Địa lí dân cư
Bài 16: ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ NƯỚC TA
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, giáo viên giúp học sinh hiểu:
1. Kiến thức:
-Trình bày được những đặc điểm cơ bản của dân số và phân bố dân cư nước ta.
- Xác định và phân tích được nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng dân số và hậu quả của sự gia tăng dân số , phân bố dân cư không đều.
- Trình bày được những chiến lược phát triển dân số và sử dụng hợp lí nguồn lao động.
2. Kĩ năng:
- Phân tích được các sơ đồ, lược đồ, các bảng số liệu thống kê.
- Khai thác nội dung thông tin trong các sơ đồ, bản đồ phân bố dân cư.
3. Thái độ:
- Có nhận thức đúng đắn về vấn đề dân số, ủng hộ, tuyên truyền các chính sách dân số của quốc gia và địa phương.
80 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 476 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lí 12 kì 2 - Trường Thpt Việt Đức, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(ĐÃ ĐIỀU CHỈNH &ÁP DỤNG THEO CễNG VĂN 5842BGDĐT-VPngày 01/9/2011)
-------------------0------------------------
Giáo án số: 19
Soạn ngày15.. tháng12.. năm 2011
Địa lí dân cư
Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta
I. Mục tiêu: Sau bài học, giáo viên giúp học sinh hiểu:
1. Kiến thức:
-Trình bày được những đặc điểm cơ bản của dân số và phân bố dân cư nước ta.
- Xác định và phân tích được nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng dân số và hậu quả của sự gia tăng dân số , phân bố dân cư không đều.
- Trình bày được những chiến lược phát triển dân số và sử dụng hợp lí nguồn lao động.
2. Kĩ năng:
- Phân tích được các sơ đồ, lược đồ, các bảng số liệu thống kê.
- Khai thác nội dung thông tin trong các sơ đồ, bản đồ phân bố dân cư.
3. Thái độ:
- Có nhận thức đúng đắn về vấn đề dân số, ủng hộ, tuyên truyền các chính sách dân số của quốc gia và địa phương.
II. phương tiện dạy học:
- Biểu đồ tỉ lệ gia tăng dân số trung bình năm qua các thời kì, biểu đồ tháp dân số nước ta.
- Bảng số liệu 15 nước đông dân nhất thế giới.
- Bản đồ phân bố dân cư Việt Nam.
III. Hoạt động dạy và học:
A. ổn định tổ chức:
B. Kiểm tra miệng:
Khởi động: GV nói:
- Dân cư và nguồn lao động là một trong những nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Lớp 9 các em đã học về địa lí dân cư Việt Nam. Ai có thể cho biết dân số và phân bố dân cư nước ta có đặc điểm gì?
2 đến 3 học sinh trả lời
GV tóm tắt các ý chính và nói: Để hiểu rõ hơn các vấn đề này, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Hoạt động 1: Chứng minh Việt Nam là một nước đông dân, có nhiều thành phần dân tộc.
Hình thức: Cặp.
? Đọc SGK mục 1, bảng số liệu 15 nước đông dân nhất thế giới, kết hợp hiểu biết của bản thân, em hãy chứng minh:
+ Việt Nam là nước đông dân.
+ Có nhiều thành phần dân tộc.
Qua đó đánh giá thuận lợi, khó khăn trong việc phát triển kinh tế - xã hội?
Hai HS cùng bàn trao đổi để trả lời.
- Một HS đại diện trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét phần trình bày của HS và bổ sung kiến thức.
Hoạt động 2: Chứng minh dân số nước ta còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ.
Hình thức: Nhóm.
Bước 1: GV chia học sinh thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm. (Xem phiếu học tập phần phụ lục)
Bước 2: HS trong các nhóm trao đổi, đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến.
Bước 3: GV nhận xét phần trình bày của HS và kết luận các ý đúng của mỗi nhóm. (Xem thông tin phản hồi phần phụ lục).
GV đặt câu hỏi cho các nhóm:
- Phân tích nguyên nhân của sự gia tăng dân số? (Do trình độ phát triển kinh tế - xã hội; Chính sách dân số; Tâm lí xã hội; Y tế, chế độ dinh dưỡng,...)
- Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư, giải thích tại sao mật độ dân số ở đồng bằng sông Hồng cao hơn đồng bằng sông Cửu Long?
- Đọc bảng 16.3 nhận xét & giải thích về sự thay đổi tỉ trọng dân số giữa thành thị và nông thôn?
(Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thúc đẩy quá trình đô thị hóa làm tăng tỉ lệ dân thành thị).
Hoạt động 3: Tìm hiểu chiến lược phát triển dân số và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động và tài nguyên nước ta.
Hình thức: cả lớp.
Gv tổ chức trò chơi: "Ai đúng hơn"
Cách chơi: Chia lớp thành 2 đội chơi. Mỗi đội có 3 HS.
Yêu cầu: HS dùng các mũi tên để gắn các đặc điểm dân số và phân bố dân cư với các chiến lược phát triển dân số tương ứng. Có thể gắn 1 đặc điểm với nhiều chiến lược và ngược lại.
Các HS còn lại đánh giá: Nhóm nào gắn đúng và nhanh hơn là nhóm đó chiến thắng.
GV: Dân cư luôn là nguồn lực tác động mạnh mẽ tới sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta., làm thế nào để sử dụng hiệu quả nguồn lực dân số không phải chỉ là trách nhiệm của các cấp chính quyền mà còn là trách nhiệm của mỗi công dân Việt Nam.
1) Đông dân, có nhiều thành phần dân tộc:
a) Đông dân:
- Dân số: 84.156 nghìn người (năm 2006), đứng thứ 3 Đông Nam á, thứ 13 thế giới.
đ Đánh giá: Nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn.
Khó khăn: Phát triển kinh tế, giải quyết việc làm,...
b) Nhiều thành phần dân tộc:
Có 54 dân tộc, dân tộc Kinh chiếm 86,2%, còn lại là các dân tộc ít người.
đ Thuận lợi: đa dạng về bản sắc văn hóa và truyền thống dân tộc.
Khó khăn: Sự phát triển không đều về trình độ và mức sống giữa các dân tộc.
2) Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ:
a) Dân số còn tăng nhanh:
- Dân số còn tăng nhanh, mỗi năm tăng hơn 1 triệu người.
- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm. Ví dụ gia đoạn 1989 - 1999 tỉ lệ gia tăng dân số trung bình là 1,7% đến giai đoạn 2002 - 2005 là 1,32%.
- Hậu quả của sự gia tăng dân số:
b) Cơ cấu dân số trẻ:
Trong độ tuổi lao động chiếm 64%, mỗi năm tăng thêm khoảng 1,15 triệu người.
đ Thuận lợi: Nguồn lao động dồi dào, năng động, sáng tạo.
Khó khăn: sắp xếp việc làm.
3) Phân bố dân cư:
- Đồng bằng tập trung 75% dân số. Ví dụ: Đồng bằng sôngHồng mật độ 1225 người/km2; miền núi chiếm 25% dân số. Vùng Tây Bắc 69 người/ km2.
+ Nông thôn chiếm 73,1% dân số, thành thị chiếm 26,9% dân số.
Nguyên nhân:
+ Điều kiện tự nhiên.
+ Lịch sử định cư.
+ Trình độ phát triển kinh tế - xã hội, chính sách,....
4) Chiến lược phát triển dân số và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động và tài nguyên nước ta:
- Tiếp tục thực hiện các giải pháp kiềm chế tốc độ tăng dân số, đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương chính sách, pháp luật về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
- Xây dựng chính sách chuyển cư phù hợp để thúc đẩy sự phân bố dân cư lao động giữâ các vùng.
- Xây dựng quy hoạch và chính sách thích hợp nhằm đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị.
- Đưa xuất khẩu lao động thành một chương trình lớn, có giải pháp mạnh và chính sách cụ thể để mở rộng thị trường xuất khẩu lao động. Đổi mới mạnh mẽ phương thức đào tạo nguồn lao động xuất khẩu tay nghề cao, có tác phong công nghiệp.
- Đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở trung du, miền núi. Phát triển công nghiệp ở nông thôn để khai thác tài nguyên và sử dụng tối đa nguồn lao động của đất nước.
IV. Đánh giá:
VI. Phụ lục:
Phiếu học tập số 1:
Nhiệm vụ: Dựa vào biểu đồ gia tăng dân số, biểu đồ hình 16.1, SGK, hãy trình bày đặc điểm cơ bản về dân số và phân tích hậu quả của gia tăng dân số nước ta.
Hiện nay, tỉ lệ gia tăng dân số trung bình đang có xu hướng.....................Ví dụ: giai đoạn 1989 - 1999 tỉ lệ gia tăng dân số trung bình là ..................................đến giai đoạn 2002 - 2005 là ........................
Hậu quả của gia tăng dân số
Tài nguyên môi trường
Phát triển kinh tế
Chất lượng cuộc sống
Thông tin phản hồi phiếu học tập 1:
Hiện nay, tỉ lệ gia tăng dân số trung bình đang có xu hướng. tăng nhanh. Ví dụ: giai đoạn 1989 - 1999 tỉ lệ gia tăng dân số trung bình là 1,7% .đến giai đoạn 2002 - 2005 là 1,32%.
Nếu dân số năm 2006 là 84156 nghìn người, tỉ lệ gia tăng dân số là 1,32% thì sau 1 năm sẽ tăng 1,11 triệu người.
Hậu quả của gia tăng dân số
Tài nguyên môi trường
- Cạn kiệt tài nguyên.
- Ô nhiễm môi trường.
- Khó khăn để phát triển bền vững,...
Phát triển kinh tế
- Tốc độ phát triển kinh tế.
- Bố trí cơ cấu ngành, cơ cấu lãnh thổ.
- Tiêu dùng và tích lũy...
Chất lượng cuộc sống
- Thu nhập bình quân đầu người thấp.
- Dịch vụ y tế, văn hóa, giáo dục khó được nâng cao.
Phiếu học tập 2:
Nhiệm vụ: Dựa vào bảng 16.1. Em hãy nêu đặc điểm về cơ cấu nhóm tuổi của nước ta, phân tích ảnh hưởng của cơ cấu dân số đối với việc phát triển kinh tế - xã hội? Biện pháp giải quyết?
Từ năm 2000 đến năm 2005 cơ cấu dân số theo độ tuổi:
Độ tuổi từ 0 đến 14: Độ tuổi từ 15 đến 59:
Độ tuổi từ 60 trở lên:
Mỗi năm nước ta tăng thêm ............................................................................................................lao động
Thuận lợi
Khó khăn
Thông tin phản hồi:
Từ năm 2000 đến năm 2005 cơ cấu dân số theo độ tuổi có sự thay đổi rõ rệt:
Độ tuổi từ 0 đến 14: giảm từ 33,5% xuống còn 27%.
Độ tuổi từ 15 đến 59: Tăng từ 58,4% lên 64%.
Độ tuổi từ 60 trở lên: tăng từ 8,1% lên 9%
Mỗi năm nước ta tăng thêm 1,15 triệu người lao động
Thuận lợi
Nguồn lao động dồi dào, năng động sáng tạo.
Khó khăn
Gánh nặng nuôi dạy, chăm sóc trẻ em, sức ép về lao động.
Phiếu học tập số 3:
Nhiệm vụ: Dựa vào lược đồ phân bố dân cư hình 16.2 và kiến thức SGK hãy trình bày đặc điểm dân cư nước ta theo dàn ý:
Dân cư nước ta phân bố:................................................................................................................
+ Giữa đồng bằng và Trung du, miền núi..................................................................
+ Giữa nông thôn và thành thị................................................................................................
Đánh giá:........................................................................................................................................................
Biện pháp khắc phục:.......................................................................................................................
