Giáo án Địa lí Lớp 10 - Tiết 2, Bài 3: Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống - Phạm Quang Hưng

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức

- Thấy được sự cần thiết của bản đồ trong học tập và đời sống.

- Hiểu rõ được 1 số nguyên tắc cơ bản khi SD bản đồ và Atlat trong học tập.

2. Kỹ năng

Củng cố và rèn luyện kỹ năng SD bản đồ và Atlat trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

- Bản đồ tự nhiên TG

- Bản đồ tự nhiên, kinh tế Việt Nam.

- Atlat địa lí Việt Nam

- Tập bản đồ TG và các châu lục

III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG

1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ:

? Em hãy nêu đối tượng biểu hiện, khả năng biểu hiện của phương pháp kí hiệu đường chuyển động? Cho VD?

3. Bài mới

Đặt vấn đề

Địa lí là môn học gắn liền với bản đồ. Tuy nhiên không chỉ riêng bộ môn địa lí mà còn nhiều ngành khác có liên quan hay trực tiếp SD đến bản đồ: Hàng hải, quân sự, hàng không và vũ trụ.Bản đồ có vai trò lớn trong học tập, có người đã ví bản đồ là “Cuốn SGK thứ 2”. Vậy vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống ra sao chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài hôm nay.

