A. KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI
Tiết 1: Bài 1. SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ- XÃ HỘI
CỦA CÁC NHÓM NƯỚC. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước: Phát triển; Đang phát triển; Các nước công nghiệp mới.
- Trình bày nét nổi bật của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.
- Trình bày được sự tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến sự phát triển kinh tế: Sự xuất hiện các nghành kinh tế mới; Chuyển dịch cơ cấu kinh tế; Hình thành nền kinh tế tri thức.
39 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 506 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lí lớp 11 kì 1 - Trường THPT Trần Hưng Đạo, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/8/2009
A. Khái quát nền kinh tế - xã hội thế giới
Tiết 1: Bài 1. Sự tương phản về trình độ phát triển nền kinh tế- xã hội
của các nhóm nước. cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại
a. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước: Phát triển; Đang phát triển; Các nước công nghiệp mới.
- Trình bày nét nổi bật của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.
- Trình bày được sự tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến sự phát triển kinh tế: Sự xuất hiện các nghành kinh tế mới; Chuyển dịch cơ cấu kinh tế; Hình thành nền kinh tế tri thức.
2. Kĩ năng:
- Nhận xét sự phân bố các nước theo mức GDP bình quân đầu người ở hình 1-SGK.
- Phân tích bảng số liệu kinh tế - xã hội của từng nhóm nước.
3. Thái độ:
- Xác định được trách nhiệm học tập để thích ứng với cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.
b. chuẩn bị:
1. Giáo viên: - Bản đồ các nước trên thế giới.
- Phiếu học tập.
2. Học sinh: - Sách giáo khoa.
c. Lên lớp:
I. Kiểm tra bài cũ: Quy định về sách vở, tài liệu tham khảo và dụng cụ học tập bộ môn.
II. Bài mới:
Hoạt động giáo viên và học sinh
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Cả lớp
Bước 1:
GV cho cả lớp tìm hiểu phần I-SGK để trả lời những câu hỏi sau:
- Các nước trên thế giới được phân chia thành mấy nhóm nước?
- Em có nhận xét như thế nào về sự phân bố theo mức GDP/ngưới?
Bước 2:
- HS dựa vào kênh chữ ở SGK và hình 1.1 để trả lời những câu hỏi trên.
- GV hướng dẫn HS nghiên cứu để trả lời.
Bước 3:
- Đại diện HS trả lời và các HS khác bổ sung.
- GV bổ sung và chuẩn kiến thức.
+ ở các nước đang phát triển lại có sự phân hoá: Các nước NICs, Đang phát triển; Chậm phát triển.
+ Các nước đang phát triển thường tập trung ở phía Nam các châu lục, có thu nhập thấp.
Ví dụ: Nam á, Đông Nam á, Tây á...
+ Các nước phát triển thường tập trung ở phía Bắc các châu lục, có thu nhập cao.
Ví dụ: Bắc mĩ, Tây Âu...
Hoạt động 2: Nhóm nhỏ
Bước 1:
GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho HS:
- Nhóm 1,2,3: Chứng minh sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế -xã hội của các nhóm nước qua các tiêu chí: GDP, GDP/người, Tỉ trọng của các khu vực trong GDP. Lấy ví dụ.
- Nhóm 4,5,6 : Chứng minh sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế -xã hội của các nhóm nước qua các tiêu chí : Tuổi thọ, HDI, trình độ phát triển kinh tế-xã hội. Lấy ví dụ.
Bước 2:
- GV cho HS các nhóm dựa vào các bảng số liệu và bảng kiến thức để thảo luận, nghiên cứu để hoàn thành phiếu học tập.
- GV hướng dẫn HS thảo luận để tìm ra kiến thức.
Bước 3:
- Đại diện HS các nhóm trình bày và HS các nhóm khác bổ sung
- GV bổ sung và chuẩn kiến thức:
Các nước đang phát triển, các ngành CN có hàm lượng chất xám cao còn ít, xuất khẩu chủ yếu ở dạng thô còn các nước phát triển thì ngược lại.
Hoạt động 3: Cả lớp
Bước 1:
Yêu cầu HS trả lời những nội dung sau về cuộc cách mạng KH-CN:
- Khái niệm?
- Bốn công nghệ trụ cột? Thành tựu?
- Tác động?
Bước 2:
HS cả lớp nghiên cứu SGK và vốn hiểu biết để trả lời những vấn đề trên.
Bước 3:
- Đại diện HS trả lời và các HS khác bổ sung.
