Giáo án Địa lí Lớp 10 - Tiết 4+5, Bài 5: Vũ trụ. Mặt trời và trái đất. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất - Phạm Quang Hưng

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức

- Nhận thức được vũ trụ là vô cùng rộng lớn. Hệ Mặt trời trong đó có Trái đất chỉ là 1 bộ phận rất nhỏ bé trong vũ trụ.

- Hiểu khái quát về Hệ Mặt trời, Trái đất trong Hệ Mặt trời.

- Giải thích được các hiện tượng: Sự luân phiên ngày đêm, giờ trên Trái đất, sự chuyển động lệch hướng của các vật thể trên bề mặt Trái đất.

2. Kỹ năng

- Dựa vào các hình vẽ trong SGK, tranh ảnh, mô hình để trình bày và giải thích các hệ quả chuyển động tự quay của Trái đất. Hướng chuyển động của các hành tinh trong hệ Mặt trời, vị trí của Trái đất trong hệ Mặt trời.

- Xác định các múi giờ, hướng lệch của các vật thể khi chuyển động trên bề mặt Trái đất.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

- Quả địa cầu, nến (Hoặc đèn pin)

- Các hình 5.2, hình 5.3, hình 5.4 trong SGK (Phóng to nếu có thể)

III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG

1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới

 Đặt vấn đề:

Nếu quan sát trên bản đồ TG (hay nhìn từ ngoài vũ trụ, Trái đất của chúng tra có màu xanh). Có thể thấy được phần lớn diện tích Trái đất được biển và đại dương bao phủ (với diện tích là 361 triệu km2). Nhưng Trái đất của chúng ta còn lớn hơn, nó không chỉ chứa đựng đại dương TG mà còn có cả các lục địa (149 triệu km2). Ngay từ xa xưa con người đã có ý định thám hiểm các đại dương xem nó rộng lớn như thế nào, nhưng cho đến nay con người vẫn chưa biết hết được nó.

 

