nội dung của môn Địa lý 6 Cung cấp kiến thức về trái đất (hình dạng, kích thước, những vận động …) và các thành phần tự nhiên cấu tạo nên trái đất (đất, đá, nước, không khí, sinh vật …) Hình thành kỹ năng bản đồ, kỹ năng thu thập, xử lý thông tin, giải quyết vấn đề cụ thể. Làm cho vốn hiểu biết thêm phong phú. 2. Cần học môn Địa lý 6 như thế nào? Nắm được nội dung kiến thức cơ bản. Quan sát các sự vật, hiện tượng, trên tranh ảnh, bản đồ, sơ đồ … Trả lời câu hỏi, hoàn thành bài tập. Biết liên hệ thực tế. IV. Củng cố - Bài tập: ? Môn Địa lý 6 giúp em hiểu biết được những vấn đề gì? ? Em cần học môn Địa lý 6 thế nào cho tốt? Dặn dò: Tìm hiểu về vị trí, hình dạng, kích thước của Trái đất. ________________________________________ Ngµy th¸ng n¨m 200 Chương I: TRÁI ĐẤT Tiết 2. VÞ trÝ, h×nh d¹ng vµ kÝch th­íc cña tr¸i ®Êt I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, học sinh cần - Nắm được các hành tinh trong hệ mặt trời. Biết 1 số đặc điểm của hành tinh Trái đất như: Vị trí, hình dạng, kích thước. - Hiểu 1 số khái niệm: Kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, biết được công dụng của chúng. - Xác định được kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam trên quả địa cầu. II. Các thiết bị dạy học cần thiết: - Quả địa cầu - Tranh vẽ Trái đất và các hành tinh. - Các hình vẽ trong SGK. III. Tiến trình bài dạy: Họat động của GV và HS GV giới thiệu bài HS quan sát tranh (H1), đọc SGK. ? Hệ mặt trời là gì? Có mấy hành tinh, kể tên? ? Trái đất nằm ở vị trí nào (theo thứ tự xa hệ mặt trời). GV lưu ý các thuật ngữ: Hành tinh, hệ Mặt trời, hệ Ngân Hà. HS quan sát hình Trái đất chụp qua vệ tinh (trang 5) HS dựa vào H2 (SGK) ? Trái đất có hình gì? GV cho HS quan sát quả địa cầu (mô hình thu nhỏ của Trái đất). ? HS quan sát H2: Đồ dài bán kính? Độ dài đường xích đạo? HS quan sát H3 ? Các đường nối liền 2 điểm cầu Bắc và cầu Nam trên bề mặt quả địa cầu là gì? ? Những vòng tròn vuông góc với các kinh tuyến là những đường gì? GV hướng dẫn cho HS hiểu tại sao phải chọn kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc. ? Kinh tuyến đối diện với kinh tuyến gốc là kinh tuyến gì? độ? ? Độ dài của các đường kinh tuyến. ? Độ dài của các đường vĩ tuyến. ? Vĩ tuyến lớn nhất, bé nhất. ? Chỉ trên quả địa cầu nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam. ? Thế nào là vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam. ? Công dụng của hệ thống kinh tuyến, vĩ tuyến. Nội dung bài học 1. Vị trí của Trái đất trong hệ mặt trời Có 9 hành tinh quay xung quanh hệ mặt trời → gọi là hệ mặt trời. Trái đất là hành tinh thứ 3 (kể theo thứ tự xa dần hệ Mặt trời) 2. Hình dạng, kích thước của Trái đất và hệ thống kinh,vĩ tuyến Trái đất hình cầu Bán kinh xích đạo: 6370km. Kinh tuyến: là những đường nối liền cầu Bắc và cầu Nam (có 360 kinh tuyến). Vĩ tuyến là những vòng tròn vuông góc với các kinh tuyến (có 181 vĩ tuyến). Kinh