Bài 1: VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Biết được công cuộc đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện về KTXH:
+ Bối cảnh của nền kinh tế nước ta sau chiến tranh.
+ Tiến trình của công cuộc đổi mới.
+ Nắm được 3 xu thế phát triển KTXH nước ta
+ thành tựu của công cuộc đổi mới.
- Biết được bối cảnh và công cuộc hội nhập quốc tế và khu vực của nước ta.:
+ Bối cảnh của công cuộc hội nhập quốc tế và khu vực.
+ Thành tựu của công cuộc hội nhập quốc tế và khu vực
- Nắm được một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc đổi mới.
68 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 495 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo Án Địa Lí 12- THPT Bạch Đằng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Tiết PPCT:
Bài 1: VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Biết được công cuộc đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện về KTXH:
+ Bối cảnh của nền kinh tế nước ta sau chiến tranh.
+ Tiến trình của công cuộc đổi mới.
+ Nắm được 3 xu thế phát triển KTXH nước ta
+ thành tựu của công cuộc đổi mới.
Biết được bối cảnh và công cuộc hội nhập quốc tế và khu vực của nước ta.:
+ Bối cảnh của công cuộc hội nhập quốc tế và khu vực.
+ Thành tựu của công cuộc hội nhập quốc tế và khu vực
- Nắm được một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc đổi mới.
2. Kĩ năng:
- Phân tích bảng số liệu, biểu đồ về tốc độ tăng chỉ số gái tiêu dùng, tốc độ tăng GDP của cả nước và của từng thành phần kinh tế, tỉ lệ hộ nghèo của cả nước.
- Biết liên hệ các kiến thức địa lí với các kiến thức về lịch sử, giáo dục công dân trong lĩnh hội tri thức mới.
- Biết liên hệ SGK với các vấn đề của thực tiễn cuộc sống, khi tìm hiểu các thành tựu của công cuộc đổi mới.
3. Thái độ:
Xác định tinh thần trách nhiệm của mỗi người đốivới sự nghiệp phát triển của đất nước.
* Tích hợp GDKNS:
-Giao tiếp: Phản hồi/ lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ ý tưởng về đường lối đổi mới và hội nhập phát triển KTXH của đất nước.
-Tư duy: Tìm kiếm, xử lí thông tin, các số liệu.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Tranh ảnh về thành tựu của công cuộc đổi mới.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sưu tầm tranh ảnh về thành tựu của công cuộc đổi mới.
III. PHƯƠNG PHÁP:
Giảng giải, nêu vấn đề.
Thảo luận nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC GIÁO DỤC
1.Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Vào bài: Giáo viên vẽ trục biểu diễn (lấy năm 1986 làm mốc) và yêu cầu hs nêu các sự kiện lịch sử của nước ta gắn với các năm sau: năm 1945, 1975, 1986, 1989.
1945 1975 1986 1989
Ghi (ngắn gọn) đặc trưng nền kinh tế - xã hội nước ta trước và sau năm 1986.
GV: Sau 20 năm tiến hành đổi mới, nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu nổi bật trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều thách thức, khó khăn mà chúng ta phải vượt qua để chủ động hội nhập trong thời gian tới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Hoạt động l: Tìm hiểu công cuộc đổi về kinh tế xã hội nước ta (cả lớp).
Bước 1: Tìm hiểu bối cảnh nền KTXH nước ta trước đổi mới.
- GV đặt câu hỏi: đọc SGK mục l.a cho biết bối cảnh nền kinh tế - xã hội nước ta trước khi tiến hành đổi mới.
- Dựa vào kiến thc đã học, hãy nêu những hậu quả nặng nề của chiến tranh đối với nước ta.
một hs trả lời, hs khác nhận xét, bổ sung.
Chuyển ý: giai đoạn 1976- 1980, tốc độ tăng trưởng kinh tế nước ta chỉ đạt 1,4 %. năm 1986 lạm phát trên 700%. tình trạng khủng hoảng kéo dài buộc nước ta phải tiến hành đổi mới.
Bước 2: Tìm hiểu diễn biến công cuộc đổi mới của nước ta.
