Giáo án Địa lí Lớp 10 - Tiết 49, Bài 41: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên - Phạm Quang Hưng

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức

- Nắm được các KN cơ bản về môi trường, phân biệt được các loại môi trường

- Nắm được chức năng của môi trường và vai trò của từng môi trường đối với sự phát triển của XH loài người

- Nắm được KN tài nguyên, cách phân loại tài nguyên

2. Kỹ năng

Liên hệ thực tế VN, phân tích và phê phán những tác động xấu tới môi trường

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

- Sơ đồ về môi trường sống của con người và sơ đồ phân loại tài nguyên thiên nhiên

- Bản đồ địa lí tự nhiên TG

- 1 số hình ảnh về việc khai thác và cải tạo tự nhiên của con người

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

? Thế nào là ngành thương mại? Vai trò của ngành thương mại đối với việc phát triển KT- XH của đất nước?

? Trình bày đặc điểm của thị trường TG? Nêu vài nét khái quát về tổ chức thương mại TG?

 

doc5 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 24/06/2022 | Lượt xem: 233 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 10 - Tiết 49, Bài 41: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên - Phạm Quang Hưng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ch­¬ng X – m«i tr­êng vµ sù ph¸t triÓn bÒn v÷ng TiÕt 49 Bµi 41 M«i tr­êng vµ tµi nguyªn thiªn nhiªn Ngày soạn:14/4/2013 Ngày giảng:16/4/2013 I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức - Nắm được các KN cơ bản về môi trường, phân biệt được các loại môi trường - Nắm được chức năng của môi trường và vai trò của từng môi trường đối với sự phát triển của XH loài người - Nắm được KN tài nguyên, cách phân loại tài nguyên 2. Kỹ năng Liên hệ thực tế VN, phân tích và phê phán những tác động xấu tới môi trường II. THIẾT BỊ DẠY HỌC - Sơ đồ về môi trường sống của con người và sơ đồ phân loại tài nguyên thiên nhiên - Bản đồ địa lí tự nhiên TG - 1 số hình ảnh về việc khai thác và cải tạo tự nhiên của con người III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ ? Thế nào là ngành thương mại? Vai trò của ngành thương mại đối với việc phát triển KT- XH của đất nước? ? Trình bày đặc điểm của thị trường TG? Nêu vài nét khái quát về tổ chức thương mại TG? 3. Bài mới ? Dựa vào ND trong SGK cho biết môi trường là gì? => Môi trường là điều kiện thường xuyên và cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của XH loài người, là cơ sở vật chất của sự tồn tại XH => Tương lai của con người gắn liền với số phận của môi trường. GV: Môi trường trong địa lí học (còn gọi là môi trường xung quanh hay môi trường địa lí). ? Môi trường sống của con người là gì? Môi trường sống gồm mấy loại? - Môi trường tự nhiên - Môi trường XH - Môi trường nhân tạo ? Nêu sự khác biệt giữa môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo? * Môi trường tự nhiên: Gồm các thành phần tự nhiên như địa hình, địa chất, đất trồng, khí hậu, nước, sinh vật * Môi trường XH: Gồm các quan hệ XH trong sx, phân phối, giao tiếp (như trong GD, y tế, gia đình, đô thị) * Môi trường nhân tạo: Gồm các đối tượng lao động do con người sx ra và chịu sự chi phối của con người (nhà ở, nhà máy, thành phố, các công trình văn hóa) => Ở đây con người thực hiện việc khai thác SD các điều kiện, các tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình. GV: Con người là sinh vật đặc biệt, biết chế tạo những công cụ lao động => Nhờ thế con người tác động vào tự nhiên 1 cách có ý thức, làm biến đổi tự nhiên ở quy mô ngày càng lớn và sâu sắc. Ngày nay, hầu như không còn nơi nào trên Trái đất không chịu tác động của con người * Môi trường: Là không gian sống của con người (Là không gian để XH loài người tồn tại và phát