I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Hiểu và trình bày được các công thức tính.
2.Kĩ năng:
- Từ các công thức tính có thể áp dụng để giải các bài tập địa lí liên quan.
3.Thái độ:
- Có thái độ học tập nghiêm túc ngay từ đầu năm học
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. æn ®Þnh líp:
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Vµo bài mới:
Mở bài: Ở lớp cấp 2 các em đã học địa lí đại cương về tự nhiên cũng như kinh tế - xã hội. Hãy cho biết trong quá trình học tập môn Địa lí các em đã thường phải tính toán các vấn đề gì?
- Bài học hôm nay sẽ giới thiệu cho các em một số cách tính toán trong quá trình học môn địa lí ở trường THPT.
39 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 753 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lí 10 - Tự chon, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quỳ Hợp, Ngày 12 tháng 8 năm 2011
A- CHỦ ĐỀ 1
Tiết 1. Bài 1. CÁC CÔNG THỨC TÍNH
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Hiểu và trình bày được các công thức tính.
2.Kĩ năng:
- Từ các công thức tính có thể áp dụng để giải các bài tập địa lí liên quan.
3.Thái độ:
- Có thái độ học tập nghiêm túc ngay từ đầu năm học
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. æn ®Þnh líp:
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Vµo bài mới:
Mở bài: Ở lớp cấp 2 các em đã học địa lí đại cương về tự nhiên cũng như kinh tế - xã hội. Hãy cho biết trong quá trình học tập môn Địa lí các em đã thường phải tính toán các vấn đề gì?
- Bài học hôm nay sẽ giới thiệu cho các em một số cách tính toán trong quá trình học môn địa lí ở trường THPT.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CHÍNH
HOẠT ĐỘNG 1
Làm các ví dụ liên quan đến dân số
* Bước 1:
- GV cho 1 số ví dụ, yêu cầu HS nêu công thức tính.
- HS trình bày, GV đưa ra công thức tính.
s, t là số trẻ em sinh ra ( Chết ) trong năm, Dtb là tổng số dân trung bình năm đó.
* Bước 2:
- GV đưa ra 1 số ví dụ tương ứng, HS tính và làm vào vở.
* Bước 3:
- HS trình bày, GV cùng tính hoàn thiện nội dung.
HOẠT ĐỘNG 2
Làm các bài tập về tính năng suất và BQLT/ người
* Bước 1:
- GV nêu công thức tính.
* Bước 2:
- GV đưa ra 1 bài tập tương ứng, HS tính và làm vào vở.
* Bước 3:
- HS trình bày, GV cùng tính hoàn thiện nội dung.
HOẠT ĐỘNG 3
Làm các ví dụ liên quan đến XNK
* Bước 1:
- GV cho 1 số ví dụ, yêu cầu HS nêu công thức tính.
- HS trình bày, GV đưa ra công thức tính.
* Bước 2:
- GV đưa ra 1 số ví dụ tương ứng, HS tính và làm vào vở.
* Bước 3:
- HS trình bày, GV cùng tính hoàn thiện nội dung.
1. Tính dân số:
+ Tính tỷ lệ sinh:
S = s . 1000/ Dtb
+ Tính tỷ lệ tử:
T = t . 1000/ Dtb
+ Tính tỷ lệ gia tăng tự nhiên: ( Tg % )
* Tg % = S% - T %
* Tg % = S - T / 10
* Tg % = Số sinh ( Tr người ) - Số tử
( Tr người ) . 1000 / Dtb
+ Tính tỷ lệ người chưa có việc làm:
Số người chưa có VL . 100 / lực lượng LĐ
2. Tính năng suất cây trồng:
= Sản lượng / Diện tích Tạ/ ha, Kg / ha..
* Bài tập:
Dựa vào BSL dưới đây về DT và SL lúa các năm
Năm
DT ( Nghìn ha )
SL ( Nghìn tấn )
1975
4856
10293
1980
5600
11647
1985
5704
15874
1990
6028
19225
1999
7091
27545
- Hãy tính năng suất lúa cả năm Kg / ha ?
3. Tính bình quân lương thực / người:
= SL lúa . 1000 / Số dân ( Kg / người )
* Bài tập:
- Cho BSL sau:
Năm
1981
1984
1986
.......
Số dân
( Tr người)
54.9
58.6
61.2
.......
SL lúa
( Tr tấn )
12.4
15.6
16.0
........