GV giảng giải về nền nông nghiệp trước và sau chính sách khoa 10 (khoán sản phẩm theo khâu đến nhóm người lao động). khoán gọn theo đơn giá đến hộ xã viên (từ tháng 4 năm 1998, hợp tác xã chỉ làm dịch vụ).
- GV đặt câu hỏi tìm hiểu các xu thế đổi mới từ đại hội đảng lần thứ 6 /1986. HS trao đổi theo cặp, đại diện trình bày, các HS khác bổ sung ý kiến. GV nhận xét phần trình bày của hs và bổ sung kiến thức.
Chuyển ý: Quyết tâm lớn của đảng và nhà nước cùng với sức sáng tạo phi thường của nhân dân ta để đổi mới toàn diện đất nước đã đem lại cho nước những thành tựu to lớn.
Bước 3: Tìm hiểu các thành tựu của nền KTXH nước ta.
- GV chia hs ra thành các nhóm, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm.
+Nhóm 1: Trình bày những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới ở nước ta.
cho ví dụ thực tế.
+ Nhóm 2: Quan sát hình 1.1, hãy nhận xét tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (tỉ lệ lạm phát) các năm 1986 - 2005. ý nghĩa của việc
kiềm chế lạm phát .
+ Nhóm 3: Dựa vào bảng 1, hãy nhận xét về tỉ lệ nghèo chung và tỉ lệ nghèo lương thực của cả nước giai đoạn 1993 - 2004.
HS trong các nhóm trao đổi, đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến.
GV nhận xét phần trình bày của hs và kết luận các ý đúng của mỗi nhóm.
(GV chỉ trên bản đồ kinh tế Việt Nam các vùng kinh tế trọng điểm, vùng chuyên canh nông nghiệp, nhấn mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ.)
Hoạt dộng 2: Tìm hiểu tình hình hội nhập quốc tế và khu vực của nước ta (cặp).
Bước 1: Tìm hiểu bối cảnh:
- GV đặt câu hỏi: Đọc sgk mục 2, kết hợp hiểu biết của bản thân, hãy cho biết bối cảnh quốc tế những năm cuối thế kỉ 20 có tác động như thế nào đến công cuộc đổi mới ở nước ta? Những thành tựu nước ta đã đạt được.
- Một HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 2: Tìm hiểu thời cơ và thách thức:
GV đặt câu hỏi: Dựa vào hiểu biết của bản thân, hãy nêu những thời cơ và thách thức của nước ta trong hội nhập quốc tế và khu vực .
HS trả lời, các hs khác nhận xét, gv chuẩn kiến thức.
Bước 3: Tìm hiểu những biểu hiện và thành tựu của VN tham gia hội nhập quốc tế.
GV đặt câu hỏi: Nêu những biểu hiện chứng minh nước ta trong hội nhập quốc tế và khu vực?
GV đặt câu hỏi: Nêu những thành tựu nước ta đạt được trong quá trình hội nhập?
HS trả lời, các hs khác nhận xét, gv chuẩn kiến thức.
Hoạt động 3: Tìm hiểu một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc đổi mới (cá nhân).
GV đặt câu hỏi: Đọc SGK mục 3, hãy nêu một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc đổi mới ở nước ta.
Một HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. GV chuẩn kiến thức: Qua gần 20 năm đổi mới, nhờ đường lối đúng đắn của đảng và tính tích cực, chủ động sáng tạo của nhân dân, nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Thực hiện hiệu quả các định hướng để đẩy mạnh công cuộc đổi mới sẽ đưa nước ta thoát khỏi tính trạng kém phát triển vào năm 2010 và trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
I. Công cuộc đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện về kinh tế xã hội
a. Bối cảnh
- Sau khi đất nước thống nhất, cả nước tập trung vào hàn gắn các vết thương chiến tranh và xây dựng, phát triển đất nước.
- Nước ta đi lên từ một nước nông nghiệp lạc hậu.
- Tình hình trong nước và quốc tế những năm cuối thập kỉ 80, đầu thập kỉ 90 diễn biến phức tạp.
