I. Mục tiêu bài học
Sau bài học, HS cần:
- Trình bày được các biểu hiện của toàn cầu hóa và hiệu quả của nó.
- Trình bày được các biểu hiện của khu vực hóa và hệ quả của nó.
- Hiểu được nguyên nhân hình thành tổ chức liên kết kinh tế khu vực và nhớ được một số tổ chức liên kết kinh té khu vực.
- Sử dụng bản đồ thế giới để nhận biết lãnh thổ của các liên kết kinh tế khu vực.
- Phân tích số liệu, tư liệu để nhận biết quy mô, vai trò đối với thị trường quốc tế của các liên kết khu vực.
- Nhận thức được tính tất yếu của toàn cầu hóa, khu vực hóa. Từ đó, xác định trách nhiệm của bản thân trong việc đóng góp vào việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, xã hội tại địa phương.
II. Đồ dùng dạy học
- Bản đồ các nước trên thế giới
- Lược đồ trống thế giới, trên đó GV đã khoanh ranh giới các tổ chức: NAFTA, EU, ASEAN, APEC, MERCOUSUR, đánh số thứ tự từ 1 đến 5.
- Lược đồ trống thế giới trên khổ giấy A4 (để giao cho lớp trưởng photo cho cả lớp làm bài tập vè nhà)
70 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 24/06/2022 | Lượt xem: 314 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 11 - Chương trình cả năm - Nguyễn Thị Hồng Tình, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 04/ 09/ 2007
A. khái quát nền kinh tế – xã hội thế giới
Tiết 1: Bài 1.Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế – xã hội của các nhóm nước. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại
I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức
- Biết được sự phân chia các nước trên thế giới thành 2 nhóm: phát triển và đang phát triển.
- Nhận biết sự tương phản về trình độ kinh tế – xã hội của các nhóm nước: phát triển, đang phát triển, các nước NIC về các mặt: GDP, cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế, chỉ số HDI.
- Phân tích được đặc điểm nổi bật của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.
- Trình bày được tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại tới sự phát triển kinh tế về các mặt, xuất hiện các ngành kinh tế mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành nền kinh tế cơ cấu.
2. Về kĩ năng
- Nhận xét sự phân bố các nhóm nước trên bản đồ theo mức GDP bình quân đầu người
- Đọc các bảng số liệu và rút ra nhận xét cần thiết về GDP, GDP theo khu vực kinh tế của các nhóm nước, chỉ số HDI.
- Xác định cho mình trách nhiệm học tập để thích ứng với cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.
II. Đồ dùng dạy học
- Hình 1. Phân bố các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới theo mức bình quân đầu người (USD/người – năm 2004). (Phóng to theo SGK)
- Bảng 1.1. Tỉ trọng GDP theo giá thực tế của các nhóm nước. (Phóng to theo SGK)
- Bảng 1.2. cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nhóm nước, năm 2004. (Phóng to theo SGK)
- Bảng 1.3. Chỉ số HDI của thế giới và các nhóm nước. (Phóng to theo SGK)
III. Hoạt động dạy và học
Hoạy động của GV và HS
Nội dung chính
HĐ 1: Cá nhân /cặp
Bước 1: Yêu cầu mỗi HS tự đọc mục I trong SGK để có những hiểu biết khái quát về các nhóm nước. Sau đó từng cặp quan sát hình I và nhận xét sự phân bố các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới theo mức GDP bình quân đầu người (USD/người). Hoặc có thể cho HS tiếp tục làm việc cá nhân, hoàn thành câu hỏi 1 phần phụ lục.
- Hãy kể tên một số nước NIC (New industrial countries)? Các nước này thuộc nhóm phát triển hay đang phát triển? Hãy nêu một số đặc điểm tiêu biểu của nước NIC.
- Dựa vào đâu để phân biệt nhóm nước phát triển và đang phát triển?
- Dựa vào hình 1, em có thể kết luận người dân của khu vực nào giàu nhất, nghèo nhất?
HĐ 2: Nhóm
Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm khoảng 4 – 6 HS, được giao cho một trong những nhiệm vụ cụ thể sau:
Nhóm 1: Làm việc với bảng 1.1, nhận xét tỉ trọng GDP của 2 nhóm nước: phát triển và đang phát triển
Nhóm 2: Làm việc với bảng 1.2, nhận xét cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nhóm nước.