doc5 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 24/06/2022 | Lượt xem: 263 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 10 - Tiết 4+5, Bài 5: Vũ trụ. Mặt trời và trái đất. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất - Phạm Quang Hưng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG II – VŨ TRỤ. HỆ QUẢ CÁC CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT Tiết 4,5 BÀI 5 VŨ TRỤ. MẶT TRỜI VÀ TRÁI ĐẤT. HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT Ngày soạn: 19/8/2013 Ngày giảng: 21/8/2013 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức - Nhận thức được vũ trụ là vô cùng rộng lớn. Hệ Mặt trời trong đó có Trái đất chỉ là 1 bộ phận rất nhỏ bé trong vũ trụ. - Hiểu khái quát về Hệ Mặt trời, Trái đất trong Hệ Mặt trời. - Giải thích được các hiện tượng: Sự luân phiên ngày đêm, giờ trên Trái đất, sự chuyển động lệch hướng của các vật thể trên bề mặt Trái đất. 2. Kỹ năng - Dựa vào các hình vẽ trong SGK, tranh ảnh, mô hình để trình bày và giải thích các hệ quả chuyển động tự quay của Trái đất. Hướng chuyển động của các hành tinh trong hệ Mặt trời, vị trí của Trái đất trong hệ Mặt trời. - Xác định các múi giờ, hướng lệch của các vật thể khi chuyển động trên bề mặt Trái đất. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC - Quả địa cầu, nến (Hoặc đèn pin) - Các hình 5.2, hình 5.3, hình 5.4 trong SGK (Phóng to nếu có thể) III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới Đặt vấn đề: Nếu quan sát trên bản đồ TG (hay nhìn từ ngoài vũ trụ, Trái đất của chúng tra có màu xanh). Có thể thấy được phần lớn diện tích Trái đất được biển và đại dương bao phủ (với diện tích là 361 triệu km2). Nhưng Trái đất của chúng ta còn lớn hơn, nó không chỉ chứa đựng đại dương TG mà còn có cả các lục địa (149 triệu km2). Ngay từ xa xưa con người đã có ý định thám hiểm các đại dương xem nó rộng lớn như thế nào, nhưng cho đến nay con người vẫn chưa biết hết được nó. Vũ trụ cũng vậy, nó rất rộng lớn. Có thể nói rằng chúng ta hiểu đại dương TG như thế nào thì cũng chỉ hiểu được vũ trụ từng ấy. Trái đất rộng lớn như vậy nhưng nếu so sánh với vũ trụ thì Trái đất cũng chỉ giống như “1 hạt cát” trong đại dương. Hoạt động của GV và HS Nội dung ?Dựa vào SGK, hãy phân biệt thiên hà và dải Ngân hà? - Thiên hà: Tập hợp của nhiều thiên thể (Các ngôi sao, hành tinh, vệ tinh, sao chổi...), khí, bụi, bức xạ điện từ... - Dải Ngân hà: Là thiên hà có chứa Mặt trời và Trái đất của chúng ta. GV: Hệ Mặt trời không phải chỉ có Mặt trời và các hành tinh, mà còn có các thiên thể khác (vệ tinh, sao chổi, tiểu hành tinh, thiên thạch...) cũng chuyển động xung quanh Mặt trời. - 8 hành tinh kể từ Mặt trời ra ngoài. - Trước đây các nhà khoa học cho rằng Hệ Mặt trời có 9 hành tinh (Hành tinh thứ 9 là Diêm Vương tinh). Nhưng ngày 25.8.2006 Hội thiên văn học quốc tế đã tước bỏ danh hiệu hành tinh của Diêm Vương tinh, nó trở thành tiểu hành tinh ? Quan sát hình 5.2, nhận xét hình dạng quỹ đạo chuyển động của các hành tinh? - Quỹ đạo có dạng Elip và đều chuyển động ngược chiều kim đồng hồ. - Lực hấp dẫn giữa các hành tinh và Mặt trời làm cho các hành tinh chuyển động quanh Mặt trời. - Hầu hết các hành tinh đều có vệ tinh (Trừ sao Thủy và sao Kim); Số lượng các vệ tinh là khác nhau. Các hành tinh tự quay quanh mình từ Tây -> Đông (Trừ sao Thiên Vương và sao Kim). * Khoảng cách của Trái đất đến Mặt trời trên quỹ đạo: - Điểm cận nhật: 147 triệu km - Điểm viễn nhật: 152 triệu km - Mặt trời đến 2 điểm Xuân phân và Thu phân là 149 triệu km * So sánh với 1 số hành tinh trong hệ Mặt trời: - Sao Thủy: Nhiệt độ là 4300 C bề mặt, biên độ ngày đêm 6000 C, tự quay quanh trục là... - Sao Kim: Nhiệt độ là 4750 C, áp suất cao gấp 90 lần áp suất trên biển, tự quay quanh trục là... - Sao Hỏa: Biên độ dao động >1000 C ? Theo em Trái đất có mấy chuyển động chính? 