I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
- Biết KN Thổ nhưỡng (đất), thổ nhưỡng quyển.
- Trình bày được các nhân tố hình thành đất.
2. Kỹ năng
- Biết phân tích vai trò của từng nhân tố trong quá trình hình thành đất.
- Tích hợp Giáo dục bảo vệ môi trường mục II (phần 6 “con người”)
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
Ảnh chụp 1 phần diện tích đất hoặc tranh vẽ về 1 phẫu diện đất.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
? Sóng biển là gì? nguyên nhân sinh ra sóng biển. Đặc điểm chính của sóng thần. Nguyên nhân sinh ra sóng thần?
? Nêu KN, nguyên nhân và đặc điểm của thủy triều?
4 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 24/06/2022 | Lượt xem: 317 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 10 - Tiết 20, Bài 17: Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng - Phạm Quang Hưng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 20 BÀI 17
THỔ NHƯỠNG QUYỂN. CÁC NHÂN TỐ
HÌNH THÀNH THỔ NHƯỠNG
Ngày soạn: 15/10/2013
Ngày giảng: 17/10/2013
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
- Biết KN Thổ nhưỡng (đất), thổ nhưỡng quyển.
- Trình bày được các nhân tố hình thành đất.
2. Kỹ năng
- Biết phân tích vai trò của từng nhân tố trong quá trình hình thành đất.
- Tích hợp Giáo dục bảo vệ môi trường mục II (phần 6 “con người”)
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
Ảnh chụp 1 phần diện tích đất hoặc tranh vẽ về 1 phẫu diện đất.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
? Sóng biển là gì? nguyên nhân sinh ra sóng biển. Đặc điểm chính của sóng thần. Nguyên nhân sinh ra sóng thần?
? Nêu KN, nguyên nhân và đặc điểm của thủy triều?
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
? Nêu KN Thổ nhưỡng, độ phì của thổ nhưỡng, thổ nhưỡng quyển?
* Độ phì của đất
- Độ phì tự nhiên: Là độ phì của thổ nhưỡng ở những nơi chưa có bàn tay khai phá của con người (hay nói cách khác nó chính là sản phẩm của các quá trình tự nhiên)
- Độ phì nhân tạo: Thổ nhưỡng đã bị con người tác động tới bằng nhiều cách khác nhau (bón phân, tưới nước)
GV: Thổ nhưỡng quyển còn gọi là lớp phủ thổ nhưỡng.
Là nơi tiếp xúc với khí quyển, thạch quyển, sinh quyển.
GV: Về giới hạn của thổ nhưỡng được tính từ trên mặt tới độ sâu mà rễ thực vật có thể vươn tới. Độ dày lớp vỏ thổ nhưỡng sẽ có sự khác biệt giữa các KV, dao động từ 0 - 25 mét.
KL: Vai trò của lớp phủ thổ nhưỡng rất quan trọng -> Là nơi thực vật phát triển, diễn ra các hoạt động sx của con người
* Đá gốc có 3 nhóm đá chính: Mắc ma, trầm tích và biến chất.
Đất khi được hình thành nó chiếm tới 90% thành phần khoáng của đá ban đầu.
VD:
- Đất hình thành từ mắc ma bazơ như đá vôi, đá badan có màu nâu đỏ, nhiều chất đinh dưỡng
- Đất hình thành từ mắc ma axit như Granit có màu xám, chua, nhiều cát
? Dựa vào hiểu biết của mình, em hãy cho biết trong quá trình hình thành đất khí hậu có vai trò như thế nào?
* Nhiệt- ẩm: Làm phá hủy đá gốc, ảnh hưởng đến sự hòa tan, rửa trôi hoặc tích tụ vật chất trong các tầng chất.
- Nơi có nhiệt, ẩm phong phú có khả năng cho tầng đất dày. Nhờ vào các quá trình:
+ Sự phá hủy về mặt vật lí: Sự nứt nẻ của đá do nhiệt độ thay đổi, áp lực nước
+ Về mặt hóa học: Nhiệt độ ảnh hưởng đến các phản ứng trong đất, các phản ứng tăng 2-3 lần khi nhiệt độ tăng lên 100C.
+ Chế độ ẩm: Chủ yếu là nguồn nước mưa -> Sự vận chuyển và tích tụ sản phẩm thổ nhưỡng. Tác động xuống dưới sâu, đảm bảo cho các hoạt động của cơ thể sinh vật.
GV: Khí hậu thuận lợi -> Thực vật phát triển tốt. Sinh vật lại trở thành nhân tố mới ảnh hưởng đến quá trình phong hóa làm đất dày và sâu hơn, hạn chế hiện tượng xói mòn,, làm cho đất giàu chất hữu cơ hơn
? Các kiểu khí hậu khác nhau ảnh hưởng đến việc hình thành đất như thế nào?
