I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Biết được khí áp là gì, nguyên nhân dẫn đên sự thay đổi của khí áp, sự phân bố khí áp trên Trái Đất
- Trình bày nguyên nhân sinh ra một số loại gió chính và sự tác động của chúng trên Trái Đất.
2. Kĩ năng
- Đọc, phân tích lược đồ, bản đồ, biểu đồ, hình vẽ về khí áp, gió.
II. Đồ dùng dạy học
- Các bản đồ: khí áp và gió, khí hậu thế giới.
95 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 24/06/2022 | Lượt xem: 319 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 10 - Tiết 12-70 - Nguyễn Thị Hồng Tình, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 12 Bài 14: KHÍ QUYỂN. SỰ PHÂN BỐ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TRÊN TRÁI ĐẤT
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Trình bày được thành phần không khí và cấu trúc của khí quyển.
- Trình bày được sự phân bố các khối khí, frông. Nêu đặc điểm chính và sự tác động của chúng.
- Trình bày và giải thích về sự phân bố nhiệt trên trái đất.
2. Kĩ năng
- Phân tích hình vẽ, bảng số liệu, bản đồ để biết được cấu tạo của khí quyển, phân bố nhiệt và giải thích sự phân bố đó.
II. Đồ dùng dạy học
- Sơ đồ các tầng khí quyển
- Các bản đồ: Nhiệt độ, khí áp và gió khí hậu thế giới, tự nhiên thế giới
III. Hoạt động dạy và học
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Hoạt động 1:
Bước 1: HS đọc nội dung trong SGK, quan sát hình 11.1 kết hợp với vốn hiểu biết trả lời câu hỏi:
Hoạt động 2:
- Nêu tên và xác định vị trí các khối khí.
- Nhận xét và giải thích về đặc điểm của các khối khí. Nêu ví dụ về tính chất khối khí ôn đới lục địa (Pc), xuất phát từ Xibia tác động đến châu Á và Việt Nam.
- Frông là gì?
- Tên và vị trí các frông.
- Tác động của frông khi đi qua một khu vực.
Hoạt động 3:
? Bức xạ Mặt Trời tới Mặt Đất được phân bố như thế nào?
- Nhiệt cung cấp chủ yếu cho không khí ở tầng đối lưu là do đâu mà có?
- Nhiệt lượng Mặt Trời mang đến bề mặt Trái Đất thay đổi theo yếu tổ nào? Cho ví dụ
Hoạt động 4:
? Hãy nhận xét và giải thích:
- Sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm theo vĩ độ.
- Sự thay đổi biên độ nhiệt trong năm theo vĩ độ
- Tại sao có sự thay đổi đó.
- Xác định khu vực có nhiệt độ cao nhất, đường đẳng nhiệt năm cao nhất trên bản đồ.
- Nhận xét sự thay đổi của biên độ nhiệt ở các địa điểm nằm trên khoảng vĩ tuyến 520B.
- Giải thích tại sao có sự khác nhau về nhiệt giữa lục địa và đại dương?
- Cho biết địa hình có ảnh hưởng như thế nào tới nhiệt độ
- Giải thích vì sao càng lên cao nhiệt độ càng giảm
- Phân tích mối quan hệ giữa hưỡng phơi của sườn với góc nhập xạ và lượng nhiệt nhận được.
I. Khí quyển
- Gồm các chất khí như nitơ (78%), oxi (21%), các khí khác (3%) và hơi nước, bụi, tro
1. Cấu trúc của khí quyển
- Khí quyển là lớp không khí bao quanh Trái Đất.
- Gồm 5 tầng: Đối lưu, bình lưu, khí quyển giữa, tầng không khí cao, tầng khí quyển ngoài.
- Các tầng có đặc điểm khác nhau về giới hạn, độ dày, khối lượng không khí, thành phần
2. Các khối khí
- Mỗi bán cầu có 4 khối khí chính: khối khí địa cực, ôn đới, chí tuyến, khối khí xích đạo.
- Đặc điểm: khác nhau về tính chất, luôn luôn di chuyển, bị biến tính
3. Frông
- Là mặt tiếp xúc giữa 2 khối khí có nguồn gốc, tính chất khác nhau.
- Mỗi nưở cầu có 2 frông cơ bản: frông địa cực (FA), frông ôn đới (EP). Dải hội tụ nhiệt đới chung cho cả 2 nửa cầu (FIT).
- Nơi frông đi qua có sự biến đổi thời tiết đột ngột.
