Giáo án Địa lí lớp 10, năm học 2008 - 2009

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, học sinh cần:

1. Kiến thức

 -Hiểu được vì sao cần có các phép chiếu hình bản đồ.

 -Hiểu rõ được một số phép chiếu hình cơ bản.

2. Kĩ năng

 -Phân biệt được một số lưới kinh, vĩ tuyến khác nhau của bản đồ, từ đó biết được lưới kinh,vĩ tuyến đó thuộc phép chiếu hình bản đồ nào.

 -Thông qua phép chiếu hình bản đồ, dự đoán được khu vực nào là khu vực tương đối chính xác, khu vực nào kém chính xác hơn trên bản đồ.

3. Thái độ

 Thấy được sự cần thiết của bản đồ trong học tập.

 

doc88 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 594 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lí lớp 10, năm học 2008 - 2009, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 01 Bài: 01 Tiết: 01 Ngày soạn: 24/8/2008 Chương 1 BẢN ĐỒ CÁC PHÉP CHIẾU HÌNH BẢN ĐỒ CƠ BẢN I. MỤC TIÊU Sau bài học, học sinh cần: 1. Kiến thức -Hiểu được vì sao cần có các phép chiếu hình bản đồ. -Hiểu rõ được một số phép chiếu hình cơ bản. 2. Kĩ năng -Phân biệt được một số lưới kinh, vĩ tuyến khác nhau của bản đồ, từ đó biết được lưới kinh,vĩ tuyến đó thuộc phép chiếu hình bản đồ nào. -Thông qua phép chiếu hình bản đồ, dự đoán được khu vực nào là khu vực tương đối chính xác, khu vực nào kém chính xác hơn trên bản đồ. 3. Thái độ Thấy được sự cần thiết của bản đồ trong học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC CẦN THIẾT -Bản đồ Các nước trên thế giới, bản đồ Vùng Cực Bắc. -Quả địa cầu. -Một tấm bìa kích cỡ A3. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: Không, giới thiệu chung về chương trình (2’) 3. Bài mới (6’) Bản đồ là hình ảnh thu nhỏ một phần hay toàn bộ bề mặt Trái Đất lên mặt phẳng. Một số phép chiếu hình chúng ta nghiên cứu trong bài học hôm nay chính là cách thức để chuyển mặt cong của hình cầu lên mặt phẳng. Do bề mặt Trái Đất cong nên khi thể hiện lên mặt phẳng, các khu vực khác nhau trên bản đồ không thể hoàn toàn chính xác như nhau. Vì vậy tùy từng yêu cầu sử dụng bản đồ, từng khu vực cần thể hiện trên bản đồ, người ta dùng các phép chiếu hình bản đồ khác nhau. Mặt chiếu có thể tiếp xúc hoặc cắt bề mặt Địa Cầu, nguồn sáng chiếu từ bất kể vị trí nào bên trong Địa Cầu. Nhưng thông thường mặt chiếu tiếp xúc với mặt Địa Cầu và nguồn sáng chiếu từ tâm Địa Cầu. Hoạt động 1 PHÉP CHIẾU PHƯƠNG VỊ Mục tiêu: Hiểu cách thực hiện phép chiếu phương vị. Nắm được đặc điểm các kinh, vĩ tuyến của phép chiếu đồ phương vị đứng. TL Hoạt động dạy Hoạt động học Nội dung chính 10’ -Thế nào là phép chiếu phương vị? Nêu tên một số phép chiếu phương vị -Với nguồn chiếu từ tâm quả địa cầu, các kinh, vĩ tuyến của phép chiếu phương vị đứng có hình dạng gì? -Ở phép chiếu này, khu vực nào tương đối chính xác, khu vực nào kém chính xác? -Phép chiếu này dùng để vẽ bản đồ khu vực nào? Vì sao? Hoạt động cặp đôi. -HS quan sát hình 1.3a và 1.3b trao đổi cặp đôi để thống nhất ý trả lời các câu hỏi. -Một số em lên bảng chỉ bản đồ. 1. Phép chiếu phương vị -Phép chiếu phương vị là phương pháp thể hiện mạng lưới kinh, vĩ tuyến của mặt cầu lên mặt phẳng. -Trong phép chiếu hình phương vị đứng, các kinh tuyến là những đoạn thẳng đồng quy ở cực, còn các vĩ tuyến là những vòng tròn đồng tâm ở cực. -Phép chiếu này thường dùng để vẽ bản