Giáo án Địa lí 12 (chương trình nâng cao)

 I. MỤC TIÊU

 Sau bài học, HS cần:

 1. Về kiến thức

 - Nắm được đặc điểm chung của địa hình Việt Nam là điah hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích đất liền của lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.

 - Hiểu được sự phân hoá địa hình đồi núi ở Việt Nam, đặc điểm mỗi khu vực địa hình và sự khác nhau giữa các khu vực đồi núi.

 - Ảnh hưởng của đặc điểm địa hình đến cảnh quan tự nhiên và kinh tế - xã hội nước ta.

 2. Về kỹ năng

 Rèn luyện kỹ năng đọc và khai thác kiến thức từ bản đồ, xác định được sự phân bố các khu vực địa hình chủ yếu ở Việt Nam.

 

doc31 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 549 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lí 12 (chương trình nâng cao), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 7: ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI Ngày soạn: 22/11/2009 Tiết: I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS cần: 1. Về kiến thức - Nắm được đặc điểm chung của địa hình Việt Nam là điah hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích đất liền của lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. - Hiểu được sự phân hoá địa hình đồi núi ở Việt Nam, đặc điểm mỗi khu vực địa hình và sự khác nhau giữa các khu vực đồi núi. - Ảnh hưởng của đặc điểm địa hình đến cảnh quan tự nhiên và kinh tế - xã hội nước ta. 2. Về kỹ năng Rèn luyện kỹ năng đọc và khai thác kiến thức từ bản đồ, xác định được sự phân bố các khu vực địa hình chủ yếu ở Việt Nam. 3. Về thái độ HS có ý thức tham gia tích cực và ủng hộ những chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo vệ môi trường tự nhiên và khai thác các tiềm năng của các khu vực đồi núi và đồng bằng trong phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1. Phương pháp Thảo luận nhóm, đàm thoại gợi mở kết hợp với giải thích, minh họa 2. Phương tiện - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam treo tường. - Atlat Địa lí Việt Nam. - Một số hình ảnh về cảnh quan đồi núi đất nước. - Phiếu học tập. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Hãy nêu tóm tắt diễn biến địa chất các giai đoạn Tiền Cambri, Cổ kiến tạo, Tân kiến tạo trong lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ nước ta. Ảnh hưởng của các giai đoạn trên đến địa hình và thành tạo khoáng sản. 3. Bài mới a. Đặt vấn đề: Ở các bài học trước chúng ta đã tìm hiểu về các giai đoạn địa chất, qua đó biết được ảnh hưởng của chúng đến địa hình và cảnh quan nước ta. Bài học hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu đặc điểm chung của địa hình và đặc điểm khu vực địa hình đồi núi nước ta. b. Triển khai bài: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính Ä Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm chung của địa hình * HS làm việc theo cặp hoặc cả lớp - Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, nội dung SGK và kiến thức đã học ở lớp 8, hãy: + Nêu các dạng địa hình chủ yếu của nước ta, cho biết dạng địa hình nào chiếm diện tích lớn nhất? + Cho biết đặc điểm cấu trúc địa hình nước ta, lấy ví dụ minh hoạ? - Bước 2: Các HS trao đổi bổ sung cho nhau để trả lời câu hỏi. - Bước 3: Đại diện HS lên chỉ bản đồ để trả lời, các HS khác theo dõi, bổ sung. - Bước 4: GV nhận xét và chuẩn kiến thức + Địa hình đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp (dưới 1000 m). Núi cao và trung bình chiếm khoảng 14% diện tích cả nước. è Đặc điểm này tạo nên diện mạo chung của thiên nhiên Việt Nam là đất nước có nhiều đồi núi, nó chi phối sự phân bố nhiệt ẩm, sự hình thành thổ nhưỡng, phân bố sinh vật và là nhân tố tạo nên sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên nước ta, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội. + Cấu