=> Nước ta lâm vào tình trạng khủng hoảng kéo dài và lạm phát cao (3 con số).
b. Diễn biến
- Năm 1979: bắt đầu thực hiện đổi mới trong một số ngành (nông nghiệp, công nghiệp).
- Đường lối đổi mới được cụ thể tại Đại hội Đảng lần thứ 6 năm 1986.
- 3 xu hướng đổi mới:
+ Dân chủ hoá đời sống kinh tế - xã hội.
+ Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướngxã hội chủ nghĩa.
+ Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới.
c. Thành tựu
- Nước ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng KTXH kéo dài, lạm phát được đẩy lùi và kiềm chế ở mức một con số.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, (đạt 9,5% năm 1999, 8,4% năm 2005).
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá (giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III) .
- Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ cũng chuyển biến rõ nét (hình thành các vùng kinh tế trọng điểm, các vùng chuyên canh...).
-Đời sống nhân dân được cải thiện làm giảm tỉ lệ nghèo của cả nước.
2. Nước ta trong hội nhập quốc tế và khu vực
a. Bối cảnh
- Thế giới: toàn cầu hoá là xu hướng tất yếu của nền kinh tế thế giới, đẩy mạnh hợp tác kinh tế khu vực.
b. Thời cơ và thách thức
-Thời cơ: Cho phép nước ta:
+Tranh thủ các nguồn lực bên ngoài: vốn, KHKT, CN, thị trường...=> đẩy nhanh quá trình hội nhập và đổi mới nhanh chóng toàn diện nền KTXH đất nước.
+ Học hỏi kinh nghiệm sản xuất, kinh nghiệm quản lí...=> đẩy nhanh quá trình CNH-HĐH.
-Thách thức:
+ Đặt nền Kt nước ta vào thế cạnh tranh với các nước phát triển trong khu vực và thế giới;
+ Nguy cơ khủng hoảng, khoảng cách giàu nghèo tăng. .
c. Biểu hiện
-7/1995: VN gia nhập Asean
- Bình thường hóa quan hệ với Mỹ
- Gia nhập Apec
- 1/2007 thành viên chính thức của WTO....
d. Thành tựu
- Vốn đầu tư nước ngoài (ODA, FDI) ngày càng tăng nhanh.
- Đẩy mạnh hợp tác kinh tế, khoa học kĩ thuật, bảo vệ môi trường.
- Phát triển ngoại thương ở tầm cao mới.
3. Một số định hướng chính đẩy mạnh công cuộc đổi mới
- Thực hiện chiến lược tăng trưởng đi đôi với xóa đói giảm nghèo.
- Hoàn thiện cơ chế chính sách của nền kinh tế thị trường.
- Đẩy mạnh CNH- HĐH gắn với nền kinh tế tri thức.
- Phát triển bền vững, bảo vệ tài nguyên môi trường. đẩy mạnh phát triển y tế, giáo dục.
4. Củng cố
A. Hãy ghép đôi các năm ở cột bên trái phù hợp với nội dung ở cột bên phải:
1. Năm 1975 a. Đề ra đường lối đổi mới nền kinh tế - xã hội
2. Năm 1986 b.Gia nhập asean, bình thường hoá quan hệ với Hoa Kì
3. Năm 1995 c.Đất nước thống nhất
4. Năm 1997 d.Gia nhập tổ chức thương mại thế giới wto
5. Năm 2006 e.Khủng hoảng tài chính ở châu Á .
B. Khoanh tròn các ý đúng:
1 Nước ta là nước tiến hành công cuộc đổi mới với điểm xuất phát từ nền kinh tế:
a. Công-nông nghiệp c. Công-nông nghiệp
b. Công nghiệp d. Nông nghiệp
2 Hội nhập quốc tế và khu vực tạo cơ hội cho nước ta:
Phát triển các ngành kinh tế trong nước .
Thu hút đầu tư nước ngòai; đẩy mạnh hợp tác kinh tế-khoa học kĩ thuật và bảo vệ MT.
Khai thác hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Nâng cao giá trị sản phẩm nông- công nghiệp.