Nhóm 3:Làm việc với bảng 1.3, và bảng thông tin ở ô chữ, nhận xét sự khác biệt về chỉ số HDI và tuổi thọ bình quân giữa nhóm nước phát triển và đang phát triển.
HĐ 3: Cả lớp
GV giảng về đặc trưng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. Giải thích và làm sáng tỏ khái niệm công nghệ cao. Đồng thời làm rõ vai trò của 4 công nghệ trụ cột.
Lưu ý:
- Cần so sánh sự khác nhau cơ bản giữa các cuộc cách mạng khoa học và kĩ thuật:
- Phân tích vai trò của 4 công nghệ trụ cột của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại
+ Hãy so sánh cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại với các cuộc cách mạng kĩ thuật trước đây?
+ Nêu một số thành tựu do bốn công nghệ trụ cột tạo ra.
+ Hãy chứng minh cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã làm xuất hiện nhiều ngành mới
+ Kể tên một số ngành dịch vụ cần nhiều tri thức.
+ Em biết gì về nền kinh tế tri thức?
I. Sự phân chia thành các nhóm nước
- Trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau của thế giới được chia làm 2 nhóm nước: phát triển và đang phát triển.
- Các nước phát triển có GDP lớn, FDI nhiều, HDI cao.
- Các nước đang phát triển thì ngược lại.
II. THIếT Bị DạY HọC. Sự tương phản về trnhf độ phát triển kinh tế – xã hội của các nhóm nước.
Thông tin phản hồi câu hỏi học tập 2
III. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại
Xuất hiện vào cuối TK XX
Bùng nổ công nghệ cao
Bốn công nghệ trụ cột: Sinh học, Vật liệu, Năng lượng, Thông tin
Xuất hiện nhiều ngành mới, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ và dịch vụ à chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ à Nền kinh tế tri thức: nền kinh tế dựa vào trên tri thức, kĩ thuật, công nghệ cao.
1. Trình bày những điểm tương phản về trình độ phát triển kinh té – xã hội của nhóm phát triển và nhóm đang phát triển.
2. Dựa vào hình 1, nêu nhận xét về sự phân bố của các nước có mức GDP bình quân đầu người cao nhất và các nước có mức GDP bình quân đầu người thấp nhất.
Tiết 2: Bài 2. Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế
I. Mục tiêu bài học
Sau bài học, HS cần:
Trình bày được các biểu hiện của toàn cầu hóa và hiệu quả của nó.
Trình bày được các biểu hiện của khu vực hóa và hệ quả của nó.
Hiểu được nguyên nhân hình thành tổ chức liên kết kinh tế khu vực và nhớ được một số tổ chức liên kết kinh té khu vực.
Sử dụng bản đồ thế giới để nhận biết lãnh thổ của các liên kết kinh tế khu vực.
Phân tích số liệu, tư liệu để nhận biết quy mô, vai trò đối với thị trường quốc tế của các liên kết khu vực.
Nhận thức được tính tất yếu của toàn cầu hóa, khu vực hóa. Từ đó, xác định trách nhiệm của bản thân trong việc đóng góp vào việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, xã hội tại địa phương.
II. Đồ dùng dạy học
Bản đồ các nước trên thế giới
Lược đồ trống thế giới, trên đó GV đã khoanh ranh giới các tổ chức: NAFTA, EU, ASEAN, APEC, MERCOUSUR, đánh số thứ tự từ 1 đến 5.
Lược đồ trống thế giới trên khổ giấy A4 (để giao cho lớp trưởng photo cho cả lớp làm bài tập vè nhà)
III. Hoạt động dạy và học
Mở bài:
Phương án 1: GV hỏi: các công ty Honda, cocacola, Nokia, Samsung.thực chất là của nước nào mà hầu như có mặt trên toàn thế giới? GV khẳng định đó là một dấu hiệu của toàn cầu hóa. GV hỏi tiếp: Vởy toàn cầu hóa là gì? Đặc trưng của toàn cầu hóa? Toàn cầu hóa và khu vực toàn cầu hóa có gì khác nhau?
Hoạt động của giáo viên và HS
Nội dung chính
HĐ 1: cả lớp
GV nêu tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại trên phạm vi toàn cầu à làm rõ nguyên nhân của toàn cầu hóa kinh tế. Sau đó dẫn dắt HS cùng phân tích các biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế và hệ quả của nó đối với nền kinh tế thế giới và của từng quốc gia. Có thể yêu cầu học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi sau:
- Nêu biể hiện rõ nét của toàn cầu hóa kinh tế?