đồ khu vực quanh cực. Hoạt động 2 PHÉP CHIẾU HÌNH NÓN Mục tiêu: Hiểu cách thức thực hiện phép chiếu hình nón. Nắm được đặc điểm các kinh, vĩ tuyến của phép chiếu hình nón đứng. TL Hoạt động dạy Hoạt động học Nội dung chính 10’ -Thế nào là phép chiếu hình nón? Nêu tên một số phép chiếu hình nón. -Các kinh, vĩ tuyến của phép chiếu hình nón đứng có đặc điểm gì? -Ở phép chiếu này, khu vực nào tương đối chính xác, khu vực nào kém chính xác? -Phép chiếu hình nón đứng dùng để vẽ bản đồ khu vực nào? Vì sao? -Hoạt động cặp đôi. -HS quan sát hình 1.5a và 1.5b trao đổi cặp đôi để thống nhất ý trả lời các câu hỏi. -Một số em lên bảng chỉ bản đồ. 2. Phép chiếu hình nón -Phép chiếu hình nón là phương pháp thể hiện mạng lưới kinh, vĩ tuyến của mặt cầu lên mặt chiếu là hình nón. -Trong phép chiếu hình nón đứng, các kinh tuyến là những đoạn thẳng, còn các vĩ tuyến là những cung tròn đồng tâm ở cực. -Phép chiếu này thường dùng để vẽ bản đồ những vùng đất ở vĩ độ trung bình. Hoạt động 3 PHÉP CHIẾU HÌNH TRỤ Mục tiêu: Hiểu cách thực hiện phép chiếu hình trụ. Nắm được đặc điểm các kinh, vĩ tuyến của phép chiếu hình trụ đứng. TL Hoạt động dạy Hoạt động học Nội dung chính 10’ -Thế nào là phép chiếu hình trụ? Nêu tên một số phép chiếu hình trụ. -Các kinh, vĩ tuyến của phép chiếu hình trụ đứng có đặc điểm gì? -Khu vực nào tương đối chính xác, khu vực nào kém chính xác? -Phép chiếu hình trụ đứng dùng để vẽ bản đồ ở khu vực nào? Vì sao? -Hoạt động cặp đôi. -HS quan sát hình 1.7a và 1.7b trao đổi cặp đôi để thống nhất ý trả lời các câu hỏi. -Một số em lên bảng chỉ bản đồ. 3. Phép chiếu hình trụ -Phép chiếu hình trụ là phương pháp thể hiện mạng lưới kinh, vĩ tuyến của mặt cầu lên mặt chiếu là hình trụ. -Trong phép chiếu hình trụ đứng, kinh tuyến và vĩ tuyến đều là những đường thẳng song song và vuông góc nhau. -Phép chiếu này thường dùng để vẽ bản đồ thế giới hoặc những khu vực gần xích đạo. 4. Củng cố - đánh giá (5’) Hãy điền những nội dung thích hợp vào bảng sau: Phép chiếu hình bản đồ Thể hiện trên bản đồ Kinh tuyến Vĩ tuyến Kh vực khá chính xác Khu vực kém chính xác Phương vị đứng Hình nón đứng Hình trụ đứng 5. Hoạt động nối tiếp (1’) Học bài, chuẩn bị bài mới. IV. THÔNG TIN PHẢN HỒI 1. Hãy điền những nội dung thích hợp vào bảng sau: Phép chiếu hình bản đồ Thể hiện trên bản đồ Kinh tuyến Vĩ tuyến Kh. vực khá chính xác Khu vực kém chính xác Phương vị đứng Những đoạn thẳng đồng quy ở cực Những vòng tròn đồng tâm ở cực Những khu vực ở gần cực Những khu vực ở xa cực Hình nón đứng Những đoạn thẳng đồng quy ở đỉnh hình nón Những cung tròn đồng tâm ở đỉnh hình nón Những khu vực ở vĩ tuyến trung bình Những khu vực ở cực và xích đạo Hình trụ đứng Những đường thẳng // và vuông góc với vĩ tuyến Những đường thẳng // và vuông góc với kinh tuyến Những khu vực ở xích đạo Những khu vực ở xa xích đạo 2.Bản đồ các khu vực cho từng phép chiếu: Hình 1.3a: Phép chiếu phương vị đứng Hình 1.3b: Lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ V. RÚT KINH NGHIỆM Tuần: 01 Bài: 02 Tiết: 02 Ngày soạn: 24/8/2008 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÍ TRÊN BẢN ĐỒ I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức -HS hiểu và trình bày được một số pp biểu hiện các đối tượng địa lí trtên bản đồ. -HS hiểu được rằng muốn đọc được bản đồ địa lí trước hết phải tìm hiểu bảng chú giải của bản đồ. 2. Kĩ năng Qua các ước hiệu của bản đồ, HS nhận biết được các đối tượng địa lí thể hiện ở từng pp. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC Chọn một số bản đồ treo tường VN thể hiện đầy đủ các pp biểu hiện các đối tượng địa lí trong bài. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (6’) -Phép chiếu phương vị đứng thường được dùng để vẽ những loại bản đồ ở khu vực nào? Đặc điểm của hệ thống kinh vĩ của phép chiếu này? -Phép chiếu hình nón? 3. Bài mới (mở bài 1’) Người ta dùng các pp khác nhau để biểu hiện các đối tượng địa lí lên bản đồ. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu rõ về một số pp đó. Hoạt động 1 PHƯƠNG PHÁP KÍ HIỆU Mục tiêu: HS nắm được đối tượng biểu hiện của pp; các dạng kí hiệu chính; khả năng biểu hiện của pp. TL Hoạt động dạy Hoạt động học Nội dung chính 8’ -Pp kí hiệu được sử dụng để biểu hiện các đối tượng địa lí phân bố như thế nào? -Có các dạng kí hiệu chính nào? -Khả năng biểu hiện của pp? -Chuẩn kiến thức. Hoạt động cặp đôi. -Dựa vào hình 2.1 và 2.2 để trả lời các câu hỏi. -Một em lên bảng trình bày câu hỏi hình 2.2. 1. Phương pháp kí hiệu -Đối tượng biểu hiện: Pp kí thường dùng để biểu hiện các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể. -Các dạng kí hiệu: Thường có ba dạng chính (h 2.1). -Khả năng biểu hiện: Vị trí, quy mô, cấu trúc, chất lượng, động lực phát triển của đối tượng. Hoạt động 2 PHƯƠNG PHÁP KÍ HIỆU ĐƯỜNG CHUYỂN ĐỘNG Mục tiêu: HS nắm được đối tượng biểu hiện của pp; khả năng biểu hiện của pp. TL Hoạt động dạy Hoạt động học Nội dung chính 8’ -Pp kí hiệu đường chuyển động được sử dụng để thể hiện những đối tượng dđịa lí nào? -Khả năng biểu hiện của pp là gì? -Chuẩn kiến thức. -Hoạt động cặp đôi. -Dựa vào hình 2.3 và nội dung SGK để trả lời các câu hỏi. -Một em lên bảng trả lời câu hỏi hình 2.3. 2. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động -Đối tượng biểu hiện: Pp kí hiệu đường chuyển động là pp thể hiện sự di chuyển của các hiện tượng tự nhiên cũng như các hiện tượng KT-XH trên bản đồ. - Khả năng biểu hiện: Hướng di chuyển, khối lượng, tốc độ của các đối tượng, hiện tượng. Hoạt động 3 PHƯƠNG PHÁP CHẤM ĐIỂM Mục tiêu: HS nắm được đối tượng biểu hiện và khả năng biểu hiện của pp. TL Hoạt động dạy Hoạt động học Nội dung chính 7’ -Pp chấm điểm biểu hiện các đối tượng địa lí có sự phân bố như thế nào? -Khả năng biểu hiện của pp là gì? -Chuẩn kiến thức. -Hoạt động cặp đôi. -Dựa vào hình 2.4 và nội dung SGK để trả lời các câu hỏi. -Một em lên bảng trình bày câu hỏi hình 2.4. 3. Phương pháp chấm điểm -Đối tượng biểu hiện: Pp chấm điểm biểu hiện các hiện tượng phân bố phân tán, lẻ tẻ bằng các điểm chấm trên bản đồ. -Khả năng biểu hiện: Quy mô, khối lượng của đối tượng. Hoạt động 4 PHƯƠNG PHÁP BIỂU ĐỒ-BẢN ĐỒ Mục tiêu: HS nắm được đối tượng biểu hiện và khả năng biểu hiện của pp. TL Hoạt động dạy Hoạt động học Nội dung chính 7’ -Pp bản đồ-biểu đồ biểu hiện các đối tượng địa lí có sự phân bố như thế nào? -Khả năng biểu hiện củ pp là gì? -Chuẩn kiến thức. -Hoạt động cặp đôi. -Dựa vào hình 2.5 và nội dung để trả lời các câu hỏi. -Một em tìm hiểu hình 2.6 và trả lời. 4. Phương pháp bản đồ-biểu đồ -Đối tượng biểu hiện: Pp bản đồ-biểu đồ biểu hiện các đối