C. Hãy tìm các dẫn chứng về thành tựu của công cuộc đổi mới ở nước ta?
5. Dặn dò:
Học bài cũ và trả lời các câu hỏi trong SGK.
Sưu tầm các bài báo về thành tựu quá trình đổi mới nền kinh tế xã hội Việt Nam.
Chuẩn bị bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
V. RÚT KINH NGHIỆM:
VI. PHỤ LỤC
Những thành tựu trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
Toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hoá thương mại đã và đang là xu thế nổi bật của kinh tế thế giới đương đại. Phù hợp với xu thế đó, từ năm 1986 đến nay, Việt Nam đã tiến hành công cuộc đổi mới và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế với phương châm “đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ đối ngoại. Việt Nam sẵn sàng là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển.
- Về quan hệ hợp tác song phương, thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 170 quốc gia, mở rộng quan hệ thương mại, xuất khẩu hàng hoá tới trên 230 thị trường của các nước và vùng lãnh thổ ký kết trên 90 Hiệp định thương mại song phương, gần 60 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 54 Hiệp định chống đánh thuế hai lần và nhiều Hiệp định hợp tác về văn hoá song phương với các nước và các tổ chức quốc tế.
Việt Nam đã thiết lập quan hệ tốt với tất cả các nước lớn, trong đó có 5 nước thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (P5), các nước trong nhóm G8; nâng quan hệ đối tác chiến lược với Trung Quốc trở thành đối tác chiến lược toàn diện, gia tăng nội hàm của quan hệ đối tác chiến lược với Nga, thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Anh, Tây Ban Nha. Số lượng các cơ quan đại diện của ta ở nước ngoài cũng tăng lên (91 cơ quan) với 65 đại sứ quán, 20 tổng lãnh sự quán, 4 phái đoàn thường trực bên cạnh các tổ chức quốc tế, 1 văn phòng kinh tế văn hóa.
- Về hợp tác đa phương và khu vực: Việt Nam đã có mối quan hệ tích cực với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như Ngân hàng phát triển Á Châu, Quỹ tiền tệ thế giới, Ngân hàng thế giới.. Tháng 7/1995 Việt Nam đã gia nhập (ASEAN) và chính thức tham gia Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) từ 1/1/1996. Đây được coi là một bước đột phá về hành động trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Tiếp đó, năm 1996 Việt Nam tham gia sáng lập Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) và đến năm 1998, Việt Nam được kết nạp vào Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC).
Đặc biệt, trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào ngày 11 tháng 01 năm 2007 sau 11 năm đàm phán gia nhập Tổ chức này.
Việt Nam đang tích cực tham gia và phát huy vai trò thành viên trong các tổ chức kinh tế quốc tế. Với tư cách là thành viên của các tổ chức kinh tế quốc tế: WTO, ASEAN, APEC, Việt Nam đã nỗ lực thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các cam kết và tích cực tham gia các hoạt động trong khuôn khổ các tổ chức này. Cụ thể như sau:
Ngày soạn: Tiết PPCT:
BÀI 2: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC .
Sau bài học, hs cần:
1. Kiến thức:
- Xác định được vị trí địa lí và hiểu được tính toàn vẹn của phạm vi lãnh thổ nước ta.
- Đánh giá được ý nghĩa của vị trí địa lí đối với đặc điểm tự nhiên, sự phát triển kinh tế - xã hội và vị thế của nước ta trên thế giới.
2. Kĩ năng:
- Xác định được trên bản đồ Việt Nam hoặc bản đồ thế giới vị trí và phạm vi lãnh thổ của nước ta.
- Biết vẽ được lược đồ Việt Nam.
3. Thái độ: Củng cố thêm lòng yêu quê hương, đất nước, sẵn sàng xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
* Tích hợp GDKNS:
-Làm chủ bản thân: quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm được giao trong hoạt động nhóm.
-Tư duy: Tìm kiếm, xử lí thông tin, suy ngẫm, liên hệ các kiến thức Giáo dục, Lịch sử để thấy được ý nghĩa của VTĐL và PVLT.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: Tham khảo SGK, SGV. Bản đồ tự nhiên Việt Nam. Atlat địa lí Việt Nam.