tuyến gốc: 00 đi qua Đài Thiên văn Grin-uýt (Luân Đôn - Nước Anh). Bên phải kinh tuyến gốc là những kinh tuyến Đông. Bên trái kinh tuyến gốc là những kinh tuyến Tây. Đối diện kinh tuyến 00 là kinh tuyến 1800. Vĩ tuyến gốc 00 lớn nhất – là xích đạo chia quả địa cầu ra 2 nửa: nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam. Từ xích đạo → Cầu Bắc là các vĩ tuyến Bắc. Từ xích đạo → Cầu Nam là các vĩ tuyến Nam. * Nhờ có hệ thống kinh tuyến, vĩ tuyến người ta xác định được vị trí của mọi địa điểm trên quả địa câu. C. Củng cố - Luyện tập: 1.? Chỉ trên quả địa cầu: Cầu Băc, cầu Nam, đường xích đạo, các kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, kinh tuyến Đông, kinh tuyến Tây, vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam? 2.? Câu 1 SGK? - Trả lời câu hỏi SGK - Đọc bài đọc thêm. __________________________________ Ngµy th¸ng n¨m 200 Tiết 3. BẢN ĐỒ - CÁCH VẼ BẢN ĐỒ I. Mục tiêu bài học: Làm cho HS hiểu được: - Khái niệm bản đồ và đặc điểm của bản đồ được vẽ theo các phương pháp chiếu đồ khác nhau. - Biết được 1 số việc phải làm khi vẽ bản đồ như: Thu thập thông tin về các đối tượng địa lý. Biết cách chuyển mặt cong của Trái đất lêm mặt phẳng của giấy, thu thập khoảng cách, dùng ký hiệu để thể hiện các đối tượng. II. Đồ dùng: GV đặt vấn đề (như SGK) Họat động của GV và HS Hđ1: Khái niệm về bản đồ HS quan sát các bản đồ ? Mỗi bản đồ thể hiện khu vực nào? ? Bản đồ là gì? Làm thế nào để có được những tấm bản đồ này? GV giải thích H4. HS quan sát tiếp H5. ? Bản đồ H4 ≠ H5 ở chỗ nào? Vì sao đảo Grơn-len to gần bằng Nam Mỹ (thực tế = 1/9) ? Nhận xét sự khác nhau về hình dạng các đường kinh, vĩ tuyến ở H5, 6, 7. GV nói thêm về sự biến dạng về hình dáng, diện tích. Hđ2: Những công việc cần làm khi vẽ bản đồ HS đọc SGK ? Muốn vẽ được bản đồ người ta phải lần lượt làm những công việc gì? ? Trên bản đồ tự nhiên Việt Nam, người ta dùng những ký hiệu gì? Thể hiện nội dung gì? Nội dung bài học 1. Vẽ bản đồ là biểu hiện mặt cong hình cầu của Trái đất lên mặt phẳng của giấy Bản đồ là hình ảnh thu nhỏ trên giấy của 1 khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái đất. Vẽ bản đồ: Chuyển mặt cong lên mặt phẳng của giấy. Có nhiều cách vẽ, mỗi cách có những ưu điểm, nhược điểm riêng. 2. Điều kiện để vẽ bản đồ Thu thập thông tin. Tính tỷ lệ để rút gọn khoảng cách. Dùng các ký hiệu để biển hiện các đối tượng trên bản đồ. III. Kiểm tra – Đánh giá: - ? Bản đồ có vai trò như thế nào trong học tập địa lý? - ? Đo, tính tỷ lệ phòng học. - Chuẩn bị cho bài sau: Thước dây. - Làm BT thực hành trong tập bản đồ. _________________________________________ Ngµy th¸ng n¨m 200 Tiết 4. TỶ LỆ BẢN ĐỒ I. Mục tiêu bài học: - Sau bài học, HS cần: - Hiểu tỷ lệ bản đồ là gì và nắm được ý nghĩa của 2 loại số tỷ lệ và thước tỷ lệ. - Biết cách tính khoảng cách thực tế dựa vào số tỷ lệ và thước tỷ lệ. II. Đồ dùng dạy học: - Một số bản đồ có tỷ lệ khác