- GV bổ sung và chuẩn kiến thức.
+ Hãy so sánh cuộc cách mạng KH-CN hiện đại với các cuộc cách mạng kĩ thuật trước đây?
+ Hãy chứng minh cuộc cách mạng KH-CN hiện đại đã làm xuất hiện nhiều ngành mới?
+ Em hiểu gì về nền kinh tế tri thức?
I. Sự phân chia thành các nhóm nước.
Thế giới gồm có 2 nhóm nước:
- Nhóm nước phát triển : GDP/người cao, FDI nhiều, HDI cao.
- Nhóm nước đang phát triển : GDP/người thấp, nợ nước ngoài nhiều, HDI thấp.
II. Sự tương phản về trình độ phát triển kt-xh của các nhóm nước.
Tiêu chí
Nước phát triển
Nước đang
phát triển
GDP
Lớn
Bé
GDP/người
Cao
Thấp
Cơ cấu GDP phân theo KV kinh tế
KV I thấp
KV III cao
KV I cao
KV III thấp
Tuổi thọ
Cao
Thấp
HDI
Cao
Thấp
Trình độ chung về phát triển KT-XH
Cao
Lạc hậu
III. Cuộc cm khoa học và công nghệ.
1. Khái niệm.
- Cuộc cách mạng KH-CN: là cuộc cách mạng làm xuất hiện và bùng nổ công nghệ cao.
- Bốn công nghệ trụ cột:
+ Công nghệ sinh học
+ Công nghệ vật liêu
+ Công nghệ năng lượng
+ Công nghệ thông tin
2. Tác động.
- Làm xuất hiện nhiều ngành mới.
- Thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu KT.
- Làm xuất hiện nền kinh tế tri thức : Nền kinh tế dựa trên tri thức, kĩ thuật, công nghệ cao.
Củng cố: Hãy chọn câu trả lời đúng:
Câu 1: Các nước trên thế giới được chia thành 2 nhóm nước: Phát triển và đang phát triển là dựa vào:
A. Sự khác nhau về điều kiện tự nhiên.
B. Sự khác nhau về tổng số dân của mỗi nước.
C. Sự khác nhau về trình độ phát triển kinh tế -xã hội.
D. Sự khác nhau thu nhập bình quân theo đầu người.
Câu 2: Kinh tế tri thức là loại hình kinh tế dựa trên:
A. Chất xám, kĩ thuật, công nghệ cao.
B. Vốn, kĩ thuật cao, lao động dồi dào.
C. Máy móc hiện đại, mặt bằng rộng.
D. Trình độ kĩ thuật và công nghệ cao.
III. Hướng dẫn Học sinh học ở nhà:
- Học bài theo câu hỏi 1 và 2 ở SGK.
- Làm bài tập 3 trong SGK: Vẽ biểu đồ dạng đường phát triển.
- Liên hệ với nước ta về các chỉ số GDP, HDI
Phiếu học tập:
Tiêu chí
Nước phát triển
Nước đang phát triển
GDP
GDP/người
Cơ cấu GDP phân theo KV kinh tế
Tuổi thọ
HDI
Trình độ chung về phát triển KT-XH
Thông tin phản hồi phiếu học tập:
Tiêu chí
Nước phát triển
Nước đang phát triển
GDP
Lớn
Bé
GDP/người
Cao
Thấp
Cơ cấu GDP phân theo KV kinh tế
KV I thấp
KV III cao
KV I cao
KV III thấp
Tuổi thọ
Cao
Thấp
HDI
Cao
Thấp
Trình độ chung về phát triển KT-XH
Cao
Lạc hậu
Ngày soạn: 23/8/2009
Tiết2: Bài 2. Xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá kinh tế
a. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS biết biểu hiện của TCH, KVH và hệ quả của TCH, KVH.
- HS biết được các lí do hình thành các tổ chức liên kết kinh tế khu vực và đặc điểm của một số tổ chức liên kết khu vực kinh tế.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng bản đồ thế giới để nhận biết một số lãnh thổ của một số liên kết kinh tế khu vực và phân tích bảng kiến thức.
3. Thái độ:
- Nhận thức được tính tất yếu của TCH, KVH. Thấy được trách nhiệm của bản thân.
b. chuẩn bị:
1. Giáo viên: - Bản đồ các nước trên thế giới.
- Lược đồ các tổ chức liên kết kinh tế khu vực.