2. HS: Chuẩn bị bài. Atlat địa lí Việt Nam.
III. PHƯƠNG PHÁP:
Đặt vấn đề kết hợp thảo luận nhóm.
Giảng giải, thuyết trình
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC GIÁO DỤC:
1.Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Bối cảnh quốc tế những năm cuối thế kỷ XX có ảnh hưởng như thế nào đến công cuộc đổi mới của nước ta?
Câu 2: Hãy tìm những dẫn chứng về thnh tựu của công cuộc đổi mới của nước ta?
3. Bài mới:
Vào bài: GV: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ là những yếu tố góp phần hình thành nên đặc điểm chung của thiên nhiên và có ảnh hưởng sâu sắc đến các hoạt động kinh tế - xã hội nước ta.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HĐ l: Xác định vị trí địa lí nước ta (cả lớp).
Bước 1: GV đặt câu hỏi: Quan sát bản đồ các nước Đông Nam Á, trình bày đặc điểm vị trí địa lí của nước ta theo dàn ý:
- Các điểm cực Bắc, Nam, Đông Tây trên đất nước. Toạ độ địa lí các điểm cực.
- Các nước láng giềng trên đất liền và trên biển.
Một HS chỉ trên bản đồ để trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. GV chuẩn kiến thức.
HĐ 2: Xác định phạm vi lãnh thổ (cả lớp).
Bước 1: Xác định phạm vi vùng đất.
GV đặt câu hỏi: Cho biết phạm vi lãnh thổ nước ta bao gồm những bộ phận nào? Đặc điểm vùng đất? Chỉ trên bản đồ 2 quần đảo lớn nhất của việt nam? thuộc tỉnh nào?
Một HS lên bảng trình bày và xác định vị trí giới hạn phần đất liền trên bản đồ tự nhiên Việt Nam, GV chuẩn kiến thức.
Trong hơn 4600km: Phía bắc giáp Trung Quốc (1300km), phía tây giáp Lào (2100km) và Campuchia (1100km). Phía đông và nam giáp biển (3260km).
GV đặt câu hỏi: Dựa vào bản đồ, átlat hãy kể tên một số cửa khẩu quốc tê quan trọng của nước ta?
Một HS lên bảng chỉ bản đồ. GV chuẩn kiến thức.
Trung Quốc: Móng Cái, Thanh Thủy, Hữu Nghị, Tà Lùng...
Lào: Tây Trang, Cầu Treo, Cha lo, Lao Bảo...
Campuchia: Lệ Thanh, Mộc Bài, Xà Xía..
Bước 2: Xác định phạm vi vùng biển.
- GV yêu cầu HS trình bày giới hạn của vùng nôi thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa.
- GV đặt câu hỏi: Dựa vào bản đồ, átlat hãy kể tên một số đảo, quần đảo của nước ta?
- Một HS lên bảng chỉ bản đồ. GV chuẩn kiến thức.
Bước 2: Xác định phạm vi vùng trời.
HĐ 3: Tìm hiểu ý nghĩa của vị trí địa lí, (Nhóm).
Bước 1: GV chia HS ra thành các nhóm, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm.
- Nhóm 1, 2: Đánh gía những mặt thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí tới tự nhiên nước ta.
GV gợi ý: Cần đánh giá ảnh hưởng của vị trí địa lí tới cảnh quan, khí hậu, sinh vật, khoáng sản.
Nhóm 3, 4: Đánh giá ảnh hưởng của vị trí địa lí tới kinh tế, văn hoá - xã hội và quốc phòng
Bước 2. HS trong các nhóm trao đổi, đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến.
Bước 3: Nhận xét phần trình bày của HS và kết luận ý đúng của mỗi nhóm.
Gv đặt câu hỏi: trình bày những khó khăn của vị trí địa lí tới kinh tế - xã hội nước ta.
Một HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. GV chuẩn kiến thức:
Nước ta diện tích không lớn, nhưng có đường biên giới bộ và trên biển kéo dài. hơn nữa biển Đông chung với nhiều nước, việc bảo vê chủ quyền lãnh thổ gắn với vị trí chiến lược của nước ta.