nhau. - H8 (SGK), thước cuộn. III. Tiến trình bài dạy: A. Kiểm tra bài cũ: - GV vẽ sơ đồ Trái đất lên bảng. - ? Điền các điểm cực Bắc, cực Nam, đường xích đạo, các kinh tuyến, vĩ tuyến. Bản đồ là gì? Để vẽ bản đồ người ta cần làm những công việc gì? - GV dựa vào nội dung câu hỏi bài cũ: Rút ngắn khoảng cách tỷ lệ → tỷ lệ bản đồ (vào bài mới). B. Bài mới: Họat động của GV và HS Hđ1: Hình thành khái niệm về tỷ lệ bản đồ. HS quan sát H8 và H9 (SGK) (cùng nội dung, tỷ lệ khác nhau) ? Tỷ lệ bản đồ cho ta biết gì? Hđ2: Các dạng tỷ lệ ? Có mấy dạng tỷ lệ ? Ý nghĩa của phân số này? Tử số: chỉ khoảng cách trên bản đồ Mẫu số: chỉ khoảng cách trên thực địa. ? H8,9: Tỷ lệ nào lớn hơn, bản đồ nào rõ hơn, chi tiết hơn (phân số có mẫu số càng nhỏ → tỷ lệ càng lớn) ? H8: mỗi đoạn 1cm ứng với ? m trên thực địa. HS đọc SGK. ? Thế nào là bản đồ tỷ lệ lớn, trung bình, nhỏ. HS quan sát các bản đồ. Hđ3: Đo tính kích thước thực địa GV giải thích cách đo. HS làm việc theo nhóm (chia 2 nhóm) mỗi nhóm làm 1 nội dung (chữ in nghiêng - mục 26). GV kiểm tra, đánh giá Nội dung bài học 1. Ý nghĩa của tỷ lệ bản đồ Tỷ lệ bản đồ cho biết biểu đồ được thu nhỏ bao nhiêu lần so với thực tế. Có 2 dạng tỷ lệ. a) Tỷ lệ số: là một phân số có tỷ số là 1: VD: 1:200000 hay trên bản đồ là 1cm thì thực thế là 200000cm hay 20km. Tỷ lệ càng lớn, bản đồ càng chi tiết. b) Tỷ lệ thước Thước đo đã tính sẵn, mỗi đoạn 1cm có ghi số đo trên thực tế. 2. Đo tính khoảng cách thực địa dựa vào tỷ lệ thước hoặc tỷ lệ số trên bản đồ Dùng thước (nếu dựa vào tỷ lệ thước). Tính toán (nếu dựa vào tỷ lệ số). IV. Kiểm tra – Đánh giá: - HS quan sát 2 bản đồ treo tường. - ? Đọc tỷ lệ bản đồ, ý nghĩa. - 2 HS lên bảng tính khoảng cách thực tế của 2 điểm dựa vào tỷ lệ của 2 bản đồ đó. - ? Câu hỏi 3 SGK: Tính tỷ lệ bản đồ. - Dặn dò: Học và trả lời câu hỏi, bài tập SGK, TBĐ. ____________________________________________ Ngµy th¸ng n¨m 200 Tiết 5. PHƯƠNG HƯỚNG TRÊN BẢN ĐỒ. KINH ĐỘ - VĨ ĐỘ VÀ TỌA ĐỘ ĐỊA LÝ I. Mục tiêu bài học: - HS biết nhớ các qui định về phương hướng trên bản đồ. - Hiểu thế nào là kinh độ, vĩ độ, tọa độ địa lý của một điểm. - Biết cách tìm phương hướng, kinh độ, vĩ độ, tọa độ địa lý của một điểm trên bản đồ, trên quả địa cầu. II. Đồ dùng: - Quả địa cầu. - Bản đồ châu Á. III. Tiến trình bài dạy: A. Kiểm tra bài cũ: ? Tỷ lệ bản đồ là gì? Làm BT2 (SGK). ? Ý nghĩa tử số, mẫu số trong tỷ lệ. Làm BT3 (SGK). Tỷ lệ bản đồ = B. Bài mới: GV đặt vấn đề vào bài GV nêu các qui định về hướng trên bản đồ - Vẽ H10. ? Hướng các kinh tuyến vĩ tuyến . ? HS quan sát H13. ? Hướng trên bản đồ H13 có đúng với qui ước không? ? Vậy cơ sở nào để xác định hướng trên bản đồ. ? Xác định trên bản đồ Châu Á: Việt Nam nằm ở khu vực nào? GV: Trên thực tế có những bản đồ, lược đồ không thể hiện kinh tuyến, vĩ tuyến, làm thế nào để xác định phương hướng.? ? Nếu sơ đồ lớp học có mũi tên hướng B như sau: Tìm các hưóng còn lại? ? Hướng