Thông tin phản hồi hoạt động 3:
Gắn đặc điểm dân số và phân bố dân cư với các chiến lược phát triển dân số tương ứng:
Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta
Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ
Đông dân, có nhiều thành phần dân tộc
Phân bố dân cư chưa hợp lí
Kiềm chế tốc độ tăng dân số
Xuất khẩu lao động
Phát triển công nghiệp ở miền núi và nông thôn
Chuyển dịch cơ cáu dân số nông thôn và thành thị
Phân bố lại dân cư giữa các vùng
Chiến lược phát triển dân số và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động và tài nguyên nước ta
Giáo án số: 20
Soạn ngày....20.........tháng....12.....năm 2011
Bài 17: Lao động và việc làm
I. Mục tiêu: Sau bài học, giáo viên giúp học sinh hiểu:
1. Kiến thức:
- Chững minh được nước ta có nguồn lao động dồi dào với truyền thống và kinh nghiệm sản xuất phong phú, chất lượng lao động được nâng lên.
- Trình bày được sự chuyển dịch cơ cấu lao động ở nước ta.
- Hiểu được vì sao việc làm đang là vấn đề kinh tế - xã hội lớn, tầm quan trọng của việc sử dụng lao động trong quá trình phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vấn đề và hướng giải quyết việc làm cho người lao động.
2. Kĩ năng:
- Phân tích được các bảng số liệu thống kê.
- Xác lập mối quan hệ giữa dân số, lao động và việc làm.
3. Thái độ:
- Quyết tâm học tập để trở thành người lao động có chuyên môn nghiệp vụ.
II. phương tiện dạy học:
- Các bảng số liệu về lao động và nguồn lao động qua các năm ở nước ta.
III. Hoạt động dạy và học:
A. ổn định tổ chức:
B. Kiểm tra miệng:
Câu 1: Phân tích tác động của đặc điểm dân số nước ta đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường?
Câu 2: Vì sao nước ta phải thực hiện phân bố lại dân cư cho hợp lí? Nêu một số phương hướng và biện pháp đã thực hiện trong thời gian vừa qua?
Khởi động: GV hỏi:
- Dân số nước ta có những đặc điểm gì?
2 đến 3 học sinh trả lời
GV nói: Dân số đông và tăng nhanh đã tạo cho nước ta có nguồn lao động dồi dào. Vậy nguồn lao động của nước ta có những mặt mạnh và hạn chế nào? Nước ta đã sử dụng nguồn lao động như thế nào? Tại sao việc làm đang là vấn đề kinh tế- xã hội lớn ở nước ta? Đó là những câu hỏi chúng ta cần trả lời trong bài học hôm nay.
Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Hoạt động 1: Tìm hiểu về nguồn lao động của nước ta:
Hình thức: cặp hoặc cá nhân.
Bước 1: HS dựa vào bảng 17.1 SGK Địa lí 12 (bảng 22.1) SGK Địa lí 12 nâng cao, vốn hiểu biết, nêu những mặt mạnh và hạn chế của nguồn lao động của nước ta.
Bước 2: HS trình bày, GV giúp HS chuẩn kiến thức.
Đặc biệt trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cơ cấu lao động
Hình thức: Cá nhân hoặc theo cặp.
Bước 1: HS căn cứ vào các bảng số liệu trong SGK, trả lời các câu hỏi sau:
- Căn cứ vào bảng 17.2 SGK Địa lí 12, nhận xét cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế.
- Căn cứ vào bảng 17.3 SGK Địa lí 12, nhận xét lao động theo thành phần kinh tế.
- Căn cứ vào bảng 17.4 SGK Địa lí 12, nhận xét cơ cấu lao động theo thành thị, nông thôn của nước ta.
Gợi ý: ở mỗi bảng, các em cần nhận xét theo hai ý:
+ Loại chiếm tỉ trọng cao nhất, thấp nhất.
+ Xu hướng thay đổi tỉ trọng của mỗi loại.
Bước 2: HS trình bày kết quả. Mỗi HS trình bày về một loại cơ cấu, các HS khác bổ sung, GV giúp HS chuẩn kiến thức.
?Nêu những hạn chế trong sử dụng lao động ở nước ta?
Hoạt động 3: Tìm hiểu vấn đề việc làm và hướng giải quyết việc làm:
Hình thức: Cả lớp.
? Tại sao việc làm là vấn đề kinh tế- xã hội lớn ở nước ta?