- Hãy tính BQLT / người ( Kg / người )
4. Tính xuất - nhập khẩu:
* Tổng giá trị XNK = Giá trị XK + Giá trị NK
* Cán cân XNK = Giá trị XK - Giá trị NK
- Nếu: XK > NK ( + ) => Xuất siêu
- Nếu: XK Nhập siêu
* Tỷ lệ XNK = Giá trị XK .100 / Giá trị NK
* Giá trị XK = Tổng giá trị XNK - Cán cân XNK
2
* Giá trị NK = Giá trị XK + Cán cân XNK
IV- ĐÁNH GIÁ:
- GV yêu cầu HS đối chiếu, so sánh các nội dung vừa học
V- HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
Làm bài tập: Cho BSL về tổng giá trị XNK và cán cân XNK của nước ta từ 1995 - 1999 ( Đơn vị Tr USD )
Năm
Tổng giá trị XNK
Cán cân XNK
1985
2555.9
- 1158.9
1988
3795.1
- 1718.3
1990
5156.4
- 384.4
1992
5121.4
+ 40
1994
9880.1
- 1771.5
1996
18 399.5
- 3887.5
1998
20 856
- 2134
1999
23 162
- 82
- Tính giá trị XK, NK.
- Tính tỷ lệ XNK.
VI- Rót kinh nghiÖm:
.......................................
.........................................
..........................................
........................................................
Quỳ Hợp, Ngày 18 tháng 8 năm 2011
A- CHỦ ĐỀ 1
Tiết 2. Bài 2. BIỂU ĐỒ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Hiểu và trình bày được các loại biểu đồ cột, cột kết hợp đường, biểu đồ tròn.
2.Kĩ năng:
- Rèn luyện kỷ năng nhận biết biểu đồ, xử lý số liệu vẽ, nhận xét và giải thích biểu đồ.
3.Thái độ:
- Có thái độ tự học tự nghiên cứu.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:
- Một số hình ảnh về các loại biểu đồ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. æn ®Þnh líp:
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Vµo bài mới:
- Hãy kể tên một số dạng biểu đồ mà em biết.
- Bài học này sẽ giới thiệu một số dạng biểu đồ thường gặp.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CHÍNH
HOẠT ĐỘNG 1
Làm các ví dụ liên quan đến biểu đồ hình cột
* Bước 1:
- GV cho 1 số ví dụ, yêu cầu HS nêu cách vẽ biểu đồ cột.
- HS trình bày.
* Bước 2:
- GV đưa ra 1 số ví dụ tương ứng, HS làm vào vở.
* Bước 3:
- HS trình bày, GV cùng tính hoàn thiện nội dung.
BĐ cột chồng
Lùc lîng lao ®éng
100
100
100
Sè ngêi thiÕu viÖc lµm
25,2
27,6
15,7
Sè ngêi thÊt nghiÖp
2,3
1,7
4,5
Cã VLTX
72,5
70,7
79,8
HOẠT ĐỘNG 2
Làm các bài tập về biểu đồ kết hợp
* Bước 1:
- GV nêu khái quát về sự nhận biết và cách vẽ.
* Bước 2:
- GV đưa ra 1 bài tập tương ứng, HS tính và làm vào vở.
( Xem phần phụ lục )
* Bước 3:
- HS trình bày, GV cùng tính hoàn thiện nội dung.
HOẠT ĐỘNG 3
Làm các ví dụ liên quan đến biểu đồ hình tròn
* Bước 1:
- GV cho 1 số ví dụ, yêu cầu HS xử lý số liệu và vẽ.
- HS trình bày
* Bước 2:
- GV đưa ra 1 số ví dụ tương ứng, HS tính và làm vào vở.
* Bước 3:
- HS trình bày, GV cùng vẽ hoàn thiện nội dung.
N¨m
1992/1993
1997/1998
2004/2005
Tæng
12911,1
17073,6
16649,2
TH
9527,2
10431
7304
THCS
2813,4
5252,4
6371,3
THPT
570,5
1390,2
2973,9
N¨m häc
1992/1993
1997/1998
2004/2005
Tæng
100
100
100
TiÓu häc
73,8
61,1
43,9
THCS
21,8
30,8
38,3
THPT
4,4
8,1
17,9
B. kính
2cm
2,3cm
2,2cm
1. Biểu đồ hình cột:
- Dùng để thể hiện các động thái phát triển, so sánh tương quan về độ lớn giữa các đối tượng hoặc thể hiện cơ cấu thành phần của một tổng thể, như Khối lượng, sản lượng, diện tích...
+ Biểu đồ cột đơn.
+ Biểu đồ đơn gộp nhóm.
