Giáo án Địa lí Lớp 10 - Tiết 29, Bài 26: Cơ cấu nền kinh tế

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức

- Biết được các loại nguồn lực và vai trò của chúng đối với sự phát triển KT- XH.

- Hiểu được KN cơ cấu kinh tế và các bộ phận hợp thành cơ cấu nền kinh tế.

2. Kỹ năng

- Quan sát, nhận xét và phân tích sơ đồ, bảng số liệu về nguồn lực phát triển kinh tế và cơ cấu của nền kinh tế.

- Biết cách tính toán cơ cấu kinh tế theo ngành, vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu ngành kinh tế của các nước.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

- Sơ đồ nguồn lực và sơ đồ cơ cấu nền kinh tế trong SGK

- Biểu đồ cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

3. Bài mới

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 24/06/2022 | Lượt xem: 285 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 10 - Tiết 29, Bài 26: Cơ cấu nền kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ch­¬ng VI – C¬ cÊu nÒn kinh tÕ TiÕt 29 Bµi 26 C¬ cÊu nÒn kinh tÕ Ngày soạn:20/11/2011 Ngày giảng:22/11/2011 I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức - Biết được các loại nguồn lực và vai trò của chúng đối với sự phát triển KT- XH. - Hiểu được KN cơ cấu kinh tế và các bộ phận hợp thành cơ cấu nền kinh tế. 2. Kỹ năng - Quan sát, nhận xét và phân tích sơ đồ, bảng số liệu về nguồn lực phát triển kinh tế và cơ cấu của nền kinh tế. - Biết cách tính toán cơ cấu kinh tế theo ngành, vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu ngành kinh tế của các nước. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC - Sơ đồ nguồn lực và sơ đồ cơ cấu nền kinh tế trong SGK - Biểu đồ cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới ? Dựa vào ND trong SGK trang 99, cho biết KN về nguồn lực phát triển kinh tế? KN về nguồn lực: Gồm toàn bộ những yếu tố trong và ngoài nước đã, đang và sẽ tham gia vào quá trình thúc đẩy, cải biến XH của 1 QG. GV: Cần phân biệt giữa nguồn lực với ĐKTN và ĐK KT- XH - ĐKTN: Gồm cả ý nghĩa về ĐK và tài nguyên. - ĐK KT- XH rất rộng (con người và vật lực) - Nguồn lực: Không đồng nghĩa với 2 ĐK trên, nó có tính chọn lọc hơn (Có khả năng khai thác). * Căn cứ vào nguồn gốc, phân loại nguồn lực: - Vị trí địa lí - Tự nhiên - KT- XH * Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ, phân loại: - Nguồn lực trong nước (nội lực) - Nguồn lực nước ngoài (ngoại lực) GV: Để thấy rõ hơn, ta sẽ đi phân tích vai trò các nguồn lực đối với việc phát triển KT- XH => Tự nhiên, kinh tế, giao thông, thể chế chính trị GV: Trong xu thế hội nhập của nền kinh tế TG và toàn cầu, vị trí địa lí là 1 nguồn lực để định hướng phát triển có lợi nhất trong phân công lao động toàn TG và XD mối quan hệ song phương và đa phương. VD: + Với vị trí nằm ở trung tâm của Đông Nam Á, tạo điều kiện cho nước ta giao lưu với các nước bằng đường bộ, biển + Là nơi trung chuyển của các tuyến đường giao thông quốc tế từ Châu Âu, Châu Phi -> châu Á, châu Đại Dương * Thực chất, nguồn lực tự nhiên chính là TNTN (đất, nước, khí hậu, biển, khoáng sản, sinh vật) VD: TN đất trồng, khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm tạo ĐK cho việc phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới (Lúa nước, cây CN, ăn quả), TN khoáng sản phong phú, vùng biển rộng lớn GV: Đối với việc phát triển KT- XH, nguồn lực tự nhiên là ĐK cần nhưng chưa đủ. Nó chỉ thực sự trở thành sức mạnh kinh tế khi được khai thác có hiệu quả và bền vững. Trong đó quan trọng nhất: Dân cư và nguồn lao động, nguồn vốn, KH-KT và công nghệ, chính sách toàn cầu hóa, KV hóa và hợp tác hóa-> sang ý c * Dân cư và nguồn lao động: Quyết định đến việc SD các nguồn lực khác cho phát triển kinh tế. Vai trò thể hiện ở 2 khía cạnh: - Là yếu tố đầu vào của hoạt động kinh tế (tạo sản phẩm, tăng trưởng) - Là yếu tố đầu ra (tạo cầu) của nền kinh tế -> Tiêu thụ SP’, dịch vụ. * Vốn - Là yếu tố đầu vào cần thiết cho quá trình sx