- Nêu và phân tích mặt tích cực và tiêu cực của toàn cầu hóa kinh tế.
HĐ 2: Cả lớp/nhóm/cá nhân
Bước 1: GV yêu cầu HS đọc phần kênh chữ trong SGK, tìm hiểu nguyên nhân xuất hiện các tổ chức liên kết kinh tế khu vực. Nêu ví dụ cụ thể.
Bước 2: Yêu cầu HS phân thành nhóm từ 4 đến 6 em, tham khảo bảng 2. Một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực, dựa vào bản đồ các nước trên thế giới và lược đồ trống trên bảng, xác định các tổ chức liên kết kinh tế khu vực phù hợp với các số thứ tự ghi trên lược đồ trống (giới hạn trong 2 phút).
HĐ 3: Cả lớp
GV hướng dẫn HS cùng trao đổi trên cơ sở câu hỏi:
- Khu vực hóa có những mặt tích cực nào và đặt ra những thách thức gì cho mỗi quốc gia?
- Khu vực hóa và toàn cầu hóa có mối quan hệ như thế nào?
- Liên hệ với VN trong mối quan hệ kinh tế với các nước ASEAN hiện nay.
I. Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế
1. Biểu hiện
- Thương mại thế giới phát triển mạnh
- Đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh.
- Thị trường tài chính quốc tế mở rộng.
- Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn.
2. Hệ quả
- Thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
- Đẩy nhanh đầu tư và khai thác triệt để khoa học công nghẹ, tăng cường sự hợp tác quốc tế.
- Làm gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo trong từng quốc gia và giữa các nước.
II. Xu hướng khu vực hóa kinh tế.
Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực
Nguyên nhân hình thành
- Do sự phát triển không đều và sức ép cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới, các quốc gia có những nét tương đồng chung đã liên kết lại với nhau.
b. Đặc điểm một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực
2. Hệ quả của khu vực hóa kinh tế
- Tích cực
+ Thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
+ Tăng cường tự do hóa thương mại, đầu tư dịch vụ.
+ Thúc đẩy quá trình mở cửa của thị trường từng nước à tạo lập những thị trường khu vực rộng lớn à thức đẩy quá trình toàn cầu hóa
- Tiêu cực:
Đặt ra nhiều vấn đề: tự chủ về kinh tế, quyền lực quốc gia.
IV. đánh giá
1. Trình bày các biểu hiện và hệ quả chủ yếu của toàn cầu hóa nền kinh tế.
2. Các tổ chức liên kết khu vực được hình thành trên cơ sở nào?
Tiết 3. : Bài 3. Một số vấn đề mang tính toàn cầu
I. Mục tiêu bài học
Sau bài học, HS cần:
Giải thích được tình trạng bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển và già hóa dân số ở các nước phát triển.
Biết và giải thích được đặc điểm dân số của thế giới, của nhóm nước phát triển, nhóm nước đang phát triển và hệ quả của nó.
Trình bày được một số biểu hiện, nguyên nhân ô nhiễm môi trường; phân tích hậu quả của ô nhiễm môi trường; nhận thức được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường.
Phân tích các bảng số liệu 3.1, 3.2, rút ra một số nhận xét về đặc điểm dân số thế giới. Phân tích hình 3.1, 3.2 để biết được một số hậu quả của hoạt động công nghiệp và sinh hoạt.
Nhận thức được để giải quyết các vấn đề toàn cầu cần phải có sự hợp tác và đoàn kết toàn nhân loại.
II. Đồ dùng dạy học
Một số ảnh về ô nhiễm môi trường trên thế giới và Việt Nam
Bảng 3.1. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên thời kì 1960 – 2005. (phóng to theo SGK)
Bảng 3.2. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi, thời kì 2000 – 2005. ( phóng to theo SGK)
III. Hoạt động dạy và học
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
HĐ 1: Nhóm
Chia lớp thành 6 nhóm đánh số thứ tự từ 1 đến 6
Bước 1:
- Các nhóm 1, 2, 3 thực hiện nhiệm vụ: Tham khảo thông tin ở mục 1 và phân tích bảng 3.1, trả lời câu hỏi kèm theo bảng.