(Nguồn lao động dồi dào, mỗi năm tăng thêm hơn 1 triệu lao động trong điều kiện kinh tế chưa phát triển, gây ra nhiều hậu quả: thất nghiệp, tệ nạn xã hội, khó nâng cao mức sống...)
? Đọc SGK mục 3, hãy:
- So sánh vấn đề việc làm ở nông thôn và thành thị. Tại sao có sự khác nhau đó?
- Địa phương em đã đưa những chính sách gì để giải quyết việc làm?
Một HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.
GV chuẩn kiến thức.
1) Nguồn lao động:
* Mặt mạnh:
+ Nguồn lao động rất dồi dào 42,53 triệu người, chiếm 51,2% dân số (năm 2005).
+ Mỗi năm tăng thêm trên 1 triệu lao động.
+ Người lao động cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất phong phú.
+ Chất lượng lao động ngày càng nâng lên.
- Hạn chế:
+ Nhiều lao động chưa qua đào tạo.
+ Lực lượng lao động có trình độ cao còn ít.
2) Cơ cấu lao động:
a) Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế:
- Lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất.
- Xu hướng giảm tỉ trọng lao động nông, lâm, ngư nghiệp; tăng tỉ trọng lao động công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, nhưng còn chậm.
b) Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế:
- Phần lớn lao động làm ở khu vực ngoài nhà nước.
- Tỉ trọng lao động khu vực ngoài Nhà nước và khu vực Nhà nước ít biến động, lao động khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng.
c) Cơ cấu lao động theo thành thị, nông thôn
- Phần lớn lao động ở nông thôn.
- Tỉ trọng lao động nông thôn đang giảm, khu vực thành thị tăng.
* Hạn chế:
- Năng suất lao động thấp.
- Phần lớn lao động có thu nhập thấp.
- Phân công lao động xã hội còn chậm chuyển biến.
- Chưa sử dụng hết thời gian lao động.
3) Vấn đề việc làm và hướng giải quyết việc làm:
a) Vấn đề việc làm:
- Việc làm là một vấn đề kinh tế- xã hội lớn.
- Năm 2005. Cả nước có 2,1% lao động thất nghiệp và 8,1% lao động thiếu việc làm ở thành thị tỉ lệ thất nghiệp cao (5,3%).
- Mỗi năm nước ta giải quyết được gần 1 triệu việc làm mới.
b) Hướng giải quyết việc làm:
- Phân bố lại dân cư và nguồn lao động.
- Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khỏe sinh sản.
- Thực hiện đa dạng hóa các hoạt động sản xuất (Nghề truyền thống, thủ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp...), chú ý thích đáng đến hoạt động của các ngành dịch vụ.
- Tăng cường hợp tác liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu.
- Mở rộng, đa dạng các laọi hình đào tạo các cấp, các ngành nghề, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động để họ có thể tự tạo những công việc hoặc tham gia vào các đơn vị sản xuất dễ dàng, thuận lợi hơn.
- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
IV. Đánh giá:
1. Trắc nghiệm:
Câu 1: ý nào không phải là mặt mạnh của người lao động nước ta?
A. Người lao động cần cù, sáng tạo, có nhiều kinh nghiệm sản xuất.
B. Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao.
C. Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao còn ít so với yêu cầu.
D. Số lao động có chuyên môn kỹ thuật ngày càng tăng.
* Căn cứ vào bảng 17.2 SGK Địa lí 12 chọn ý đúng trong các câu sau:
Câu 2: Cơ cấu lao động có việc làm phân theo khu vực kinh tế của nước ta đang thay đổi theo hướng nào?