trúc địa hình đa dạng, có tính phân bậc rõ rệt, hướng nghiêng chung của địa hình là thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, ngoài ra còn có hướng vòng cung: Ví dụ hướng Tấy Bắc – Đông Nam: Các dãy núi Hoàng Liên Sơn, Con Voi, dãy biên giới Việt – Lào (Pu Đen Đinh, Pu Sam Sao), Trường sơn Bắc hay các dòng sông lớn như sông Hồng, sông Đà, sông Mã, sông Cả, sông Đà Rằng Ví dụ hướng vòng cung: các cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều hay có thể xem hệ thống Trường Sơn là một cánh cung khổng lồ ôm lấy bán đảo Đông Dương. - GV đặt thêm câu hỏi: + Hãy giải thích vì sao nước ta đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp? Vì sao địa hình lại có tính phân bậc? (Các vận động địa chất giai đoạn Cổ kiến tạo đã tạo nên quang cảnh đồi núi đồ sộ, liên tục ở nước ta. Trong giai đoạn Tân kiến tạo, vận động tạo núi Anpi diễn ra không liên tục nên địa hình chủ yếu là đồi núi thấp, địa hình phân thành nhiều bậc) + Em hãy nêu các biểu hiện của địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa? (Địa hình bị xói mòn, cắt xẻ rất mạnh do mưa lớn tập trung theo mùa. Bề mặt địa hình thường được cây cối rậm rạp che phủ nếu chưa chịu tác động mạnh của con người. Dưới rừng là lớp vỏ phong hoá dày, vụn bở được hình thành trong môi trường nóng ẩm, gió mùa, lượng mưa lớn) + Lấy ví dụ chứng minh tác động của con người tới địa hình nước ta? (các hoạt động kinh tế như khai thác đá, làm đường giao thông, xây dựng cơ sở hạ tầng góp phần phá huỷ địa hình. Con người còn tạo các dạng địa hình nhân tạo như đê, đập, hồ chứa nước, kênh rạch, hầm mỏ, các công trình kiến trúc) Chuyển ý: Địa hình nước ta có thể chia làm hai khu vực địa hình chính gồm khu vực đồi núi và khu vực đồng bằng. Chúng ta sẽ nghiên cứu đặc điểm khu vực đồi núi ở phần tiếp theo của bài. Ä Hoạt động 2: Nghiên cứu đặc điểm khu vực đồi núi nước ta * Hoạt động nhóm - Bước 1: GV đặt câu hỏi: Em hãy cho biết căn cứ vào những đặc điểm nào để chia ra các vùng địa hình ở nước ta? (Căn cứ vào sự khác biệt về độ cao và hướng sắp xếp các mạch núi, thung lũng sông, đây là hệ quả của sự khác nhau về lịch sử kiến tạo giữa các vùng). - Bước 2: GV chia lớp thành 5 nhóm và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm (xem phiếu học tập phần phụ lục) + Nhóm 1: Tìm hiểu về vùng Đông Bắc + Nhóm 2: Tìm hiểu về vùng Tấy Bắc + Nhóm 3: Tìm hiểu về vùng Trường Sơn Bắc + Nhóm 4: Tìm hiểu về vùng Trường Sơn Nam + Nhóm 5: Tìm hiểu về địa hình bán bình nguyên và đồi trung du. - Bước 3: Các nhóm thảo luận và hoàn thành phiếu học tập trong thời gian 5 phút - Bước4: Đại diện từng nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận, các nhóm khác theo dõi, bổ sung. - Bước 5: GV nhận xét các ý đúng và chuẩn kiến thức (xem bảng thông tin phản hồi phần phụ lục). 1. Đặc điểm chung của địa hình a. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp - Đồi núi chiếm 3/4 diện tích, đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích lãnh thổ. - Chủ yếu là đồ núi thấp dưới 1000m (chiếm 60% diện tích), đồng bằng chiếm 25% diện tích, núi cao trên 2000 m chỉ chiếm 1% diện tích. b. Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng - Địa hình được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại và có tính phân bặc rõ rệt. - Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. - Cấu trúc địa hình gồm hai hướng chính: + Hướng Tây Bắc - Đông Nam + Hướng vòng cung c. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa d. Địa hình chịu sự tác động mạnh mẽ của con người 2. Các khu vực địa hình a. khu vực đồi núi * Địa hìh núi chia thành 4 vùng là: - Vùng núi Đông Bắc - Vùng núi Tây Bắc - Vùng núi Trường Sơn Bắc - Vùng núi Trường Sơn Nam * Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du. IV. CỦNG CỐ Khoanh tròn vào đáp án đúng Câu 1: So với diện tích cả nước, địa hình đồi núi thấp chiém hơn A. 60% B. 85% C. 80% D. 90% Câu 2: Đồi núi nước ta có tính phân bậc vì A. Trong giai đoạn Tân kiến tạo, có nhiều lần biển tiến, biển thoái B. Trong giai đoạn cổ kiến tạo, có nhiều vận động tạo núi khác nhau C. Trong giai đoạn Tân sinh, vận động nâng lên và hạ xuống theo từng đợt D. Các quá trình phong hoá tác động mạnh yếu khác nhau theo từng thời kỳ. Câu 3: Điểm giống nhau chủ yếu của địa hình vùng đồi núi Đông Bắc với vùng đồi núi Tây Bắc là A. Đồi núi thấp chiếm ưu thế. B. Nghiêng theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. C. Có nhiều sơn nguyên, cao nguyên. D. Có nhiều khối núi cao đồ sộ. Câu 4: Đặc điểm chung của vùng núi Trường Sơn Bắc là A. Có các cánh cung lớn mở ra về phía Bắc và phía Đông B. Địa hình cao nhất nước ta với các dãy núi hướng Tây Bắc – Đông Nam C. Gồm các dãy núi song song và so le theo hướng Tây Bắc – Đông Nam D. Gồm các khối núi và cao nguyên xếp tầng đất đỏ banzan. V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP - Các em về nhà xem lại bài và làm các câu hỏi 1, 2, 3 trong SGK - Xem trước bài 8, sưu tầm một số hình ảnh về các hoạt động sản xuất gắn với cảnh quan vùng đồng bằng nước VI. PHỤ LỤC Các em dựa vào mục 2a SKG và những hiểu biết của bản thân, hãy hoàn thành phiếu học tập sau Khu vực địa hình Giới hạn Đặc điểm chính Đông Bắc Tây Bắc Trường Sơn Bắc Trường Sơn Nam Bán bình nguyên và đồi trung du THÔNG TIN PHẢN HỒI Khu vực địa hình Giới hạn Đặc điểm chính Đông Bắc Ở tả ngạn sông Hồng - Có 4 cánh cung lớn chụm đầu ơt Tam Đảo, mở ra phía Bắc và phía Đông. - Chủ yếu là đồi núi thấp Tây Bắc Nằm giữa sông Hồng và sông Cả - Địa hình cao nhất nước ta với 3 dải địa hình cùng hướng Tây Bắc – Đông Nam, xen giữa là các cao nguyên đá vôi (Sơn La, Mộc Châu) Trường Sơn Bắc Từ Nam sông Cả đến dãy núi Bạch Mã - Gồm nhiều dãy núi song song và so le theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. - Thấp và hẹp ngang, nâng cao ở 2 đầu Trường Sơn Nam Gồm các khối núi Kon Tum và cực Nam Trung Bộ - Gồm các khối núi và cao nguyên - Nghiêng dần về phía Đông, sườn dốc chênh vênh, nằm liền kề giải đồng bằng hẹp ở phía Đông Bán bình nguyên và đồi trung du Nằm chuyển tiếp giữa vùng núi và đồng bằng nước ta - Bán bình nguyên thể hiện rõ ở Đông Nam Bộ và rìa châu thổ Bắc Bộ. - Địa hình đồi trung du hình thành do tác động của dòng chảy chia cắt các thềm phù sa cổ. * Rút kinh nghiệm bài giảng .......... Bài 8 ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI (Tiếp theo) Ngày soạn: 24/11/2009 Tiết: I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS cần đạt được: 1. Kiến thức - Nắm được đặc điểm nổi bật của địa hình đồng bằng nước ta và sự khác nhau giữa các vùng đồng bằng. - Đánh giá được các mặt thuận lợi và khó khăn trong việc sử dụng đất ở mỗi đồng bằng. - Hiểu được những thế mạnh và hạn chế của thiên nhiên các khu vực đồi núi và đồng bằng đến phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. 2. Kỹ năng - Xác định được sự phân bố các đồng bằng tiêu biểu của Việt Nam trên bản đồ. - Khai thác kiến thức từ bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam. - Rèn luyện kỹ năng phân tích mối quan hệ của của các yếu tố tự nhiên. 3. Thái độ HS có ý thức tham gia tích cực và ủng hộ những chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo vệ môi trường tự nhiên và khai thác các tiềm năng của các khu vực đồi núi và đồng bằng trong phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1. Phương pháp Thảo luận nhóm, đàm thoại gợi mở kết hợp với giải thích, minh họa 2. Phương tiện - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, Atlat Địa lí Việt Nam. - Một số hình ảnh về cảnh quan đồng bằng. - Phiếu học tập. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ Câu 1: Em hãy nêu đặc điểm chung của dịa hình Việt nam? Câu 2: Hãy nêu các điểm khác nhau giữa hai vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc? 3. Bài mới a. Đặt vấn đề: Ở bài học hôm trước chúng ta đã tìm biết được đặc điểm chung của địa hình Việt Nam, đặc điểm của địa hình khu vục đồi núi. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu đặc điểm khu vực đồng bằng, đánh giá thế mạnh và hạn chế của các khu vực địa hình nước ta trong phát triển kinh tế - xã hội đất nước. b. Triển khai bài: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính Ä Tìm hiểu đặc điểm khu vực đồng bằng. *Hoạt động 1: Cá nhân - Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân, em hãy cho biết thế nào là đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển? Kể tên và xác định trên bản đồ các đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển? - Bước 2: Một HS trả lời và lên chỉ các đồng bằng trên bản đồ, các HS khác theo dõi, bổ sung. - Bước 3: GV nhận xét và chuẩn kiến thức: + Đồng bằng châu thổ sông là đồng bằng do phù sa các sông lớn bồi đắp ở cửa sông hay các vịnh biển nông có thềm lục địa mở rộng. + Đồng bằng ven biển là đồng bằng hình thành chủ yếu do phù sa biển bồi tụ. *Hoạt động 2: Nhóm/cặp - Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm hoặc yêu cầu HS làm việc theo cặp. GV phát phiếu học tập cho mỗi nhóm, yêu cầu: Các em tìm hiểu mục b, kết hợp với hình 7 SGK để hoàn thành phiếu học tập sau: (xem phần phụ lục) - Bước 2: Các nhóm thảo luận và hoàn thành phiếu học tập trong thời gian 5 phút. - Bước 3: Đại diện các nhóm lên trình bày, các nhóm khác theo dõi và bổ sung. - Bước 4: GV nhận xét phần trình bày của HS và kết luận các ý đúng của mỗi nhóm, chuẩn kiến thức. -> GV có thể giải thích thêm: Điều kiện để hình thành đồng bằng châu thổ là phải có sông lớn với lưu lượng phù sa đáng kể, thềm lục địa nông, sự xâm thực của sóng và thuỷ triều yếu. *Hoạt động 4: Cả lớp - Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào mục b, kết hợp với hình 7 SGK (hoặc bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam), hãy kể tên các đồng bằng ven biển miền Trung và nhận xét về đặc điểm của các đồng bằng đó. - Bước 2: Đại diện HS trả lời, các HS khác theo dõi, bổ sung. - Bước 3: GV nhận xét và chuẩn kiến thức: + Diện tích tương đối hẹp, hình thành chủ yếu do phù sa biển bồi tụ. + Hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ. + Có một số đồng bằng được mở rộng hình thành do tác động phối hợp giữa sông và biển ở các cửa sông lớn như: Đồng bằng Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Nam, Tuy Hoà. + Do đặc điểm hình thành, nhiều nơi diện tích đất cát pha chiếm tỉ lệ lớn. Ä Tìm hiểu thế mạnh và hạn chế về tự nhiên của các khu vực đồi núi và đồng bằng đối với phát triển kinh tế - xã hội. *Hoạt động 5: Nhóm/Cặp - Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm hoặc cho HS thảo luận theo cặp, yêu cầu: + Nhóm 1, 3: Trình bày thế mạnh và hạn chế của khu vực đồi núi. + Nhóm 2, 4: Trình bày thế mạnh và hạn chế của khu vực đồng bằng. - Bước 2: Các nhóm thảo luận và hoàn thành phiếu học tập trong thời gian 5 phút. - Bước 3: Đại diện các nhóm lên trình bày, kết hợp với xác định trên bản đồ các mỏ khoáng sản quan trọng, vùng chuyên canh, các thành phố, trung tâm công nghiệp các nhóm khác theo dõi và bổ sung. - Bước 4: GV nhận xét phần trình bày của HS và kết luận các ý đúng của mỗi nhóm và đưa ra bảng thông tin phản hồi để chuẩn kiến thức. * Sau khi chuẩn kiến thức GV có thể nêu thêm một số câu hỏi: - Em hãy nêu mối quan hệ giữa địa hình đồi núi và địa hình đồng bằng? - Việc khai thác, sử dụng đất và rừng không hợp lí ở miền đồi núi đã gây nên những hậu quả gì