từ O → A, B, C, D ở H13 (HS làm việc theo nhóm). ? Điểm C (H11) là chỗ gặp nhau của đường kinh tuyến, vĩ tuyến nào? GV: Khoảng cách từ C đến kinh tuyến gốc là kinh độ của điểm C. Khoảng cách từ C đến xích đạo: vĩ độ cùa điểm C. ? Vậy kinh độ, vĩ độ của 1 điểm là gì? (tách 2 câu). GV nêu qui ước viết tọa độ ? Đ ? hay S? tại sao? A B C GV: Ngoài tọa đọ địa lý, còn các định độ cao. HS làm a/theo nhóm. Nhóm 1: a Nhóm 3: c Nhóm 2: b Nhóm 4: d HS lên bảng ghi tọa độ địa lý cùa A, B, C (H12). HS làm việc cá nhân, lên bảng ghi tên của các điểm có tọa độ địa lý E Đ 1. Phương hướng trên bản đồ Đầu trên: Hướng Bắc. Kinh tuyến Đầu dưới: Hướng Nam Bên phải: Đông Vĩ tuyến Bên trái: Tây Dựa vào các kinh tuyến, vĩ tuyến để xác định hướng trên bản đồ. Lưu ý: Nếu bản đồ không có kinh tuyến, vĩ tuyến thì dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc rồi ta tìm các hướng còn lại. 2. Kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lý Kinh độ địa lý của 1 điểm là khoảng cách tính bằng số độ từ kinh tuyến qua điểm đó đến kinh tuyến gốc. Vĩ độ của một điểm là khoảng cách tính bằng số độ từ vĩ tuyến qua điểm đó đến vĩ tuyến gốc (xác định). Tọa độ địa lý của một điểm là kinh độ, vĩ độ của điểm đó trên bản đồ. VD: C 3. Bài tập BT1: Các tuyến bay từ Hà nội đi: Hà Nội → Viên Chăn: Tây Nam Hà Nội → Gia-các-ta : Đông Nam. Hà Nội → Manila: Đông Nam. Cu-la-lăm-pơ → Băng Cốc: Tây Bắc. BT2: Tọa độ địa lý của: A B C BT3: E Đ C. Củng cố: - ? Căn cứ vào đâu để xác định phương hướng. - ? Cách viết tạo độ địa lý 1 điểm, VD. - ? Máy bay từ Hà nội Bắc Đông Nam Tây. - Hỏi máy bay đó có về đúng Hà Nội không? D. Hướng dẫn về nhà: - Làm bài tập 1, 2 (SGK), Bài tập thực hành tập bản đồ. - Đọc trước bài 5. __________________________________________ Ngµy th¸ng n¨m 200 Tiết 6. KÝ HIỆU BẢN ĐỒ, CÁCH BIỂU HIỆN ĐỊA HÌNH TRÊN BẢN ĐỒ I. Mục tiêu bài học: - HS hiểu ký hiệu bản đồ là gì. Biết đặc điểm và sự phân loại các ký hiệu bản đồ. - Biết cách đọc các ký hiệu trên bản đồ, sau khi đối chiếu với bảng chú giải, đặc biệt là ký hiệu độ cao của địa hình. II. Độ dùng: - Bản đồ tự nhiên Việt Nam, bản đồ tự nhiên thế giới, bản đồ giao thông Việt Nam. III. Tiến trình bài dạy : A. Kiểm tra bài cũ: ? Kinh độ, vĩ độ khác kinh tuyến, vĩ tuyến như thế nào? ? Tọa độ địa lý của một điểm là gì? ? Xác định vị trí của một cơn bão có tọa độ địa lý (trên bản đồ Thế giới): B. Bài mới: HS quan sát bản đồ giao thông Việt Nam. ? Quan sát hệ thống ký hiệu, nhận xét các ký hiệu với hình dạng thực tế của các đối tượng. ? Tại sao muốn hiểu ký hiệu phải đọc chú giải? ? H14: Kể tên các đối tượng được biểu hiện bằng các lọai ký hiệu. ? Đặc điểm quan trọng nhất của ký hiệu là gì? HS quan sát bản đồ tự nhiên Việt Nam. ? Trên bản đồ tự nhiên Việt Nam, độ cao của địa hình được ký hiệu như thế nào? Đọc các độ cao ứng với các màu? GV: Đồng mức: cùng độ cao. ? QS H16: Mỗi lát cắt cách nhau ?m. Sườn nào dốc hơn Lưu ý: Độ cao dùng số dương: 100m, 500m. Độ sâu dùng số âm: -1000m,-200m … 1. Các loại ký hiệu trên bản đồ Ký hiệu bản đồ đa dạng, có tính qui ước. Bảng chú giải: Giải thích nội dung và ý nghĩa của ký hiệu. Có 3 loại ký hiệu + Điểm + Đường + Diện tích Có 3 dạng ký hiệu + Hình học + Chữ + Tượng hình Ký hiệu phản ánh vị trí, đặc điểm, sự phân bố đối tượng địa lý đưa lên bản đồ. 2. