I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
- Hiểu được dân số TG luôn luôn biến động, nguyên nhân chính là do sinh đẻ và do tử vong.
- Phân biệt được các tỉ suất sinh và, tỉ suất tử, gia tăng cơ học và gia tăng thực tế
- Biết cách tính tỉ suất sinh, tỉ suất tử và tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên.
2. Kỹ năng
- Nhận xét, phân tích biểu đồ, lược đồ, bảng số liệu về tỉ suất sinh, tỉ suất tử và gia tăng dân số tự nhiên.
- Nâng cao kỹ năng thảo luận, hợp tác theo nhóm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Bản đồ phân bố dân cư và các đô thị trên TG
- Bản đồ tỉ suất sinh thô, tương tử thô thời kì 1950-2005
- Bản đồ về tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên TG hàng năm, thời kì 2000-2005
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
? Trình bày KN, nguyên nhân và cách biểu hiện của QL địa đới và phi địa đới?
5 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 24/06/2022 | Lượt xem: 264 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 10 - Tiết 25, Bài 22: Dân số và sự gia tăng dân số, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ch¬ng V - §Þa lÝ d©n c
TiÕt 25 Bµi 22
D©n sè vµ sù gia t¨ng d©n sè
Ngày soạn:06/11/2011
Ngày giảng:08/11/2011
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
- Hiểu được dân số TG luôn luôn biến động, nguyên nhân chính là do sinh đẻ và do tử vong.
- Phân biệt được các tỉ suất sinh và, tỉ suất tử, gia tăng cơ học và gia tăng thực tế
- Biết cách tính tỉ suất sinh, tỉ suất tử và tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên.
2. Kỹ năng
- Nhận xét, phân tích biểu đồ, lược đồ, bảng số liệu về tỉ suất sinh, tỉ suất tử và gia tăng dân số tự nhiên.
- Nâng cao kỹ năng thảo luận, hợp tác theo nhóm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Bản đồ phân bố dân cư và các đô thị trên TG
- Bản đồ tỉ suất sinh thô, tương tử thô thời kì 1950-2005
- Bản đồ về tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên TG hàng năm, thời kì 2000-2005
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
? Trình bày KN, nguyên nhân và cách biểu hiện của QL địa đới và phi địa đới?
3. Bài mới
? Dựa vào ND trong SGK, em có nhận xét gì về đặc điểm dân số TG?
- Dân số TG năm 2005 là 6.477 triệu người (năm 2011 là 7 tỉ người)
- Có 11 (trong tổng số > 200 QG) có số dân > 100 triệu người, chiếm 61% số dân TG (năm 2005)
+ Trung Quốc: 1303,7 triệu người
+ Ấn Độ: 1103,6 triệu người
+ Hoa Kì: 296,5 triệu người
+ Inđônêxia: 221,9 triệu người
+ Braxin: 184,2 triệu người
+ Pakitxtan: 162,4 triệu người
+ Băng la đet: 144,2 triệu người
+ Nga: 143,1 triệu người
+ Nigiêria: 131,5 triệu người
+ Nhật Bản: 127,7 triệu người
+ Mêhicô: 107,0 triệu người
+ Philipin: 84,8 triệu người
+ Việt Nam: 83,3 triệu người (thống kê 01/4/2009 là 85,8 triệu người)
Trong khi đó có 17 nước có số dân chỉ từ 0,01 - 0,1 triệu người. Tổng số dân 17 nước này chỉ là 1,18 triệu người = 0,018 % dân số TG
? Dựa vào bảng số liệu về tình hình tăng dân số trên TG từ 1804 – 2025 (dự báo), em có nhận xét gì về tình hình phát triển dân số TG?
- Thời gian dân số tăng gấp 1 tỉ người
+ GĐ 1804 -1927 cần 123 năm
+ GĐ 1927-1959 cần 32 năm
+ GĐ 1959-1974 cần 15 năm
..
- Thời gian dân số tăng gấp đôi
+ GĐ 1804-1927 mất 123 năm
+ GĐ 1927-1974 mất 47 năm
+ GĐ 1974-2025 mất 51 năm
- Năm 1804, dân số TG mới có 1 tỉ người, đến năm 1999 là 6 tỉ và dự đoán năm 2025 là 8 tỉ người.