cho môi trường sinh thái nước ta? b. Khu vực đồng bằng * Đồng bằng châu thổ sông: Gồm đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. - Giống nhau: - Khác nhau: Xem bảng thông tin phản hồi số 1 (Phần phụ lục). * Đồng bằng ven biển: - Tổng diện tích khoảng 15000 km2, được hình thành chủ yếu do phù sa biển bồi tụ. - Hẹp ngang và bị chia cắt thành các đồng bằng nhỏ. - Thường được phân chia làm 3 dải: + Giáp biển là cồn cát, đầm phá. + Giữa là vùng thấp trũng. + Dải trong cùng đã được bồi tụ thành đồng bằng với đất cát pha là chủ yếu. 3. Thế mạnh và hạn chế về tự nhiên của các khu vực đồi núi và đồng bằng đối với phát triển kinh tế - xã hội. a. Khu vực đồi núi: - Thế mạnh: - Hạn chế: b. Khu vực đồng bằng: - Thế mạnh: - Hạn chế: Xem bảng thông tin phản hồi số 2 (Phần phụ lục) IV. CỦNG CỐ KIẾN THỨC Khoanh tròn vào đáp án emcho là đúng Câu 1: Điểm khác biệt cơ bản giữa đồng bằng sông Hồng so với đồng bằng sông Cửu Long là: A. Hình thành trên vùng sụt lún ở hạ lưu sông. B. Thấp và bằng phẳng hơn. C. Có đê sông chia cắt đồng bằng thành nhiều ô. D. Diện tích rộng hơn. Câu 2: Nhận định chưa chính xác về đồng bằng ven biển miền Trung là: A. Hẹp ngang, bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ. B. Đất nhiều cát, ít phù sa. C. Chủ yếu do phù sa biển bồi đắp. D. Đất phù sa màu mỡ, phì nhiêu. Câu 3: Thế mạnh phát triển nông nghiệp của thiên nhiên khu vực đồi núi là: A. Khai thác tài nguyên rừng và khoáng sản. B. Tiềm năng lớn về phát triển thủy điện và du lịch sinh thái. C. Hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiêp và chăn nuôi gia súc lớn. D. Trồng rừng và chế biến lâm sản. Câu 4: Nhận định nào sau đây không phải là hậu quả của việc sử dụng đất và rừng không hợp lí ở miền đồi núi nước ta? A. Tăng cường quá trình xói mòn, rửa trôi đất. B. Gây lũ lụt trong mùa mưa và hạn hán trong mùa khô. C. Làm cho địa hình bị chia cắt mạnh, lắm sông suối, hẻm vực. D. Làm tăng diện tích đất trống, đồi núi trọc. Câu 5: Bằng hiểu biết của bản thân, em hãy đề ra những biện pháp nhằm khai thác các thế mạnh và hạn chế những khó khăn của các khu vực địa hình đồi núi và đồng bằng đối với phát triển kinh tế - xã hội của nước ta? V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP - Các em về nhà xem lại bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3 cuối bài. - Xem trước bài số 8. VI. PHỤ LỤC PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Tìm hiểu mục b, kết hợp hình 6 SGK để hoàn thành phiếu học tập sau: Tiêu chí Đồng bằng sông Hồng Đồng bằng sông Cửu Long Giống nhau Khác nhau Nguyên nhân Hình thành Diện tích Địa hình Đất Thuận lợi & khó khăn trong sử dụng BẢNG THÔNG TIN PHẢN HỒI SỐ 1 Tiêu chí Đồng bằng sông Hồng Đồng bằng sông Cửu Long Giống nhau Đều được thành tạo và phát triển do phù sa sông bồi tụ dần trên vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng. Khác nhau Nguyên nhân Hình thành Do phù sa sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp. Do phù sa sông tiền và sông hậu bồi đắp. Diện tích Khoảng 15 000 km2 Khoảng 40 000 km2 Địa hình Cao ở rìa phía Tây và Tây Bắc, thấp dần ra biển, có hệ thống đê chia cắt đồng bằng thành nhiều ô. Tháp và bằng phẳng hơn đồng bằng sông Hồng, có hệ thống kênh rạch chằng chịt. Đất Chủ yếu là đất phù sa ngọt. 2/3 diện tích là đất mặn, đất phèn. Thuận lợi và khó khăn trong sử dụng - Đất đã được canh tác thuần thục. - Các khu đất cao bạc màu, nhiều ô trũng ngập nước, đất trong đê không được bồi tụ phù sa hàng năm. - Được bồi tụ phù sa hàng năm, nhiều diện tích mặt nước để đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản... - Lũ lớn hàng năm, diện tích đất nhiễm phèn, nhiễm mặn lớn, đòi hỏi phải cải tạo... PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Tìm hiểu mục 3 SGK, kết hợp