Bài 1: SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CÁC NHÓM NƯỚC. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI.
I/ MỤC TIÊU:
1/Kiến thức: - Biết sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước: phát triển, đang phát triển, nước công nghiệp mới.
- Trình bày được đặc điểm nổi bật của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.
- Trình bày được tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại tới sự phát triển kinh tế: xuất hiện các ngành kinh tế mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành nền kinh tế tri thức.
2/ Kĩ năng : - Phân tích các bảng thống kê để rút ra những kiến thức cần thiết.
- Nhận xét sự phân bố các nhóm nước trên thế giới.
3/ Thái độ: Xác định trách nhiệm để thích ứng với cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 575 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí 11 bài 1: Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 1 Ngày soạn:
Tiết CT: 1 Ngày dạy :
A. KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI
Bài 1: SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CÁC NHÓM NƯỚC. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI.
I/ MỤC TIÊU:
1/Kiến thức: - Biết sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước: phát triển, đang phát triển, nước công nghiệp mới.
- Trình bày được đặc điểm nổi bật của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.
- Trình bày được tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại tới sự phát triển kinh tế: xuất hiện các ngành kinh tế mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành nền kinh tế tri thức.
2/ Kĩ năng : - Phân tích các bảng thống kê để rút ra những kiến thức cần thiết.
- Nhận xét sự phân bố các nhóm nước trên thế giới.
3/ Thái độ: Xác định trách nhiệm để thích ứng với cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.
II/ CHUẨN BỊ CỦA GV, HS:
- GV: - Giáo án, Bản đồ các nước trên thế giới, phiếu học tập.
- HS: - Đọc trước bài.
III/ LÊN LỚP :
1/Ổn định:.
2/ Kiểm tra bài cũ :
3/ Bài mới :
Khởi động: Ở lớp 10 các em đã đựơc học địa lí đại cương tự nhiên và địa lí kinh tế xã hội đại cương. Năm nay các em sẽ được học cụ thể hơn về tự nhiên và kinh tế xã hội của các nhóm nước và các nước. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về các nhóm nước và cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
HĐ1: Cá nhân
PV: Dựa vào hình 1 nhận xét sự phân bố các nước giàu nhất và nghèo nhất?
B1: Chia lớp thành các nhóm nhỏ.GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm cụ thể như sau, thời gian 5-7 phút.
Nhóm 1,2: Quan sát bảng 1.1 trả lời câu hỏi và nhận xét tỉ trọng GDP của hai nhóm nước:Phát triển và đang phát triển
Nhóm 3,4: Quan sát bảng 1.2, hãy nhận xét cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nhóm nước.
Nhóm 5, 6: Làm việc với bảng 1.3 và các kênh chữ trong SGK, nhận xét sự khác biệt về chỉ số HDI và tuổi thọ trung bình giữa nhóm nước phát triển và đang phát triển.
GV phát phiếu học tập.
B2: Đại diện các nhóm lên bảng trình bày, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
GV kết luận các ý đúng của mỗi nhóm đồng thời bổ sung những phần còn thiếu hoặc sửa chữa các phần chưa chính xác.
Chuyển ý: Các em biết gì về nền kinh tế tri thức? Sự ra đời của nền kinh tế tri thức gắn liền với cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đã tác động đến nền kinh tế, xã hội thế giới như thế nào? Chúng ta nghiên cứu sang phần III.
HĐ3: Cả lớp.
GV trình bày các cuộc cách mạng khoa học và kĩ thuật trong lịch sử phát triển.
Cần so sánh sự khác nhau cơ bản giữa các cuộc cách mạng khoa học và kĩ thuật.
- Cuộc cách mạng công nghệ diễn ra vào cuối TK XVIII là giai đoạn quá độ từ nền sản xuất thủ công sang nền sản xuất cơ khí.
- Cuộc cách mạng khoa học và kĩ thuật diễn ra từ nửa sau TK XIX đến đầu TK XX: từ sản xuất cơ khí chuyển sang sản xuất đại cơ khí và tự động hoá cục bộ -> ra đời hệ thống công nghệ điện cơ khí.
- Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại diễn ra vào cuối TK XX đầu TK XXI: làm xuất hiện và bùng nổ công nghệ cao.
HĐ4: Các nhóm
- GV yêu cầu HS theo cặp trao đổi và trả lời câu hỏi sau:
+ Nêu một số thành tựu do bốn công nghệ trụ cột tạo ra?
+ Kể tên một số ngành dịch vụ cần đến nhiều kiến thức?
+ Em biết gì về nền kinh tế tri thức?
- Các nhóm trả lời. GV chuẩn hoá kiến thức.
Khái niệm nền kinh tế tri thức: Là nền kinh tế dựa trên tri thức, kĩ thuật, công nghệ cao.
I. Sự phân chia thành các nhóm nước:
- Thế giới gồm hai nhóm nước:
+ Nhóm nước phát triển.
+ Nhóm nước đang phát triển.
- Nhóm nước đang phát triển có sự phân hoá: các nước công nghiệp mới (NIC), trung bình, chậm phát triển.
- Phân bố: (SGK)
II. Sự tương phản trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước:
Tiêu chí
Nhóm PT
Nhóm đang PT
GDP
Lớn
Nhỏ
GDP/ người
Cao
Thấp
Tỉ trọng GDP
KV I thấp
KV III cao
KV I cao
KV III thấp
Tuổi thọ
Cao
Thấp
HDI
Cao
Thấp
Trình độ PT KT - XH
Cao
Lạc hậu
III. Cuộc cánh mạng khoa học và công nghệ hiện đại:
1. Khái niệm:
- Cuộc cánh mạng làm xuất hiện và bùng nổ công nghệ cao ( cuối TK XX).
- Bốn công nghệ trụ cột:
+ Công nghệ sinh học.
+ Công nghệ vật liệu.
+ Công nghệ năng lượng.
+ Công nghệ thông tin.
2. Tác động:
- Làm xuất hiện nhiều ngành mới đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ và dịch vụ.
- Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế: Giảm tỉ trọng KV I, II, tăng tỉ trọng
KV III.
- Làm xuất hiện nền kinh tế tri thức.
- Tác động khác: thúc đẩy sự phân công lao động quốc tế, chuyển giao công nghệ.
=> Xuất hiện xu hướng toàn cầu hoá.
4/Củng cố:
a. Tr¾c nghiÖm : H·y chän c©u tr¶ lêi ®óng.
Nh©n tè t¸c ®éng m¹nh mÏ ®Õn nÒn kinh tÕ thÕ giíi, chuyÓn nÒn kinh tÕ thÕ giíi sang giai ®o¹n ph¸t triÓn nÒn kinh tÕ tri thøc lµ:
A. Cuéc c¸ch m¹ng khoa häc kÜ thuËt.
B. Cuéc c¸ch m¹ng khoa häc.
C. Cuéc c¸ch m¹ng c«ng nghÖ hiÖn ®¹i.
D. Cuéc c¸ch m¹ng khoa häc vµ c«ng nghÖ hiÖn ®¹i.
b. Trình bày những điểm tương phản về trình độ phát triển kinh tế xã hội của nhóm nước phát triển với nhóm nước đang phát triển.
c. Nêu đặc trưng và tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến nền kinh tế xã hội thế giới.
5/Dặn dò, hướng dẫn HS học tập ở nhà
- Làm bài tập số 3 SGK trang 9.
- Đọc bài : Xu hường toàn cầu hoá, khu vực hoá kinh tế.
- Trả lời các câu hỏi giữa bài và cuối bài.
File đính kèm:
- BAI 1- TIET 1.doc