Giáo án Địa lí Lớp 10 - Tiết 14, Bài 13: Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa - Phạm Quang Hưng

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức

- Giải thích được hiện tượng ngưng tụ hơi nước trong khí quyển: sương mù, mây, mưa.

- Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa và sự phân bố mưa trên thế giới.

2. Kỹ năng

- Phân tích được mối quan hệ nhân quả giữa các yếu tố nhiệt độ, khí áp, đại dương với lượng mưa.

- Phân tích bản đồ và đồ thị phân bố lượng mưa theo vĩ độ để hiểu và trình bày về phân bố mưa trên Trái Đất.

- Đọc và giải thích được sự phân bố mưa trên bản đồ do ảnh hưởng của đại dương.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

- Bản đồ phân bố lượng mưa trên TG và bản đồ tự nhiên TG.

- Các hình vẽ trong SGK

III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG

1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ:

? Khí áp là gì? Nguyên nhân khí áp thay đổi? Nêu sự phân bố của các đai khí áp trên Trái đất?

? Nêu đặc điểm chính của gió Tây ôn đới và gió Mậu dịch? Giải thích sự hình thành gió biển và gió đất?

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 24/06/2022 | Lượt xem: 285 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 10 - Tiết 14, Bài 13: Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa - Phạm Quang Hưng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 14 BÀI 13 NGƯNG ĐỌNG HƠI NƯỚC TRONG KHÍ QUYỂN. MƯA. Ngày soạn:25/9/2013 Ngày giảng: 27/9/2013 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức - Giải thích được hiện tượng ngưng tụ hơi nước trong khí quyển: sương mù, mây, mưa. - Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa và sự phân bố mưa trên thế giới. 2. Kỹ năng - Phân tích được mối quan hệ nhân quả giữa các yếu tố nhiệt độ, khí áp, đại dương với lượng mưa. - Phân tích bản đồ và đồ thị phân bố lượng mưa theo vĩ độ để hiểu và trình bày về phân bố mưa trên Trái Đất. - Đọc và giải thích được sự phân bố mưa trên bản đồ do ảnh hưởng của đại dương. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC - Bản đồ phân bố lượng mưa trên TG và bản đồ tự nhiên TG. - Các hình vẽ trong SGK III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: ? Khí áp là gì? Nguyên nhân khí áp thay đổi? Nêu sự phân bố của các đai khí áp trên Trái đất? ? Nêu đặc điểm chính của gió Tây ôn đới và gió Mậu dịch? Giải thích sự hình thành gió biển và gió đất? 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung PHẦN I. NGƯNG ĐỌNG HƠI NƯỚC TRONG KHÍ QUYỂN (KHÔNG DẠY) - KV áp thấp hút gió, đẩy không khí ẩm lên cao sinh ra mây và mưa - KV áp cao (phát gió), không khí ẩm không bốc lên được, chỉ có gió thổi đi => Mưa ít hoặc không mưa. * Do sự tranh chấp của 2 khối khí nóng và lạnh => Gây nhiễu loạn không khí sinh ra mưa. * Dải hội tụ nhiệt đới sinh ra do 2 khối khí xích đạo ở 2 bán cầu (cùng tính chất: nóng ẩm, nhưng khác hướng). - Những nơi nằm sâu trong nội địa -> Mưa ít (chủ yếu do ngưng kết hơi nước từ hồ, ao, sông, suối, rừng cây) - Vùng ven biển mưa nhiều ? Trong các loại gió chính đã học loại gió nào gây mưa nhiều, loại gió nào gây mưa ít? ? Giải thích vì sao miền ven Đại Tây Dương của Tây Bắc Châu Phi cùng nằm ở vĩ độ với nước ta, nhưng có khí hậu nhiệt đới khô, còn nước ta có khí hậu ẩm, mưa nhiều? - Tây Bắc Châu Phi luôn có áp cao thường xuyên thống trị, gió thịnh hành là gió Mậu dịch, ven bờ biển lại có dòng biển lạnh (Canari) - Việt Nam nằm ở KV nhiệt đới gió mùa, không bị áp cao ngự trị thường xuyên. - Không khí bên trên dòng biển nóng có nhiều hơi nước, gió thổi vào đất liền -> sinh ra mưa. - Không khí trên dòng biển lạnh bị hóa lạnh, hơi nước không bốc lên được-> Khó tạo mưa. ? Quan sát hình 13.1 cho biết tình hình phân bố mưa ở các KV? - Xích đạo: Có nền nhiệt cao, khí áp thấp, có nhiều biển, đại dương và rừng xích đạo ẩm ướt => Sự bốc hơi mạnh mẽ. - Chí tuyến: Quanh năm có dải áp cao ngự trị, diện tích lục địa rộng lớn -> Độ ẩm thấp, ít mưa. - KV Ôn đới: Vùng khí áp thấp, có gió Tây ôn đới thổi từ biển vào -> mưa. Tuy nhiên, giữa ôn đới BBC và ôn đới NBC có sự khác biệt do NBC diện tích phần lớn là đại dương => Do đó mưa nhiều hơn. - Cực: Quanh năm khí áp cao thống trị, nhiệt độ thấp, không khí lạnh -> Nước không bốc hơi được -> không gây mưa. I. Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển (Không dạy) II. Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa. 1. Khí áp - KV áp thấp thường mưa nhiều. - KV áp cao thường mưa ít hoặc không mưa. 2. Frông Miền có frông nhất là dải hội tụ nhiệt đới thường mưa nhiều. 3. Gió - Gió Tây ôn đới thổi từ biển vào gây mưa nhiều ở Tây Âu, Bắc Mĩ - Miền có gió mùa mưa nhiều. - Miền có gió Mậu dịch mưa ít. 4. Dòng biển Ảnh hưởng đến các vùng ven biển: - Nơi có dòng biển nóng chảy qua thường có mưa nhiều. - Nơi có dòng biển lạnh chảy qua thường mưa ít. 5. Địa hình - Lượng mưa tăng dần theo độ cao của địa hình chắn gió. Tuy nhiên chỉ tới 1 độ cao nào đó lượng mưa lại giảm. - Sườn đón gió ẩm mưa nhiều, sườn khuất gió mưa ít, khô ráo. III. Sự phân bố lượng mưa trên Trái đất 1. Lượng mưa trên Trái đất phân bố không đều theo vĩ độ - Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo. - 2 vùng chí tuyến Bắc và Nam mưa tương đối ít - 2 vùng ôn đới mưa khá lớn - Càng về 2 cực lượng mưa càng ít. 2. Lượng mưa phân bố không đều do ảnh hưởng của đại dương. Từ Tây -> Đông lượng mưa không đều là do: - Vị trí gần hay xa biển - Ven biển có dòng nóng hay lạnh. - Gió thổi từ biển vào từ phía Đông hay phía Tây. - Có địa hình chắn gió không, ở phía nào?... IV. CỦNG CỐ Trình bày những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa. Trình bày và giải thích tình hình phân bố lượng mưa trên các lục địa theo vĩ tuyến (theo vĩ độ hoặc từ xích đạo -> 2 cực)

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_10_tiet_14_bai_13_ngung_dong_hoi_nuoc_tro.doc