những hiểu biết của bản thân để hoàn thành phiếu học tập sau: Khu vực Đồi núi Đồng bằng Thế mạnh Hạn chế BẢNG THÔNG TIN PHẢN HỒI SỐ 2 Khu vực Đồi núi Đồng bằng Thế mạnh - Khoáng sản: Tập trung nhiều loại khoáng sản, là nguyên nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp: + KS nội sinh: đồng, chì, sắt, thiếc, pyrit, niken, crôm..... + KS ngoại sinh: bôxit, apatit, đá vôi, than đá... - Rừng và đất trồng: Tạo điều kiện phát triển nền nông – lâm nghiệp nhiệt đới. + Rừng phong phú về thành phần các loài động vật và thực vật. + Phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc. - Nguồn thuỷ năng dồi dào. - Tiềm năng du lịch lớn. - Là cơ sở để phát triển nông nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng các loại nông sản. - Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên khác như thuỷ sản, khoáng sản và lâm sản. - Là nơi có điều kiện để tập trung các thành phố, khu công nghiệp và trung tâm thương mại. - Phát triển giao thông vận tải đường bộ, đường sông. Hạn chế - Địa hình bị chia cắt mạnh gay cản trở giao thông, khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng. - Dễ xảy ra các thiên tai như: lũ quét, trượt đất, xói mòn, các đứt gãy dễ xảy ra động đất. Ngoài ra còn có lốc, mưa đá, sương muối.... Thường chịu ảnh hưởng của các thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán,.... gây thiệt hại lớn về người và tài sản của nhân dân. * Rút kinh nghiệm bài giảng ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Bài 29: ĐẶC ĐIỂM NỀN NÔNG NGHIỆP NƯỚC TA Ngày soạn: 25/11/2009 Tiết: I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS cần: 1. Về kiến thức - Nắm được những thế mạnh và hạn chế của nền nông nghiệp nhiệt đới ước ta. - Hiểu được đặc điểm nền nông nghiệp nước ta đang chuyển dịch từ nông nghiệp cổ truyền sang nông nghiệp hiện đại, sản xuất hàng hoá quy mô lớn. - Nắm được xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở nước ta. 2. Về kỹ năng Rèn luyện kỹ năng đọc bản đồ, phân tích bảng số liệu ở bài 29 SGK 3. Về thái độ HS có ý thức khai thác và sử dụng tài nguyên nông nghiệp một cách hợp lý. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1. Phương pháp Thảo luận nhóm/ cặp, đàm thoại gợi mở, giải thích, minh họa. 2. Phương tiện - Bản đồ nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản Việt Nam. - Atlat Địa lí Việt Nam. - Bảng số liệu bổ sung cho bài - Một số hình ảnh về các hoạt động nông nghiệp tiêu biểu để minh hoạ cho nội dung của bài - Phiếu học tập. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Tại sao việc sử dụng hợp lí vốn đất ở nước ta lại có ý nghĩa to lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường? Câu 2: Nêu các nét đặc trưng trong sử dụng đất nông nghiệp ở đồng bằng, trung du và miền núi? 3. Bài mới a. Đặt vấn đề: Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế chính của nước ta, đặc biệt trong điều kiện nước ta có dân số đông, tăng nhanh nên ngành nông nghiệp càng có ý nghĩa quan trọng. Bài học hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu những đặc điểm chính của nền nông nghiệp Việt Nam. b. Triển khai bài: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính Ä Tìm hiểu về điều kiệnvà tình hình phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới ở nước ta. *Hoạt động 1: cá nhân hoặc theo cặp - Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào nội dung SGK, kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân hãy” + Lấy ví dụ chứng minh sự phân hoá mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp do điều kiện khí hậu ở nước ta. Ý nghĩa của sự phân hoá đó? + Cho biết nền nông nghiệp nhiệt đới của nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì? - Bước 2: Lần lượt 2 HS trả lời, các HS khác theo dõi bổ sung. - Bước 