1. Vị trí địa lí
- Nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.
- Việt nam vừa tiếp giáp lục địa Á-Âu, vừa tiếp giáp Biển đông, thông ra Thái bình dương.
- Hệ toạ độ địa lí:
+ Điểm cực Bắc: 23023’ B ( xã Lũng Cú, tỉnh Hà Giang ).
+ Điểm cực Nam: 8034’ B ( xã Đất Mũi, tỉnh Cà Mau ).
+ Điểm cực Tây : 102009’ Đ (xã Sín Thầu, tỉnh Điện Biên ).
+ Điểm cực Đông: 109024’ Đ ( xã Vạn Thạnh, tỉnh Khánh Hoà ).
- Việt Nam nằm trọn trong múi giờ thứ 7
2. Phạm vi lãnh thổ
a. Vùng đất
- Diện tích: 331.212 km2.
- Gồm 2 phần: đất liền và các hải đảo
+ Đất liền: có hơn 4600km đường biên giới trên đất liền. Có 3260km đường bờ biển
+Hải đảo: Nước ta có 4000 đảo lớn, trong đó có hai quần đảo Trường Sa (Khánh Hoà), Hoàng Sa (Đà Nẵng).
b. Vùng biển:
- Diện tích khoảng 1 triệu km2
- Vùng biển nước ta tiếp giáp với các nước: Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, Philippin, Malaixia, Indonexia, Brunay, Xingapo.
- Gồm vùng nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa.
c. Vùng trời:
- Khoảng không gian bao trùm trên lãnh thổ.
3. Ý nghĩa của vị trí địa lí
a. Ý nghĩa về tự nhiên
- Quy định đặc điểm cơ bản của TNVN: mang tính nhiệt đới ẩm gió mùa, chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.
- Đa dạng về động - thực vật, khoáng sản.
- Có sự phân hoá da dạng về tự nhiên, phân hoá bắc – nam, đông - tây, thấp - cao.
Khó khăn: Bão, lũ lụt, hạn hán...
b. Ý nghĩa về kinh tê, văn hóa, xã hội và quốc phòng:.
- Về kinh tế:
+ Có nhiều thuận lợi để phát triển cả về giao thông đường bộ, đường biển, đường không với các nước trên thế giới.
+ Tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới.
+ Vùng biển rộng lớn, giàu có, phát triển các ngành kinh tế (khai thác, nuôi trồng, đánh bắt hải sản, giao thông biển, du lịch).
- Về văn hoá - xã hội:
+Thuận lợi nước ta chung sống hoà bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.
- Về chính trị và quốc phòng:
+ Nước ta có một vị trí đặc biệt quan trọng ở khu vực Đông Nam Á.
+ Biển Đông có ý nghĩa rất quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển KTXH, bảo vệ an ninh quốc phòng.
4. Củng cố:
1/ Trình bày vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ nước ta?
2/ Nêu ý nghĩa của VTĐL đối với tự nhiên, kinh tê, văn hóa, xã hội và quốc phòng an ninh?
5. Dặn dò:
Học bài cũ trả lời các câu hòi trong SGK.
Chuẩn bị một tờ giấy A4, bút chì, tẩy, Átlat địa lí VN.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
VI. PHỤ LỤC :
Ngày soạn: Tiết PPCT:
Bài 3. THỰC HÀNH: VẼ LƯỢC ĐỒ VIỆT NAM
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, hs cần:
1. Kiến thức:
- Hiểu được cách vẽ lược đồ việt nam bằng việc sử dụng hệ thống ô vuông (hệ thống kinh vĩ tuyến). xác định được vị trí địa lí nước ta và một số đối tượng địa lí quan trọng.
2. Kĩ năng:
- Vẽ được tương đối chính xác lược đồ Việt Nam (phần trên đất liền) và một số đối tượng địa lí.
3. Thái độ:
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: Bản đồ tự nhiên Việt Nam. .Atlat địa lí Việt Nam.