+ Biểu đồ cột chồng.
- Các bước vẽ biểu đồ cột:
+ Chọn tỷ lệ thích hợp.
+ Kẻ hệ trục vuông góc: Trục đứng: Tr người, Tr tấn, trục ngang: Năm, nước..
* Các cột chỉ khác nhau về độ cao, bề ngang cột phải bằng nhau, khoảng cách cột theo thời gian.
- Hoàn thiện biểu đồ:
+ Ghi các số liệu vào đỉnh cột.
+ Thời gian ở chân cột.
+ Ký hiệu ( Nếu cần )
+ Lập chú giải.
+ Ghi tên biểu đồ.
2. Biểu đồ kết hợp cột và đường:
- Dùng khi 2, 3 đối tượng có đơn vị khác nhau thì ta vẽ 2 trục đứng để thể hiện.
- Các đối tượng trong biểu đồ này thường có mối quan hệ nhất định với nhau.
- Khi vẽ ta lấy số liệu lớn làm cột, nhỏ làm đường.
- Kẻ hệ trục vuông góc có thể vẽ 1 hoặc 2 trục đứng, tùy vào đơn vị của số liệu.
3. Biểu đồ hình tròn:
- Thường dùng thể hiện cơ cấu các thành phần trong một tổng thể: Cơ cấu GDP, cơ cấu lao động....( < 3 năm )
- Các bươc vẽ biểu đồ:
+ Nếu số liệu cho là số liệu thô thì phải xử lý số liệu. ( Làm tròn tổng = 100 % )
+ Lập bảng số liệu vừa tính.
+ Tính độ: Chia hình tròn thành những nan quạt theo đúng tỷ lệ, đúng trật tự, đúng ký hiệu giữa các hình tròn.
100% => 360 => 1% => 3,6 ( lấy % x 3,6 )
Có thể làm tròn số, nhưng tổng số độ = 360.
+ Lập bảng tính độ.
+ Khi vẽ các nan quạt phải băt đầu từ 12h.
- Tính bán kính:
+ Nếu số liệu của các tổng thể đã cho là % thì ta vẽ các hình tròn có bán kính bằng nhau.
+ Nếu tổng thể là số liệu tuyệt đối thì ta cho tổng nhỏ nhất = 1 ( R1 = 1 ) =>
R2 = Tổng R2/ tổng R1 = A => √A ta được R2
R3 = Tổng R3/ tổng R1 = B => √B ta được R3
- Vẽ biểu đồ.
- Hoàn thiện biểu đồ:
+ Ghi tỷ lệ các thành phần vào biểu đồ
+ Lập ký hiệu và bảng chú giải
+ Ghi tên biẻu đồ.
IV- ĐÁNH GIÁ:
- GV yêu cầu HS đối chiếu, so sánh các nội dung vừa học
V- HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
- GV ra một số bài tập về nhà
VI- PHẦN PHỤ LỤC
- VÏ biÓu ®å vµ nhËn xÐt diÖn tÝch vµ s¶n lîng c©y l¹c níc ta trong thêi gian tõ 1985 ®Õn 2001
N¨m
DT(%)
SL (%)
N¨m
DT (%)
SL (%)
1980
100,0
100,0
1995
245,2
352,1
1983
134,0
133,3
1998
254,2
406,3
1985
200,9
212,6
1999
233,6
334,8
1988
211,3
224,2
2000
231,0
374,2
1990
192,5
272,6
2001*
227,7
371,1
VI- Rót kinh nghiÖm:
.......................................
.........................................
..........................................
........................................................
Quỳ Hợp, Ngày 22 tháng 8 năm 2011
A- CHỦ ĐIỂM 1
Tiết 3. Bài 2. BIỂU ĐỒ ( Tiết 2 )
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Hiểu và trình bày được các loại biểu đồ miền và đường biểu diễn.
2.Kĩ năng:
- Rèn luyện kỷ năng nhận biết biểu đồ, xử lý số liệu vẽ, nhận xét và giải thích biểu đồ.
3.Thái độ:
- Có thái độ tự học tự nghiên cứu.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:
- Một số hình ảnh về các loại biểu đồ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. æn ®Þnh líp:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở bài tập
3. Vµo bài mới:
- Hãy kể tên một số dạng biểu đồ khác mà em biết.
- Bài học này sẽ giới thiệu một số dạng biểu đồ khác thường gặp.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CHÍNH
HOẠT ĐỘNG 1
Làm các ví dụ liên quan đến biểu đồ miền
* Bước 1:
- GV cho 1 số ví dụ, yêu cầu HS nêu cách vẽ biểu đồ miền.