2. Học sinh: - Sách giáo khoa.
- Thông tin cập nhật về TCH, KVH.
c. Lên lớp:
I. Kiểm tra bài cũ: Nêu đặc trưngvà tác động của CMKH&CNHĐ đến nền KTXHTG?
II. Bài mới:
Hoạt động giáo viên và học sinh
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Cả lớp.
Bước 1: GV yêu cầu HS trả lời những nội dung sau về TCH:
- Khái niệm?
- Nguyên nhân?
Bước 2: HS dựa vào SGK và những hiểu biết của bản thân thảo luận với nhau để trả lời.
Bước 3:
- Đại diện HS trả lời và các HS khác bổ sung.
- GV bổ sung và chuẩn kiến thức.
Hoạt động 2: Nhóm
Bước 1: GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho học sinh :
- Nhóm 1,2,3: Nghiên cứu biểu hiện 1,2 của TCH.
- Nhóm 4,5,6: Nghiên cứu biểu hiện 3,4 của TCH.
Bước 2:
- HS dựa vào SGK và vốn hiểu biết của bản thân cùng nhau thảo luận để tìm ra kiến thức.
- GV hướng dẫn HS thảo luận đúng hướng.
Bước 3:
- Đại diện HS các nhóm lên trình bày và các nhóm khác bổ sung.
- Giáo viên bổ sung và chuẩn kiến thức.
+ Lấy các ví dụ chứng minh cho các biểu hiện của toà cầu hoá.
+ Liên hệ với VN.
+ Nêu và phân tích các mặt tích cực và tiêu cực của TCH.
Hoạt động 3: Cả lớp
Bước 1: GV yêu cầu HS trả lời những câu hỏi sau:
- KVH được hiểu như thế nào?
- Có các tổ chức kinh tế khu vực nào?
- Dựa vào bảng 2, so sánh số dân và GDP của các tổ chức liên kết kinh tế khu vực.Rút ra nhận xét.
- Quan sát bản đồ chỉ khu vực phân bố các khối liên kết kinh té khu vực?
- Khu vực hoá có những tích cực và thách thức nào?
Bước 2:
- HS nghiên cứu SGK và vốn hiểu biết để trả lời những vấn đề trên.
- GV hướng dẫn HS trả lời đúng hướng.
Bước 3:
- Đại diện HS lên trình bày và các HS khác bổ sung.
- GV bổ sung và chuẩn kiến thức.
I. Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế.
1. Khái niệm: (SGK).
2. Nguyên nhân:
- Tác động của cuộc cách mạng KH-CN hiên đại.
- Nhu cầu phát triển của từng nước.
- Sự xuất hiện của các vấn đề mang tính toàn cầu.
3. Biểu hiện:
a. Thương mại quốc tế phát triển mạnh mẽ.
b. Đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh, chú trọng vào lĩnh vực dịch vụ.
c. Thị trường quốc tế ngày càng mở rộng.
d. Các công ti xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn.
4. Hệ quả của TCH:
a. Tích cực.
- Sản xuất: Thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu
- KH- CN: Đẩy nhanh tốc độ đầu tư và khai thác triệt để KH- CN
- Hợp tác quốc tế: Tăng cường hợp tác giữa các nước theo hướng ngày càng toàn diện trên phạm vi toàn cầu.
b. Tiêu cực:
- Khoảng cách giàu nghèo: tăng, chênh lệch càng lớn giữa các tầng lớp trong XH< giữa các nhóm nước.
- Số người nghèo trên thế giới ngày càng tăng
II. Xu hướng khu vực hoá kinh tế:
1. Khái niệm:
KVH là quá trình diễn ra những liên kết về nhiều mặt giữa các quốc gia nằm trong khu vực địa lí nhằm tối ưu hoá những lợi ích chung trong nội bộ khu vực và tối dda hoá sức cạnh tranh đối với các dối tác khác bên ngoài khu vực.
2. Các tổ chức liên kết khu vực:
- NAFTA; EU; ASEAN; APEC...
Các tổ chức liên kết tiểu khu vực:
-Tam giác tăng trưởng KT : Xin-Ma-In.
- Hiệp hội thương mại tư do Châu Âu.
3. Hệ quả của khu vực hoá:
a. Tích cực:
- Các tổ chức vừa hợp tác ,vừa cạnh tranh tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, hiện đại hoá nền kinh tế.
- Thúc đẩy tự do hoá thương mại,, ddaauf tư dịch vụ.
