Giáo án Địa lí Lớp 10 - Tiết 7, Bài 7: Cấu trúc trái đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức

- Nêu được sự khác nhau giữa các lớp cấu trúc của Trái Đất (lớp vỏ, lớp Manti và nhân Trái Đất) về tỉ lệ thể tích, độ dày, thành phần vật chất cấu tạo chủ yếu, trạng thái.

- Biết được khái niệm thạch quyển, phân biệt được thạch quyển và vỏ Trái Đất.

- Trình bày được ND cơ bản của thuyết Kiến tạo mảng và vận dụng thuyết Kiến tạo mảng để giải thích sơ lược sự hình thành các vùng núi trẻ, các vành đai động đất, núi lửa.

2. Kỹ năng

- Nhận biết cấu trúc bên trong của Trái đất qua hình vẽ: Vị trí và độ dày của các lớp cấu trúc Trái Đất.

- Sử dụng tranh ảnh, hình vẽ để trình bày về thuyết Kiến tạo mảng: Các mảng, cách tiếp xúc của các mảng và kết quả của mỗi cách tiếp xúc.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

- Mô hình, tranh ảnh về cấu tạo Trái đất.

- Hình ảnh, sơ đồ về các cách tiếp xúc của các mảng kiến tạo.

III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG

1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15

Câu hỏi: Trình bày sự hình thành 4 mùa ở BBC? Giả sự Trái đất không tự quay quanh trục mà chỉ chuyển động quanh Mặt trời thì ở Trái đất có ngày, đêm không? Nếu có thì thời gian ban ngày và ban đêm là bao nhiêu? Khi đó ở bề Trái đất có sự sống không? Tại sao?