- HS trình bày.
* Bước 2:
- GV đưa ra 1 số ví dụ tương ứng, HS làm vào vở.
( Xem phần phụ lục )
* Bước 3:
- HS trình bày, GV cùng tính hoàn thiện nội dung.
HOẠT ĐỘNG 2
Làm các bài tập về biểu đồ đường biểu diễn
* Bước 1:
- GV nêu khái quát về sự nhận biết và cách vẽ.
* Bước 2:
- GV đưa ra 1 bài tập tương ứng, HS tính và làm vào vở.
( Xem phần phụ lục )
* Bước 3:
- HS trình bày, GV cùng tính hoàn thiện nội dung.
HOẠT ĐỘNG 3
Tìm hiểu kỹ năng nhận xét số liệu
* Bước 1:
- GV cho 1 số ví dụ trên, yêu cầu HS nhận xét
- HS trình bày
* Bước 2:
- GV đưa ra 1 số ví dụ tương ứng, HS tính vẽ, nhận xét và làm vào vở.
* Bước 3:
- HS trình bày, GV chuẩn kiến thức
1. Biểu đồ miền:
- Là một hình chữ nhật.
- Thể hiện được cơ cấu và động thái phát triển của đối tượng trong nhiều năm ( > 3 năm ).
- Thường có 2 - 3 miền: Ranh giới phía trên của miền thứ nhất là ranh giới phía dưới của miền thứ 2.... Ranh giới phía trên của miền cuối cùng là đường nằm ngang thể hiện 100 %.
- Khoảng cách các năm trên cạnh nằm ngang phải đúng tỷ lệ, năm đầu tiên nằm dưới chân cạnh đứng bên trái, năm cuối cùng nằm dưới chân cạnh đứng bên phải.
- Nếu đề bài đã cho là số liệu thô thì ta phải xử lý số liệu.
- Hoàn thiện biểu đồ:
+ Ghi số liệu vào biểu đồ.
+ Lập bảng chú giải.
+ Ghi tên biểu đồ
- Nếu biểu đồ có 2 miền thì ta chỉ cần tính % của 1 miền.
2. Biểu đường biểu diễn: ( BĐ đồ thị )
- Là dạng biểu đồ dùng đường để biểu diễn, nó thể hiện tiến trình phát triển, sự biến thiên của đối tượng theo thời gian như biểu đồ thể hiện sự biến động, tăng trưởng....
- Các bước thực hiện:
+ Kẻ hệ trục vuông góc, trục đứng thể hiện độ lớn của đối tượng, trục ngang thể hiẹn thời gian
+ Căn cứ vào độ lớn của đối tượng đánh dấu các điểm mốc, nối các điểm mốc lại với nhau ta được đường biểu diễn.
+ Khi vẽ chú ý khoảng cách năm, năm đầu tiên nằm dưới chân trục đứng.
- Hoàn thiện biểu đồ:
+ Ghi các số liệu vào biểu đồ.
+ Lập bảng cú giải
+ Ghi tên biểu đồ.
- Nếu vẽ 2 hoặc nhiều đường biểu diễn có chung một đơn vị thì mỗi đường cần dùng một ký hiệu riêng.
- Nếu vẽ 2 đường biểu diễn có đơn vị khác nhau như số dân - SL lúa, DT - SL thì ta vẽ 2 trục đứng ở 2 bên, mỗi trục thể hiện 1 đơn vị.
- Nếu vẽ nhiều đường biểu diễn có đơn vị khác nhau thì phải xử lý số liệu, lấy năm đầu = 100 %, các năm sau x 100 chia cho số liệu của năm đầu tiên để được bảng số liệu %.
3. Kỹ năng phân tích biểu đồ, bảng số liệu.
- Đọc kỹ đề để nắm được yêu cầu và phạm vi cần phân tích.
- Cần tìm ra tính quy luật hay mối quan hệ nào đó giữa các số liệu như 5 năm, 10 năm, tăng gấp đôi...
- Cần bắt đầu phân tích các số liệu có tầm khái quát cao, sau đó đến các số liệu thành phần.
- Tìm các giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, trung bình. đặc biệt chú ý các số liệu tăng hoặc giảm đột ngột.
- Tìm mối quan hệ giữa các số liệu teo cả hàng ngang và hàng dọc.