- Các nhóm 3, 4, 5 thực hiện nhiệm vụ: Tham khảo thông tin ở mục 2 và phân tích bảng 3.2, trả lời câu hỏi kèm theo bảng.
Gợi ý cho nhóm 1, 2, 3: Nhận xét về sự thay đổi của tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên qua các thời kì, đồng thời so sánh về sự chênh lệch về tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên giữa hai nhóm nước trong từng thời kì à rút ra nhận định cần thiết.
HĐ 3: Cặp
Bước 1: Từng cặp HS nghiên cứu SGK, kết hợp với hiể biết cá nhân, hoàn thành câu hỏi học tập 1.
Bước 2: Đại diện vài nhóm lên trả lời.
Bước 3: GV kết luận và nhấn mạnh tính nghiêm trọng của các vấn đề về môi trường trên phạm vi toàn thế giới. Từ đó có thể hỏi tiếp: Thế giới đã có những hành động gì để bảo vệ môi trường? Trong khi hướng dẫn HS trả lời câu hỏi này. GV kết hợp làm rõ câu hỏi 2 ở phần câu hỏi và bài tập cuối bài của SGK.
HĐ 3: cả lớp
Bước 1: GV thuyết trình (có sự tham gia tích cực của HS) về: chủ nghĩa khủng bố, hoạt động kinh tế ngầm. Kết hợp một số mẩu chuyện về hoạt động khủng bố diễn ra ở Nga, Mĩ, Indonexia, Tây Ban Nha, Anh,.và các hoạt động kinh tế ngầm (buôn lậu vũ khí, rửa tiền, sản xuất, vận chuyển, buôn bán ma túy,) đang diễn ra ở nhiều nước trên thế giới (Nga, một số nước Đông Nam á khác). GV nhấn mạnh sự cấp thiết phải chống chủ nghĩa khủng bố và các hoạt động kinh tế ngầm.
Bước 2: Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi cuối bài “ Tại sao nói chống khủng bố không phải là việc riêng của chính phủ, mà còn là nhiệm vụ của mỗi cá nhân”.
I. Dân số
1. Bùng nổ dân số
Dân số thế giới tăng nhanh, 6477 triệu người năm 2005.
Sự bùng nổ dân số thế giới hiện nay chủ yếu ở các nước đang phát triển (80% số dân, 95% số dân tăng hàng năm của thế giới)
Tỉ lệ gia tăng tự nhiên qua các thời kì giảm nhanh ở nhóm nước phát triển và giảm chậm ở nhóm nước đang phát triển.
Chênh lệch về tỉ lệ gia tăng tự nhiên giữa 2 nhóm nước ngày càng lớn.
Dân số nhóm đang phát triển vẫn tiếp tục tăng nhanh, nhóm nước phát triển đang có xu hướng chững lại.
Dân số tăng nhanh gây sức ép nặng nề đối với tài nguyên môi trường, phát triển kinh tế và chất lượng cuộc sống.
2. Già hóa dân số.
Dân số thế giới ngày càng già đi.
a. Biểu hiện
- Tỉ lệ trên 15 tuổi ngày càng thấp, tỉ lệ trên 65 tuổi ngày càng cao, tuổi thọ ngày càng tăng.
- Nhóm nước phát triển có cơ cấu dân số già.
- Nhóm nước đang phát triển có cơ cấu dân số trẻ.
b. Hậu quả:
- Thiếu lao động.
- Chi phí phục lợi cho người già lớn.
II. Môi trường
1. Biến đổi khí hậu và suy giảm tầng ô dôn
2. Ô nhiễm nguồn nước ngọt, biển và đại dương
3. Suy giảm đa dạng snh học
II. Một số vấn đề khác
Nạn khủng bố đã xuất hiện trên toàn thế giới.
Các hoạt động kinh tế ngầm đã trở lại thành mối đe dọa đối với hòa bình và ổn định thế giới
IV. Đánh giá
1. Chứng minh trên thế giới, sự bùng nổ dân số diễn ra ở các nhóm nước đang phát triển, sự già hóa dân số diễn ra chủ yếu ở nhóm nước phát triển.