tượng phân bố trên một đơn vị lãnh thổ bằng biểu đồ. -Khả năng biểu hiện: Giá trị tổng cộng của một hiện tượng địa lí trên lãnh thổ đó. 4. Củng cố - đánh giá (6’) Hãy điền những nội dung thích hợp vào bảng sau: Phương pháp biểu hiện Đối tượng biểu hiện Khả năng biểu hiện Phương pháp kí hiệu Phương pháp kí hiệu đường chuyển động Phương pháp chấm điểm Phương pháp bản đồ-biểu đồ 5. Hoạt động nối tiếp (1’) Học bài, chuẩn bị bài mới. IV. THÔNG TIN PHẢN HỒI Phương pháp biểu hiện Đối tượng biểu hiện Khả năng biểu hiện Phương pháp kí hiệu Các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể. Vị trí, quy mô, cơ cấu, chất lượng, động lực phát triển. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động Các đối tượng, hiện tượng tự nhiên, KT-XH. Sự di chuyển, khối lượng, tốc độ. Phương pháp chấm điểm Các hiện tượng phân bố phân tán, lẻ tẻ. Quy mô, khối lượng. Phương pháp bản đồ-biểu đồ Các đối tượng phân bố trên một đơn vị lãnh thổ. Giá trị tổng cộng của một hiện tượng. V. RÚT KINH NGHIỆM Tuần: 02 Bài: 3 Tiết: 3 Ngày soạn: 31/8/2008 SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TRONG HỌC TẬP VÀ ĐỜI SỐNG I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức -Thấy được sự cần thiết của bản đồ trong học tập và đời sống. -Hiểu rõ một số nguyên tắc cơ bản khi sử dụng bản đồ và Atlas trong học tập. 2. Kĩ năng Củng cố và rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ và Atlas trong học tập. 3. Thái độ Có thói quen sử dụng bản đồ trong suốt quá trình học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC -Bản đồ Địa lí tự nhiên thế giới. -Bản đồ Địa lí tự nhiên VN. -Bản đồ Kinh tế chung VN. -Atlas Địa lí VN. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (6’) -Pp kí hiệu được sử dụng để biểu hiện các đối tượng địa lí phân bố như thế nào? Khả năng biểu hiện của pp này? -Pp kí hiệu đường chuyển động được sử dụng để biểu hiện các đối tượng địa lí phân bố như thế nào? Khả năng biểu hiện của pp này? 3. Bài mới (mở đầu 1’) Bản đồ có vai trò như thế nào trong học tập và đời sống? Chúng ta cần chú ý gì trong học tập địa lí khi khai thác bản đồ? Chúng ta sẽ nghiên cứu tìm hiểu những vấn đề đó qua bài học hôm nay. Hoạt động 1 VAI TRÒ CỦA BẢN ĐỒ TRONG HỌC TẬP VÀ ĐỜI SỐNG Mục tiêu: HS thấy được sự cần thiết của bản đồ trong học tập, cũng như trong đời sống hằng ngày. TL Hoạt động dạy Hoạt động học Nội dung chính 15’ -Bản đồ có vai trò như thế nào trong học tập? -Nêu ví dụ để thấy vai trò to lớn của bản đồ. -Và trong đời sống? Cho ví dụ. -Chuẩn kiến thức. Hoạt động cả lớp. -Nghiên cứu mục 1.1 để trả lời. -Một em lên bảng trình bày ví dụ qua bản đồ. -Nghiên cứu mục 1.2 để trả lời tiếp. I. Vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống 1. Trong học tập -Bản đồ là một phương tiện để học sinh học tập và rèn luyện các kĩ năng địa lí tại lớp, ở nhà cũng như trong kiểm tra. -Ví dụ. 2. Trong đời sống -Bản đồ là một phương tiện được sử dụng rộng rãi trong đời sống hằng ngày. -Ví dụ. Hoạt động 2 SỬ DỤNG BẢN ĐỒ, ATLAS TRONG HỌC TẬP Mục tiêu: Nắm được cách đọc bản đồ như xác định được các đối tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ, phương hướng, khoảng cách trên bản đồ; biết dựa bản đồ để phân tích các mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí. TL Hoạt động dạy Hoạt