IV- ĐÁNH GIÁ:
- GV yêu cầu HS đối chiếu, so sánh các nội dung vừa học
V- HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
- GV ra một số bài tập về nhà
VI- PHẦN PHỤ LỤC
1. Cho b¶ng sè liÖu vÒ sè d©n thµnh thÞ, n«ng th«n níc ta trong thêi gian 1990- 2004 theo b¶ng sè liÖu díi ®©y. VÏ biÓu ®å thÓ hiÖn râ nhÊt sè d©n vµ tØ lÖ sè d©n sèng trong khu vùc thµnh thÞ trong thêi gian nãi trªn. (§¬n vÞ ngh×n ngêi.)
N¨m
1990
1993
1995
1997
1999
2000
2001
2004
Tæng sè
66016,7
69644,5
71995,5
74306,9
76596,7
77635,4
78685,8
82032,3
Thµnh thÞ
12880,3
13961,2
14938,1
16835,4
18081,6
18805,3
19481
21591,2
N«ng th«n
53136,4
55488,9
57057,4
57471,5
58514,7
58830,1
59204,8
60441,1
- Xử lý số liệu ta có:
N¨m
1990
1993
1995
1997
1999
2000
2001
2004
Thµnh thÞ
19,5
20,0
20,7
22,7
23,6
24,2
24,8
26,3
N«ng th«n
80,5
79,7
79,3
77,3
76,4
75,8
75,2
73,7
2. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP nước ta từ 1990 - 2005 ( Đơn vị % )
Năm
1990
1991
1995
1997
1998
2000
2005
Nông - Lâm - Ngư
38,7
40,5
27,2
25,8
25,8
23,0
21,0
Công nghiệp - Xây dựng
22,7
23,8
28,8
32,1
32,5
38,5
41,0
Dịch vụ
38,6
35,7
44,0
42,1
41,7
38,5
38,0
Bµi tËp 3 - Cho b¶ng diÖn tÝch cña mét sè c©y c«ng nghiÖp l©u n¨m díi ®©y, h·y vÏ ®å thÞ vµ nhËn xÐt t×nh h×nh ph¸t triÓn cña c©y c«ng nghiÖp l©u n¨m cña níc ta trong thêi gian 1990 ®Õn 2001.( DiÖn tÝch Ngh×n ha )
N¨m
ChÌ
Cµ phª
Cao su
Hå tiªu
Dõa
1990
60,0
119,1
221,7
9,2
212,3
1993
63,4
101,3
242,5
6,7
207,6
1994
67,3
123,9
258,4
6,5
182,5
1998
77,4
370,6
382,0
12,8
163,4
2000
87,7
561,9
412,0
27,9
161,3
2001*
95,6
568,2
418,4
35,0
156,2
- Xö lý sè liÖu.
TÝnh tèc ®é t¨ng trëng c¶ diÖn tÝch c¸c lo¹i c©y c«ng nghiÖp l©u n¨m lÊy n¨m 1990 lµ 100%. KÕt qu¶ nh sau(§¬n vÞ %)
N¨m
ChÌ
Cµ phª
Cao su
Hå tiªu
Dõa
1990
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
1993
105,7
85,1
109,4
72,8
97,8
1994
112,2
104,0
116,6
70,7
86,0
1998
129,0
311,2
172,3
139,1
77,0
2000
146,2
471,8
185,8
303,3
76,0
2001*
159,3
477,1
188,7
380,4
73,6
- Vẽ 5 đường biểu diễn.
VII- Rót kinh nghiÖm:
.......................................
.........................................
..........................................
........................................................
Quỳ Hợp, Ngày 29 tháng 8 năm 2011
B - CHỦ ĐỀ 2
Tiết 4. Bài 3. VŨ TRỤ VÀ SỰ HÌNH THÀNH VŨ TRỤ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Hiểu và trình bày được các khái niệm và các thuyết về sự hình thành vũ trụ.
- Trình bày được các nguyên nhân hình thành Thiên hà và Hệ ngân hà.
- Hiểu được những nội dung cơ bản về Hệ mặt trời.
2.Kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hơp, so sánh.
3.Thái độ:
- Xây dựng thái độ yêu thích khám phá khoa học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:
- Các hình ảnh về Hệ mặt trời, thiên hà.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. æn ®Þnh líp:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở bài tập
3. Vµo bài mới:
- Ở lớp 6 các em đã học khái quát về vũ trụ, trái đất, vậy vũ trụ được hình thành như thế nào ? Thế nào là các thiên hà, hệ ngân hà là những nội dung của tiết học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CHÍNH
HOẠT ĐỘNG 1
Tìm hiểu khái niệm về vũ trụ
* Bước 1:
- GV cho HS nghiên cứu SGK, sự hiểu biết của bản thân.