2. Kể tên các vấn đề môi trường toàn cầu. Nêu nguyên nhân và đề xuất biện pháp giả quyết.
Bài 4. Thực hành:
Tìm hiểu những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển
i. mục tiêu bài học
Sau bài học, HS cần:
Biết được các cơ hội và thách thức đối với các nước đang phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Rèn luyện được các kỹ năng thu thập, xử lí thông tin, thảo luận nhóm và viết báo cáo ngắn gọn về một số vấn đề mang tính toàn cầu.
Nhận thức rõ ràng, cụ thể những khó khăn mà Việt Nam phải đối mặt
II. Thiết bị dạy học
Các tài liệu tham khảo: Các bài báo, tranh ảnh, băng hình đề cập đến sự phát triển của các ngành công nghiệp hiện đại, các hội nghị về môi trường, các hoạt động bảo vệ môi trường, sự hoạt động của các công ty xuyên quốc gia, giới thiệu về các tổ chức hợp tác có qui mô thế giới (WTO), các hiệp hội mang tính khu vực (ASEAN,).
III. Hoạt động dạy và học
Hoạt động: Nhóm
Bước 1:
- GV nêu lên mục đích yêu cầu của tiết thực hành
- GV giới thiệu khái quát: Mỗi ô kiến thức trong SGK là nội dung về 1 cơ hội và thách thức của toàn cầu đối với các nước đang phát triển.
Bước 2:
HS đọc các ô kiến thức trong SGK, dựa vào các tài liệu tham khảo và kiến thức đã học để rút ra kết luận về các đặc điểm của nền kinh tế thế giới.
Các kết luận phải được diễn đạt rõ ràng, đúng, đủ nội dung mà ô kiến thức đề cập đến
Sắp xếp các kết luận theo tuần tự của các ô kiến thức: Ví dụ:
+ Kết luận 1 (sau ô 1):
+ Kết luận 2 (sau ô 2):
Kết luận chung về cơ hội đối với các nước đang phát triển.
Kết luận chung về thách thức đối với các nước đang phát triển
Bước 3:
Đại diện mỗi nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung, góp ý.
GV chuẩn kiến thức
IV. Đánh giá
Trắc nghiệm
Câu nào dưới đây không chính xác
Toàn cầu hóa đem đến nhiều cơ hộ cho các nước đang phát triển.
Toàn cầu hóa tạo nen nhiều thách thức lớn cho các nước đang phát triển
Toàn cầu hóa chỉ tạo cơ hội đón đầu các công nghệ hiện đại cho các nước phát triển.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khoa học và công nghệ đã có tác động sâu sắc đến mọi mặt mặt của đời sống kinh tế thế giới
Động lực chính của sự phát triển của kinh tế thế giới trong những thập kỉ đầu thế kỉ 21 là:
Những thành tựu khoa học – kĩ thuật
Những thành tựu về di truyền học
Những thành tựu về khoa học – công nghệ.
Những thành tựu vượt bậc về y học
Phát triển bền vững đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của cộng đồng quốc PTế biểu hiện ở:
Việc kí kết hàng loạt các hợp đồng kinh tế quốc tế.
Việc dần thay thế sự phát triển các ngành truyền thống bằng các công nghệ cao.
Việc kí kết hàng loạt thỏa thuận quốc tế về môi trường.
Việc chú trọng phát triển các ngành có hàm lượng chất xám cao
Cuộc khủng hoảng kinh tế – tài chính ở châu á xảy ra vào cuối thé kỉ XX:
Chỉ ảnh hưởng đến các nước trong khu vực
ảnh hưởng đến châu á và một vài nước lân cận
ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế thế giới.
Không ảnh hưởng gì đến sự phát triển kinh tế thế giới.
Toàn cầu hóa gây áp lực nặng nề đối với tự nhiên là:
Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác triệt để hơn
Hàng rào thuế quan giữa các nước bị bãi bỏ.
Các ngành điện tử – tin học, công nghệ sinh học ngày càng phát triển.
Công nghệ hiện đại được áp dụng vào quá trình phát triển kinh tế xã hội.
B. Tự luận
Hãy tìm ví dụ để chứng minh, trong thời đại ngày nay khoa học và công nghệ đã tác động sâu sắc đến mọi mặt của đời sống kinh tế thế giới.
V. Hoạt động nối tiếp
- Về nhà mỗi HS hoàn thành bài báo cáo hoàn chỉnh từ 150 – 200 từ, với tiêu đề: “Một số đặc điểm của nền kinh tế thế giới”.