- Thúc đẩy mở cữa thị trường các quốc gia, tạo thị trường khu vực lớn hơn
- Thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới.
b. Tiêu cực:
- ảnh hưởng đến sự tự chủ nền kinh tế, suy giảm quyền lực quốc gia.
- Các ngành kinh tế bị cạnh tranh quyết liệt, nguy cơ trở thành thị trường tiêu thụ.
Củng cố:
1. Nguyên nhân, biểu hiện, hệ quả của toàn cầu hoá?
2. Nguyên nhân, biểu hiện, hệ quả của khu vực hoá? Kể tên các tổ chức liên kết kinh tế khu vực?
3. FDI tăng nhanh nhất vào các nước nào?
A. Nhóm nước phát triển. B. Nhóm nước đang phát triển.
C. Nhóm nước công nghiệp hoá. D. Nhón nước nghèo nhất.
III. Hướng dẫn Học sinh học ở nhà:
- Học bài theo câu hỏi 1 và 2 ở SGK.
- Làm bài tập 3 trong SGK.
- Liên hệ với nước ta bằng các ví dụ cụ thể về tác động của TCH, KVH.
- Xem trước Bài 3. Một số vấn đề mang tính toàn cầu.
Ngày soạn: 30/8/2009
Tiết3: Bài 3. một số vấn đề mang tính toàn cầu
a. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS biết và giải thích được tình trạng bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển và già hoá dân số ở các nước đang phát triển.
- Trình bày một số biểu hiện, nguyên nhân của ô nhiễm môi trường. Phân tích được hậu quả của ô nhiễm môi trường. Nhận thức được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường.
- Hiểu được sự cần thiết cần bảo vệ hoà bình và chống nguy cơ chiến tranh.
2. Kĩ năng:
Phân tích bảng số liệu và liên hệ thực tế.
3. Thái độ:
Nhận thức được: Để giải quyết các vấn đề toàn cầu cần phải có sự đoàn kết và hợp tác của toàn nhân loại.
b. chuẩn bị:
1. Giáo viên: - Tranh ảnh về ô nhiễm môi trường thế giới và Việt Nam .
- Một số tin ảnh, thời sự về chiến tranh khu vực và nạn khủng bố trên thế giới.
- Phiếu học tập.
2. Học sinh: - Tranh ảnh về ô nhiễm môi trường thế giới và Việt Nam .
- Một số tin ảnh, thời sự về chiến tranh khu vực và nạn khủng bố trên thế giới.
c. Lên lớp:
I. Kiểm tra bài cũ:
Nêu các biểu hiện chủ yếu của toàn cầu hoá kinh tế và tác động của toàn cầu hoá kinh tế đến sự phát triển KTXH ở nước ta?
II. Bài mới:
Hoạt động giáo viên và học sinh
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Nhóm
Bước 1: Chia nhóm và giao n.vụ cho HS:
- Nhóm 1, 3, 5: Dựa vào bảng 3.1 và bảng số liệu GV cho, phần kênh chữ và vốn hiểu biết của bản thân hãy trả lời câu hỏi ở mục 1 và lấy các dẫn chứng chứng minh sự bùng nổ dân số.
- Nhóm 2, 4, 6 : Dựa vào bảng 3.2 và vốn hiểu biết của bản thân hãy trả lời câu hỏi ở mục 2 và lấy các dẫn chứng chứng minh sự già hoá dân số.
Bước 2:
- HS dựa vào SGK và vốn hiểu biết của bản thân cùng nhau thảo luận để tìm ra kiến thức.
- GV hướng dẫn HS thảo luận đúng hướng.
Bước 3:
- Đại diện HS các nhóm lên trình bày và các nhóm khác bổ sung.
- Giáo viên bổ sung và chuẩn kiến thức. Liên hệ chính sách dân số ở VN.
Hoạt động 2: Cả lớp
Bước 1: GV yêu cầu HS cho biết các vấn đề môi trường mang tính toàn cầu hiện nay ở trên thế giới và giáo viên ghi lên bảng. Khi thấy danh mục phù hợp với các vấn đề môi trường ở trong SGK, GV dừng lại và cho HS xếp các vấn đề ghi trên bảng theo nhóm.
Bước 2: Từng cặp HS nghiên cứu SGK và vốn hiểu biết hoàn thành phiếu học tập.
Bước 3: Đại diện các cặp HS trả lời và các HS khác bổ sung
Bước 4: Giáo viên đưa ra kết luận và nhấn mạnh tinh nghiêm trọng của vấn đề môi trường trên phạm vi toàn thé giới. Từ đó GV có thể hỏi tiếp:
- Thế giới đã có những hành động gì để bảo vệ môi trường?