- Trình bày khái niệm về vũ trụ.
* Bước 2:
- GV cho HS nêu lên các quan điểm của bản thân.
* Bước 3:
- HS trình bày, GV chuẩn kiến thức.
HOẠT ĐỘNG 2
Tìm hiểu về sự hình thành vũ trụ
* Bước 1:
- GV cho HS nghiên cứu SGK, sự hiểu biết của bản thân.
- Cho biết vũ trụ được hình thành từ khi nào.
* Bước 2:
- GV cho HS nêu lên các quan điểm của bản thân.
* Bước 3:
- HS trình bày, GV chuẩn kiến thức.
HOẠT ĐỘNG 3
Phân biệt thiên hà và hệ ngân hà
* Bước 1:
- GV cho HS nghiên cứu SGK, sự hiểu biết của bản thân.
- Phân biệt thiên hà và hệ ngân hà.
* Bước 2:
- GV cho HS nêu lên các quan điểm của bản thân.
* Bước 3:
- HS trình bày, GV chuẩn kiến thức.
Thiên hà
Hệ ngân hà
1. Khái niệm về vũ trụ:
Vũ trụ là khoảng không gian vô tận, trong đó có toàn bộ các thiên thể, kể cả hệ mặt trời và trái đất.
2. Sự hình thành vũ trụ:
- Thời cổ đại vũ trụ được quan niệm là thế lực siêu nhiên.
- Thế ký XX xuất hiện thuyết " Big Bang" đã giải thích về sự hình thành vũ trụ.
- Năm 1927 nhà Toán - Vật lý - Thiên văn người Bỉ Le Maitri đã đưa ra mô hình về " nguyên tử nguyên thủy ".
- Theo ông thì vũ trụ được hình thành từ một nguyên tử nguyên thủy, nó chứa vật chất bị nén ép nên rất đậm đặc và có nhiệt độ vô cùng cao do đó đã gây ra một vụ nổ lớn vào khoảng 15 tỷ năm trước đây.
- Vụ nổ đã làm vật chất bắn ra tứ phía, hàng tỷ năm sau chúng co lại dưới tác dụng của lực hấp dẫn chúng cuộn xoáy và tự quay.
3. Thiên hà và hệ ngân hà:
+ Thiên hà:
- Sau khi vũ trụ hình thành, mật độ vật chất trong vũ trụ không đồng đều.
- Những nơi có năng lượng và vật chất tập trung đã hình thành những đám mây nguyên thủy có khối lượng rất lớn gọi là Thiên hà.
+ Hệ ngân hà:
- Trong vũ trụ hiện nay có hàng trăm tỷ thiên hà, kích thước của chúng cực lớn, thiên hà có chứa Hệ mặt trời gọi là hệ ngân hà.
4. Hệ mặt trời:
- Hệ mặt trời là 1 tập hợp các thiên thể, được hình thành cách đây khoảng 6 - 7 tỷ năm từ một khối lớn khí và bụi.
- Khối này vừa quay, vừa tập trung vật chất vào trung tâm do lực vạn vật hấp dẫn, dần dần trở thành một khối dày đặc.
- Mặt trời, thiên thể lớn nhất ở trung tâm, nơi có mật độ vật chất cao nhất.
- Các vật chất còn lại ở xung quanh cũng tạo thành một dãi các hành tinh.
IV- ĐÁNH GIÁ:
- GV yêu cầu HS đối chiếu, so sánh các nội dung vừa học.
V- HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
- GV ra một số bài tập về nhà
VI- Rót kinh nghiÖm:
.......................................
.........................................
..........................................
........................................................
Quỳ Hợp, Ngày 06 tháng 9 năm 2011
C - CHỦ ĐỀ 3
TRÁI ĐẤT
Tiết 5. Bài 4. HÌNH DẠNG KÍCH THƯỚC VÀ Ý NGHĨA CỦA CHÚNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Hiểu và trình bày được các đặc điểm về hình dạng và kích thước của trái đất.
- Trình bày được ý nghĩa của hình dạng và kích thước của trái đất về mặt địa lí.
2.Kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hơp, so sánh.
3.Thái độ:
- Xây dựng thái độ yêu thích khám phá khoa học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:
- Các hình ảnh về Hệ mặt trời, trái đất.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. æn ®Þnh líp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu các đặc điểm cơ bản về hệ mặt trời.