II. Sự phân bố của nhiệt độ không khí trên Trái Đất
1. Bức xạ và nhiệt độ không khí
- Bức xạ mặt trời
Là các dòng vật chất năng lượngcuar Mặt Trời tới Trái Đất.
Được mặt đất hấp thụ 47%, khí quyển hấp thụ một phần, còn lại phản hồi lại không gian.
-Nhiệt của không khí ở tầng đối lưu chủ yếu do nhiệt của bề mặt Trái Đất được Mặt Đời đốt nắng cung cấp.
- Góc chiếu của tia bức xạ Mặt Trời càng lớn, cường độ bức xạ càng lớn, lượng nhiệt thu được càng lớn và ngược lại.
2. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất
a. Phân bố theo vĩ độ địa lí
Nhiệt độ giảm dần từ xích đạo về cực (từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao).
b. Phân bố theo lục địa và đại dương
- Đại dương có biên độ nhiệt độ nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt độ lớn.
- Nguyên nhân: do sự hấp thụ nhiệt của đất và nước khác nhau.
c. Phân bố theo địa hình
- Nhiệt độ không khí giảm theo độ cao.
Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ dốc và hướng phơi của sườn núi.
Nhiệt độ không khí cũng thay đổi khi có sự tác động của các nhân tố: dòng biển nóng, lạnh; lớp phủ thực vật, hoạt động sản xuất của con người.
IV. Cũng cố, đánh giá
1. Nêu những đặc điểm, vai trò khác nhau của tầng khí quyển.
2. Phân tích sự khác nhau về nguồn gốc, tính chất của các khối khí, frông
3. Phân tích và trình bày những nhân tố chính ảnh hưởng tới sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất bằng hình vẽ, bảng số liệu, bản đồ
Ngày 5/ 11/ 2007
Tiết 18: Bài 15. SỰ PHÂN BỐ KHÍ ÁP. MỘT SỐ LOẠI GIÓ CHÍNH.
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Biết được khí áp là gì, nguyên nhân dẫn đên sự thay đổi của khí áp, sự phân bố khí áp trên Trái Đất
- Trình bày nguyên nhân sinh ra một số loại gió chính và sự tác động của chúng trên Trái Đất.
2. Kĩ năng
- Đọc, phân tích lược đồ, bản đồ, biểu đồ, hình vẽ về khí áp, gió.
II. Đồ dùng dạy học
- Các bản đồ: khí áp và gió, khí hậu thế giới.
III. Hoạt động dạy và học
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Hoạt động 1:
- GV yêu cầu HS đọc mục 2 SGK kết hợp với kiến thức đã học, trao đổi cả lớp cho biết: Khái niệm về khí áp, giải thích được nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của khí áp.
- HS quan sát hình 12.1, 12.2 và 12.3 kết hợp với kiến thức đã học, cho biết:
? Trên bề mặt trái đất khí áp được phân bố như thế nào
? Các đai khí áp thấp và khí áp cao từ xích đạo cho đến cực có liên tục không? Tại sao có sự chia cát như vậy.
Hoạt động 2:
- Cho biết gió Tây ôn đới, gió Mậu dịch thổi từ đâu đến đâu?
- thời gian hoạt động?
Đặc điểm của từng loại gió?
Hoạt động 3:
? Tại khu vực nào của tg có gió mùa? Khu vực Đông Nam Á có những loại gió mùa nào.
? Phân tích, trình bày về nguyên nhân và hoạt động của gió mùa theo những ý: Nêu sự tác động của chúng. Cho ví dụ..
Hoạt động 4: Cá nhân/ cặp
? Trình bày hoạt động của gió biển, gió đất.
? Giải thích nguyên nhân thành gió này.
- Dựa vào hình 12.5 và kiến thức đã học hãy:
? Trình bày hoạt động của gió phơn.
?Nêu tính chất của gió ở hai sườn núi.
? Giải thích sự hình thành và tính chất của gió phơn. Nêu ví dụ những nơi có loại gió này.
- Chú ý phân tích hình 12.5 và trả lời câu hỏi – Sự khác nhau của gió ở sườn tây và đông?
Khi lên cao 1 000 m thì nhiệt độ giảm đi 6 độ gây hiện tượng gì?
I. Sự phân bố khí áp trên Trái Đất
- Khí áp là sức nén của không khí xuống bề mặt trái đất.
- Yếu tố chính gây ra khí áp là các phần tử vật chất có trong không khí.
