Giáo án Địa lí Lớp 12 - Bài 1-27

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :

1. Giúp cho học sinh nhận thức rõ giá trị và đánh giá được vai trò của vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên đối với việc phát triển kinh tế – xã hội của nước ta.

2. Làm cho học sinh hiểu được tình trạng suy giảm về tài nguyên thiên nhiên, từ đó giáo dục cho các em ý thức bảo vệ tự nhiên.

II. CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN :

1. Khái niệm nguồn lực.

2. Những thế mạnh và hạn chế của vị trí địa lí.

3. Sự đa dạng của tài nguyên thiên nhiên và những hạn chế của nó, vấn đề suy giảm tài nguyên và việc sử dụng hợp lí đi đôi với việc bảo vệ tài nguyên ở Việt Nam.

 

doc72 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 23/06/2022 | Lượt xem: 338 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 12 - Bài 1-27, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1 : VIỆT NAM TIẾN VÀO THẾ KỈ XXI I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU : 1. Làm cho học sinh hiểu được bối cảnh chung ( quốc tế và trong nước) khi Việt Nam bước vào thế kỷ XXI. 2. Từ đó, giúp học sinh thấy rõ con đường phát triển kinh tế – xã hội của nước ta và trách nhiệm của mỗi người trong sự nghiệp phát triển đất nước. II. CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN : 1. Xu hướng toàn cầu hóa của nền kinh tế thế giới. 2. Công cuộc đổi mới kinh tế – xã hội và những thử thách gay gắt đối với nước ta. 3. Con đường phát triển của đất nước và trách nhiệm của mỗi người. III. BÀI MỚI : Hoạt động Thầy và trò Nội dung I. Nền kinh tế thế giới và khu vực : 1. Nền kinh tế thế giới : Có nhiều thay đổi theo xu hướng toàn cầu hóa vì : + Nhu cầu phát triển KT – XH của mỗi nước. + Muốn tăng tiềm lực kinh tế, các nước phải liên kết với nhau. 2. Nền KTXH khu vực ĐNÁ : phát triển nhanh do + Nắm được thời cơ thuận lợi và nhạy cảm với tình hình thế giới. + Về chính trị có nhiều chuyển biến : từ đối đầu chuyển sang đối thoại, hợp tác cùng phát triển. + 10 nước trong khu vực đều là thành viên của ASEAN. 3. Việt Nam : Xu hướng trên đòi hỏi nước ta : + Có chiến lược hòa nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực. + Mở rộng quan hệ các nước, thu hút kỹ thuật, công nghệ, vốn nước ngoài. + Cuộc CM KHKT giúp VN tăng trưởng và phát triển kỹ thuật, sử dụng tốt nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động trong nước. + Đòi hỏi vượt qua thử thách lớn để tránh nguy cơ tụt hậu. II. Nền KTXH VN đang bước vào giai đoạn phát triển có tính chất bước ngoặt : 1. Quá trình phát triển KTXH VN : + Tháng 4/1975 đất nước thống nhất, xây dựng và đổi mới KTXH VN. + Công cuộc đổi mới KTXH VN được manh nha từ 1979 đến 1988 có chuyển biến và phát triển theo 3 xu thế : - Dân chủ hóa đời sống KTXH VN. - Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo hướng XHCN. - Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới. 2. Kết quả : + KTVN tăng trưởng nhanh và ổn định : - Tổng sản phẩm XH tăng 2 lần. - Tổng thu nhập quốc dân tăng 1,9 lần. - Giá trị sản lượng công nghiệp tăng 2,7 lần. - Giá trị sản lượng nông nghiệp tăng 1,9 lần. - Năm 1999 đạt 34 triệu tấn lương thực (Việt Nam là 1 trong 3 nước xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới). + Lạm phát bị đẩy lùi và tăng vốn đầu tư. III. Những khó khăn của nền KTXHCN : - Xây dựng kinh tế từ điểm xuất phát thấp, lại chịu hậu quả chiến tranh nặng nề. - Sự phân hóa giàu nghèo giữa các tầng lớp nhân dân. - Sự phân hóa về trình độ phát triển giữa các vùng trong nước. - Thiếu vốn đầu tư. - Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật chưa đủ mạnh. - Thất nghiệp. - Ô nhiễm môi trường. IV. Trách nhiệm : - Nhà nước : cần có giải pháp đúng đắn về các vấn đề KTXHVN nhằm phát huy cao nhất nguồn lực trong và ngoài nước, tạo đà phát triển ổn định. - Học sinh : cần nắm vững các vấn đề KTXHVN, nhận thức đúng đắn những khó khăn và thuận lợi của đất nước, góp phần kiến thiết đất nước. Câu hỏi : 1) Nền kinh tế xã hội thế giới và khu vực phát triển theo xu hướng nào ? Xu hướng đó ảnh hưởng như thế nào đến việc mở rộng cái mối quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa nước ta và các nước khác ? 