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ Độ cao của địa hình được biểu hiện bằng thang màu hoặc đường đồng mức. Các đường đồng mức càng gần nhau → địa hình càng dốc. C. Củng cố: - ? Tại sao khi dùng bản đồ, trước tiên phải xem chú giải? - ? Tìm ý nghĩa của các loại ký hiệu trên bản đồ giao thông Việt Nam. D. Hướng dẫn về nhà: - Trả lời các câu hỏi SGK, tập bản đồ. - Xem lại cách xác định hướng, tính tỷ lệ bản đồ. - Chuẩn bị địa bàn, thước dây cho giờ sau. Ngµy th¸ng n¨m 200 Tiết 7. THỰC HÀNH: TẬP SỬ DỤNG ĐỊA BÀN VÀ THƯỚC ĐO ĐỂ VẼ SƠ ĐỒ LỚP HỌC I. Mục tiêu : - HS biết cách sử dụng địa bàn tìm phương hướng của các đối tượng địa lý trên bản đồ. - Biết cách đo các khoảng cách trên thực tế và tính tỷ lệ đưa lên lược đồ. - Biết vẽ sơ đồ đơn giản của 1 lớp học trên giấy. II. Đồ dùng: - Địa bàn: 4 chiếc. - Thước dây: 4 chiếc. III. Họat động trên lớp: A. Kiểm tra bài cũ: - ? Tại sao khi xem bản đồ, trước tiên phải xem chú giải. - ? Tại sao biết sườn núi nào dốc hơn khi quan sát các đường đồng mức. B. Bài mới: 1. GV: kiểm tra dụng cụ các nhóm - Phân công việc cho từng nhóm. - Nêu yêu cầu cụ thể. 2. GV giới thiệu, hướng dẫn sử dụng địa bàn. GV cho HS quan sát địa bàn. ? Địa bàn bao gồm những bộ phận nào? Chia lớp thành 4 nhóm, cử tổ trưởng, tổ trưởng phân công tổ viên đo, người ghi chép, người tính toán rút ngắn kết quả. GV kiểm tra, nhắc nhở. GV cùng HS nhận xét sơ đồ của 1 nhóm, rút ra kinh nghiệm. Địa bàn a) Kim nam châm Bắc: màu xanh Nam: màu đỏ b) Vòng chia độ: Từ 00 → 3600 Hướng Bắc từ 00 → 3600 Hướng Nam từ 00 → 1800 Hướng Đông từ: 00 → 900 Hướng Tây từ 00 → 2700 c) Cách sử dụng Xoay hộp đầu xanh chỉ số 0. Đúng hướng đường 00 → 1800 là đường Bắc – Nam. Phân công việc: Mỗi nhóm vẽ 1 sơ đồ lớp học. Hướng 1: Đo Khung lớp học và chi tiết trong lớp. 2. Vẽ sơ đồ: yêu cầu - Tên sơ đồ - Tỷ lệ - Mũi tên chỉ hướng Bắc, ghi chú. C. Hướng dẫn về nhà: - Ôn tập từ bài 1 → bài 5. _________________________________________ Ngµy th¸ng n¨m 200 Tiết 8. KIỂM TRA 1 TIẾT Đề bài: Câu 1. Tỷ lệ bản đồ cho ta biết điều gì? Trên bản đồ, một con sông dài 6cm. Hỏi trên thực địa con sông đó dài bao nhiêu km. Biết tỷ lệ bản đồ là 1:300000. Câu 2. Tai sao khi sử dụng bản đồ, trước tiên phải xem bảng chú giải? Câu 3. Hãy điền Đ (đúng) hoặc S (sai) ở các cách ghi tọa độ địa lý như sau: A B C D E G Đáp án: Câu 1 (4 điểm): Nêu được ý nghĩa của tỷ lệ bản đồ: 2 điểm. Tính đúng: 2 điểm. 1cm trên bản đồ ứng với 300000cm trên thực địa hay 3km. Vậy con sông trên thực địa dài là: 6x3 = 