2. HS: Atlat địa lí Việt Nam, giấy A4, bút chì, tẩy, thước kẻ.
III. PHƯƠNG PHÁP:
Thảo luận nhóm.
Thuyết trình, vấn đáp, nêu vấn đề.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC GIÁO DỤC:
1.Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Nêu vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ nước ta trên bản đồ các nước Đông Nam Á?
Câu 2: Nêu ý nghĩa của vị trí địa lí Việt Nam?
3. Bài mới:
Hoạt động l: Vẽ khung lược đồ Việt Nam (cả lớp).
Bước 1: Vẽ khung ô vuông.
GV hướng dẫn HS vẽ khung ô vuông gồm 40 ô, đánh số thứ tự theo trật tự: theo hàng từ trái qua phải (từ A đến E), theo hàng dọc từ trên xuống dưới (từ 1 đến 8).
Bước 2: Xác định các điểm khống chế và các đường khống chế. Nối lại thành khung khống chế hình dáng lãnh thổ Việt Nam (phần đất liền).
Bước 3: Vẽ từng đường biên giới (vẽ nét đứt - - -), vẽ đường bờ biển (có thể dùng màu xanh nước biển để vẽ) với 13 đoạn:
Điểm cực Tây (Điện Biên) – Lào Cai
Lào cai- Lũng Cú
Lũng Cú- Móng Cái
Móng Cái- Thanh Hoá
Thanh Hoá- Đà Nẵng
Đà Nẵng – Phan Rang
Phan Rang- Cà Mau
Cà Mau- Rạch Giá- Hà Tiên
Hà Tiên - Đắc Nông
Đắc Nông - Quảng Nam
Quảng Nam- Nghệ An
Nghệ An- Thanh Hoá
Thanh Hoá- Điện Biên- Cực Tây
Bước 4: Dùng các kí hiệu tượng trưng đảo san hô để vẽ các quần đảo Hoàng Sa (ô E4) và Trường Sa (ô E8).
Bước 5: Vẽ các sông chính (các dòng sông và bờ biển có thể tô màu xanh nước biển): Sông Hồng, Sông Đà , Sông Mã, sông Cả, sông Đà Rằng, sông Đồng Nai, sông Tiền, sông Hậu..
Hoạt động 2: Điền tên các dòng sông, thành phố, thị xã lên lược đồ (Cá nhân).
Bước 1: GV quy ước cách viết địa danh.
+ Tên nước: Chữ in đứng.
+ Tên thành phố, quần đảo: Viết in hoa chữ cái đầu, viết song song với
cạnh ngang của khung lược đồ. Tên sông viết dọc theo dòng sông.
Bước 2: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam xác định vị trí các thành phố, thị xã. Xác định vị trí các thành phố ven biển: Hải Phòng: gần 210B, Thanh Hoá: 19045'B, Vinh: 18045'B, Đà Nẵng: 160B, thành phố Hồ Chí Minh l0049'B...
Xác định vị trí các thành phố trong đất liền:
+ Kon Tum, Plâycu, Buôn Ma thuộc đều nằm trên kinh tuyến l08oĐ.
+ Lào Cai, Sơn La nằm trên kinh tuyến l040Đ.
+ Lạng Sơn, Tuyên Quang, Lai Châu đều nằm trên vĩ tuyến 220B.
+ Đà Lạt nằm trên vĩ tuyến 120B.
- Bước 3: HS điền tên các thành phố, thị xã vào lược đồ.
4. Củng cố:
GV chấm một số bài vẽ của HS, nhận xét và biểu dương những HS có bài làm tốt, rút kinh nghiệm những lỗi cần phải sửa chữa.
5. Dặn dò:
- HS về nhà hoàn thiện bài thực hành.
- Chuẩn bị trước bài 6 (Bài 4+ Bài 5: Giảm tải) .
V. RÚT KINH NGHIỆM:
Ngày soạn: Tiết PPCT:
Bài 6. ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI (t1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Biết được các đặc điểm nổi bật của cấu trúc địa hình Việt Nam, nhấn mạnh phần lớn diện tích nước ta là đồi núi, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
- Hiểu được sự phân hoá địa hình đồi núi ở Việt Nam, đặc điểm mỗi vùng và sự khác nhau giữa các vùng.