2 chuyển động chính là: Tự quay quanh trục và chuyển động tịnh tiến quanh Mặt trời. GV: Dùng quả địa cầu biểu diễn cho HS thấy hướng tự quay của Trái đất quanh trục (từ Tây -> Đông) Dùng nến hoặc đèn pin chiếu vào quả địa cầu cho HS thấy được sự luân phiên ngày đêm (GV cũng có thể vẽ hình cho HS thấy được) GV: Do Trái đất có hình khối cầu và tự quay quanh trục từ Tây -> Đông. Cho nên cùng 1 thời điểm, người đứng ở kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt trời ở độ cao khác nhau => Do đó các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau. Đó là giờ địa phương. + VD giờ địa phương: Tại kinh tuyến 1050 Đ đang là 12 giờ trưa thì kinh tuyến 1040Đ là 11 giờ 56’; Kinh tuyến 1060Đ là 12 giờ 04’ Giờ địa phương không thuận lợi trong đời sống => Chính vì vậy người ta đã SD 1 loại giờ để dùng chung cho TG -> giờ múi (giờ quốc tế) GV: Người ta chia bề mặt Trái đất thành 24 múi giờ (Mỗi múi tương ứng 150 kinh tuyến). Tuy nhiên trong cách chia múi giờ của các địa điểm lại khác phức tạp. GV giải thích thêm cho HS hiểu. + VD giờ múi: Múi giờ số 7 được tính từ kinh tuyến 97030’Đ -> 112030’Đ đều có cùng giờ múi. Lấy kinh tuyến 1050 Đông làm giờ chung cho toàn múi. Việt Nam nằm từ 102010’Đ -> 109024’Đ nên Việt Nam thuộc múi giờ số 7. - Giờ múi số 0 được lấy làm giờ quốc tế (Tại kinh tuyến gốc) - Đài thiên văn Green wich - Luân Đôn – Anh. - Thực tế ranh giới múi giờ được quy định theo biên giới quốc gia. VD: Một số nước có biên giới QG rộng nhưng chỉ dùng 1 giờ chung cho cả nước (Trung Quốc); Một số nước lại chia ra nhiều múi giờ (Liên Bang Nga có 10 múi giờ - Từ múi số 3 đến 12; Canađa có 6 múi giờ ) Theo cách tính giờ múi, trên Trái đất lúc nào cũng có 1 múi giờ mà ở đó có 2 ngày lịch khác nhau => Phải chọn 1 kinh tuyến làm mốc để đổi ngày => Đường chuyển ngày quốc tế: Quy định lấy kinh tuyến 1800 qua giữa múi giờ số 12 ở Thái Bình Dương. Như vậy: + Nếu đi từ Tây -> Đông qua kinh tuyến 1800 thì lùi lại 1 ngày lịch. + Nếu đi từ Đông -> Tây qua kinh tuyến 1800 thì tăng thêm 1 ngày lịch. * Trái đất chuyển động xung quanh trục, mọi địa điểm thuộc các vĩ độ khác nhau bề mặt Trái đất (Trừ 2 cực) có vận tốc khác nhau, hướng từ Tây -> Đông: + Xích đạo là: 464 m/s (Chọn làm nơi phóng vệ tinh và tàu vũ trụ) + Vĩ độ 30 là: 401 m/s + Vĩ độ 60 là: 232 m/s + Cực là 0 m/s => Vật thể chuyển động lệch so với hướng ban đầu (Vì phải giữ nguyên chuyển động thẳng hướng theo quán tính). Càng lên vĩ độ cao độ lệch càng lớn. Lực Côriôlit tác động mạnh tới hướng chuyển động của các khối khí, dòng biển, dòng sông... I. Khái quát về vũ trụ, hệ Mặt trời, Trái đất trong hệ Mặt trời. 1. Vũ trụ Là khoảng không gian vô tận chứa các thiên hà. 2. Hệ Mặt trời Hệ Mặt trời là tập hợp các thiên thể nằm trong dải Ngân hà. Hệ Mặt trời có 8 hành tinh: Thủy tinh, Kim tinh, Trái đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh. 3. Trái đất trong hệ Mặt trời - Ở vị trí thứ 3 tính từ Mặt trời ra. - Khoảng cách TB từ Trái đất đến Mặt trời là 149,6 triệu km, cùng với sự tự quay làm cho Trái đất nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp với sự sống. - Trái đất vừa tự quay quanh trục, vừa chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt trời, tạo ra nhiều hệ quả địa lí quan trọng. II. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái đất 1. Sự luân phiên ngày đêm Do Trái đất có hình cầu và tự quay quanh trục nên có hiện tượng luân phiên ngày đêm. 2. Giờ trên Trái đất và đường chuyển ngày Quốc tế * Giờ địa phương (giờ Mặt trời): Các điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau. * Giờ múi (Giờ quốc tế): Là giờ Mặt trời trung bình của kinh tuyến trong cùng 1 múi. * Đường chuyển ngày quốc tế: Quy định lấy kinh tuyến 1800 qua giữa múi giờ số 12 ở Thái Bình Dương. 3. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể Biểu hiện: - Bắc bán cầu: Lệch phải theo hướng chuyển động ban đầu - Nam bán cầu: Lệch trái theo hướng chuyển động ban đầu - Nguyên nhân: Do tác động của lực Côriôlit IV. CỦNG CỐ Vũ trụ là gì? hệ Mặt trời là gì? Em có hiểu biết gì về Trái đất trong hệ Mặt trời? Hãy trình bày hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái đất? Bài tập 3 (Trang 21) Tính ngày và giờ ở Việt Nam khi biết ngày và giờ ở múi giờ gốc (GMT). Dùng công thức: Tm = To + m Trong đó: + Tm: giờ múi ở m + To: giờ GMT + m: Số thứ tự múi giờ Giờ GMT đang là 24 giờ ngày 31/12 tức 0 giờ ngày 1/1. Việt Nam thuộc múi giờ số 7, áp dụng công thức trên, ta có: T7 = 0+7 =7 Việt Nam là 7 giờ ngày 1/1

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_10_tiet_45_bai_5_vu_tru_mat_troi_va_trai.doc
Giáo án liên quan