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 24/06/2022 | Lượt xem: 265 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 10 - Tiết 2, Bài 3: Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống - Phạm Quang Hưng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 2 Bài 3 Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống Ngày soạn: 12/8/2013 Ngày giảng: 14/8/2013 I. Mục tiêu bài học Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức - Thấy được sự cần thiết của bản đồ trong học tập và đời sống. - Hiểu rõ được 1 số nguyên tắc cơ bản khi SD bản đồ và Atlat trong học tập. 2. Kỹ năng Củng cố và rèn luyện kỹ năng SD bản đồ và Atlat trong học tập. II. Thiết bị dạy học - Bản đồ tự nhiên TG - Bản đồ tự nhiên, kinh tế Việt Nam. - Atlat địa lí Việt Nam - Tập bản đồ TG và các châu lục III. Tiến trình bài giảng 1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: ? Em hãy nêu đối tượng biểu hiện, khả năng biểu hiện của phương pháp kí hiệu đường chuyển động? Cho VD? 3. Bài mới Đặt vấn đề Địa lí là môn học gắn liền với bản đồ. Tuy nhiên không chỉ riêng bộ môn địa lí mà còn nhiều ngành khác có liên quan hay trực tiếp SD đến bản đồ: Hàng hải, quân sự, hàng không và vũ trụ...Bản đồ có vai trò lớn trong học tập, có người đã ví bản đồ là “Cuốn SGK thứ 2”. Vậy vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống ra sao chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài hôm nay. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính * Hoạt động (thảo luận): GV chia lớp thành 2 nhóm . - Nhóm I: Tìm hiểu vai trò của bản đồ trong học tập. Cho VD? VD: Đánh giá những thuận lợi và khó khăn từ vị trí địa lí của Việt Nam (Thông qua bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam) + Phía Bắc giáp Trung Quốc + P.Tây và Tây Nam giáp Lào, Campuchia + P.Đông, Đông Nam giáp biển Đông + P.Nam và Tây Nam giáp vịnh Thái Lan + Nằm trong vành đai chí tuyến Bắc, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa; Có 1 mùa đông lạnh ở phía Bắc (ảnh hưởng của gió mùa ĐBắc); Chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển (Đ.Kiện tự nhiên khác với các nước và KV khác cùng vĩ độ) + Là cửa ngõ ra vào của tuyến đường biển và hàng không quốc tế quan trọng nối liền từ Bắc -> Nam; Đông -> Tây; TBD -> ấn Độ Dương... + Vùng biển giàu có thủy sản và khoáng sản * Thuận lợi: Cho phát triển nông nghiệp (đặc biệt có thể trồng cây ôn đới và cận nhiệt); Phát triển các loại hình GTVT, giao lưu KTế và VHóa với các nước, KV và trên TG; Phát triển CN, du lịch.... * Khó khăn: Bão lụt thường xảy ra, có những mùa đông lạnh gây thiệt hai kha lớn cho sinh hoạt và SX của con người. Hoặc qua bản đồ có thể thấy các trung tâm kinh tế, điểm dân cư, hình dạng, quy mô các lục địa, biết sự phân bố các dãy núi và độ cao của chúng; Hướng và lưu vực của 1 con sông, sự phân bố dân cư, trung tâm CN... - Nhóm II: Tìm hiểu vai trò của bản đồ trong đời sống Xác định đường đi hay xác định vị trí, hướng chuyển động của 1 cơn bão (Hàng hải, hàng không); Tọa độ của các KV cần đến.... + Trong công tác thiết kế xây dựng: Thủy điện, thủy lợi, đường giao thông....phải dựa vào bản đồ để tiến hành khảo sát KV(Địa hình, nền địa chất, dân cư quanh KV khảo sát, quy mô rừng, di tích lịch sử, nguồn nước....) + Trong quân sự vai trò của bản đồ lại càng lớn: Việc khảo sát địa hình, lập phương án tác chiến cần lợi dụng địa hình, địa vật trong phòng thủ và tấn công.... ? Trong quá trình học tập địa lí trên cơ sở bản đồ chúng ta cần phải lưu ý những vấn đề gì? * Chọn bản đồ cho phù hợp VD: Khi muốn tìm hiểu (học tập) về hệ thống núi và sông ngòi Việt Nam thì phải SD bản đồ dịa hình hay tự nhiên Việt Nam. Hoặc tìm hiểu về sự phân bố dân cư của Việt Nam thì SD bản đồ dân cư Việt Nam.... * Tỉ lệ bản đồ: VD: Bản đồ tỉ lệ 1:1000.000 ú 1 cm trên bản đồ =1000.000 cm thực địa = 10.000 m thực địa = 10 km trên thực địa * Kí hiệu bản đồ: VD: - Khi đọc bản đồ phân bố dân cư cần xem xét mỗi chấm tròn tương ứng với bao nhiêu dân. - Xem xét sự phân bố khoáng sản cần đọc các kí hiệu về các loại khoáng sản. VD: Sắt Than đá Dầu mỏ Xác định hướng: Bắc Đông Tây Bắc Nam VD: Khi quan sát sông Hồng ở bản đồ địa hình Việt Nam + Hướng chảy: TB-ĐN kẹp giữa 2 dãy núi Hoàng Liên Sơn và Con Voi. + Độ dốc: Theo hướng từ TB ra đến biển. + Lòng sông: Hẹp từ nơi bắt nguồn (Cao nguyên Vân Quý-Trung Quốc) khi sang Việt Nam bắt đầu mở rộng và rộng nhất KV đồng bằng S. Hồng. + Sự phân bố mưa lưu vực: Nguồn cung cấp chính là nước mưa, nước ngầm, ngoài ra còn do băng tuyết tan (Do bắt nguồn từ KV núi cao), bên cạnh đó con được cung cấp bởi 2 phụ lưu lớn là S.Đà và S.Lô.... * Khi đọc bản đồ Atlat, giải thích 1 sự vật, hiện tượng địa lí ngoài bản đồ chính còn phải tìm hiểu các bản đồ có liên quan. VD: Giải thích tình hình phân bố mưa dãy Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam. Ngoài SD bản đồ khí hậu còn phải SD bản đồ địa hình để thấy ảnh hưởng của lục địa, biển, bức chắn địa hình.... Bài 3: Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống I. Vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống 1. Trong học tập Bản đồ là 1 phương tiện để HS học tập và rèn luyện các kỹ năng địa lí tại lớp, ở nhà và trả lời phần lớn các câu hỏi kiểm tra về địa lí. 2. Trong đời sống Bản đồ là phương tiện được SD rộng rãi trong đời sống hàng ngày. VD: Bảng chỉ đường; Phục vụ cho các ngành sản xuất; Trong hàng hải, hàng không, quân sự... II. Sử dụng bản đồ, Atlat trong học tập 1. Một số vấn đề cần lưu ý trong quá trình học tập địa lí trên cơ sở bản đồ a. Chọn bản đồ phù hợp với nội dung (mục đích) cần tìm hiểu (học tập) b. Đọc bản đồ phải tìm hiểu tỉ lệ của bản đồ và kí hiệu trên bản đồ - Tỉ lệ bản đồ: Cần biết 1cm trên bản đồ tương ứng với bao nhiêu km trên thực địa - Kí hiệu trên bản đồ: Thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ. Khi SD bản đồ cần đọc bảng chú giải và kí hiệu có liên quan đến ND tìm hiểu. c. Xác định phương hướng trên bản đồ Căn cứ vào các đường kinh, vĩ tuyến. Hoặc dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc để xác định các hướng còn lại. 2. Hiểu mối quan hệ giữa các yếu tố địa lí trong bản đồ, trong Atlat Đọc bản đồ không chỉ là đọc những dấu hiệu riêng lẻ mà cần phải đọc được mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí ở bản đồ. IV. Củng cố 1. Cho biết tác dụng của bản đồ trong học tập. Nêu dẫn chứng minh họa. 2. CMR: Bản đồ là phương tiện được SD rộng rãi trong đời sống hàng ngày. 3. Để trình bày và giải thích chế độ nước của 1 con sông cần phải SD những bản đồ nào?

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_10_tiet_2_bai_3_su_dung_ban_do_trong_hoc.doc