triển) - Loài người trên Trái đất ngày càng đông, XH loài người ngày càng phát triển thì càng cần không gian sống ngày càng mở rộng hơn. - Con người bằng những thành tựu KH và công nghệ của mình làm cho môi trường sống của mình ngày càng hoàn thiện, tiện nghi hơn. - Con người cũng không ngừng cải tạo tự nhiên, làm tự nhiên biến đổi 1 cách sâu sắc (những vùng phát triển kinh tế lâu đời thì không còn thấy bóng dáng thiên nhiên hoang sơ đâu nữa). => Tuy nhiên, có thể thấy không gian sống của con người ngày càng chật hẹp do chính sự phát triển của con người từ sx và đời sống (do diện tích là có hạn) * Là nguồn cung cấp TNTN: Nền sx XH ngày càng phát triển => nhu cầu về nguyên, nhiên liệu ngày càng lớn. Con người ngày càng tìm kiếm các nguyên liệu, năng lượng mới (nhưng tất cả những cái đó đều phải dựa trên cơ sở vật chất của vỏ Trái đất) GV: Do đặc điểm về công nghệ, loài người chỉ khai thác những gì được coi là có ích và chưa bao giờ SD hết hiệu suất nguyên, nhiên liệu, năng lượng đó -> sinh ra các chất thải (ô nhiễm môi trường) Lưu ý: Hiệu quả SD tài nguyên thay đổi nhiều giữa các thời đại và giữa các nước với nhau. * Chất thải, năng lượng thừa mà con người đưa vào môi trường, lượng này đã vượt quá khả năng tự làm sạch của môi trường -> làm môi trường ô nhiễm -> có thể dẫn tới sự mất cân bằng sinh thái => Loài người đang tìm kiếm các công nghệ sạch, công nghệ ít chất thải, tái SD và SD tiết kiệm tài nguyên. GV: Môi trường địa lí là môi trường trong đó loài người sống, lao động, XD và phát triển XH. Con người còn lấy từ môi trường địa lí những thứ cần thiết cho sinh hoạt và sx. Loài người không thể tồn tại và phát triển mà thoát li môi trường: Không thể sx NN ở những nơi không có đất và nước, không thể luyện kim khi không có mỏ quặng và năng lượng GV: Mặc dù có vai trò quan trọng đối với XH loài người nhưng nó không có vai trò quyết định đến sự phát triển của XH. Có thể thấy môi trường địa lí tạo điều kiện thuận lợi, có khi gây khó khăn cho quá trình sx, đặc biệt đối với các ngành “hướng tài nguyên” như NN, lâm nghiệp, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản, CN khai khoáng, các ngành SD nhiều nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng trong 1 đơn vị SP’, 1 số ngành dịch vụ (du lịch) => Tuy nhiên, nếu giải thích tình trạng lạc hậu hay tiên tiến của 1 QG, 1 dân tộc dựa vào đặc điểm tự nhiên -> quan điểm sai lầm là do ĐKTN quy định. - Sự phát triển của môi trường tự nhiên bao giờ cũng chậm hơn rất nhiều so với sự phát triển của XH loài người => Vì vậy, nó không thể là nguyên nhân quyết định sự phát triển của XH. VD: Đối với Nhật Bản, 1 QG nghèo tài nguyên, đất NN ít, nghèo khoáng sản, địa chất không ổn định => Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn trở thành QG đứng đầu ở châu Á và thứ 2 TG về kinh tế. Ngược lai, nhiều QG có TNTN phong phú nhưng kinh tế vẫn kém phát triển (các nước ở Nam Mĩ, Châu Phi, châu Á) GV: Con người có thể nâng cao chất lượng môi trường hay làm suy thoái chất lượng môi trường. Điều này có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của XH loài người. ? Dựa vào ND trong SGK, cho biết KN về tài nguyên thiên nhiên? ? Tìm những VD chứng minh rằng trong lịch sử phát triển của XH loài người, số lượng các loại tài nguyên được bổ sung không ngừng? - Từ khi biết trồng trọt: Đất trở thành tài nguyên quan trọng. - Khi CN ra đời: Khoáng sản trở thành tài nguyên quan trọng (từng thời kì là các loại khoáng sản khác nhau). - Khi XH ngày càng phát triển, đòi hỏi con người ngày càng phải tìm ra những nguồn nguyên, nhiên liệu và năng lượng mới (gió, Mặt trời, thủy triều) * Phân loại Theo khả năng có thể hao kiệt, chia ra: * Tài nguyên có thể bị hao kiệt: - Tài nguyên không phục