động học Nội dung chính 15’ Chia lớp thành 8 nhóm và phân công. -Chúng ta cần chú ý gì trong quá trình học địa lí trên cơ sở bản đồ? -Bài tập nhỏ: Khoảng cách 3 cm, 5 cm trên bản đồ 1/6.000.000 và 1/2.500.000 ứng với bao nhiêu km trên thực tế? -Nêu ví dụ cụ thể để giải thích 3 đối tượng địa lí trên các bản đồ. -Chuẩn kiến thức. Hoạt động nhóm. -Các nhóm 1, 3, 5, 7 làm việc với nội dung thứ nhất, kèm theo ví dụ về cách tính tỉ lệ. -Các nhóm 2, 4, 6, 8 làm việc với nội dung thứ hai. II. Sử dụng bản đồ, Atlas trong học tập 1. Một số vấn đề cần lưu ý trong quá trình học địa lí trên cơ sở bản đồ a. Chọn bản đồ b. Đọc bản đồ -Tỉ lệ -Kí hiệu c. Xác định phương hướng 2. Hiểu mối quan hệ giữa các yếu tố địa lí trong bản đồ, Atlas 4. Củng cố - đánh giá (6’) 1. Bản đồ có tác dụng như thế nào trong học tập địa lí? Cho ví dụ. 2. Để nêu và giải thích thủy chế của một con sông cần phải dựa trên những bản đồ nào? Vì sao? 5. Hoạt động nối tiếp (1’) Học bài, chuẩn bị bài mới. IV. RÚT KINH NGHIỆM Tuần: 02 Bài: 4 Tiết: 4 Ngày soạn: 31/8/2008 Thực hành XÁC ĐỊNH MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÍ TRÊN BẢN ĐỒ I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức -Hiểu rõ một số pp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ. -Nhận biết được những đặc tính của đối tượng địa lí được biểu hiện trên bản đồ. 2. Kĩ năng Phân loại được từng pp biểu hiện trên các loại bản đồ khác nhau. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC Phóng to các hình 2.2, 2.3, 2.4 trong SGK. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (7’) -Bản đồ có tác dụng như thế nào trong học tập địa lí? Ví dụ. -Để nêu và giải thích thủy chế của một con sông cần phải dưa trên những bản đồ nào? Vì sao? 3. Bài mới (mở bài 1’) Bằng các pp khác nhau, các đối tượng địa lí đã được thể hiện khá rõ nét các thuộc tính của mình trên bản đồ. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu sâu hơn về các pp đó. Bài học này chỉ cần một hoạt động với các bước sau đây: Bước 1 (5’): GV nêu yêu cầu của bài học là tìm hiểu một số pp biểu hiện các đối tượng địa lí trên các hình 2.2, 2.3, 2.4 trong SGK. Phát phiếu học tập: Tên bản đồ: Tên phương pháp Đối tượng được biểu hiện Ta biết được gì? Bước 2 (10’): GV chia lớp thành 6 nhóm. Từng hai nhóm (1-4, 2-5, 3-6) lần lượt trên ba hình, nghiên cứu và nêu được: -Tên bản đồ. -Nội dung bản đồ (đối tương biểu hiện). -Xác định được các pp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ. -Qua các pp biểu hiện đó chúng ta có thể nắm được những vấn đề gì của đối tượng địa lí? Bước 3 (15’): Sau thời gian thảo luận, đại diện các nhóm lên trình bày kết quả lần lượt theo các tiêu chí trên. Các nhóm khác góp ý bổ sung. 4. Củng cố (4’) GV nhận xét, chuẩn kiến thức và cho HS đưa vào vở. 5. Hoạt động nối tiếp (1’) Đọc SGK rất kĩ bài 5, vì đây là một bài khó. IV. THÔNG TIN PHẢN HỒI Phiếu học tập: Hình 2.2 Tên bản đồ: Công nghiệp điện Việt Nam Tên phương pháp Kí hiệu Kí hiệu theo đường Đối tượng được biểu hiện Nhà máy nhiệt điện, nhà máy thủy điện, nhà máy thủy điện đang xây dựng Đường dây 220KV, đường dây 500KV, biên giới lãnh thổ Ta biết được gì? Tên các đối tượng, vị trí đối tượng, chất lượng quy mô đối tượng Tên các đối tượng, vị trí đối tượng, chất lượng dối tượng Hình 2.3 Tên bản