VD:
- Vùng nhiệt đới ẩm như Việt Nam: Nhiệt, ẩm cao -> Thực vật phát triển mạnh, lượng hữu cơ cung cấp cho đất lớn (khối lượng cành lá rơi rụng 200 tạ/ha/năm) -> Các quá trình lí, hóa, sinh học diễn ra mạnh mẽ, các chất khoáng được giải phóng -> SV hấp thụ. Tuy nhiên, lượng mưa lớn làm cho quá trình rửa trôi diễn ra mạnh -> Đất chua.
- Vùng ôn đới lạnh: Nhiệt độ thấp, độ ẩm khá, thực vật chủ yếu là cây lá kim -> hình thành đất Pôtdôn. Sự tích tụ lớn, tuy nhiên do nhiệt độ thấp -> quá trình phân hủy diễn ra chậm -> mùn trong đất chua.
? Sự khác biệt cơ bản trong quá trình hình thành đất giữa SV so với đá mẹ và khí hậu?
- Đá mẹ: Cung cấp vật chất vô cơ cho đất, quyết định thành phần khoáng vật, TP cơ giới và ảnh hưởng đến tính chất lí hóa của đất.
- SV: Cung cấp vật chất hữu cơ cho đất, hình thành lớp mùn trong đất.
VD:
- Vùng núi cao, nhiệt độ thấp -> Các quá trình lí, hóa, sinh học xảy ra yếu -> Tầng mùn thô và dày.
- Trong 1 đới cảnh quan, KV thấp có độ ẩm lớn hơn KV cao; Ngoài ra, KV thấp còn chịu ảnh hưởng của mực nước ngầm -> Hình thành đất Glây (đất đầm lầy), đá ong
- KV sườn dốc: Dễ gây xói mòn -> Tầng đất mỏng.
VD:
- Đá Măcma Axit sau 400 năm mới thấy trên mặt có sự biến đổi.
- Đá Cácbonat khoảng 200-500 năm hình thành lớp vỏ phong hóa dày 2,5 cm.
ND tích hợp: GD bảo vệ môi trường
- Thổ nhưỡng là 1 thành phần của môi trường.
- Thổ nhưỡng có vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất và đời sống của con người.
- Con người bằng hoạt động sản xuất N-L-NN tác động tới tính chất của đất.
=> Phân tích những tác động của con người làm biến đổi tính chất đất (tác động tiêu cực; biện pháp khắc phục)
VD: Hoạt động khai thác rừng, đốt nương làm rẫy -> làm cho đất xói mòn, rửa trôi. Việc SD máy móc trong nước nông nghiệp làm cho đất chặt, phá vỡ kết cấu (cấu tượng) đấtSD thuốc trừ sâu, chất hóa học làm chết những sinh vật có ích trong đất
- Canh tác hợp lí, bón phân hữu cơ, thực hiện các biện pháp thủy lợi (thau chua, rửa mặn) -> làm cho đất tốt hơn.
I. Thổ nhưỡng
1. Thổ nhưỡng (đất): Là lớp vật chất tơi xốp bề mặt lục địa.
2. Độ phì của đất: Là khả năng cung cấp nước, nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng cần thiết.
3. Thổ nhưỡng quyển: Là lớp vỏ chứa vật chất tơi xốp nằm ở bề mặt lục địa.
II. Các nhân tố hình thành đất
1. Đá mẹ
- Là các sản phẩm phong hóa từ đá gốc.
- Vai trò: Là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất, quyết định thành phần khoáng vật, TP` cơ giới và ảnh hưởng đến tính chất lí, hóa của đất.
2. Khí hậu
- Ảnh hưởng trực tiếp bởi các yếu tố nhiệt ẩm.
- Ảnh hưởng gián tiếp thông qua chuỗi tác động: Khí hậu –SV- đất
3. Sinh vật
Đóng vai trò chủ đạo trong sự hình thành đất.
- Thực vật cung cấp chất hữu cơ cho đất, phá hủy đá.
- Vi sinh vật phân hủy xác sinh vật và tổng hợp thành mùn.
- Động vật sống trong đất góp phần làm biến đổi tính chất của đất.
4. Địa hình
Địa hình làm thay đổi nhiệt độ, độ ẩm, tạo khả năng giữ đất khác nhau -> ảnh hưởng đến sự hình thành đất.
5. Thời gian
- Thời gian hình thành đất, gọi là tuổi đất.
- Tuổi của đất là nhân tố biểu thị thời gian tác động của các yếu tố hình thành đất dài hay ngắn, mặt khác còn thể hiện cường độ của các quá trình tác động đó.
6. Con người
Tác động mạnh mẽ đến đất, làm cho đất tốt lên hoặc xấu đi.
IV. CỦNG CỐ
Thổ nhưỡng là gì? Đặc trưng cơ bản của đất.
Trình bày vai trò của từng nhân tố trong quá trình hình thành đất.
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_10_tiet_20_bai_17_tho_nhuong_quyen_cac_nh.doc