2) Tại sao nói nền KT – XH nước ta đang bước vào một giai đoạn phát triển có tính chất bước ngoặt ? Bài 2 : VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU : 1. Giúp cho học sinh nhận thức rõ giá trị và đánh giá được vai trò của vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên đối với việc phát triển kinh tế – xã hội của nước ta. 2. Làm cho học sinh hiểu được tình trạng suy giảm về tài nguyên thiên nhiên, từ đó giáo dục cho các em ý thức bảo vệ tự nhiên. II. CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN : 1. Khái niệm nguồn lực. 2. Những thế mạnh và hạn chế của vị trí địa lí. 3. Sự đa dạng của tài nguyên thiên nhiên và những hạn chế của nó, vấn đề suy giảm tài nguyên và việc sử dụng hợp lí đi đôi với việc bảo vệ tài nguyên ở Việt Nam. III. BÀI MỚI : Hoạt động Thầy và trò Nội dung I. Vị trí địa lí : nằm ở khu vực ĐNÁ, giáp Trung Quốc, Lào, Campuchia và Biển Đông. 1. Thuận lợi : a. Lãnh thổ VN gồm 2 bộ phận : - Đất liền : 330991 km2, hình chữ S. - Biển rộng gấp nhiều lần so với đất liền, thuận lợi phát triển các ngành kinh tế biển. b. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, mưa nhiều ® TV nhiệt đới phát triển, tác động sâu sắc đến các hoạt động kinh tế. c. VN nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực ĐNÁ có đường bờ biển dài, vùng biển giàu tiềm năng ® thuận lợi giao lưu với các nước trên thế giới. d. VN nằm ở khu vực kinh tế phát triển năng động của thế giới (Châu Á – TBD) ® là điều kiện thuận lợi KTXHVN tăng trưởng nhanh. 2. Khó khăn : a. Biên giới dài, vùng biển rộng lớn ® việc bảo vệ chủ quyền là hết sức quan trọng. b. Thiên tai thường xuyên xảy ra (bão, lụt, hạn hán). c. Đất nước kéo dài theo hướng Bắc Nam ® giao thông xuyên Việt tốn kém, khó khăn trong quản lí điều hành kinh tế – xã hội. d. Nằm ở khu vực kinh tế phát triển năng động ® phải cạnh tranh với các nước khác. II. Tài nguyên thiên nhiên : phong phú, đa dạng. 1. Tài nguyên đất : 8 triệu ha đất nông nghiệp. a. Đất đồng bằng : - Đất phù sa ® trồng cây lương thực thực phẩm, cây CN ngắn ngày, cây ăn quả. - Đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng Sông Hồng, đồng bằng duyên hải miền Trung. b. Đất trung du và miền núi : - Đất feralit, đất bazan, đất xám phù sa cổ ® trồng rừng, trồng cây CN lâu năm, cây ăn quả và phát triển đồng cỏ cho chăn nuôi. - Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, MNTDPB. 2. Tài nguyên khí hậu : nhiệt đới ẩm gió mùa, mưa nhiều, tuy nhiên có sự phân hóa theo vĩ độ (B – N), theo độ cao, theo mùa. - Thuận lợi : đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi và tăng vụ quanh năm. - Khó khăn : mùa mưa bão lũ lụt, mùa khô thiếu nước. 3. Tài nguyên nước : - Mật độ sông suối dày đặc, nguồn nước ngầm phong phú, nhưng phân hóa theo mùa và phân bố không đều. (tổng lượng nước 900 tỉ m3). - Nguồn thủy năng dồi dào (30 triệu KW). 