đồ: Gió và bão ở Việt Nam Tên phương pháp Kí hiệu đường chuyển động Kí hiệu theo đường Kí hiệu Đối tượng được biểu hiện Gió, bão. Biên giới, bờ biển, sông ngòi. Các thành phố Ta biết được gì? Hướng gió bão, tần suất gió bão. Hình dạng lãnh thổ, phân bố mạng lưới sông ngòi. Tên, vị trí các đối tượng. Hình 2.4 Tên bản đồ: Phân bố dân cư châu Á Tên phương pháp Chấm điểm Kí hiệu theo đường Đối tượng được biểu hiện Dân cư Biên giới, bờ biển, sông ngòi. Ta biết được gì? Sự phân bố dân cư, vị trí các đô thị đông dân. Hình dạng đường biên giới, bờ biển, sông ngòi. V. RÚT KINH NGHIÊM . Tuần: 3 Bài: 5 Tiết: 5 Ngày soạn: 01/9/2008 Chương II VŨ TRỤ. HỆ QUẢ CÁC CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT VŨ TRỤ. HỆ MẶT TRỜI VÀ TRÁI ĐẤT. HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRẢI ĐẤT I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức -Nhận thức được vũ trụ là vô cùng rộng lớn. Hệ Mặt Trời trong đó có Trái Đất chỉ là một bộ phận rất nhỏ bé trong vũ trụ. -Hiểu khái quát về hệ Mặt Trời, Trái Đất trong hệ Mặt Trời. -Giải thích được các hiện tượng: Sự luân phiên ngày-đêm, giờ trên Trái Đất, sự lệch hướng chuyển động của các vật thể trên bề mặt Trái Đất. 2. Kĩ năng -Xác định hướng chuyển động của các hành tinh trong hệ Mặt Trời, vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời. -Xác định các múi giờ, hướng lệch của các vật thể khi chuyển động trên bề mặt Trái Đất. 3. Thái độ Nhận thức đúng đắn quy luật hình thành và phát triển của các thiên thể. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC -Quả Địa Cầu, một ngọn đèn làm nguồn sáng. -Phóng to các hình của bài 5. -Mô hình vận động của Trái Đất trong hệ Mặt Trời (nếu có). III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 1. Ổn định (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (không) 3. Bài mới (mở bài 2’) Từ xa xưa, con người đã quan tâm đến bầu trời và vị trí của con người trong vũ trụ bao la. Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu những nét khái quát nhất về Vũ Trụ, về Mặt Trời, về Trái Đất và những hệ quả do sự chuyển động tự quay của nó. Hoạt động 1 KHÁI QUÁT VỀ VŨ TRỤ, HỆ MẶT TRỜI, TRÁI ĐẤT TRONG HỆ MẶT TRỜI Mục tiêu: HS hiểu và trình bày được khái niệm về Vũ Trụ, Hệ Mặt Trời và vị trí của Trái Đất trong Hệ Mặt Trời. TL Hoạt động dạy Hoạt động học Nội dung chính 15’ -Sau khi cho HS nêu khái niệm Vũ Trụ, cung cấp thông tin để HS hiểu thêm về khái niệm Thiên Hà, Hệ Mặt Trời: Hệ Mặt Trời trong đó có Trái Đất di chuyển trong Vũ Trụ quanh Dải Ngân Hà vối tốc độ 900.000 km phải mất 240 triệu năm, có hằng trăm tỉ Thiên Hà như thế. -Nhận xét hình 5.2 lưu ý thêm: +Hướng chuyển động xung quanh Mặt Trời của 8 hành tinh theo hướng ngược chiều kim đồng hồ. +Chuyển động tự quay cũng như vậy trừ Kim tinh (2) và Thiên Vương Tinh (7) -Tại sao chỉ Trái Đất mới có sự sống? Hoạt động cặp đôi. -Đọc SGK, hình 5.1 để hiểu về Vũ Trụ, Dải Ngân Hà. -Quan sát hình 5.2 để tìm hiểu Hệ Mặt Trời. -Nghiên cứu mục I.3 để trả lời câu hỏi này. I. Khái quát về Vũ Trụ, Hệ Mặt Trời, Trái Đất trong Hệ Mặt Trời 1. Vũ Trụ Vũ Trụ là khoảng không gian vô tận chứa các Thiên Hà. 2. Hệ Mặt Trời Hệ Mặt Trời là một tập hợp các thiên thể nằm trong Dải Ngân Hà, bao gồm Mặt Trời, chín hành tinh và các thiên thể khác. 3. Trái Đất trong