Bài 5. một só vấn đề của châu lục và khu vực
Tiết 1. một số vấn đề của châu phi
i. mục tiêu bài học
Sau bài học, HS cần:
Biết được Châu Phi là châu lục giàu khoáng sản nhưng có nhiều khó khăn do khi hậu khô nóng.
Hiểu được đời sống xã hội ở Châu Phi: Dân số tăng nhanh, tình trạng đói nghèo, dịch bệnh, chiến tranh là những khó khăn ảnh hưởng sâu sắc tới cuộc sống người dân.
Giải thích được vì sao nền kinh tế của đa phần các nước châu Phi kém phát triển.
Rèn luyện kĩ năng phân tích lượng đồ, bảng số liệu và thông tin.
Có thái độ cảm thông, chia sẻ với người dân châu Phi
II. Thiết bị dạy học
Bản đồ tự nhiên châu Phi
Bản đồ kinh tế châu Phi
Tranh ảnh về các cảnh quan, con người và các hoạt động kinh tế ở châu Phi
III. Hoạt động dạy và học
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
HĐ 1: Nhóm
GV khái quát về vị trí tiếp giáp và cung cấp cho HS tọa độ địa lí của châu Phi
380B
180T 510Đ
350N
Bước 1:
Dựa vào hình 5.1 SGK, hệ tọa độ, tranh ảnh GV cung cấp và vốn hiểu biết trả lời câu hỏi sau:
Đặc điểm khí hậu của cảnh quan châu Phi
Gợi ý:
Kể tên các hoang mạc ở Châu phi
Nguyên nhân hình thành các hoang mạc
Dựa vào kênh chữ trong SGK và hình 5.1 hãy:
Nhận xét sự phân bố và hiện trang khai thác khoáng sản ở châu Phi?
Hởu quả việc khai thác tài nguyên ở rừng châu Phi?
Biện pháp khắc phục tình trạng khai thác quá mức các nguồn tài nguyên trên?
HĐ 2: cặp đôi
Bước 1:
HS dựa vào bảng 5.1, kênh chữ và thông tin bổ sung sau bài học trong SGK.
- So sánh và nhận xét tình hình sinh tử, gia tăng dân số của châu Phi với thế giới và các châu lục khác?
Dựa vào hình ảnh về cuộc sống của người dân châu Phi, kênh chữ và bảng thông tin trong SGK hãy:
- Nhận xét chung về tình hình xã hội châu Phi.
HĐ 3: Cả lớp
Dựa vào bảng 5.2 và kênh chữ trong SGK hãy:
- Nhận xét vè tình hình phát triển kinh tế của châu Phi?
Gợi ý:
- So sánh tốc độ tăng trưởng kinh tế của 1 số khu vực thuộc châu Phi với thế giới và Mĩ La Tinh
- Đóng góp vào GDP toàn cầu của châu Phi cao hay thấp?
- Những nguyên nhân làm cho nền kinh tế châu Phi kém phát triển?
I. Một số vấn đề về tự nhiên
Khí hậu đặc trưng: khô nóng
Cảnh quan chính: hoang mạc, xavan
Tài nguyên: Bị khai thác mạnh
+ Khoáng sản: cạn kiệt
+ Rừng ven hoang mạc bị khai thác mạnh à xa mạc hóa
Biện pháp khắc phục:
Khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên
Tăng cường thủy lợi hóa.
II. Một số vấn đề về dân cư – xã hội
Dân cư
Dân số tăng nhanh
Tỷ lệ sinh cao
Tuổi thọ trung bình thấp
Trình đọ dân trí thấp
Xã hội
Xung đột sắc tộc
Tình trạng đói nghèo nặng nề
Bệnh tật hoành hành: HIV, sốt rét
Chỉ số HDI thấp
Nhiều tổ chức quốc tế giúp đỡ
Việt Nam: hỗ trợ về giảng dạy, tư vấn kĩ thuật
III. Một số vấn đề về kinh tế
Kinh tế kém phát triển
+ Tỉ lệ tăng trưởng GDP
+ Tỉ lệ đóng góp vào GDP toàn cỗu thấp
+ GDP/ người thấp
+ Cơ sở hạ tầng kém.