4. Tài nguyên sinh vật : - Phong phú về số lượng và loài, gồm động – thực vật trên cạn, dưới nước, ven biển, ngoài khơi. - Tài nguyên rừng có giá trị rất lớn về kinh tế và môi trường sinh thái. 5. Tài nguyên khoáng sản : là nguồn tài nguyên quan trọng, khai thác đòi hỏi vốn lớn, kỹ thuật hiện đại. a. Đặc điểm : Đa dạng, phong phú về chủng loại. Phân tán theo không gian, không đều về trữ lượng. b. Bao gồm : - Khoáng sản năng lượng. - Khoáng sản kim loại. - Khoáng sản phi kim loại. - Khoáng sản vật liệu xây dựng. III. Vấn đề khai thác tài nguyên thiên nhiên : 1. Tài nguyên đang bị suy giảm do : - Khai thác bừa bãi quá mức. Trình độ khai thác lạc hậu. Hậu quả của chiến tranh. 2. Tài nguyên rừng : bị tàn phá nghiêm trọng nhất (chỉ còn 32% diện tích cả nước - 1999) và tiếp tục giảm do khai thác bừa bãi ® Hậu quả : - Đất đai bị xói mòn, diện tích đất trống đồi trọc tăng. - Hệ sinh thái bị phá hoại, ĐTV có nguy cơ bị diệt chủng. - Khí hậu biến động bất lợi : lũ lụt, hạn hán, nguồn nước cạn kiệt. 3. Tài nguyên chưa sử dụng đúng mức, hợp lý. IV. Biện pháp bảo vệ nguồn tài nguyên : - Có chiến lược sử dụng tài nguyên, hợp lý. - Tuân thủ pháp luật về bảo vệ tài nguyên. - Nâng cao trình độ công nghệ khai thác ® tránh lãng phí tài nguyên và giảm chi phí khác. - Sử dụng hợp lý, đi đôi với bảo vệ và tái tạo tài nguyên. Câu hỏi : 1) Phân tích vai trò của vị trí địa lý nước ta đối với việc phát triển KT – XH ? 2) Chứng minh rằng tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam đa dạng và phong phú. Những trở ngại chính của TNTN đối với việc phát triển KH – XH nước ta là gì ? Bài 3 : DÂN CƯ VÀ NGUỒN LAO ĐỘNG I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU : 1. Làm cho học sinh đáng giá được dân cư và nguồn lao động của nước ta như một nguồn lực quan trọng hàng đầu để phát triển kinh tế – xã hội. 2. Giúp học sinh hiểu được, đồng thời biết cách phân tích và rút ra những nhận xét thông qua các lược đồ, biểu đồ, tháp dân số của Việt Nam. II. CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN : 1. Dân cư nước ta đông, tạo nên lực lượng lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn. 2. Mối quan hệ giữa gia tăng dân số, dân số trẻ, dân số đông, nguồn lao động dồi dào. 3. Những thế mạnh và những hạn chế của dân cư và nguồn lao động đối với việc phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. III. BÀI MỚI : Hoạt động Thầy và trò Nội dung I. Việt Nam có 54 thành phần dân tộc : · Đoàn kết trong quá trình xây dựng và giữ nước. · Đời sống kinh tế, văn hóa phong phú đa dạng. · Nay trình độ phát triển KTXH giữa các thành phần dân tộc có sự chênh lệch, nhà nước phải chú trọng đến việc phát triển KTXH ở các vùng dân tộc ít người. II. Việt Nam là nước đông dân, dân số tăng nhanh : 1. Bảng số liệu gia tăng dân số : Năm 1921 1939 1960 1970 1980 1990 1993 1999 Triệu 15.6 19.6 30.2 41.9 53.7 66.2 70.9 76.3 người  2. Nhận xét : - Dân số đông (1999 : 76.327.900 người) đứng thứ hai ĐNÁ, đứng thứ 13 thế giới ® lực lượng lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn. - Dân số tăng liên tục và ngày càng nhanh. + 1921 – 1960 : 39 năm, dân số tăng gấp đôi. + 1960 – 1990 : 30 năm, dân số tăng gấp hơn đôi. + 1990 – 1999 : 9 năm, dân số tăng chậm lại, nhưng vẫn còn cao. Nhịp độ tăng dân số : thay đổi qua các thời kỳ. + 1931 – 1960 tốc độ gia tăng dân số 1,8% + 1965 – 1975 VN có sự bùng nổ dân số, tốc độ gia tăng dân số 3%. + 1979 – 1989 tốc độ gia tăng dân số 2,1%. + 1989 – 1999 tốc độ gia tăng dân số 1,7 %. - Hiện nay do thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình nên nhịp độ gia tăng dân số đang giảm, nhưng còn chậm. 3. Hậu quả : - Dân số tăng nhanh, không cân đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế, đời sống gặp nhiều khó khăn : nhà ở, việc làm, y tế, giáo dục, an ninh trật tự – xã hội, môi trường. - Dân số tăng nhanh, kết cấu dân số trẻ ® nguồn lao động dồi dào ® vấn đề việc làm trở nên căng thẳng, khó khăn cho việc nâng cao chất lượng đời sống, ổn định nền KTXH, bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường. III. Dân số Việt Nam trẻ, nguồn lao động dồi dào : 1. Cơ cấu dân số theo độ tuổi (1/4/1999) : - Dưới tuổi lao động : 33,1%. - Trong tuổi lao động : 59,3%. - Ngoài tuổi lao động : 7,6%. 