Hệ Mặt Trời -Ở vị trí thứ 3 từ tâm. -Khoảng cách trung bình 149,6 triệu km. -Nhờ khoảng cách phù hợp kết hợp với các chuyển động của mình giúp Trái Đất nhận được lượng nhiệt, ánh sáng phù hợp để sự sống phát sinh, phát triển. Hoạt động 2 HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT Mục tiêu: HS hiểu và trình bày được 3 hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất. TL Hoạt động dạy Hoạt động học Nội dung chính 20’ -Pp dùng phương tiện trực quan để phân tích rõ mối quan hệ nhân quả phức tạp: +Hai nguyên nhân gây ra một hệ quả: Trái Đất hình cầu, sự tự quay → sự luân phiên ngày-đêm. +Một nguyên nhân gây ra nhiều hệ quả: chuyển động tự quay → giờ, sự lệch hướng. -Vì sao trên Trái Đất lại có hiện tượng ngày và đêm kế tiếp nhau? -Tại sao ở mỗi thời điểm trên Trái Đất lại có các giờ khác nhau? -Giờ GMT là gì? Tại sao có giờ GMT? -Đường chuyển ngày quốc tế là đường nào? Vì sao? -Vì sao các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất lại bị lệch hướng? Lệch như thế nào? Hoạt động cả lớp. -HS quan sát thực nghiệm của GV để trả lời các câu hỏi vì sao có ngày-đêm luân phiên, giờ trên Trái Đất, sự lệch hướng của các vật thể khi chuyển động. -Xem GV thực nghiệm. -Quan sát hình 5.3. -Quan sát hình 5.4. II. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất 1. Sự luân phiên ngày, đêm 2. Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế a. Giờ trên Trái Đất -Giờ địa phương -Múi giờ, giờ GMT b. Đường chuyển ngày quốc tế 3. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể. 4. Củng cố - đánh giá (5’) 1/ Hãy trình bày khái niệm về Vũ Trụ, Hệ Mặt Trời. Trong Hệ Mặt Trời, Trái Đất có vị trí như thế nào? 2/ Trình bày các hệ quả của vận động tự quay quanh trục của Trái Đất. 5. Hoạt động nối tiếp: (1’) Làm bài tập số 3 cuối bài học. Chuẩn bị bài học mới IV. THÔNG TIN *Giải thích cuộc hành trình vòng quanh Trái Đất của Magellan: Cuộc hành trình vòng quanh Trái Đất của Magellan vào ngày 20/9/1519 đã xuất phát từ Tây Ban Nha và luôn đi về hướng Tây. Sau gần 3 năm, đoàn thám hiểm đã trở về nơi xuất phát vào ngày 7/9/1522, nghĩa là chậm so với lịch ở Tây Ban Nha 1 ngày. Tại sao như vậy? Có sự nhầm lẫn chăng? Ở đây không có sự nhầm lẫn nào cả. Lịch ở Tây Ban Nha và nhật kí của đoàn thám hiểm đều đúng. Sở dĩ có sự chênh lệch 1 ngày là vì lúc đó đoàn thám hiểm đã không nắm được quy tắc phải chuyển ngày khi vượt qua kinh tuyến 180o (tăng 1 ngày nếu đi từ Đông sang Tây). V. TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CUỐI BÀI 1/ Vũ Trụ là khoảng không gian vô tận chứa các thiên hà. Hệ Mặt Trời là 1 tập hợp các thiên thể nằm trong Dãi Ngân Hà. Trái Đất nằm ở vị trí thứ 3, cách Mặt Trời 149,6 triệu km. 2/ Ba hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất là sự luân phiên ngày đêm, giờ trên Trái Đất và sự lệch hướng chuyển động của các vật thể. 3/ Để tính ngày và giờ ở VN khi biết ngày và giờ ở múi giờ gốc, ta dùng công thức Tm = To + m (trong đó, To là giờ GMT, m là số thứ tự của múi giờ, Tm là giờ ở múi m). Trước hết cần lưu ý ở thời điểm giờ GMT đang là 24 giờ ngày 31/12 cũng tức là 0 giờ ngày 1/1. Vì VN thuộc múi giờ số 7, nên áp dụng công thức trên ta có: T7 = 0 + 7 = 7. Vậy khi giờ GMT đang là 24 giờ ngày 31/12 thì cũng thời điểm đó ở VN sẽ là 7 giờ ngày 1/1. VI. RÚT