- Khí áp phụ thuộc các yếu tố: Mật độ vật chất khí, nhiệt độ khí, độ cao, độ ẩm
1. Phân bố các đai khí áp trên TĐ:
- Sự phân bố khí áp: Các đai cao áp, hạ áp phân bố xen kẽ và đối xứng qua đai hạ áp xích đạo.
2.Nguyên nhân thay đổi khí áp.
a. Thay đổi theo độ cao.
- lên cao, kk loãng , nên khí áp giảm.
b. Thay đổi theo nhiệt độ:
- Nhiệt độ tăng, kk nở ra, tỉ trọng giảm nên khí áp giảm. Vì vậy nơi có nhiệt độ cao thì khí áp thấp.
c. Thay đổi theo độ ẩm:
- Độ ẩm kk càng cao thì khí áp càng giảm.
II.Một số loại gió chính
1. Gió Tây ôn đới
- Thổi từ các áp cao chí tuyến về phía vùng áp thấp ôn đới.
- Thời gian hoạt động: quanh năm.
- Hướng: thổi từ hai áp cao cận nhiệt đới về hai áp thấp ôn đới. Hướng Tây là chủ yếu .
- Tính chất của gió: ẩm, đem mưa nhiều.
2. Gió mậu dịch
- Thổi từ hai áp cao cận chí tuyến về khu vực áp thấp xích đạo.
- Thời gian hoạt đông: quanh năm
- Hướng: Đông Bắc (BCB), đông Nam (BCN)
3. Gió mùa
Là loại gió thổi hai mùa ngược hướng nhau với tính chất định kì.
Loại gió này có tính vành đai.
- Thường ở đới nóng (Ấn độ, Đông Nam Á...) và phía đông các lục địa lớn thuộc vĩ độ trung bình như: Đông Á, Đông Nam Hoa Kỳ
- Có 2 loại gió mùa:
Gió mùa hình thành do sự chênh lệch nhiều về nhiệt và khí áp giữa mặt các lục địa và mặt các đại dương rộng lớn.
Gió mùa được hình thành do chênh lệch về nhiệt độ và khí áp giữa ban cầu Bắc và bán cầu Nam (vùng nhiệt đới)
4. Gió địa phương
a) Gió đất, gió biển
- Hình thành ở vùng biển.
- Thay đổi hướng theo ngày và đêm.
- Ban ngày, gió từ biển thổi vào đất liền. Ban đêm, gió thổi từ đất liền ra biển.
b) Gió phơn
- Là loại gió khô, nóng khi xuống núi
IV. Cũng cố, đánh giá
1. Khí áp phụ thuộc những yếu tố nào?
2. Có mấy loại gió chính? Tại sao gió Lào lại khô nóng?
Ngày 10/ 11/ 2007
Tiết 19: Bài 16. NGƯNG ĐỌNG HƠI NƯỚC TRONG KHÍ QUYỂN. MƯA
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức Sau bài học, HS cần:
- Trình bày nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ngưng đọng hơi nước, sự hình thành sương mù, mây, mưa.
- Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến mưa.
- Trình bày và giửi thích được sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng phân tích bản đồ phân bố lượng mưa trên thế giới, biểu đồ rút ra nhận xét về sự phân bố mưa và ảnh hưởng của các nhân tố đến sự phân bố mưa.
II. Đồ dùng dạy học
- Bản đồ khí hậu thế giới; Bản đồ tự nhiên thế giới.
- Hình 13.1 phóng to
III. Hoạt động dạy và học
1. Bài cũ
1. Khí áp phụ thuộc những yếu tố nào?
2. Có mấy loại gió chính? Tại sao gió Lào lại khô nóng?
2. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Hoạt động 1:
? Khi nào thì hơi nước ngưng đọng (những điều kiện để hơi nước ngưng đọng).
? Em hãy cho biết sương mù sinh ra trong điều kiện nào?
Hoạt động 2:
- Mô tả quá trình hình thành mây, mưa
- Khi nào thì có tuyết rơi?
- Mưa đá xảy ra khi nào?
Hoạt động 3:
- Trong khu vực áp thấp hoặc áp cao, nơi nào hút gió hay phát gió?
- Ở nơi hút gió hoặc phát gió không khí chuyện động rấo?
- Khi hai khối khí nóng lạnh gặp nhau sẽ dẫn đến hiện tươnhgj gì? Tại sao?
- Dựa vào kiến thức đã học, giải thích về sự tác động của khu vực có áp thấp hoặc áp cao và frông ảnh hưởng tới lượng mưa?