18km. Câu 2 (2 điểm): (Bảng ghi chú của bản đồ giúp ta hiểu nội dung và ý nghĩa của các ký hiệu dùng trên bản đồ). Câu 3 (4 điểm) Điền đúng mỗi vị trí: 0,5điểm. A: S D: Đ B: S E: Đ C: S G: S Ngµy th¸ng n¨m 200 Tiết 9. SỰ VẬN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT VÀ CÁC HỆ QUẢ I. Mục tiêu: - HS biết được trái đất có chuyển động tự quay quanh một trục tưởng tượng theo hướng từ Tây → Đông. Thời gian tự quay quanh mình 1vòng là 24 giờ. - Trình bày được một số hệ quả của sự vận động tự quay quanh trục (ngày, đêm, sự lệch hướng chuyển động của các vật). - Biết dùng quả địa cầu chứng minh hiện tượng ngày đêm trên trái đất. II. Đồ dùng: - Quả địa cầu, bóng đèn, các hình SGK phóng to. III. Họat động trên lớp: Giáo viên vào bài: Từ khi được làm quen với bộ môn Địa lý, chúng ta đã hiểu thêm bao điều lý thú. Các sự vật, hiện tượng đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ trước mắt chúng ta, chẳng hạn, mỗi sáng sớm khi ta thức dậy, ta được hướng ánh sáng chan hòa từ Mặt trời và cho đến chiều tối, khi ông Mặt trời đã đi ngủ, ta lại thấy màn đêm buông xuống. Tại sao lại có hiện tượng nhự vậy? Đó chỉ là một trong những kết quả do sự chuyển động của Trái đất tạo ra. Vận động tự quay quanh trục là 1 trong những vận động chính mà hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu cùng với những hệ quả của nó. B. Bài mới: Hoạt động của Giáo viên và HS HS quan sát quả địa cầu. GV chỉ trục nối 2 quả địa cầu. ? Trục quả địa cầu có vuông góc với mặt bàn không? ? Nhận xét hướng của trục so với mặt bàn. GV: Trục nghiêng là trục tự quay. Mặt phẳng quĩ đạo là đường di chuyển của Trái đất quanh trục. GV đứng cùng hướng với HS, dùng tay xoay quả địa cầu theo hướng Tây → Đông. GV treo tranh H19 cho HS quan sát. ? Trái đất tự quay quanh trục theo hướng nào? (ngược kim đồng hồ). 2 HS lên thực hiện quay. ? Thời gian tự quay 1 vòng quanh trục trong 1 ngày đêm được qui ước là bao nhiêu giờ. ? Cùng 1 lúc trên Trái đất có bao nhiêu giờ khác nhau (24 giờ). Mục đích chia: cho tiện. Giờ chính xác của kinh tuyến đi qua giữ khu vực được tính là giờ chung của khu vực đó. GV treo tranh H20. ? Khu vực giờ gốc là khu vực nào? Đánh số? Đọc số thứ tự của các khu vực phía Đông, phía Tây kinh tuyến gốc. ? Nước ta ở kinh tuyến giờ thứ mấy. ? HS làm việc theo nhóm Nếu kinh tuyến gốc là 12 giờ thì nước ta là mấy giờ, Niu-oóc là mấy giờ. ? Qua đó rút ra nhận xét về giờ ở phía Đông và giờ phía Tây. GV giới thiệu đường 1800: Là đường đổi ngày quốc tế. GV dùng quả địa cầu và ngọn đèn ? Nhận xét diện tích được chiếu sáng và không được chiếu sáng, giải thích. ? Nếu trái đất không tự quay quanh trục thì có hiện tượng ngày và đêm không? ? Tại sao ta thấy Mặt trời mọc ở phía Đông và lăn ở phía Tây. GV treo H22 cho HS quan sát. HS làm việc theo nhóm, trả lời: Nếu nhìn xuôi theo chiều chuyển động thì vật chuyển động từ P → N, từ O → S (ở nửa cầu Bắc) bị lệch bên