3. Bài mới

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 354 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 10 - Tiết 7, Bài 7: Cấu trúc trái đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương III – Cấu trúc của Trái đất. Các quyển của lớp vỏ Trái đất. Tiết 7 Bài 7 Cấu trúc Trái đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng. Ngày soạn: 05/9/2010 Ngày giảng: 07/9/2010 I. Mục tiêu bài học Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức - Nêu được sự khác nhau giữa các lớp cấu trúc của Trái Đất (lớp vỏ, lớp Manti và nhân Trái Đất) về tỉ lệ thể tích, độ dày, thành phần vật chất cấu tạo chủ yếu, trạng thái. - Biết được khái niệm thạch quyển, phân biệt được thạch quyển và vỏ Trái Đất. - Trình bày được ND cơ bản của thuyết Kiến tạo mảng và vận dụng thuyết Kiến tạo mảng để giải thích sơ lược sự hình thành các vùng núi trẻ, các vành đai động đất, núi lửa. 2. Kỹ năng - Nhận biết cấu trúc bên trong của Trái đất qua hình vẽ: Vị trí và độ dày của các lớp cấu trúc Trái Đất. - Sử dụng tranh ảnh, hình vẽ để trình bày về thuyết Kiến tạo mảng: Các mảng, cách tiếp xúc của các mảng và kết quả của mỗi cách tiếp xúc. II. Thiết bị dạy học - Mô hình, tranh ảnh về cấu tạo Trái đất. - Hình ảnh, sơ đồ về các cách tiếp xúc của các mảng kiến tạo. III. Tiến trình bài giảng 1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15’ Câu hỏi: Trình bày sự hình thành 4 mùa ở BBC? Giả sự Trái đất không tự quay quanh trục mà chỉ chuyển động quanh Mặt trời thì ở Trái đất có ngày, đêm không? Nếu có thì thời gian ban ngày và ban đêm là bao nhiêu? Khi đó ở bề Trái đất có sự sống không? Tại sao? 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung ? Quan sát hình 7.1, hãy mô tả cấu trúc của Trái đất? * Các lớp có đặc điểm khác nhau về độ dày, thể tích, vật chất cấu tạo. GV: Trái đất là 1 vật thể lớn, chính vì vậy để nghiên cứu các lớp đất sâu trong trong lòng Trái đất, người ta không thể tiến hành quan sát và nghiên cứu trực tiếp vì những lỗ khoan sâu nhất ngày nay cũng chỉ đạt độ sâu 15 km (bán kính Trái đất là 6.370 km). Các nhà khoa học phải dựa vào các phương pháp gián tiếp để nghiên cứu những lớp đất đá dưới sâu. Thường dùng nhất là phương pháp địa chấn (SD 2 loại sóng). - Sóng dọc: Xuyên qua môi trường rắn, lỏng, khí. - Sóng ngang: Chỉ xuyên qua môi trường rắn. Do sự khác nhau về cấu tạo địa chất, về độ dày...nên vỏ Trái đất chia ra: Vỏ lục địa và vỏ đại dương. ? Quan sát hình 7.2, hãy phân biệt vỏ lục địa và vỏ đại dương về cấu tạo? - Lớp trầm tích (Do các vật liệu vụn, nhỏ bị nén chặt tạo thành ) có nơi rất mỏng: Sườn núi, đỉnh núi; nhưng cũng có những nơi rất dày ( cao nguyên Hoàng thổ – Trung Quốc, dày 17 km) - Lưu ý: ở các đại dương thì không có tầng Granit (Vì đây là tầng cấu tạo nên bề mặt các lục địa) - Tầng badan ở đáy đại dương thường lộ ra. * Lớp Manti chia thành 2 phần: - Từ 15->700 km là lớp Manti trên - Từ 700 ->2900 km là lớp Manti dưới - Vỏ Trái đất và phần trên của Manti (Tới độ sâu 700 km) được cấu tạo bởi các loại đá khác nhau, tạo thành lớp vỏ cứng ngoài cùng của Trái đất => Thạch quyển. * Nhân Trái đất chia ra: - Nhân ngoài: 2900 ->5100 km, nhiệt độ 50000C, áp suất 1,3 -> 3,1 triệu atm, vật chất trạng thái lỏng. - Nhân trong: 5100 -> 6370 km, áp suất 3 -> 3,5 triệu atm, vật chất trạng thái rắn (Còn được gọi là hạt) Thành phần chủ yếu của nhân Trái đất là những kim loại nặng: Niken, sắt,... * Thuyết Kiến tạo mảng là sự hoàn thiện của thuyết “ Lục địa trôi” dựa trên các dấu hiệu trôi dạt của các lục địa, sự giống nhau về đường viền trùng khớp và kiến trúc địa chất của bờ Đông Nam Mĩ và bờ Tây Châu Phi; Sự giống nhau của thực vật và động vật trên cạn của các lục địa phía Nam. => CMR: Xưa kia (Cách đây khoảng 250 triệu năm) các lục địa