- Trong các loại gió thường xuyên loại gió nào gây mưa nhiều, loại gió nào gây mưa ít? Vì sao?
- Vì sao khi frông đia qua thì hay mưa?
- Vì sao nơi có dòng biển nóng đi qua thì mưa nhiều, nơi có dòng biển lạnh đi qua thì mưa ít?
- Giải thích sự ảnh hưởng của địa hình đến lượng mưa.
Hoạt động 4:
Bước 1: HS dựa vào hình 13.1, 13.2 và kiến thức đã học:
- Nhận xét và giải thích về tình hình phân bố lượng mưa ở các khu vực xích đạo, chí tuyến, ôn đới, cực.
- Cho biết ở mỗi đới, từ Tây sang Đông lượng mưa các khu vực có như nhau không? Chúng phân hóa ra sao? Giải thích?
I. Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển
1. Ngưng đọng hơi nước
Điều kiện ngưng đọng hơi nước:
- Không khí đã bảo hòa mà vẫn tiếp thêm hơi nước hoặc gặp lạnh
- Có hạt nhân ngưng đọng
2. Sương mù
- Điều kiện: Độ ẩm cao, khí quyển ổn định theo chiều thẳng đứng và gió nhẹ.
3. Mây và mưa
Không khí càng lên cao càng lạnh, hơi nước đọng thành những hạt nhỏ nhẹ tụ thành từng đám đó là may.
- Khi các hạt nước trong mây có kích thước lớn thành các hạt nước rơi xuống mặt đất đó là mưa.
- Tuyết rơi: Nước rơi gặp nhiệt độ 00C
- Mưa đá: Nước rơi dưới dạng băng.
II. Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa.
1. Khí áp
- Khu vực áp thấp: Thường mưa nhiều
- Khu vực áp cao: ít mưa hoặc không mưa.
2. Frông
- Miền có frông, dải hội tụ đi qua thường có mưa nhiều.
3. Gió
- Gió tây ôn đới mưa nhiều
- Miền có gió mùa: mưa nhiều
- Miền có gió mậu dịch mưa ít
4. Dòng biển
- Ở ven bờ các đại dương, những nơi có dòng biển nóng đi qua thường có mưa nhiều; nơi có dòng biển lạnh đi qua, khó mưa.
5. Địa hình
- Không khí ẩm chuyển động gặp địa hình cao như ngọn núi, đồimưa nhiều
- sườn đón gió: mưa nhiều, sườn khuất gió thường mưa ít.
III. Sự phân bố mưa trên Trái Đất
1. Lượng mưa trên Trái Đất phân bố mưa không đều theo vĩ độ.
- Phân bố lượng mưa không đều theo vĩ độ (từ xích đạo về cực)
- Khu vực xích đạo mưa nhiều nhất.
Hai khu vực chí tuyến mưa ít.
- Hai khu vực ôn đới mưa nhiều.
- Hai khu vực ở cực mưa ít nhất
2. Lượng mưa phân bố không đều do ảnh hưởng của đại dương.
- Ở mỗi đới, từ Tây sang Đông có sự phân bố mưa không đều.
- Do ảnh hưởng của những yếu tố về lục địa, đại dương, địa hình
- Chẳng hạn như khu vực Tây Âu và Đông Âu, Tây và Đông của Bắc Mĩcó lượng mưa rất khác nhau.
IV. Cũng cố, đánh giá
Tại sao khu vực Tây Bắc châu Phi cùng nằm ở vĩ độ như nước ta, nhưng Bắc Phi có khí hậu nhiệt đới hoang mạc, còn nước ta lại có khí hậu nhiệt đới ẩm mưa nhiều?
Ngày 15/ 11/ 2007
Bài 18 . THỰC HÀNH ĐỌC BẢN ĐỒ SỰ PHÂN HÓA CÁC ĐỚI VÀ CÁC KIỂU KHÍ HẬU TRÊN TRÁI ĐẤT. PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ MỘT SỐ KIỂU KHÍ HẬU
I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần
1. Kiến thức:
- Nhận biết được sự phân bố các đới khí hậu trên Trái Đất.
- Nhận xét sự phân hóa các kiểu khí hậu ở đới nóng và đới ôn hòa.
2. Kĩ năng
- Đọc bản đồ: Xác định ranh giới các đới khí hậu, nhận xét về sự phân hóa theo đới, theo kiểu của khí hậu.
- Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa để biết được đặc điểm chủ yếu của một số kiểu khí hậu.
II. Đồ dùng dạy học
- Bản đồ các khí hậu thế giới
- Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của một số kiểu khí hậu trong SGK
III. Hoạt động dạy và học
Bài cũ
Tại sao khu vực Tây Bắc châu Phi cùng nằm ở vĩ độ như nước ta, nhưng Bắc Phi có khí hậu nhiệt đới hoang mạc, còn nước ta lại có khí hậu nhiệt đới ẩm mưa nhiều?
Bài mới
Mở bài: GV nêu nhiệm vụ của bài thực hành.
Hoạt động 1:
Bước 1: HS dựa vào bản đồ và kiến thức đã học ở lớp 6, tìm hiểu:
- Đọc tên các đới khí hậu, xác định phạm vi từng đới.
- Xác định phạm vi của từng kiểu khí hậu ở đới nóng và đới ôn hòa trên bản đồ.
- Nhận xét về sự phân hóa các kiểu khí hậu ở đới nóng và đới ôn hòa.
Bước 3: HS dựa vào bản đồ trình bày kết quả, cả lớp bổ sung, góp ý.
GV chuẩn xác kiến thức
- Mỗi nửa cầu có 7 đới khí hậu
- Các đới khí hậu phân bố đối xứng nhau qua Xích đạo.
- Trong cùng một đới lại có những khí hậu khác nhau do ảnh hưởng của vị trí đối với biển, độ cao và hướng của địa hình
- Sự phân hóa các kiểu khí hậu ở nhiệt đới chủ yếu theo vĩ độ, ở đới ôn hòa chủ yếu theo kinh độ
Hoạt động 2:
Bước 1: HS làm bài tập 2 trang 55
Bước 2: HS trình bày kết quả, chỉ bản đồ vị trí các kiểu khí hậu, GV giúp HS chuẩn kiến thức
Đáp án:
a. Đọc biểu đồ
* Biểu đồ khí hậu nhiệt đới gió mùa (Hà Nội)
- Ở đới khí hậu nhiệt đới.
- Nhiệt độ tháng thấp khoẳng 180C, nhiệt độ tháng cao nhất khoảng 300C, biên độ nhiệt năm 120C
- Mưa: 1694mm/năm, mưa tập trung vào mùa hạ (tháng 5 à10)
* Biểu đồ khí hậu cận nhiệt địa trung hải (palecmo)
- Thuộc đới khí hậu cận nhiệt.
- Nhiệt độ thấp nhất khoảng 110C, nhiệt độ cao nhất khoảng 220C, biên độ nhiệt khoảng 110C.
- Mưa 692mm/năm, mưa nhiều vào thu đông, mùa hạ ít mưa (tháng 5 à 9)
* Biểu đồ khí hậu ôn đới hải dương (Valenxia)
- Thuộc đới khí hậu ôn đới
- Nhiệt độ thấp nhất khoảng , nhiệt độ cao nhất khoảng 150C, biên độ nhiệt khoảng 80C
- Mưa 1416mm/năm, mưa nhiều quanh năm, nhất là mùa đông
* Biểu đồ ôn đới lục địa (Cô bu)
- Nhiệt độ thấp nhất khoảng - 70C, nhiệt độ cao nhất khoảng 160C, biên độ nhiệt lớn (khoảng 230C)
- Mưa 1164mm/năm, mưa nhiều về mùa hạ (tháng 5 à 9)
b. So sánh
* Kiểu khí hậu ôn đới hải dương và kiểu khí hậu ôn đới lục địa:
- Giống nhau:
+ Nhiệt độ trung bình năm thấp (tháng cao nhất không tới 200C).
+ Lượng mưa trung bình năm thấp hơn một số kiểu khí hậu của đới nóng.
- Khác nhau:
+ Ôn đới hải dương có nhiệt độ tháng thấp nhất trên 00C, biên độ nhiệt nhỏ. Mưa nhiều quanh năm, mưa nhiều vào mùa thu đông.
+ Ôn đới lục địa có nhiệt độ tháng thấp nhất dưới 00C, biên độ nhiệt lớn. Mưa ít hơn, mưa nhiều vào mùa hạ.
* Kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa và kiểu khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải:
- Giống nhau:
+ Nhiệt độ trung bình năm cao, có mùa mưa, mùa khô
- Khác nhau:
+ Nhiệt độ: khí hậu nhiệt đới gió mùa cao hơn
+ Mưa: Khí hậu nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều hơn và mưa vào mùa hạ, khô vào mùa đông. Khí hậu cận nhiệt địa trung hải, mưa ít và nhiều mưa hơn vào thu đông, khô vào mùa hạ.