3: GV nhận xét và chuẩn kiến thức + Sự khác biệt mùa vụ giữa miền Bắc (rau, cây trồng vụ đông) và miền Nam (không có vụ đông), giữa đồng bằng (trồng lúa nước) và miền núi (trồng cây công nghiệp, cây ăn quả) Sự phân hoá mùa vụ cho phép sản xuất sản phẩm chính vụ và trái vụ, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Mặt khác giúp cho việc cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến diễn ra đều đặn hơn. + Những thuận lợi: sản phẩm nông nghiệp đa dạng (có sản phẩm nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới); khả năng xen canh tăng vụ lớn; có thế mạnh khác nhau giữa các vùng. GV: Vì sao lịch thời vụ có sự thay đổi theo thời gian trong năm, giữa các năm và giữa các địa phương? (Do khí hậu có sự phân hoá, mỗi thời kỳ trong năm có đặc điểm thời tiết khác nhau nên thích hợp với một số sản phẩm nông nghiệp chính. Việc sắp xếp mùa vụ còn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết của từng địa phương và diễn biến thời tiết của từng năm. Do đó không thể áp đặt lịch thời vụ của năm này qua năm khác cũng như của địa phương này sang địa phương khác). + Những khó khăn chủ yếu: tính mùa vụ khắt khe trong sản xuất; thiên tai và các dạng thời tiết cực đoan như bão, lũ lụt, hạn hán, gió tây khô nóng, sương muối Khí hậu nhiệt đới gió mùa cũng tạo điều kiện cho sâu bệnh, dịch bệnh phát triển gây thiệt hại lớn cho sản xuất. èViệc phòng chống thiên tai, dịch bệnh là nhiệm vụ cự kỳ quan trọng. Việc áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ là cơ sở để khai thác hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới nước ta. *Hoạt động 2: Cả lớp - Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát bản đồ nông nghiệp Việt Nam và những hiểu biết của bản thân, hãy kể tên các các sản phẩm nông nghiệp chính ở các vùng nông nghiệp của nước ta. - Bước 2: Đại diện HS trả lời,các HS khác theo dõi bổ sung - Bước 3: GV nhận xét và chuẩn kiến thức + Đồng bằng sông Hồng: Lúa, lạc, đậu tương, mía, cói, rau vụ đông, sản phẩm chăn nuôi lấy thịt. + Đồng bằng sông Cửu Long: Lúa, dừa, đậu tương, mía, cây ăn quả, chăn nuôi lợn, tôm cá. + Vùng núi và trung du Bắc Bộ: Quế, hồi, chè, thuốc lá, hoa quả cận nhiệt, ngô, sắn, chăn nuôi đại trâu, bò, dê. + Tây nguyên: Cà phê, cao su, chè, dâu tằm, ngô, sắn. GV: Hiện nay các cây trồng, vật nuôi thường có thời gian sinh trưởng ngắn, chống chịu được với sâu bệnh, các cây trồng có thể thu hoạch trước mùa mưa bão. *GV đặt thêm câu hỏi: Em hãy giải thích tại sao những năm qua ở Duyên hải Nam Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long những năm qua có sự mở rộng diện tích lúa hè thu trong khi diện tích lúa mùa lại giảm? (Để hạn chế thiệt hại do mùa khô quá sâu sắc diễn ra trên hai vùng nông nghiệp này). *GV nhấn mạnh: sự phát triển nông nghiệp hàng hoá và đẩy mạnh trao đổi sản phẩm giữa các vùng là điều kiện tốt để khai thác sự khác biệt mùa vụ giữa các địa phương, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Chuyển ý: Hiện nay nền nông nghiệp nước ta đang tồn tại song song hình thức sản xuất nông nghiệp tự cấp tự túc theo lối cổ truyền và nền nông nghiệp hàng hoá, áp dụng tiến bộ KHKT hiện đại. Đồng thời có sự chuyển dịch từ nền nông nghiệp cổ truyền sang nền nông nghiệp hiện đại. Chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề này ở mục 2 sau đây. Ä Tìm hiểu về nền nông nghiệp cổ truyền và nền nông nghiệp hiện đại của nước ta *Hoạt động 3: Nhóm/ cặp - Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu học tập và giao nhiệm vụ cho từng nhóm (xem phiếu học tập phần phụ lục). + Nhóm 1 và 3: Tìm hiểu nền nông nghiệp cổ truyền + Nhóm 2 và 4: Tìm hiểu nền nông nghiệp hiện đại - Bước 2: Các nhóm thảo luận để hoàn thành p

File đính kèm:

  • docDia Ly12Nang Caobai782946.doc