GV: Sự biến động dân số trên TG hay ở 1 QG (tăng lên hay giảm đi) là do 2 nhân tố chủ yếu quyết định: sinh và tử.
? Hãy nêu KN về tỉ suất sinh thô?
Tỉ suất sinh thô chính là tỉ lệ tỉ lệ trẻ em sinh ra còn sống/1000 dân.
? Dựa vào hình 22.1 hãy nhận xét tỉ suất sinh thô của TG, các nước phát triển và đang phát triển?
-> Chiều hướng thay đổi: Giảm dần và có sự chênh lệch giữa nhóm nước phát triển, đang phát triển và TG.
VD:
+ GĐ 1950-1955: TG là 36, các nước phát triển là 23, các nước đang phát triển là 42 ‰
+ GĐ 2004-2005: TG là 21, các nước phát triển 11, các nước đang phát triển là 24 ‰
? Giải thích tại sao lại có tình trạng như vậy?
Nguyên nhân chủ yếu là do các yếu tố:
* Tự nhiên, sinh học:
- Cơ cấu tuổi - giới (Số phụ nữ trong tuổi sinh đẻ)
- Tuổi kết hôn
- Mức sinh, tử
- ĐKTN và môi trường sống
* Phong tục tập quán, tâm lí XH:
- Phong tục tập quán: Tảo hôn, muốn có nhiều con, thích con traivà ngược lại
- Tâm lí XH: Không kết hôn, kết hôn muộn, không muốn sinh con
* Nhân tố KT- XH:
- ĐK sống và mức sống
- Trình độ CNH, ĐT hóa (những đòi hỏi về nguồn lao động)
- ĐK xã hội (vị trí của người phụ nữ)
- Chính sách dân số
? Dựa vào hình 22.2, nhận xét tỉ suất tử thô của TG, các nước phát triển và đang phát triển thời kì 1950-2005?
Tỉ suất tử thô có chiều hướng giảm dần và tiến tới gần cân bằng giữa các nhóm nước và TB` TG.
VD:
+ GĐ 1950-1955: Cho biết TB` cứ 1000 người dân thì có 25 trường hợp tử vong trên toàn TG, 15 ở các nước phát triển và 28 ở các nước đang phát triển.
+ GĐ 2004-2005: Trong 1000 dân, thì có 9 trường hợp tử vong trên toàn TG, 10 trường hợp ở các nước phát triển (các nước này do tuổi thọ TB` cao, dân số già -> tỉ lệ tử tăng), 9 ở các nước đang phát triển.
? Các nguyên nhân ảnh hưởng đến tỉ suất tử thô?
- Nhân tố sinh học: Giữa nam-nữ, sức khỏe
- Nhân tố môi trường sống
- Nhân tố KT- XH: Mức sống, y tế (chăm sóc sức khỏe), trình độ văn hóa
- Các nhân tố khác: Chiến tranh, tai nạn, thiên tai, dịch bệnh
GV: Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên là nhân tố quan trọng nhất, có ảnh hưởng quyết định đến biến động dân số của 1 QG và toàn TG.
? Dựa vào hình 22.3, nhận xét về tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên TG hàng năm (thời kì 2000-2005)?
* Có 5 nhóm nước với mức gia tăng tự nhiên khác nhau
+ ≤ 0 % Liên Bang Nga và 1 số QG ở Đông Âu
+ Từ 0,1-0,9 %: Hoa Kì, Canađa, Ôxtrâylia, Trung Quốc, Cadăcxtan
+ Từ 2-2,9 %: Đa số các nước Châu Phi, 1 số nước ở châu Á (Pakitan, Arập Xêut)
+ ≥ 3 % : Hầu hết các nước ở Châu Phi (Côngô, Sat, Mali, Xômali)
=> Gây sức ép:
- Giải quyết việc làm, nhà ở, chất lượng cuộc sống...
- Sức ép cho các đô thị, tệ nạn xã hội,...