2. Kĩ năng:
- Xác định 4 vùng địa hình đồi núi, đặc điểm của các vùng trên bản đồ.
- Xác định được vị trí các dãy núi, khối núi, các dạng địa hình chủ yếu mô tả trong bài học.
3. Thái độ:
- Nhận thức được các dạng địa hình của Việt Nam.
* Tích hợp GDKNS:
-Tư duy: Tìm kiếm, xử lí thông tin để thấy được đặc điểm chung của địa hình Việt Nam, các khu vực địa hình .
-Làm chủ bản thân: quản lí thời gian khi trình bày suy nghĩ về các khu vực địa hình.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
2. Học sinh: Át lát Việt Nam.
III. PHƯƠNG PHÁP:
Giảng giải kết hợp thảo luận nhóm.
Nêu vấn đề, thuyết trình, đàm thoại
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC GIÁO DỤC:
1.Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ::
Giáo viên chấm một số bài thực hành của học sinh.
3. Bài mới:
Vào bài: GV hướng dẫn học sinh quan sát bản đồ đia lí tự nhiên VN và trả lời:
Màu chiếm phần lớn trên bản đồ địa hình là màu gì? Thể hiện dạng địa hình nào?
- GV: Đồi núi chiếm 3/4 lãnh thổ, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp là đặc điểm cơ bản của địa hình nước ta. Sự tác động qua lại của địa hình tới các thành phần tự nhiên khác hình thành nên đặc điểm chung của tự nhiên nước ta - đất nước nhiều đồi núi.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Hoạt động l: Tìm hiểu đặc điểm chung của địa hình nước ta (cặp/ nhóm).
GV yêu cầu HS nhắc lại cách phần loại núi theo độ cao (núi thấp cao dưới 1000m, núi cao cao trên 2000m) sau đó chia HS ra thành các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm.
GV đặt câu hỏi: Đọc SGK mục 1, quan sát hình 1 6, Atlat địa lí việt nam, hãy:
- Nêu các biểu hiện chứng tỏ núi chiếm phần lớn diện tích nước ta nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
Đặc điểm này chi phối sự phân bố nhiệt, ẩm, sự hình thành thổ nhưỡng, phân bố Đ-TV, sự phân hóa thiên nhiên.....
GV đặt câu hỏi: Hãy giải thích vì sao nước ta đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp? (Vận dộng uốn nếp, đứt gãy, phun trào macma từ giai đoạn cổ kiến tạo đã làm xuất hiện ở nước ta quang cảnh đồi núi đồ sộ, liên tục:
- Trong giai đoạn Tân kiến tạo, vận động tạo núi An-pi diễn ra không liên tục theo nhiều đợt nên địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi thấp, địa hình phân thành nhiều bậc, cao ở Tây Bắc thấp dần xuống Đông Nam. Các đồng bằng chủ yếu là đồng bằng chân núi, ngay đồng bằng sông hồng và đồng bằng sông cửu long cũng được hình thành trên một vùng núi cổ bị sụt lún nên đồng bằng thường nhỏ).
- Kể tên các dãy núi hướng Tây Bắc - Đông Nam, các dãy núi hướng vòng cung?
Hướng TB-ĐN: là hướng nghiêng chung của địa hình VN.
GV hỏi: Hãy lấy ví dụ chứng minh tác động của con người tới địa hình nước ta.
Chuyển ý: GV chỉ trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam khẳng định: Sự khác nhau về cấu trúc địa hình ở các vùng lãnh thổ nước ta là cơ sở để phân chia nước ta thành các khu vực địa hình khác nhau.
Hoạt động 2:Tìm hiểu đặc điểm các khu vực địa hình (nhóm).
GV cho HS xem trên bản đồ tự nhiên VN và xác định các vùng.
Bước 1: GV chia HS ra thành các nhóm, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm. (xem phiếu học tập phần phụ lục)
+ Nhóm l: Trình bày đặc điểm đị
File đính kèm:
- GIAO AN 12.doc