? Bên cạnh vấn sự suy giảm môi trường, thế giới đang chứng kiến những vấn đề nghiêm trọng nào nữa?
I. Dân số :
1. Bùng nổ dân số:
a. Biểu hiện:
- Dân số thế giới tăng nhanh, 2005: 6477 triệu người => Bùng nổ dân số.
+ Thời gian dân số tăng gấp đôi, thời gian dân số tăng thêm 1 tỉ người ngày càng ngắn lại.
- Bùng nổ dân số chủ yếu diễn ra ở các nước đang phát triển( 80% dân số,90% số dân tăng thêm hàng năm của thế giới).
+ Tỉ lệ gia tăng tự nhiên qua các thời kì giảm nhanh ở các nước phát triển và giảm chậm ở các nước đang phát triển.
b. Hậu quả: Dân số tăng nhanh gây sức ép nặng nề đến môi trường, phát triển kinh tế và chất lượng cuộc sống.
2. Già hoá dân số:
Dân số thế giới ngày càng già đi.
a. Biểu hiện:
- Tỉ lệ trên 15 tuổi ngày càng thấp,tỉ lệ trên 65 tuổi ngày càng cao, tuổi thọ trung bình ngày càng tăng.
- Diễn ra ở nhóm nước phát triển: Có cơ cấu dân số già, tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dan số thấp.
b. Hậu quả:
- Thiếu lao động.
- Chi phí phúc lợi cho người già lớn.
II. Môi trường:
1. Biến đổi khí hậu toàn cầu và suy giảm tầng ô-dôn.
2. Ô nhiễm nguồn nước ngọt, biển và đại dương.
3. Suy giảm đa dạng sinh học.
(Thông tin phản hồi ở phiếu học tập ở phần phụ lục)
III. Một số vấn đê khác:
- Xung đột tôn giáo, săc tộc.
- Khủng bố, bạo lực, chiến tranh biên giới.
- Các bệnh dịch hiểm nghèo.
Củng cố:
1. Trình bày khái quát bùng nổ dân số, già hoá dân số và hậu quả?
2. Trắc nghiệm: Chọn câu trả lời đúng.
Câu 1: Ô nhiễm môi trường biển và đại dương chủ yếu là do:
A. Chất thải công nghiệp và sinh hoạt. B. Các sự cố đắm tàu.
C. Việc rữa các tàu chở dầu. D. Các sự cố tràn dầu.
Câu 2: Trái đất nóng lên dần là do:
A. Mưa axít ở nhiều nơi trên thế giới. B. Tầng ôdôn bị thủng.
C. Lượng CO2 tăng nhiều trong không khí D. Băng tan ở hai cực.
III. Hướng dẫn Học sinh học ở nhà:
- Học bài theo câu hỏi ở SGK.
- Liên hệ với nước ta bằng các ví dụ cụ thể về vấn đề dân số và môi trường để hiểu sâu hơn kiến thức của bài học..
- Chuẩn bị bài mới: + Đọc trước bài thực hành.
+ Tìm hiểu các tài liệu có liên quan đến nội dung bài thực hành.
iV. Phụ lục :
Phiếu học tập :
Vấn đề môi trường
Biểu hiện.
Nguyên nhân
Hậu quả
Biến đổi khí hậu toàn cầu.
Suy giảm tầng ô-dôn.
Ô nhiễm nước ngọt
Ô nhiễm biển và đại dương.
Suy giảm da dạng sinh học.
Thông tin phản hồi từ phiếu học tập:
Vấn đề môi trường
Biểu hiện.
Nguyên nhân
Hậu quả
Biến đổi khí hậu toàn cầu.
Nhiệtđộkhíquyển tăng dẫn đến nhiệt độ trái đất tăng.
Thải khí gây hiệu ứng nhà kính CO2
Thời tiết thay đổi,tan
băng, mưa axít, làm tầng ôdôn mỏng...
Suy giảm tầng ô-dôn.
Xuất hiện lổ thủng kích thước ngày càng lớn.
Hoạy động công nghiệp,đời sống thải CFCs, SO2...
Cường độ tia tử ngoặi tăng gay nhiều tác hại cho sức khoẻ con người, mùa màng, các loại SV
Ô nhiễm nước ngọt
Nguồn nước ngọt bị ô nhiễm: tăng số lượng các dòng sông đen
Chất thải công nghiệp
đời sống không xử lí
1,3 người thiếu nước sạch.Thực phẩm bị ô nhiễm
Ô nhiễm biển và đại dương.