nào. Giải thích? ? Lên vẽ hướng gió thổi từ xích đạo lên chí tuyến Bắc? Ghi bảng 1. Sự vận động của Trái đất quanh trục Trục (tưởng tượng) của Trái đất nghiêng 66033’ trên mặt phẳng quĩ đạo. Hướng tự quay quanh trục: Từ Tây → Đông. 1 vòng = 24 giờ (1 ngày đêm). Chia bề mặt Trái đất thành 24 khu vực, mỗi khu vực có 1 giờ riêng, gọi là giờ khu vực. Giờ gốc (có kinh tuyến gốc): giờ G.M.T Phía Đông có giờ sớm hơn phía Tây. 2. Hệ quả của sự vận động tự quay quanh trục của Trái đất a) Hiện tượng ngày và đêm Khắp nơi trên Trái đất lần lượt có ngày và đêm. b) Sự lệch hướng chuyển động của các vật Nửa cầu Bắc: lệch phải. Nửa cầu Nam: lệch trái. C. Củng cố: 1. 1 HS lên thể hiện hướng tự quay của Trái đất, nêu hệ quả. Nếu giờ gốc là 0 giờ thì ở Mat-xờ-kơ-va là mấy giờ (2 giờ). Ở Niu Oóc là mấy giờ (19 giờ của ngày hôm trước). 2. Giải thích sự nhầm lẫn của Mazenlăng – đi vòng quanh thế giới về phía Tây lệch về 6/9; thực tế là 7/9. D. Hướng dẫn về nhà: - Trả lời câu hỏi SGK, tập bản đồ. - Tìm hiểu tại sao có các mùa. __________________________________________ Ngµy th¸ng n¨m 200 Tiết 10. SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT QUANH MẶT TRỜI I. Mục tiêu: - HS hiểu được cơ chế của sự chuyển động của Trái đất quanh mặt trời (quĩ đạo thời gian chuyển động và tính chất của sự chuyển động). - Nhớ các vị trí: Xuân phân, Hạ chí, Thu phân, Đông chí trên quĩ đạo Trái đất. - Biết sử dụng quả địa cầu để lặp lại hiện tượng chuyển động tịnh tiến của Trái đất trên quĩ đạo và chứng minh hiện tượng các mùa. II. Thiết bị dạy học: Quả địa cầu, đèn, tranh vẽ sự chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời. III. Hoạt động trên lớp: A. Kiểm tra bài cũ: Bằng quả Địa cầu, hãy thể hiện sự vận động tự quay quanh trục của Trái đất và nêu các hệ quả. B. Bài mới: GV vào bài: Hàng ngày ta thấy Mặt trời, Mặt trăng di chuyển từ Đông sang Tây nhưng thực ra là Mặt trời đứng yên, Trái đất đã di chuyển từ Tây sang Đông quanh Mặt trời. Sự chuyển động tịnh tiến này đã sinh ra những hệ quả quan trọng như thế nào, có ý nghĩa với sự sống trên Trái đất ra sao đó là nội dung bài học hôm nay. Họat động của GV và HS GV giới thiệu tranh H23. HS quan sát (chú ý các mũi tên quanh trục và quanh Mặt trời). ? Trái đất cùng một lúc tham gia mấy chuyển động, hướng chuyển động? ? So sánh hướng của trục ở các vị trí Xuân phân, Thu phân, Hạ chí, Đông chí. ? Sự chuyển động đó gọi là gì? (tịnh tiến). GV đặt ngọn đèn giữa bàn. Di chuyển quả địa cầu quanh bàn từ trái qua phải (thể hiện đồng thời 2 chuyển động). ? 