Nguyên nhân:
+ Từng bị thực dân thống trị tàn bạo
+ Xung đột sắc tộc
+ Khả năng quản lí kém
+ Dân số tăng nhanh
V. Đánh giá
1. Người dân châu Phi cần có giải pháp gì để khắc phục khó khăn trong quá trình khai thác, bảo vệ tự nhiên ?
2. Dựa vào bảng 5.1(tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên năm 2005). Nhận xét về tỉ suất sinh, tỉ suất tử tỉ suất gia tăng tự nhiên của châu Phi.
Bài 5. một só vấn đề của châu lục và khu vực (Tếp theo)
Tiết 2. một số vấn đề của mĩ la tinh
i. mục tiêu bài học
Sau bài học, HS cần
Nhận thức được Mĩ La Tinh có điều kiện tự nhien thuận lợi cho việc phát triển kinh tế.
Biết và giải thích được tình trạng nền kinh tế Mĩ La Tinh thiếu ổn định và những biện pháp để giải quyết khó khăn.
Rèn luyện kỹ năng phân tích lược đồ, bảng số liệu, bảng thông tin.
ủng hộ các biện pháp của Mĩ La tinh.
II. Thiết bị dạy học
Bản đồ tự nhiên các nước Mĩ La tinh.
Bản đồ kinh tế các nước Mĩ La tinh
Tranh ảnh về cảnh quan, con người và các hoạt động kinh tế tiêu biể của Mĩ La tinh.
III. Hoạt động dạy và học
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
HĐ 1: Cả lớp.
GV khái quát về vị trí tiếp giáp và cung cấp cho HS tọa độ địa lí của Mĩ La tinh.
380B
1080T 350T
490N
Bước 1:
Dựa vào hình 5.3 SGK, hệ tọa độ, tranh ảnh giáo viên cung cấp và vốn hiểu biết trả lời câu hỏi sau:
Đặc điểm khí hậu và cảnh quan của Mĩ La tinh
+ Kể tên các đới khí hậu của Mĩ La tinh
+ Kể tên các đới cảnh quan của Mĩ La tinh
Nhận xét sự phân bố khoáng sản của Mĩ La tinh?
HĐ 2: Cặp đôi
Bước 1: HS dựa vào bảng 5.3 phân tích nhận xét tỉ trọng thu nhập của các nhóm dân cư trong GDP 4 nước?
+ Tính giá trị GDP của 10% dân số nghèo nhất.
+ Tính giá trị GDP của 10% dân số giàu nhất
+ So sánh mức độ chênh lệch GDP của 2 nhóm dân ở mỗi nước.
+ nhận xét chung về mức độ chênh lệch.
- Dựa vào kênh chữ trong SGK và vốn hiểu biết của bản thân, giải thích vì sao có sự chênh lệch lớn giữa 2 nhóm?
HĐ 3: Nhóm
Bước 1: HS các nhóm dựa vào hình 5.4 trong SGK, giải thích ý nghĩa của biểu đồ và rút ra kết luận cần thiết?
HĐ 4: Cặp đôi
Bước 1: Dựa vào bảng 5.4 trong SGK, nhận xét về tình trạng nợ nước ngoài của Mĩ La tinh?
- Tổng số nợ nước ngoài so với tổng GDP của mỗi nước.
- Nhận xét tình trạng nợ của mỗi nước.
HĐ 5: Cả lớp
Bước 1: Dựa vào kênh chữ trong SGK và hiểu biết của bản thân tìm hiểu nguyên nhân và các giải pháp của Mĩ La tinh?
I. một số vấn đề tự nhiên, dân cư và xã hội
1. Tự nhiên
Giàu tài nguyên khoáng sản: Kim loại màu, kim loại quí, nhiên liệu.
Đất đai, khí hậu thuận lợi chăn nuôi gia súc lớn, trồng cây nhiệt đới.
2. dân cư – xã hội
- Cải cách ruộng đất không triệt để
- Mức sống chênh lệch quá lớn
- Đô thị hóa tự phát
II. Một số vấn đề kinh tế
Kinh tế tăng trưởng không đều
Tình hình chính trị thiếu ổn định
Đầu tư nước ngoài giảm mạnh
Nợ nước ngoài cao
Phụ thuộc vào tư bản nước ngoài
Nguyên nhân:
Duy trì chế độ phong kiến lâu dài
Các thế lực thiên chúa giáo cản trở
Đường lối phát triển kinh tế chưa đúng đắn.