IV. Cũng cố, đánh giá
- HS và GV tự đối chiếu kết quả và tự đánh giá kết của làm việc của mình với các bạn.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS.
Ngày 18/ 11/ 2007
Tiết 22 Bài 19. THỦY QUYỂN. MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẾ ĐỘ NƯỚC SÔNG. MỘT SỐ SÔNG LỚN TRÊN TRÁI ĐẤT.
I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
- Trình bày được khái niệm thủy quyển.
Mô tả được vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn của nước trên Trái Đất.
- Trình bày được một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước của một con sông. Biết cách phân loại sông theo nguồn tiếp nước.
2. Kĩ năng
- Phân biệt được mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên với chế độ dòng chảy của một con sông.
- Phân tích hình ảnh để nhận biết các vòng tuần hoàn nước.
3. Thái độ, hành vi
- Nhận thức được sự cần thiết phải bảo vệ nguồn nước sạch.
- Có ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ các hồ chứa nước.
II. Đồ dùng dạy học
- Phóng to hình 15 trong SGK.
- Các bản đồ: Tự nhiên châu Á, tự nhiên châu Phi, tự nhiên châu Mỹ, tự nhiên Việt Nam
- Tập bản đồ Thế giới và các châu lục
- Sưu tầm một số tranh ảnh về sông.
III. Hoạt động dạy và học
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Hoạt động 1:
- GV hoặc HS nêu khái niệm thủy quyển.
Hoạt động 2:
Bước 1: HS dựa vào H 15.1 trả lời câu hỏi SGK
Gợi ý: So sánh phạm vi và quá trình diễn ra của vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ. Tìm ra mối quan hệ giữa 2 vòng tuần hoàn. Nêu ví dụ cụ thể
Hoạt động 3:
Bước 1: HS đọc SGK, thảo luận, nêu ví dụ chứng minh chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm ảnh hưởng đến chế độ nước sông.
- Giả thích vì sao địa thế, thực vật và hồ đầm lại ảnh hưởng đến sự điều hòa của chế độ nước sông.
- Tại sao phải bảo vệ rừng đầu nguồn?
- Hãy nêu ví dụ minh họa về mối quan hệ giữa chế độ nước sông với chế độ mưa
- Ở lưu vực cửa sông, rừng phòng hộ thường được trồng ở đâu? Vì sao?
- Vì sao sông Mê Kông có chế độ nước điều hòa hơn sông Hồng?
Hoạt động 4:
- HS quan sát bản đồ trên bảng hoặc tập bản đồ thế giới và các châu lục và đọc sách giáo khoa, thảo luận, hoàn thành các câu hỏi học tập
I. Thủy quyển
1. Khái niệm: Thủy quyển là lớp nước trên Trái Đất, bao gồm nước trong các biển, các đại dương, nước trên lục địa và hơi nước trong khí quyển.
2. Tuần hoàn của nước trên trái đất
a. Vòng tuần hoàn nhỏ
Nước chỉ tham gia hai giai đoạn: bốc hơi và nước rơi.
b. Vòng tuần hoàn lớn
Tham gia ba giai đoạn: bốc hơi, nước rơi và dòng chảy; hoặc 4 giai đoạn: Bốc hơi, nước rơi, dòng chảy, ngấm à dòng ngầm à biển, biển lại bốc hơi
II. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông
1. Chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm
2. Địa thế, thực vật và hồ đầm
- Địa thế: Ở miền núi, nước sông chảy nhanh hơn đồng bằng.
Thực vật: Rừng cây giúp điều hòa chế độ nước sông, giảm lũ lụt.
- Hồ, đầm: Điều hòa chế độ nước sông.
III. Một số sông lớn trên Trái Đất
1. Sông Nin
2. Sông A-Ma-Dôn
3. Sông I-ê-nít-xê-i
IV. Cũng cố, đánh giá
1. Chứng minh : Nước trên trái đất tuần hoàn theo vòng khép kín
2. Nêu một số dẫn chứng cho thấy hồ có nhiều nguồn gốc hình thành khác nhau.
Ngày 10/ 12/ 2007
TIẾT 26. BÀI 22 SÓNG THỦY TRIỀU VÀ DÒNG BIỂN
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Biết được nguyên nhân hình thành sóng biển, sóng thần.