2 HS lên lặp lại. ? Thời gian Trái đất quay Mặt trời 1 vòng? ? Thời gian tại 4 vị trí H23. ? Khi di chuyển trên quĩ đạo trục nghiêng và hướng tự quay của Trái đất có thay đổi không? ? Ngày 22/6: Nước nào ngả nhiều về Mặt trời, lượng ánh sáng, nhiệt độ nhận được như thế nào? Mùa gì? ? Ngày 22/12: (tương tự) ? Trái đất hướng đều cả 2 nửa cầu về phía Mặt trời vào những ngày nào? Khi đó ánh sáng Mặt trời chiếu thẳng góc vào nơi nào trên Trái đất? (xích đạo), Đó là mùa gì? GV đưa bảng phụ hoặc dùng đèn chiếu. ? Em có nhận xét gì về lượng nhiệt, ánh sáng, cách tính mùa ở 2 nửa cầu? GV đưa bảng phụ ? Câu hỏi 3 SGK. GV mở rộng: Các nước ôn đới có 4 mùa khá rõ rệt. Việt Nam ở đới nóng nên 4 mùa không rõ rệt. + Miền Bắc: 2 mùa xuân thu ngắn. + Miền Nam: Nóng quanh năm. Ghi bảng 1. Sự chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời (10’) Trái đất chuyển động quanh Mặt trời theo hướng từ Tây sang Đông trên quĩ đạo hình elíp gần tròn. (Chuyển động tịnh tiến) Thời gian Trái đất chuyển động 1 vòng quanh Mặt trời là 365 ngày 6 giờ. 2. Hiện tượng các mùa (20’) Do trục Trái đất nghiêng và không đổi hướng khi chuyển động trên qũi đạo nên lần lượt các nửa cầu Bắc và Nam ngả về phía Mặt trời → sinh ra các mùa. Bảng phụ (hoặc chiếu đèn) Ngày Nửa cầu Bắc Nửa cầu Nam 22/6 Hạ chí Mùa nóng Đông chí Mùa lạnh 22/12 Đông chí Mùa lạnh Hạ chí Mùa nóng 21/3 Xuân phân Chuyển tiếp từ lạnh sang nóng Thu phân Chuyển tiếp từ nóng sáng lạnh 23/9 Thu phân Chuyển tiếp từ nóng sang lạnh Xuân phân Chuyển tiếp từ lạnh sang nóng - Sự phân bố nhiệt độ, ánh sáng, cách tính mùa ở 2 nửa cầu trái ngược nhau. C. Củng cố: 1. ? Vì sao có các mùa trên trái đất? 2. BT bảng phụ Chọn từ trong khung, điền vào chỗ chấm cho thích hợp. Nửa cầu Băc, nửa cầu Nam, trục, tự quay, lệch hướng, ngày, đêm, tịnh tiến, các mùa, mặt trời, nghiêng. “Trái đất đồng thời có 2 chuyển động: - Chuyển động …………….. quanh ……………… một vòng hết 24 giờ, sinh ra hiện tượng …………….., và sự ……………… chuyển động của các vật trên Trái đất. - Chuyển động ……………… quanh ………………… một vòng hết 365 ngày 6 giờ. Do trục Trái đất …………….… và không đổi hướng nên khi chuyển động quanh quĩ đạo, các …………… và ………….… lần lượt ngả về phía mặt trời sinh ra …………..…” D. Hướng dẫn về nhà: - Trả lời câu hỏi SGK và tập bản đồ. - Ôn tập: Sự vận động tự quay của Trái đất và hệ quả . - Đọc bài 9 Ngµy th¸ng n¨m 200 Tiết 11. HIỆN TƯỢNG NGÀY ĐÊM DÀI NGẮN THEO MÙA I. Mục tiêu: - Học sinh biết được hiện tượng ngày đêm chênh lệch giữa các mùa là hệ quả của sự vận động của Trái đất quanh Mặt trời. - Có khái niệm về các đường: chí tuyến Bắc, chí tuyến Nam, Vòng cực Bắc, Vòng cực Nam - Biết cách dùng quả địa cầu và ngọn đèn để giải thích hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau. II. Thiết bị dạy học : - Quả địa cầu. - H24, 25 (SGK) phóng to. III. Họat động trên lớp: A. GV kiểm tra bài cũ ? Nêu nguyên nhân sinh ra các mùa trên trái đất. Phân tích các mùa ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam ở ngày 22/6. B. Bài mới: GV vào bài (SGK). ? Nhắc lại diện tích được chiếu sáng của Trái đất, nguyên nhân? HS quan sát H24 và làm thảo luận theo nhóm. ? Tại sao đường Bắc Nam và đường sáng tối không trùng nhau, chúng cắt nhau ở đâu? Sinh ra hiện tượng gì? HS thảo

File đính kèm:

  • docvat li(2).doc