Giải pháp
Củng cố bộ máy nhà nước
Phát triển giáo dục
Quốc hữu hóa 1 số ngành kinh tế
Tiến hành công nghiệp hóa
Tăng cường và mở rộng buôn bán với nước ngoài.
IV. Đánh giá
1. Vì sao các nước Mĩ La tinh có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế nhưng tỉ lệ người nghèo khổ ở khu vực này lại cao?
2. Dựa vào hình 5.4, lập bảng thống kê thể hiện tốc độ tăng GDP của Mĩ La tinh và nêu nhận xét.
Bài 5. một só vấn đề của châu lục và khu vực (Tếp theo)
Tiết 2. một số vấn đề của khu vực tây nam á và khu vực trung á
i. mục tiêu bài học
Sau bài học, HS cần đạt được các yêu cầu sau:
Mô tả được đặc trưng về vị trí địa lí, đặc điểm về điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội của khu vực Tây Nam á và khu vực Trung á.
Trình bày được các vấn đề chính của khu vực đều liên quan đến vai trò cung cấp dầu mỏ và các mâu thuẫn về sắc tộc, tôn giáo.
Đọc được bản đồ, lược đồ Tây Nam á, Trung á
Phân tích được bảng số liệu thống kê để rút ra nhận định.
Đọc và phân tích các thông tin địa lí từ các nguồn thông tin về chính trị, thời sự quốc tế.
II. Thiết bị dạy học
Bản đồ tự nhiên châu á
Phóng to các biểu đồ, lược đồ trong SGK (nếu có thể)
III. Hoạt động dạy và học
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
HĐ 1: Làm việc theo nhóm
Bước 1: GV chia lớp thành 2 nhóm và giao nhiệm vụ:
- Nhóm 1: Quan sát hình 5.4, và bản đồ Tự nhien châu á treo tường, hãy điền các thông tin vào câu hỏi học tập 1.
- Nhóm 2: Quan sát hình 5.6, và bản đồ Tự nhiên châu á treo tường, hãy điền các thông tin vào câu hỏi học tập 1.
- Em hãy cho biết giữa hai khu vực có điểm gì giống nhau?
HĐ 2: Cá nhân/ cặp
Bước 1: GV yêu cầu HS nghiên cứu cá nhân, bảng 5.7, trao đổi với bạn cùng cặp để trả lời các câu hỏi sau:
- Khu vực nào khai thác được lượng dầu thô nhiều nhất, ít nhất?
- Khu vực nào có lượng dầu tho tiêu dùng nhiều nhất, ít nhất?
- Khu vực nào có khả năng vừa thỏa mãn nhu cầu dầu thô của mình, vừa cung cấp dầu thô cho thế giới, tại sao?
Bước 2: HS trình bày kết quả, GV giúp HS chuẩn kiến thức.
HĐ 3: Cá nhân/ toàn lớp
- Cả hai khu vực Tây Nam á và Trung á vừa qua đang nổi lên những sự kiện chính trị gì đáng chú ý?
- Những sự kiện nào của khu vực Tây Nam á được cho là diễn ra một cách dai dẳng nhất, cho đến nay vẫn chưa chấm dứt?
- Em giải thích như thế nào về các nguyên nhân của sự kiện đã xảy ra ở cả hai khu vực?
- Theo em, các sự kiện đó ảnh hưởng như thế nào đến đời sống người dân, đến sự phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia và trong khu vực?
Em có đề xuất gì trong việc xây dựng các giải pháp nhằm chấm dứt việc xung đột sắc tộc tôn giáo và chấm dứt nạn khủng bố?
I. Đặc điểm của khu vực Tây nam á và khu vực Trung á
1. Khu vực Tây Nam á
2. Khu vực Trung á
3. Hai khu vực có đặc ddiemr chung là:
- Cùng có vị trí địa lí - chính trị rất chiến lược.
- Cùng có nhiều dầu mỏ và các tài nguyên khác.
- Tỉ lệ dân cư theo đạo Hồi cao
II. Một số vấn đề của khu vực Tây Nam á và khu vực Trung á
1. Vai trò cung cấp dầu mỏ
Giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp dầu mỏ cho thế giới.
2. Xung đột sắc tộc, tôn giáo và nạn khủng bố.
a. Hiện tượn
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_11_chuong_trinh_ca_nam_nguyen_thi_hong_ti.doc