KINH NGHIỆM .. Tuần: 3 Bài: 6 Tiết: 6 Ngày soạn: 01/9/2008 HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG XUNG QUANH MẶT TRỜI CỦA TRÁI ĐẤT I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức Giải thích được các hệ quả chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời: Chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời; các mùa; ngày đêm dài, ngắn tùy theo mùa. 2. Kĩ năng -Xác định đường chuyển động biểu kiến của Mặt Trời trong một năm. -Xác định góc chiếu sáng của tia mặt trời trong các ngày 21/3, 22/6, 23/9 và 22/12 lúc 12 giờ để rút ra kết luận: Trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương trong khi chuyển động xung quanh Mặt Trời, dẫn tới sự thay đổi góc chiếu sáng tại mọi địa điểm ở bề mặt Trái Đất; hiện tượng mùa và ngày đêm dài ngắn theo mùa. 3. Thái độ Nhận thức đúng đắn các hiện tượng tự nhiên. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC -Phóng to các hình 6.1, 6.2, 6.3 từ SGK. -Quả Địa Cầu và một ngọn nến (thay cho mô hình Trái Đất - Mặt Trời). III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 1. Ổn định (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (5’) -Hãy trình bày các hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất. -Ở Hà Nội đang là 7h sáng ngày thứ Ba thì ở Washington DC là mấy giờ ngày thứ mấy? (Biết rằng Hà Nội múi giờ +7 và Washington DC múi giờ -5). 3. Bài mới (mở bài 2’) Có lẽ không ai trong chúng ta lại không biết câu ca dao: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối” Vì sao lại có hiện tượng được phản ánh trong câu ca dao trên? Các em sẽ tìm thấy lời giải đáp câu hỏi này qua bài học hôm nay. Hoạt động 1: CHUYỂN ĐỘNG BIỂU KIẾN HẰNG NĂM CỦA MẶT TRỜI Mục tiêu: Nêu được khái niệm chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời. Xác định được các khu vực Mặt Trời lên thiên đỉnh trên Trái Đất. TL Hoạt động dạy Hoạt động học Nội dung chính 15’ -Thế nào là chuyển động biểu kiến? -Những nơi nào trên Trái Đất có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh? (Dùng quả cầu kết hợp hình 6.1 giải thích cho HS vùng nội chí). -Ở đâu trên mặt đất xảy ra 1 lần, 2 lần, không xảy ra? -Vậy vì sao có hiện tượng trên? (2 nguyên nhân 1 hệ quả) Hoạt động cá nhân: -Đọc SGK, hình 6.1, nhìn GV thực nghiệm rồi trả lời các câu hỏi. -Một số em đứng trình bày. I. Chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời 1.Khái niệm 2. Các địa điểm Mặt Trời lên thiên đỉnh: Vùng nội chí. 3. Thời điểm và số lần lên thiên đỉnh: 21/3 và 23/9 ở xích đạo, 22/6 ở chí tuyến Bắc, 22/12 ở chí tuyến Nam 4. Nguyên nhân: Trục Trái Đất nghiêng và Trái Đất chuyển động tịnh tiến quanh Mặt Trời. Hoạt động 2: CÁC MÙA TRONG NĂM Mục tiêu: Trình bày và giải thích được diễn biến mùa hằng năm trên Trái Đất. TL Hoạt động dạy Hoạt động học Nội dung chính 10’ -Mùa là gì? -Mùa hạ thường nóng hay lạnh? Tại sao? (góc nhập xạ lớn. Ví dụ: Ở chí tuyến Bắc, vào ngày hạ chí, góc nhập xạ lúc 12h là 90o, trời nóng; vào ngày đông chí góc nhập xạ lúc 12h là 43o06’, trời mát). -Thực nghiệm mô hình để hỏi HS một năm có mấy mùa? - Vậy vì sao có mùa? Hoạt dộng cả lớp: -Dựa vào nội dung để trả lời khái niệm. -Dựa vào hình 6.3 đo góc nhập xạ để trả lời vì sao mùa hạ

File đính kèm:

  • docgiao an hoc ki 1 mon dia ly.doc
Giáo án liên quan