- Hiểu rõ vị trí giữa Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất đã ảnh hưởng tới thủy triều như thế nào.
- Nhận biết được sự phân bố của các dòng biển lớn trên các đại dương cũng có những qui tắc nhất định.
2.Về kĩ năng
Từ hình ảnh và bản đồ, tìm đến nội dung của bài học.
II. Đồ dùng dạy học
- Vẽ phóng to các hình 16.4 trong SGK.
- Bản đồ các dòng biển trên thế giới (bản đồ thế giới).
- Tranh ảnh sóng biển, sóng thần
- Bản đồ tự nhiên thế giới, tập bản đồ thế giới và các châu lục
III. Hoạt động dạy và học
1. Bài cũ
- Chứng minh : Nước trên trái đất tuần hoàn theo vòng khép kín
- Nêu một số dẫn chứng cho thấy hồ có nhiều nguồn gốc hình thành khác nhau.
2. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Hoạt động 1:
Bước 1: HS đọc SGK, quan sát các tranh ảnh GV gắn trên bảng ( sóng biển, sóng thần,) trao đổi các nội dung sau:
Sóng là gì?
Nguyên nhân gây ra sóng?
Thế nào là sóng bạc đầu?
Nguyên nhân gây ra sóng thần?
Mô tả đôi nét về sóng thần.
Bước 2: Đại diện HS lên trình bày. GV chuẩn xác kiến thức.
- Em biết gì về đợt sóng thần gần đấy nhất của nhân loại?
- Làm thế nào để nhận biết sóng thần sắp xảy ra?
Hoạt động 2:
GV yêu cầu HS nghiên cứu kỹ các hình trong SGK, lần lượt trả lời các câu hỏi sau:
- Thủy triều là gì?
- Nguyên nhân hình thành thủy triều?
Khi nào giao động thủy triều lớn nhất? Lúc đó ở Trái Đất sẽ nhìn thấy Mặt Trăng như thế nào?
Khi nào dao động thủy triều nhỏ nhất? Lúc ở Trái Đất sẽ nhìn thấy mặt trăng như thế nào?
nghiên cứu về thủy triều có nghĩa như thế nào đối với sản xuất và quan sự?
Hoạt động 3:
- Tác động của dòng biển nóng, lạnh đối với khí hậu nơi nó chảy qua?
- Hãy chứng minh các dòng biển thường chảy đối xứng giữa hai bên bờ của các đại dương.
- Tại sao hướng chảy của các vòng hoàn lưu lớn ở bán cầu Bắc thoe chiều kim đồng hồ, còn ở bán cầu Nam thí ngược lại?
I. Sóng biển
1. Khái niệm
Là hình thức giao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.
2. Nguyên nhân:
Chủ yếu là do gió.
3. Sóng thần
Có chiều cao và tốc độ rất lớn. Chủ yếu do động đất gây ra.
II. Thủy triều
1. Khái niệm
Thủy triều là hiện tượng chuyển động lên xuống thường xuyên và có chu kỳ của các khối nước trong các biển và đại dương.
2. Nguyên nhân
Được hình thành chủ yếu do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.
3. Đặc điểm
- Khi Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất cùng nằm trên một đường thẳng thì giao động thủy triều lớn nhất.
- Khi Mặt Trăng, Mặt Trời, Tái Đất nằm vuông góc với nhau thì giao động thủy triều nhỏ nhất.
III. Dòng biển
1. Phân loại
Có hai loại: Dòng biển nóng và dòng biển lạnh.
2. Phân bố
- Các dòng biển nóng thường phát sinh ở hai bên Xích đạo, chảy về hướng Tây, khi gặp lục địa thì chuyển hướng về phía cực.
- Các dòng biển lạnh xuất phát từ khoảng vĩ tuyến 30-40o, chảy về phía Xích đạo.
- Hướng chảy của các vòng hoàn lưu lớn ở bán cầu Bắc theo chiều kim đồng hồ, ở bán cầu Nam thì ngược lại.
- Ở nửa bán cầu Bắc có những dòng biển lạnh xuất phát từ vùng cực, men theo bờ Tây các đại dương chảy về Xích đạo.
- Ở vùng gió mùa thường xuất hiện các dòng nước đổi chiều theo mùa.
- Các dòng biển nóng và lạnh chảy đối xứng qua hai bờ của các đại dương.
IV. Cũng cố, đánh giá
. Nối các dữ kiện sau sao cho hợp lý nhất.