3. Vµo bài mới:
- Ở lớp 6 các em đã học khái quát về vũ trụ, trái đất, vậy trái đất có hình dạng, kích thước như thế nào ? Nó có ý nghĩa ra sao về mặt địa lí, là những nội dung của tiết học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CHÍNH
HOẠT ĐỘNG 1
Tìm hiểu các quan điểm về hình dạng của trái đất
* Bước 1:
- GV cho HS nghiên cứu SGK, sự hiểu biết của bản thân.
- Trình bày đặc điểm về hình dạng và kích thước của trái đất.
* Bước 2:
- GV cho HS nêu lên các quan điểm của bản thân.
* Bước 3:
- HS trình bày, GV chuẩn kiến thức.
+ Các nhà triết học Hy lạp theo trường phái Pytago thế kỷ IX Tr.cn đã cho rằng trái đất có dạng cầu về mặt lí luận.
+ TK IV Tr.cn Học giả Arixtôt cho rằng trái đất có dạng cầu khi quan sát hiện tượng nguyệt thực.
HOẠT ĐỘNG 2
Tìm hiểu về hình dạng thực của trái đất
* Bước 1:
- GV cho HS nghiên cứu SGK, sự hiểu biết của bản thân.
- Trình bày những kết luận về hình dạng và kích thước của trái đất.
* Bước 2:
- GV cho HS nêu lên các quan điểm của bản thân.
* Bước 3:
- HS trình bày, GV chuẩn kiến thức.
HOẠT ĐỘNG 2
Tìm hiểu ý nghĩa về hình dạng và kích thước của trái đất
* Bước 1:
- GV cho HS xem lại các nội dung vừa học .
- Trình bày những ý nghĩa về hình dạng và kích thước của trái đất.
* Bước 2:
- GV cho HS nêu lên các quan điểm của bản thân.
* Bước 3:
- HS trình bày, GV chuẩn kiến thức.
1. Hình dạng và kích thước của trái đất.
- Trước đây, con người theo trí tưởng tượng của mình đã hình dung hình dạng và kích thước trái đất theo nhiều cách khác nhau.
- Sau cuộc hành trình vòng quanh thế giới của nhà hàng hải Magienlăng ( 1519 - 1521 ) vào TK XVI người ta mới tin rằng trái đất có dạng cầu.
2. Hình dạng thực của trái đất.
- Cho đến giữa TK XVII người ta vẫn còn cho rằng trái đất có hình cầu chuẩn.
- Năm 1672 nha Địa lí học Risê dùng chiếc đồng hồ quả lắc đặt ở 1 số vị trí khác nhau trên trái đất , ông nhận thấy có sự sai lệch về thời gian dựa các địa điểm là do có sức hút của trái đất khác nhau và giảm dần từ cực về XĐ.
- Như vậy hình dạng của trái đất không phải là hình cầu chuẩn mà là hình cầu hơi dẹt ở cực hay còn gọi là hình elipxôit.
3. Ý nghĩa về hình dạng và kích thước của trái đất
- Hình dạng cầu của trái đất tạo nên hiện tượng luân phiên ngày và đêm.
- Các tia sáng chiếu đến trái đất với các góc chiếu khác nhau đã ảnh hưởng đến sự phân bố bức xạ của mặt trời theo vĩ độ và theo thời gian trong ngày.
- Khối cầu của trái đất với 2 nửa đối xứng nhau qua XĐ, nhiều hiện tượng tự nhiên trái ngược thường diễn ra trên 2 bán cầu này.
IV- ĐÁNH GIÁ:
- GV yêu cầu HS đối chiếu, so sánh các nội dung vừa học.
V- HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
- GV ra một số bài tập về nhà
VI- Rót kinh nghiÖm:
.......................................
.........................................
..........................................
........................................................
Quỳ Hợp, Ngày 12 tháng 9 năm 2011
C - CHỦ ĐỀ 3
TRÁI ĐẤT
Tiết 6. Bài 4. CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẤT - THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Nắm được các đặc điểm về cấu trúc của trái đất.
- Trình bày và giải thích được các nội dung của thuyết kiến tạo mảng.
2.Kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hơp, so sánh.
3.Thái độ:
- Xây dựng thái độ yêu thích khám phá, tìm hiểu tự nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:
- Các hình ảnh về mảng kiến tạo.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. æn ®Þnh líp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Trình bày đặc điểm về hình dạng của trái đất và ý nghĩa của nó.