nhưng lại là kết quả đầu ra của các quá trình sx trước đó. - Việc SD vốn có hiệu quả => Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, tăng cường xuất khẩu, tích lũy - Có 2 nguồn vốn chính: + Nguồn vốn trong nước: Ngân sách, vốn huy động từ các cá nhân, tập thể + Vốn đầu tư nước ngoài: ODA (viện trợ phát triển chính thức) cho vay ưu đãi có tính chất ràng buộc; NGO (viện trợ của các tổ chức phi chính phủ) không hoàn lại; FDI (đầu tư trực tiếp nước ngoài) * KH-KT và công nghệ: Mở rộng khả năng khai thác và nâng cao hiệu quả SD các nguồn lực khác (làm biến đổi chất lượng lao động theo hướng chuyển từ lao động cơ bắp sang SD máy móc, lao động trí tuệ, tăng năng suất lao động); Chuyển dịch từ cơ cấu kinh tế NN -> CN và dịch vụ, tăng khả năng cạnh tranh * Chính sách và xu thế phát triển: Như thể chế chính trị, cơ chế chính sách, hệ thống pháp luật1 QG có đường lối, chính sách đúng đắn sẽ tập hợp được mọi nguồn lực. Sự ổn định về chính trị sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài * ND cơ bản của cơ cấu kinh tế - Tổng thể của các bộ phận (thành phần) hợp thành. - Các mối quan hệ hữu cơ tương đối ổn định theo 1 tương quan hay tỉ lệ nhất định. ? Cơ cấu nền kinh tế gồm các bộ phận nào? - Cơ cấu ngành kinh tế - Cơ cấu thành phần kinh tế - Cơ cấu lãnh thổ Giữa các bộ phận của cơ cấu nền kinh tế có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau trong đó cơ cấu ngành kinh tế có vai trò quan trọng nhất. ? Dựa vào bảng 26, nhận xét về cơ cấu ngành và sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo nhóm nước và ở Việt Nam? - Các nước phát triển: Nhóm I và II giảm, nhóm III tăng. - Các nước đang phát triển: Nhóm I giảm, nhóm II và III tăng. - VN: nhóm I giảm, nhóm II tăng, nhóm III ổn định. VD: Ở Việt Nam tồn tại nhiều TP` kinh tế - Quốc doanh (kinh tế nhà nước) - Ngoài quốc doanh (ngoài nhà nước) - Hợp tác xã - Cá thể, hộ gia đình - Có vốn đầu tư nước ngoài * Cơ cấu lãnh thổ gắn bó chặt chẽ với cơ cấu ngành kinh tế: Ở mỗi GĐ phù hợp với 1 trình độ sx nhất định -> sẽ hình thành 1 cơ cấu kinh tế tương ứng. Có các cơ cấu lãnh thổ khác nhau tương ứng với mỗi cấp phân công lao động lãnh thổ: + Toàn cầu, KV (APEC, ASEAN, EU) + QG, vùng (7 vùng của VN, 4 vùng của Nhật Bản) GV: Trong 3 bộ phận hợp thành cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế có vai trò quan trọng hơn cả. Nó phản ánh trình độ phát triển của lực lượng sx và nền kinh tế. I. Các nguồn lực phát triển kinh tế 1. KN Nguồn lực phát triển kinh tế là tổng thể nguồn TNTN, nhân lực con người, tài sản QGBao gồm cả trong và ngoài nước, có khả năng khai thác nhằm thúc đẩy quá trình phát triển KT- XH. 2. Các nguồn lực a. Phân loại theo nguồn gốc b. Phân loại theo phạm vi lãnh thổ 3. Vai trò của nguồn lực đối với phát triển kinh tế a. Vị trí địa lí Tạo ra thuận lợi hay khó khăn trong việc trao đổi, tiếp cận giữa các vùng trong 1 nước, giữa các QG với nhau. b. Nguồn lực tự nhiên Là cơ sở tự nhiên của quá trình sx. Đó là nguồn vật chất vừa phục vụ trực tiếp cho cuộc sống, vừa phục vụ cho phát triển kinh tế. c. Nguồn lực KT- XH Có vai trò quan trọng để chọn lựa chiến lược phát triển kinh tế II. Cơ cấu kinh tế 1. KN Là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ, tương đối ổn định hợp thành. 2. Các bộ phận hợp thành cơ cấu nền kinh tế a. Cơ cấu ngành kinh tế Gồm 3 nhóm: - Nông – lâm – ngư nghiệp - CN – XD - Dịch vụ b. Cơ cấu thành phần kinh tế Được hình thành trên cơ sở chế độ sở hữu, bao gồm nhiều TP` kinh tế có tác động qua lại với nhau. c. Cơ cấu lãnh thổ Được hình thành qua quá trình phân công lao động theo lãnh thổ trên cơ sở phân bố của các ngành theo không gian địa lí. IV. CỦNG CỐ 1. Nêu KN, các loại nguồn lực, vai trò của nguồn lực với việc phát triển kinh tế? 2. Cơ cấu nền kinh tế là gì? Các bộ phận hợp thành nền kinh tế.

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_10_tiet_29_bai_26_co_cau_nen_kinh_te.doc