Nóng
Nam bán cầu
Bắc bán cầu
Gulfstream
Benghela
Labrado
Lạnh
Peru
California
Theo tín phong nam
Xuất phát từ cực
Xuất phát từ xích đạo
Xuất phát từ khoảng vĩ tuyến 30-400
Ngày 5/ 12/ 2007
Tiết 27: Bài 24. THỔ NHƯỠNG QUYỂN.
CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH THỔ NHƯỠNG
I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
- Trình bày được các khái niệm thổ nhưỡng (đất), độ phì của đất, thổ nhưỡng quyển
- Biết được các nhân tố hình thành đất, hiểu được vai trò của mỗi nhân tố trong sự hình thành đất.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng đọc, hiểu, giải thích kênh hình, xác lập mối quan hệ giữa các nhân tố đối với sự hình thành đất.
3. Thái độ, hành vi
- Ý thức được sự cần thiết phải bảo vệ đất trong sản xuất và đời sống.
II. Đồ dùng dạy học
- Các hình vẽ trong SGK.
- tranh ảnh về tác động của con người trong việc hình thành đất ở nhiều khu vực khí hậu khác nhau.
III. Hoạt động dạy và học
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Hoạt động 1:
Bước 1: HS dựa vào hình 17.1, kênh chữ SGK, vốn hiểu biết trả lời các câu hỏi:
- Trình bày các khái niệm: Thổ nhưỡng (đất), độ phì của đất, thổ nhưỡng quyển.
- Vì sao nói đất là vật thể tự nhiên độc đáo?
- Trả lời câu hỏi mục I, trang 62 SGK
Hoạt động 2:
- Nhân tố đá mẹ và khí hậu có vai trò gì trong quá trình hình thành đất? Cho ví dụ.
- Nhân tố sinh vật địa hình có vai trò gì trong quá trình hình thành đất? Cho ví dụ.
- Nhân tố thời gian và con người có vai trò gì trong quá trình hình thành đất?
- Vì sao đất của nhiệt đới có tuổi già nhất?
- Các câu hỏi mục II, 3, 6 trong SGK
Gợi ý:
- Các em có thể tham khảo, đối chiếu hình 13.2 với các hình 14.1 để biết mối quan hệ giữa nhiệt độ, độ ẩm, khí hậu với việc hình thành đất, từ đó nhận thức được ứng với các kiểu khí hậu khác nhau có những loại đất khác nhau.
- Chú ý: Vai trò của sinh vật trong việc hình thành lớp mùn cho đất.
- Sự khác nhau về hình thái địa hình, độ cao địa hình có ảnh hưởng như thế nào tới hình thành đất.
- Chú ý phân tích các tác động của con người trên cả hai mặt: Tích cực và tiêu cực.
I. Thổ nhưỡng (đất)
- Thổ nhưỡng (đất): Lớp vật chất mềm, xốp trên bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì.
- Độ phì là khả năng cung cấp nước, khí, nhiệt và các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng và phát triển.
- Thổ nhưỡng quyển: Lớp vỏ chứa vật chất tơi xốp trên bề mặt các lục địa.
II. Các nhân tố hình thành đất.
1. Đá mẹ
- Là những sản phẩm phong hóa từ đá gốc.
- Vai trò: Là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất, quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới và ảnh hưởng trực tiếp tới các tính chất lí, hóa của đất.
2. Khí hậu
- Các yếu tố nhiệt, ẩm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành đất: Nhiệt độ, độ ẩm làm đá bị phá hủy trở thành sản phẩm phong hóa; hòa tan – rửa trôi, tích tụ, phân giải tổng hợp chất hữu cơ.
3. Sinh vật
Đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành đất.
- Thực vật: cung cấp xác vật chất hữu cơ cho đất, phá hủy đá.
- Vi sinh vật: Phân giải xác vật chất hữu cơ và tổng hợp thành mùn.
- Động vật: Góp phần làm thay đổi 1 số tính chất vật lí của đất.
4. Địa hình
- Ảnh hưởng gián tiếp đến quá trình hình thành đất thông qua sự thay đổi lượng nhiệt và độ ẩm
- Vùng núi: Lớp đất mỏng và bạc màu.
- Vùng bằng phẳng: Đất màu mỡ.
5. Thời gian
- Thời gian hình thành đất là tuổi đất.
- Đ
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_10_tiet_12_70_nguyen_thi_hong_tinh.doc