liền vào 1 khối (Lục địa Pangea), sau đó đã được tách ra thành 2 lục địa trôi về 2 hướng: + Lục địa Lôraxia gồm: Grơnlen, Bắc Mĩ, Âu-á + Lục địa Gônvana: Nam Mĩ, Phi, ấn Độ, Nam cực, Lục địa úc... Các lục địa trôi dạt, tách dãn, di chuyển lại gần nhau, cọ sát nhau...tạo thành các lục địa như ngày nay (Hiện nay các lục địa tiếp tục di chuyển với tốc độ rất chậm) Lưu ý: Không chỉ có bộ phận đất nổi nhìn thấy di chuyển mà còn có các bộ phận nằm sâu trong nước biển cũng di chuyển * Thuyết “Kiến tạo mảng” giải thích nguyên nhân chủ yếu làm cho các mảng di chuyển là các dòng đối lưu vật chất trong lớp quánh dẻo của bao Manti trên. Các dòng đối lưu hình thànhdo sự chuyển dịch, sắp xếp lại vật chất trong lòng Trái đất: nặng chìm xuống, nhẹ đi lên... * Khi các mảng di chuyển, chỗ tiếp xúc thường tao ra các dãy núi, đứt găy, hoạt động núi lửa, động đất... - Chỗ 2 mảng lục địa trôi dạt vào nhau, va đập: VD: mảng Thái Bình Dương và Âu-á; ấn Độ với Âu-á) ở chỗ tiếp xúc sẽ có hiện tượng dồn nén và làm uốn nếp các lớp đất đá lên khỏi mặt đất. Các dãy núi như Himalaya được hình thành như vậy. - Khi mảng đại dương trôi dạt vào 1 mảng lục địa, nó sẽ trượt xuống dưới mảng lục địa, làm cho vật chất ở đáy đại dương bị đùn lên, nơi hút xuống tạo thành các vực sâu ở đai dương (vực thẳm đại dương); Những chỗ vật chất được đưa lên tạo thành các dãy núi, núi lửa. VD:Dãy Anđet – Nam Mĩ do mảng Nam cực luồn xuống dưới mảng Nam Mĩ tạo thành; hay các đảo núi lửa, vực sâu ở Đông á và Đông Nam á)... - Khi 2 mảng nền ở cạnh nhau di chuyển, chúng cọ quệt => Tạo thành các vệt nứt lớn và gây ra động đất. VD: Vịnh Caliphoocnia – Hoa Kì do mảng Thái Bình Dương và mảng Bắc Mĩ ). - Khi 2 mảng nền tách dãn ra xa nhau => Tạo ra các vết nứt lớn của vỏ Trái đất, ở đó dung nham nóng chảy từ bao Manti tràn lên, khô nguội thành đá hoặc thành các dãy núi chạy dọc theo các vết nứt (Nếu xảy ra dưới đại dương thì tạo thành các sống núi ngầm giữa đại dương, nếu nhô lên khỏi mặt nước tạo thành các cung đảo núi lửa ven bờ hoặc giữa đại dương. VD: Như trường hợp dãy núi ngầm trong Đại Tây Dương do mảng Bắc Mĩ với Âu-á; mảng Nam Mĩ với mảng Phi ) I. Cấu trúc của Trái đất - Trái đất có cấu tạo không đồng nhất. - Chia làm 3 lớp: Vỏ Trái đất, lớp Manti (bao Manti) và nhân. 1. Lớp vỏ Trái đất - KN: Là lớp vỏ cứng, dày từ 5 km (đại dương) -> 70 km (lục dịa) - Cấu tạo: + Trên cùng: Thường là đá trầm tích, không liên tục và dày mỏng khác nhau. + Tầng Granit và các loại đá nhẹ =>Làm thành nền các lục địa + Tầng badan: Gồm đá badan và các đá nặng tương tự. Tầng này thường lộ ra ở đáy đại dương. 2. Lớp Manti - Giới hạn: Từ vỏ Trái đất cho đến độ sâu 2900 km. Bao gồm: + Manti trên: Rất đậm đặc, luôn ở trạng thái quánh dẻo + Manti dưới: vật chất ở dạng rắn - Thạch quyển: Là phần cứng ngoài cùng của Trái đất bao gồm cả vỏ Trái đất và phần trên cùng của lớp Manti. 3. Nhân Trái đất (lõi) Giới hạn: Từ 2900 -> 6370 km. Chia ra: - Nhân ngoài: vật chất ở trạng thái lỏng - Nhân trong: vật chất ở trạng thái rắn II. Thuyết kiến tạo mảng - Thạch quyển được cấu tạo bởi các mảng kiến tạo (Cả lục địa và đại dương). - Các mảng kiến tạo không đứng yên mà dịch chuyển. - Nguyên nhân dịch chuyển của các mảng kiến tạo là do hoạt động của các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo và có nhiệt độ cao trong tầng Manti trên. - Ranh giới chỗ tiếp xúc của các mảng kiến tạo là vùng bất ổn của vỏ Trái đất: Động đất, núi lửa... IV. Củng cố Mô tả cấu trúc Trái đất và trình bày đặc điểm của mỗi lớp bên trong Trái đất? KN thạch quyển? Phân biệt vỏ Trái đất và thạch quyển? Trình bày những nội dung cơ bản của thuyết kiến tạo mảng?

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_10_tiet_7_bai_7_cau_truc_trai_dat_thach_q.doc
Giáo án liên quan