A. Giảm tỉ trọng lao động ở khu vực III, tăng tỉ trọng lao động ở khu vực I và II.
B. Giảm tỉ trọng ở khu vực II, tăng tỉ trọng lao động khu vực I và III.
C. Giảm tỉ trọng ở khu vực I, tăng tỉ trọng lao động khu vực II và III.
D. Giảm tỉ trọng lao động của khu vực I và II, tăng tỉ trọng lao động khu vực III .
Câu 3: Sự phân công lao động theo ngành ở nước ta:
A. Còn chậm chuyển biến
C. Thay đổi rất nhanh.
B. Thay đổi khá nhanh.
D. Thay đổi nhanh chậm tùy giai đoạn.
* Căn cứ vào bảng 17.3 SGK Địa lí 12 chọn ý đúng trong các câu sau:
Câu 4: Khu vực sử dụng nhiều lao động nhất nước ta là:
A. Kinh tế Nhà nước.
C. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
B. Kinh tế ngoài Nhà nước.
D. cả 2 ý A và B.
Câu 5: Từ năm 2000 đến năm 2005, tỉ trọng lao động của thành phần kinh tế nào liên tục tăng?
A. Khu vực Nhà nước.
C. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
B. Khu vực ngoài Nhà nước.
D. Khu vực Nhà nước và ngoài Nhà nước.
Câu 6: Mỗi năm nước ta đã tạo khoảng 1 triệu việc làm mới là nhờ:
A. Sự đa dạng hóa các thành phần kinh tế, các ngành sản xuất, dịch vụ.
B. Người nông dân tích cực tìm kiếm việc làm khi nhàn rỗi.
C. Nhà nước đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
D. Sự phát triển quy mô của các đô thị.
Câu 7: Tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng ngày càng tăng ở nông thôn do nguyên nhân nào?
A. Nhiều người ra thành phố kiếm việc làm.
B. Đa dạng hóa cơ cấu kinh tế nông thôn.
C. Giảm tỉ lệ sinh.
D. Mở rộng diện tích đất trồng trọt.
Câu 8: Hiện nay nước ta mỗi năm tăng thêm bao nhiêu lao động?
A. Gần 1 triệu lao động.
C. Gần 1,5 triệu lao động.
B. Hơn 1 triệu lao động.
D. Hơn 1,5 triệu lao động.
V. Hoạt động nối tiếp:
Dựa vào bảng 17.3 SGK Địa lí 12:
a) Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu lao động có việc làm phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2000- 2005.
b) Từ biểu đồ đã vẽ, nêu nhận xét và giải thích.
Làm câu hỏi 1, 2 trong SGK.
Giáo án số: 21
Soạn ngày.....25........tháng......12....năm 2011
Bài 18: Đô thị hóa
I. Mục tiêu: Sau bài học, giáo viên giúp học sinh hiểu:
1. Kiến thức:
- Trình bày và giải thích được một số đặc điểm của đô thị hóa ở nước ta.
- Phân tích được ảnh hưởng qua lại giữa đô thị hóa và phát triển kinhh tế- xã hội.
- Hiểu được sự phân bố mạng lưới đô thị ở nước ta.
2. Kĩ năng:
- Phân tích, so sánh sự phân bố các đô thị giữa các vùng trên bản đồ, Atlat.
- Nhận xét bảng số liệu về phân bố đô thị.
- Phân tích biểu đồ.
II. phương tiện dạy học:
- Bản đồ Dân cư Việt Nam, Atlat Địa lí Việt Nam.
- Bảng số liệu về phân bố đô thị ở các vùng của nước ta.
III. Hoạt động dạy và học:
A. ổn định tổ chức:
B. Kiểm tra miệng:
Câu 1: Phân tích những thế mạnh và mặt hạn chế của nguồn lao động nước ta?
Câu 2: Hãy nêu một số chuyển biến về cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế quốc dân ở nước ta hiện nay?
Khởi động: GV hỏi:
- ở lớp 10, các em đã được học về đô thị hóa. Vậy đô thị hóa là gì?
- 1- 2 HS trả lời, GV tóm tắt và ghi bảng về các đặc điểm của đô thị hóa.
GV nói: Đô thị hóa là quá trình tăng nhanh số dân thành thị, sự tập trung dân cư vào các đô thị lớn và phổ biến lối sống thành thị. Đó là các đặc điểm chung của quá trình đô thị hóa. Vậy đô thị hóa ở nước ta có những đặc điểm gì? Đô thị hóa có ảnh hưởng như thế nào tới phát triển kinh tế- xã hội? Để trả lời được câu hỏi này, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. Đô thị hóa.
Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm đô thị hóa ở nước ta
Hình thức: Nhóm.
Bước 1: Các nhóm tìm và thảo luận theo các nhiệm vụ GV đề ra. Cụ thể:
- Các nhóm có số lẻ:
+ Dựa vào SGK, vốn hiểu biết chứng minh rằng nước ta có quá trình đô thị hóa diễn ra chậm chạp, trình độ đô thị hóa thấp?
+ Dựa vào hình 16.2 SGK Địa lí 12 Hoặc bản đồ Dân cư trong Atlat Địa lí Việt Nam, nhận xét về sự phân bố các đô thị ở nước ta.
Các nhóm số chẵn:
+ Dựa vào bảng 18.1 SGK Địa lí 12, nhận xét về sự thay đổi số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị trong giai đoạn 1990- 2005.
+ Dựa vào bảng 18.2 SGK Địa lí 12, nhận xét về sự phân bố đô thị và số dân đô thị giữa các vùng trong nước.
Bước 2: HS trình bày kết quả, chỉ bản đồ các vùng có nhiều đô thị, vùng có số dân đô thị đông nhất, thấp nhất, GV giúp HS chuẩn kiến thức.
Thứ tự trình bày:
(1). Chứng minh quá trình đô thị hóa chậm, trình độ đô thị hóa thấp.
(2). Nhận xét sự thay đổi số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị.
(3). Nhận xét sự phân bố đô thị và số dân đô thị giữa các vùng (nhóm nhận xét bản đồ dân cư trình bày trước, nhóm nhận xét bảng số liệu trình bày sau).
Vùng có nhiều đô thị nhất (Trung du và miền núi Bắc Bộ) gấp hơn 3 lần vùng có ít đô thị nhất (Duyên hải Nam Trung Bộ).
- Đông Nam Bộ có số dân/ đô thị cao nhất, số dân/ đô thị thấp nhất là Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về mạng lưới đô thị ở nước ta:
Hình thức: Cả lớp.
? Dựa vào các tiêu chí cơ bản nào để phân chia các đô thị nước ta thành 6 loại?
( Các tiêu chí: Số dân, chức năng, mật độ dân số, tỉ lệ dân tham gia vào hoạt động sản xuất phi nông nghiệp).
? Dựa vào SGK, nêu các loại đô thị ở nước ta?
? Xác định trên bản đồ 5 thành phố trực thuộc trung ương, 2 đô thị đặc biệt.
( Học sinh xác định trên hình 16.2 SGK Địa lí 12 hoặc bản đồ Dân cư trong Atlat Địa lí Việt Nam sau đó lên chỉ bản đồ Dân cư Việt Nam treo tường).
- Thành phố nơi chúng ta đang sống thuộc đô thị loại nào? (Nếu HS đang ở đô thị).
Hoạt động 3: Thảo luận về ảnh hưởng tích cực của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội:
Hình thức: Cặp hoặc nhóm.
Bước 1:
- HS thảo luận về những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của đô thị hóa đến phát triển kinh tế- xã hội.
- Liên hệ thực tế địa phương.
Bước 2:
HS trình bày kết quả, GV giúp HS chuẩn kiến thức.
- Năm 2005, khu vực đô thị đóng góp 70,4% GDP cả nước, 84% GDP công nghiệp và xây dựng, 87% GDP dịch vụ, 80% ngân sách nhà nước.
- Các đô thị là thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn, là nơi sử dụng đông đảo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật, có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, có sức hút đối với đầu tư trong và ngoài nước.
I/ Đặc điểm:
a) Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm chạp, trình độ dô thị hóa thấp:
- Quá trình đô thị hóa chậm:
+ Thế kỉ thứ 3 trước công nguyên đã có đô thị đầu tiên (Cổ Loa).
+ Năm 2005, tỉ lệ dân đô thị mới là 26,9%.
- Trình độ đô thị hóa thấp:
+ Tỉ lệ dân đô thị thấp.