Tràn dầu, rác thác trên biển
Sự cố tàu thuyền,chất thải công nghiệp, sinh hoạt.
Giảm sút nguồn lợi từ biển và đại dương, đe doạ sức khoẻ đời sống con người.
Suy giảm da dạng sinh học.
Nhiều loại sinh vật bị tuyệt chủng, nhiều hệ sih thái biến mất.
Khai thác quá mức, thiếu hiểu biết trong sủ dụng tự nhiên.
Mất nhiều loại sinh vật,xã hội mất nhiều tiềm năng để phát triển
Bảng số liệu: Tình hình phát triển dân số thế giới (Đơn vị: Tỉ người)
Năm
1804
1927
1959
1974
1987
1999
2025
Số dân
1
2
3
4
5
6
7
Ngày soạn: 30/8/2009
Tiết4: Bài 4. thực hành
Tìm hiểu những cơ hội và thách thức
Của toàn cầu hoá đối với các nước đang phát triển
a. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết được các cơ hội và thách thức của các nước đang phát triển trong bối cảnh toàn cầu hoá.
2. Kĩ năng: Biết cách thu thập và xử lí thông tin, thảo luận nhóm và viết báo cáo về một số vấn đề mang tính toàn cầu.
3. Thái độ: HS thấy được trách nhiệm của bản thân đối với đất nước.
b. chuẩn bị:
1. Giáo viên: - Một số hình ảnh về việc áp dụng các thành tựu KH&CN hiện đại vào sản xuất, quản lí và kinh doanh.
- Đề cương báo cáo phóng to.
2. Học sinh: - Các tài liệu sưu tầm về ảnh hưởng của TCH đối với các nước đang phát triển.
- Đề cương báo cáo.
c. Lên lớp:
I. Kiểm tra bài cũ:
Hãy giải thích câu nói: Trong bảo vệ môi trường, cần phải tư duy toàn cầu, hành động địa phương.
II. Bài mới:
Hoạt động giáo viên và học sinh
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1:
Bước 1: Giáo viên yêu cầu HS xác định được mục đích của bài thực hành
Bước 2: GV chia lớp thành 7 nhóm, mỗi nhóm đảm nhận 1 ô kiến thức,cử nhóm trưởng, chỉ định vị trí của nhóm.
Phân công:
+ N1: Làm việc với ô kiến thức số 1
+ N2: Làm việc với ô kiến thức số 2
+ N3: Làm việc với ô kiến thức số 3
+ N4: Làm việc với ô kiến thức số 4
+ N5: Làm việc với ô kiến thức số 5
+ N6: Làm việc với ô kiến thức số 6
+ N7: Làm việc với ô kiến thức số 7
Bước 3:
- HS : Đọc thông tin ở các ô kiến thức (bài thực hành ở SGK), liên hệ với những kiến thức hiểu biết của bản thân để cụ thể hoá, hiểu sâu thêm các thông tin, trao đổi, bàn luận trong nhóm. Từ đó, rút ra kết luận theo mỗi ô, về những cơ hội và thách thức của toần cầu hoá đang đặt ra đối với các nước đang phát triển qua từng ô kiến thức.
- GV: Hướng dẫn các nhóm học sinh thảo luận đúng chủ đề
Hoạt động 2:
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của mình, các nhóm khác thảo luận, bổ sung.
- GV gợi ý để HS tìm những kết luận chưa hoàn chỉnh, cuối cùng kết luận các ý đúng.
Hoạt động 3:
- GV yêu cầu HS trên cơ sở các kết luận rút ra từ các ô kiến thức, tổng hợp nêu các kết luận chung về hai mặt:
+ Các cơ hội của toàn cầu hoá đối với các nước đang phát triển.
+ Các thách thức của toàn cầu hoá đối với các nước đang phát triển.
I. Xác định yêu cầu:
Xác định cơ hội và thách thức của toàn cầu hoa sđối với các nước đang phát triển.
II. Nội dung chính:
1. Tự do hoá thương mại:
- Cơ hội: Mở rộng thị trường, thúc đẩy sản xuất phát triển.
- Thách thức: Trở thành thị trường tiêu thụ cho các cường quốc kinh tế.
2. Cách mạng khoa học - công nghệ:
- Cơ hội: Chuyển dịch cơ cấ kinh tế theo hướng tiến bộ, hình thành và phát triển nền kinh té tri thức.