- Bảo vệ tài nguyên, môi trường
GV: Trên toàn TG, gia tăng cơ học không có ảnh hưởng lớn đến dân số nói chung, nhưng đối với từng KV, QG thì nó có ý nghĩa quan trọng. VD: Hoa Kì, Mêhicô, Ôxtrâylia
GV: Mặc dù gia tăng dân số chịu ảnh hưởng của cả gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học, song động lực phát triển của dân số chính là gia tăng dân số tự nhiên.
I. Dân số và tình hình phát triển dân số TG
1. Dân số TG
- Năm 2005, dân số TG là 6477 triệu người
- Quy mô dân số của các nước và vùng lãnh thổ rất khác nhau.
- Các nước đang phát triển chiếm 80 % dân số và 95 % gia tăng dân số hàng năm của TG.
2. Tình hình phát triển dân số trên TG
- Tốc độ gia tăng dân số trên TG ngày càng cao, quy mô dân số ngày càng lớn
- Thời gian dân số tăng thêm 1 tỉ người và thời gian dân số tăng gấp đôi ngày càng rút ngắn.
II. Gia tăng dân số
1. Gia tăng tự nhiên
a. Tỉ suất sinh thô (‰)
- KN: Là tương quan giữa số trẻ em sinh ra trong năm so với số dân TB` ở cùng thời điểm.
- Tỉ suất sinh thô có xu hướng giảm dần.
- Nhóm nước đang phát triển có tỉ suất sinh thô cao hơn các nước phát triển và TG.
b. Tỉ suất tử thô (‰)
- KN: là tương quan giữa số người chết trong năm so với số dân TB` cùng thời điểm.
- Tỉ suất tử thô có xu hướng giảm rõ rệt => Tuổi thọ dân cư TG ngày càng tăng.
- Mức chênh lệch về tỉ suất tử thô giữa các nhóm nước không lớn như tỉ suất sinh thô.
c. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên (%)
Là sự chênh lệch giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tỉ suất tử thô.
d. Ảnh hưởng của tình hình tăng dân số đối với sự phát triển KT- XH
=> Gây sức ép lớn đối với sự phát triển KT- XH và bảo vệ môi trường.
2. Gia tăng cơ học
- KN: Sự chênh lệch giữa số người xuất cư và nhập cư được gọi là gia tăng cơ học.
- Có ý nghĩa quan trọng đối với từng KV, từng QG.
3. Gia tăng dân số (%)
Tỉ suất gia tăng dân số: Là tổng số giữa tỉ suất gia tăng tự nhiên và tỉ suất gia tăng cơ học.
IV. CỦNG CỐ
1. Nêu đặc điểm về dân số và tình hình phát triển dân số trên TG?
2. Tỉ suất sinh thô là gì? Tử thô là gì?
3. So sánh (phân biệt) giữa gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ học?
* BT1 (trang 86)
Biết tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên = 2%, dân số năm 1998 là 975 triệu người.
Năm
1995
1997
1998
1999
2000
Dân số
(triệu người)
937,1
955,9
975
994,5
1014,39
Gọi Tg là tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên (2%)
- Cho dân số Ấn Độ năm 1995 là D5
- Cho dân số Ấn Độ năm 1997 là D7
- Cho dân số Ấn Độ năm 1998 là D8
- Cho dân số Ấn Độ năm 1999 là D9
- Cho dân số Ấn Độ năm 2000 là D0
* Có dân số Ấn Độ năm 1998 là D8 = D7 + Tg.D7 => D8 = D7 (1+Tg)
=> Dân số Ấn Độ năm 1997 là:
D7 =
D8
=
975
=
955,9 (triệu người)
1+Tg
1+0,02
* D7 = D5 + Tg.D5 = D5 (1+Tg)
=> D5 = D7/1+Tg = 955,9/1,02 = 937,1 (triệu người)
* Dân số năm 1999:
D9 = D8 + Tg.D8 = D8 (1+Tg)
=> D9 = 975.1,02 = 994,5 (triệu người)
* Dân số năm 2000
D0 = D9 + Tg.D9 = D9 (1+Tg)
=> D0 = 994,5 .1,02 = 1014,39 (triệu người)
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_10_tiet_25_bai_22_dan_so_va_su_gia_tang_d.doc