3. Vµo bài mới:
Do trái đất có dạng khối cầu nên cấu trúc vật chất thường là những lớp đồng tâm ( Gọi là quyển ) và nó cũng thường xuyên có những biến động.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CHÍNH
HOẠT ĐỘNG 1
Tìm hiểu về cấu trúc của trái đất
* Bước 1:
- GV cho HS nghiên cứu SGK, sự hiểu biết của bản thân.
- Hoạt động theo 6 nhóm: 2 nhóm / 1 nội dung tương ứng với các lớp của trái đất
- Trả lời câu hỏi: Thế nào là Thạch quyển.
* Bước 2:
- GV cho đại diện các nhóm nêu lên các quan điểm của nhóm mình.
* Bước 3:
- HS trình bày, các nhóm góp ý, bổ sung, GV chuẩn kiến thức.
HOẠT ĐỘNG 2
Tìm hiểu về thuyết kiến tạo mảng
* Bước 1:
- GV cho HS đọc nội dung thuyết kiến tạo mảng trong SGK.
- Trình bày các nội dung cơ bản của thuyết kiến tạo mảng.
* Bước 2:
- GV cho HS nêu lên các quan điểm của bản thân.
* Bước 3:
- HS trình bày, GV chuẩn kiến thức.
1. Cấu trúc của trái đất:
a. Vỏ trái đất.
- Là lớp vật chất rắn chắc, mỏng có chiều dày trung bình 5 km ở đại dương và 70 km ở lục địa.
- Vỏ trái đất chỉ chiếm khoảng 15% thể tích, 1 % trọng lượng của trái đất nhưng có vai trò rất quan trọng đối với thiên nhiên và đời sống con người
- Vỏ trái đất được cấu tạo bới các lớp đá khác nhau:
+ Trên cùng là lớp đá trầm tích do các vật liệu vụn nhỏ bị nén chặt tạo thành. tầng này không liên tục mà có nơi mỏng, nơi dày.
+ Tầng Granit được cấu tạo bởi các loại đá nhẹ, lớp này khá dày trên lục địa, được hình thành do vật chất nóng chảy đông đặc lại.
+ Lớp Bazan gồm các loại đá nặng hơn được hình thành do vật chất nóng chảy phun trào lên mặt đất.
b. Lớp Man ti:
- Có độ sâu từ vỏ trái đất đến khoảng 2900 km, gồm 2 lớp chính:
+ Man ti trên: rất đậm đặc, ở trạng thái quánh dẻo, TP hóa học chủ yếu là silic, magiê.
+ Man ti dưới: Có nhiệt độ và áp suất cao vật chất ở trạng thái rắn
Vỏ trái đất và phần trên cùng của lớp Man ti vật chất ở trạng thái cứng đến độ sâu 100 km gọi chung là Thạch quyển.
c. Nhân trái đất:
- Nhân là lớp trong cùng có độ dày 3470 km có nhiệt độ và áp suất lớn, với 2 lớp:
+ Từ 2900 - 5000 km là nhân lỏng ( Hay nhân ngoài ) nhiệt độ khoảng 5000 độ C, vật chất ở trạng thải lỏng.
+ Từ 5100 - 6370 km là nhân trong, vật chất ở trạng thái rắn, TP vật chất chủ yếu là kim loại năng như Ni ken, sắt.
2. Thuyết kiến tạo mảng:
- Trước đây các nhà địa chất cổ điển cho rằng các lục địa chỉ là những bộ phận cố định, độc lập chỉ có hoạt động nâng lên, hạ xuống. ( Thuyết tĩnh ).
- TK XX với sự ra đời của thuyết " lục địa trôi " ( Thuyết động 1912) sau khi nghiên cứu về sự ăn khớp giữa các lục địa, học giả người Đức A.Vêghêne ( 1880 - 1030 ) cho rằng:
+ Khoảng 200 tr năm trước đây toàn bộ trái đất chỉ có 1 lục địa duy nhất có tên là Pangiêa.
+ Cách đây 160 Tr năm chúng tách ra thành Lôraxia Bắc và Gônvana Nam sau đó lại nứt vỡ tiếp thành các mảng nhỏ, chúng có thể dịch chuyển trên lớp man ti.
+ Nguyên nhân là do hoạt động của các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo có nhiệt độ cao, khi chúng đi lên tạo thành các sống núi, khi rẽ sang ngang gây ra hiện tượng dịch chuyển, tiếp xúc tách dãn, dồn ép, trượt ngang với nhau.
- Những khu vực tiếp xúc các mảng kiến tạo thường xấy ra các hoạt động bất ổn như núi l
File đính kèm:
- GA tu chon 10 soan rat cong phu.doc