- Thách thức: Nguy cơ tụt hậu xa hơn về trình độ phát triển kinh tế.
3. Sự áp đặt lối sống, văn hoá của các siêu cường quốc:
- Cơ hội: Tiếp thu các tinh hoa văn hoá của nhân loại.
- Thách thức: Giá trị đạo đức bị biến đổi theo xu hướng xấu, ô nhiễm xã hội, đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc.
4. Chuyển giao công nghệ vì lợi nhuận:
- Cơ hội: Tiếp nhận đầu tư, công nghệ, hiện đại hoá cơ sở vật chất kĩ thuật.
- Thách thức: Trở thành bãi thải công nghệ lạc hậu cho các nước phát triển.
5. Toàn cầu hoá trong công nghệ:
- Cơ hội: Đi tắt đón đầu từ đó có thể đuổi kịp và vượt các nước phát triển.
- Thách thức: Gia tăng nhanh chóng nợ nước ngoài, nguy cơ tụt hậu.
6. Chuyển giao mọi thành tựu của nhân loại:
- Cơ hội : Thúc đẩy nền kinh tế phát trển nhanh hơn, hoà nhập nhanh chong vào nền kinh tế thế giới
- Thách thức:Sự cạnh tranh trở nên quyết liệt hơn, nguy cơ hoà tan.
7. Sự đa phương hoá, đa dạng hoá QHQT:
- Cơ hội: Tận dụng tiềm năng thế mạnh toàn cầu để phát triển kinh tế trong nước.
-Thách thức: Chảy máu chất xám , gia tăng cạn kiệt tài nguyên.
Kết luận:
- Cơ hội:
+ Khắc phục khó kkhăn, hạn chế về vốn,cơ sử vật chất kĩ thuật công nghệ.
+ Tận dụng tiềm năng thế mạnh toàn cầu để phát triển kinh tế xã hội trong nước.
- Thách thức:
+ Chịu sự cạnh tranh quyết liệt hơn.
+ Chịu sự thua thiệt, rủi ro, tụt hậu, nợ nần, ô nhiễm,thậm chí đánh mất cả nền độc lập.
Củng cố:
- GV kết luận chung về cơ hội và thách thức của TCH đối với các nước đang phát triển.
- Đánh giá tinh thần làm việc và kết quả của học sinh.
III. Hướng dẫn Học sinh học ở nhà:
- Hoàn thiện bài thực hành vào vở.
- Liên hệ với nước ta về cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá.
- Chuẩn bị bài mới: Một số vấn đề của châu Phi.Ngày soạn: 06/9/2009
Bài 5. một số vấn đề của châu lục và khu vực
Tiết5: một số vấn đề của châu phi
a. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết được Châu Phi khá giàu khoáng sản song có nhiều khó khăn do khí hậu khô, tài nguyên môi trường bị cạn kiệt...
- Dân số tăng nhanh, nguồn lao động khá lớn song chất lượng cuộc sống thấp, bệnh tật, chiến tranh đe doạ, xung đột sắc tộc
- Kinh tế có sự khởi sắc tuy phát triển với tốc độ còn chậm.
2. Kĩ năng: Phân tích lược đồ, bảng số liệu và thông tin để nhận biết các vấn đề của Châu Phi.
3. Thái độ: Chia sẻ với những khó khăn mà người dân Châu Phi phải trải qua.
b. chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Bản đồ tự nhiên Châu Phi; Bản đồ kinh tế chung Câu Phi.
- Tranh ảnh về cảnh quan, con người và một số hoạt động KT tiêu biểu của Châu Phi.
2. Học sinh:
Sưu tầm tranh ảnh về cảnh quan, con người và một số hoạt động kinh tế của Châu Phi.
c. Lên lớp:
I. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra bài thực hành.
II. Bài mới:
Hoạt động giáo viên và học sinh
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Cặp
Bước 1: GV khái quát vị trí tiếp giáp, toạ độ địa lí Châu Phi qua bản đồ tự nhiên.
Bước 2: GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
- Đặc điểm KH và cảnh quan của Châu Phi?
- Đặc điểm tài nguyên và hiện trạng của nó?
- Biện pháp khắc phục?
Bước 3:
- HS dựa vào lược đồ H5.1, bản đồ TN, kênh chữ,vốn hiểu biết để trả lời những câu hỏi trên.
- GV hướng dẫn HS nghiên cứu đúng hướng.
Bước 4:
- Đại diện của lớp trả lời, các HS khác bổ sung.