+ Cơ sở hạ tầng của các đô thị ở mức độ thấp so với khu vực và thế giới.
b) Tỉ lệ dân thành thị tăng:
c) Phân bố đô thị không đều giữa các vùng:
- Số thành phố lớn còn quá ít so với số lượng đô thị.
2) Mạng lưới đô thị:
- Mạng lưới đô thị được phân thành 6 loại.
- Năm 2007: có 5 thành phố trực thuộc Trung ương, 2 đô thị đặc biệt.
3) ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội:
- Tích cực:
+ Tác động mạnh đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
+ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, các vùng.
+ Tạo động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
+ Tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.
b) Tiêu cực:
+ Ô nhiễm môi trường.
+ An ninh trật tự xã hội....
IV. Đánh giá:
V. Hoạt động nối tiếp:
Làm bài tập 3 trong SGK vào vở.
Giáo án số: 22
Soạn ngày.....05........tháng...01.......năm 2012
Bài 19: Thực hành: Vẽ biểu đồ và phân tích sự phân hóa
về thu nhập bình quân đầu người giữa các vùng
I. Mục tiêu: Sau bài học, giáo viên giúp học sinh hiểu:
1. Kiến thức:
- Nhận xét và hiểu được sự phân hóa về thu nhập bình quân đầu người giữa các vùng.
- Biết được một số nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về thu nhập bình quân theo đầu người giữa các vùng.
2. Kĩ năng:
- Vẽ biểu đồ và phân tích bảng số liệu.
- So sánh và nhận xét mức thu nhập bình quân theo đầu người giữa các vùng .
II. phương tiện dạy học:
- Bảng số liệu về thu nhập bình quân theo đầu người của các vùng nước ta.
- Các dụng cụ để vẽ (Com pa, thước kẻ, bút chì,....)
III. Hoạt động dạy và học:
A. ổn định tổ chức:
B. Kiểm tra miệng:
Câu 1: Trình bày đặc điểm đô thị hóa ở nước ta.
Câu 2: Phân tích những ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa ở nước ta đối với phát triển kinh tế- xã hội.
Khởi động: GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Hoạt động 1: Xác định yêu cầu của bài thực hành
Hình thức: Cả lớp.
- GV yêu cầu HS đọc nội dung bài thực hành, sau đó nêu yêu cầu của bài thực hành.
GV nói: Như vậy bài thực hành có 2 yêu cầu:
+ Một là: Chọn và vẽ biểu đồ thể hiện thu nhập bình quân theo đầu người các vùng nước ta, năm 2004.
+ Hai là: Phân tích bảng số liệu để rút ra nhận xét mức thu nhập bình quân đầu người/ tháng giữa các vùng qua các năm 1999, 2002, 2004.
Hoạt động 2: Xác định loại biểu đồ thích hợp yêu cầu của bài thực hành và vẽ biểu đồ.
Hình thức: Cá nhân.
Bước 1:
- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 1 (Vẽ biểu đồ thu nhập bình quân đầu người/tháng giữa các vùng của nước ta, năm 2004).
- GV nói: Bảng số liệu có 3 năm, nhưng bài tập chỉ yêu cầu vẽ một năm 2004.
? Loại biểu đồ nào là thích hợp nhất với số liệu và bài tập?
- 1- 2 HS trả lời (Biểu đồ cột, mỗi vùng một cột)
GV: Chúng ta đã xác định được loại biểu đồ cần vẽ, bây giờ mỗi em sẽ vẽ nhanh biểu đồ vào vở. Cố gắng trong 10 phút phải vẽ song biểu đồ, sau đó chúng ta sẽ phân tích bảng số liệu.
- GV yêu cầu 1- 2 HS lên vẽ biểu đồ ở trên bảng.
Bước 2: HS vẽ biểu đồ vào vở.
Bước 3: cả lớp cùng quan sát biểu đồ đã vẽ ở trên bảng, nhận xét, chỉnh sửa những chỗ chưa chính xác, chưa đẹp, mỗi cá nhân HS tự nhận xét, chỉnh sửa biểu đồ mà đã vẽ.
Hoạt động 3: Phân tích bảng số liệu
File đính kèm:
- GA Dia li 12HKII thuc hien giam tai tung noi dung.doc