hồi được: Các loại khoáng sản (Do việc hình thành các loại khoáng sản phải mất thời gian rất dài hàng triệu năm). GV: Với những loại tài nguyên không thể phục hồi cần phải SD hợp lí, tiết kiệm và đi đôi với việc tìm nguồn TNTN mới để thay thế. - Tài nguyên khôi phục được: Đất trồng, các loại động thực vật. VD: Đối với đất nếu SD hợp lí thì độ phì của đất không những được phục hồi mà đất có thể màu mỡ hơn => Tài nguyên sinh vật có thể tái tạo và phát triển. * Tài nguyên không bị hao kiệt: Năng lượng Mặt trời, gió, nước, không khíTuy nhiên, trong việc SD chúng ta cũng cần phải chú ý khai thác đi đôi với bảo vệ và phát triển. VD: Không khí và nước là TN không thể cạn kiệt. Tuy nhiên TN nước không phân bố đều khắp trên Trái đất (nơi nhiều, nơi khô hạn), nhiều vùng thiếu nước nghiêm trọng, đặc biệt nước ngọt cho sinh hoạt và đời sống. Không khí và nguồn nước ngày càng bị đe dọa ô nhiễm, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. ? Chỉ ra những dấu hiệu của sự suy thoái đất và sinh vật nếu bị khai thác không hợp lí? - Đất: Bạc màu, xói mòn, trơ sỏi đá, đất chặt - Sinh vật: Sự đa dạng bị suy giảm, nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng, ít hoặc không thấy xuất hiện... GV: Việc SD tài nguyên của con người ngày càng lớn, đặc biệt với sự phát triển mạnh mẽ của nền KT- XH. => Chính vì vậy, chúng ta cần phải giữ gìn những của tự nhiên mà hôm nay chưa SD được (giữ tuyết của 2 cực Trái đất không bị ô nhiễm -> kho dự trữ nước ngọt cho tương lai; TN khoáng sản ở nhiều KV) I. Môi trường * Khái niệm: Môi trường là không gian bao quanh Trái đất, có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của XH loài người. - Môi trường sống của con người: Là tất cả hoàn cảnh bao quanh con người, có ảnh hưởng đến sự sống và phát triển của con người. Bao gồm: + Môi trường tự nhiên: Xuất hiện trên bề mặt Trái đất không phụ thuộc vào con người và luôn phát triển theo quy luật tự nhiên + Môi trường XH: Gồm các quan hệ trong XH + Môi trường nhân tạo: Do con người tạo ra trong quá trình lao động, tồn tại phụ thuộc vào con người. II. Chức năng của môi trường. Vai trò của môi trường đối với sự phát triển XH loài người 1. Chức năng của môi trường địa lí 3 chức năng chính: - Là không gian sống của con người. - Là nguồn cung cấp tài nguyên thiên nhiên. - Là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra. 2. Vai trò của môi trường - Môi trường địa lí là điều kiện thường xuyên và cần thiết là cơ sở vật chất của sự tồn tại XH loài người. - Môi trường địa lí không phải là nguyên nhân căn bản làm thay đổi đời sống XH. - Vai trò quyết định sự phát triển của XH loài người phụ thuộc vào phương thức sx, bao gồm cả sức sx và quan hệ sx. III. Tài nguyên thiên nhiên 1. Khái niệm TNTN là các thành phần của tự nhiên mà ở trình độ phát triển nhất định của sự phát triển lực lượng sx chúng được (hoặc có thể được) SD làm phương tiện sx và đối tượng tiêu dùng. 2. Cách phân loại - Theo thuộc tính tự nhiên: TN đất, nước, khí hậu, sinh vật, khoáng sản, than, dầu - Theo công dụng kinh tế: TN công nghiệp, nông nghiệp, du lịch - Theo khả năng có thể hao kiệt trong quá trình SD của con người. Chia ra: + Tài nguyên có thể bị hao kiệt, gồm: TN không phục hồi (khoáng sản) và TN khôi phục được (đất, động thực vật) + Tài nguyên không bị hao kiệt: Năng lượng Mặt trời, gió, nước, không khí IV. CỦNG CỐ 1. Nêu KN môi trường? Môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo khác nhau ntn? 2. Chức năng và vai trò của môi trường đối với sự phát triển của loài người? CMR quan điểm hoàn cảnh địa lí quyết định là sai lầm? 3 TNTN là gì? Cách phân loại TNTN?

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_10_tiet_49_bai_41_moi_truong_va_tai_nguye.doc