- GV chuẩn kiến thức và bổ sung.
+ Hoang mạc nào?
+ Cảnh quan gì?
+ Khoáng sản như thế nào?
+ GV có thể liên hệ cảnh quan bán hoang mạc ở Bình Thuận của Việt Nam.
+ Vàng ở Châu Phi nhiều nhất thế giới.
Hoạt động 2: Nhóm.
Bước 1: GV chia nhóm và giao nhiệm vụ.
- Nhóm 1, 2: Tìm hiểu vấn đề DS Châu Phi?
- Nhóm 3,4: Tìm hiểu chất lượng cuộc sống?
- Nhóm 5, 6: Tìm hiểu vấn đề xã hội?
Bước 2:
- HS dựa vào kênh chữ, bảng thông tin, vốn hiểu biết, thảo luận để tìm kiến thức.
- GV hướng dẫn HS thảo luận.
+ Dân số: đặc điểm, nguyên nhân, hậu quả,so sánh với thế giới và các châu lục khác.
+ Chất lượng cuộc sống:HDI,GDP\người
Bước 3:
- HS đại diện các nhóm lên trình bày các nhóm khác bổ sung.
- GV chuẩn kiến thức và liên hệ thực tế về mối quan hệ giữa VN và các nớc Châu Phi.
Hoạt động 3: Cả lớp
Bước 1: GV yêu cầu HS trả lời những VĐ sau:
- Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Châu phi?
- Nguyên nhân dẫn đến những đặc điểm đó.
- Giải pháp?
Bước 2:
- HS cả dựa vào kênh chữ, bảng 5.2, vốn hiểu biết để tìm kiến thức.
- GV hướng dẫn HS nghiên cứu đúng hướng.
+ So sánh tỉ lệ tăng GDP của Châu Phi với TG
+ Đóng góp GDP của Châu Phi với thế giới.
Bước 3:
- Đại diện HS trả lời và các HS khác bổ sung.
- GV chuẩn kiến thức.
I. Một số vấn đề về tự nhiên:
- CQ đa dạng: Chủ yếu HM và xa van.
- Khí hậu: nhiệt đới khô nóng.
- Tài nguyên: Khoáng sản phong phú, rừng nhiều.
+ Khoáng sản: cạn kiệt.
+ Rừng khai thác mạnh => HM hoá.
- Biện pháp:
+ Khai thác hợp lí nguồn TNTN.
+ Tăng cường thuỷ lợi hoá.
II. Một số vấn đề về dc và xh:
1. Dân cư:
- Dân số tăng nhanh .
- Tỉ suất sinh, tử, gia tăng tự nhiên cao nhất thế giới... nên bùng nổ dân số vẫn còn tiếp diễn,
2. Chất lượng cuộc sống thấp:
- HDI thấp.
- Tuổi thọ trung bình thấp.
- Tỉ lệ người biết đọc, biết viết thấp.
- GDP/người thấp.
- Trình độ lao động thấp, đói nghèo.
3. Xã hội:
- Xung đột sắc tộc.
- Tình trạng đói nghèo nặng nề.
- Bệnh tật hoành hành: HIV, sốt rét...
=> Có nhiều tổ chức giúp đỡ trong đó có Việt Nam.
III. Một số vấn đề về kinh tế:
1. Đặc điểm:
- Nền kinh tế có sự khởi sắc song nhìn chung còn kém phát triển.
+ Tăng trưởng KT so với TG cao nhưng do DS tăng nhanh nên kìm hãm PTKT.
+ Tỉ lệ đóng góp vào GDP của thế giới còn rất thấp: 1,9%.
+ Đa số các nước Châu Phi thuộc các nước kém phát triển.
2. Nguyên nhân:
- Sự kìm hãm của chủ nghĩa thực dân.
- Xung đột sắc tộc.
- Khả năng QL kém do NN còn non trẻ.
- Dân số tăng nhanh.
- ĐKTN khắc nghiệt.
Củng cố:
1. Người dân Châu Phi cần có giải pháp gì để khắc phục khó khăn trong quá trình khai thác và bảo vệ tự nhiên?
2. Phân tích những nguyên nhân làm nền kinh tế Châu Phi chậm phát triển?
III. Hướng dẫn Học sinh học ở nhà:
- Học bài theo câu hỏi 1, 3 và làm bài tập số 2 ở SGK.
- Chuẩn bị bài mới: Một số vấn đề của Mĩ la tinh.
+ T
File đính kèm:
- GA11CB09-10.doc