2. Thuận lợi : - Dân số trẻ 33,1%, hàng năm bổ sung 1,1 triệu lao động ® Nguồn lao động dồi dào 59,3%. - Có khả năng tiếp thu các kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, là nguồn lực quyết định xây dựng và phát triển kinh tế đất nước. 3. Khó khăn : - Có 9,4 triệu người thiếu việc làm + 856.000 người thất nghiệp + 1,1 triệu lao động mới được bổ sung hàng năm ® trình độ phát triển kinh tế thấp gây khó khăn cho việc giải quyết việc làm. IV. Dân cư và nguồn lao động nước ta phân bố không đồng đều : 1. Nguyên nhân : - Lịch sử định cư. - Trình độ phát triển kinh tế xã hội. - Điều kiện tự nhiên (đất đai, khí hậu, nguồn nước). 2. Dân cư phân bố không đồng đều giữa các vùng và trong từng vùng. - Dân cư tập trung đông ở đồng bằng, ven biển (80%). - Dân sinh sống thưa thớt ở núi và cao nguyên (20%). - 76,5 % dân số sống ở nông thôn, và có 23,5% dân số ở thành thị. 3. Khó khăn : Cho việc sử dụng hợp lý nguồn lao động và khai thác tài nguyên. - Núi cao nguyên : nhiều tài nguyên (khoáng sản rừng), nhiều thế mạnh (trồng cây CN lâu năm, chăn nuôi đại gia súc) ® nhưng thiếu lao động. - Đồng bằng : đất chật, người đông ® lao động dư thừa. 4. Biện pháp : - Có chiến lược phát triển dân số hợp lý. - Giảm nhanh tỉ lệ sinh. - Phân bố lại dân cư, lao động giữa các vùng và giữa các ngành. - Sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn lao động. Câu hỏi : 1) Dân số đông và tăng nhanh ở nước ta có thuận lợi và khó khăn gì trong phát triển kinh tế ? 2) Vì sao lực lượng lao động của nước ta dồi dào ? Trong điều kiện hiện nay lực lượng lao động này ảnh hưởng như thế nào đến việc phát triển KT – XH đất nước ? 3) Một nước với dân số trẻ có những thuận lợi và khó khăn gì trong việc phát triển KT – XH ? (Liên hệ với Việt Nam) 4) Chứng minh sự phân bố dân cư và lao động ở nước ta không đều. Nêu khó khăn và biện pháp phân bố dân cư. Bài 4 : ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI VÀ CỞ SỞ VẬT CHẤT – KĨ THUẬT I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU : 1. Làm cho học sinh nhận thức được vai trò của đường lối phát triển kinh tế – xã hội và cơ sở vật chất – kĩ thuật như là những nguồn lực quan trọng trong việc xây dựng đất nước. 2. Từ đó, giúp học sinh thấy rõ ý nghĩa của công cuộc Đổi mới, đánh giá được tác động của đường lối phát triển kinh tế – xã hội và cơ sở vật chất – kĩ thuật đối với sự nghiệp xây dựng nước nhà. II. CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN : 1. Sự đổi mới trong đường lối phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam. 2. Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế – xã hội của nước ta và các chính sách quan trọng. 3. Sự hình thành hệ thống cơ sở vật chất – kĩ thuật phục vụ cho việc kiến thiết đất nước và những mặt hạn chế của nó. III. BÀI MỚI : Hoạt động Thầy và trò Nội dung I. Đường lối phát triển kinh tế – xã hội : 1. Công cuộc đổi mới : Sau Đại Hội Đảng lần thứ VI (1986). * Nội dung : - Xóa bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp. - Xây dựng cơ cấu kinh tế năng động. - Sử dụng cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 2. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010 : a. Mục tiêu tổng quát : - Thoát khỏi tình trạng kinh tế kém phát triển. - Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. b. Phấn đấu năm 2010 : - Cơ bản thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. - Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế – an ninh – quốc phòng được tăng cường, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, được hình thành cơ bản. - Nâng cao vị trí nước ta trên trường quốc tế. - Tổng sản phẩm trong nước GDP tăng gấp đôi so với năm 2000. - Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, giảm tỉ lệ lao động trong nông nghiệp còn 50%. 3. Chính sách cụ thể : - Vấn đề tạo vốn : huy động vốn trong nước. - Chính sách mở cửa, ban hành luật đầu tư thu hút vốn và kỹ thuật nước ngoài. - Phát huy mọi nguồi lực phát triển kinh tế xã hội để trở thành thị trường hấp dẫn. II. Cơ sở vật chất kỹ thuật : 1. Về phương diện ngành : a. Nông nghiệp : - Có 5300 công trình thủy lợi, 3000 trạm bơm đảm bảo chủ động tưới tiêu. - Các cơ sở bảo vệ thực vật, trạm thú y, nghiên cứu giống, nhân giống nâng cao năng suất cây trồng vật nuôi. b. Công nghiệp (năm 1998) : - Có 2821 xí nghiệp quốc doanh (xí nghiệp trung ương và xí nghiệp địa phương). - Có 590246 cơ sở sản xuất ngoài quốc doanh. - Một số ngành công nghiệp phát triển : điện lực, khai thác (than, dầu khí) sản xuất hàng tiêu dùng, xi măng. c) Giao thông vận tải : - Mạng lưới rộng khắp, đa dạng (đường bộ, đường sắt, hải cảng, sân bay ). - Thương nghiệp : phát triển. - Thông tin liên lạc : có những bước nhảy vọt, với sự phát triển hệ thống thông tin viễn thông, điện thoại, đường cáp quang 2. Về phương diện lãnh thổ : - Các trung tâm công nghiệp : Hà Nội, TP. HCM... - Các vùng chuyên canh : lúa (đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng... ), cây công nghiệp (Đông Nam Bộ, Tây Nguyên... ). 3. Hạn chế : - Trình độ kỹ thuật và công nghệ lạc hậu. - Thiếu đồng bộ giữa các ngành và trong từng ngành. - Kết cấu hạ tầng kém phát triển. - Phân bố cơ sở vật chất kỹ thuật chưa đồng đều giữa các vùng. - Tập trung ở đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ. - Hạn chế ở Tây Nguyên, Tây Bắc. 4. Biện pháp phát triển : - Xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật. - Đầu tư theo chiều sâu, kết hợp giữa hiện đại hóa và phát triển đồng bộ cơ sở vật chất kỹ thuật. Câu hỏi : 1) Hãy nêu đường lối phát triển kinh tế nước ta đến năm 2010 ? 2) Thực trạng của cơ sở vật chất, kỹ thuật nước ta ? Bài 5 : LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU : - Làm cho học sinh nắm được những mặt mạnh và những hạn chế về chất lượng và về sự phân bố nguồn lao động ở nước ta. - Giúp học sinh hiểu được những vấn đề đang đặt ra đối với việc sử dụng lao động ở nước ta hiện nay. - Giúp học sinh nắm được các phương hướng giải quyết vấn đề việc làm và sử dụng hợp lí nguồn lao động ở các vùng của nước ta. Tập cho học sinh biết phân tích các vấn đề này ở địa phương mình. II. CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN : - Nguồn lao động của nước ta dồi dào, chất lượng nguồn lao động ngày càng cao. - Phân bố nguồn lao động (cả về chất lượng và số lượng) khá tương phản giữa đồng bào sông Hồng, Đông Nam Bộ với vùng núi, trung du. - Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế quốc dân đã thay đổi theo hướng công nghiệp hóa, tuy còn tới 63,5% lao động họat động trong khu vực nông, lâm, ngư nghiệp. - Việc sử dụng lao động trong các thành phần kinh tế có những thay đổi quan trọng. - Các phương hướng và biện pháp giải quyết vấn đề việc làm ở nước ta hiện nay : phân bố lại dân cư và nguồn lao động, đa dạng hóa nền kinh tế (cả ở thành thị và nông thôn), đẩy mạnh kế hoạch hóa gia đình... III. BÀI MỚI : Hoạt động Thầy và trò Nội dung I. Nguồn lao động : 1. Mặt mạnh : - Nguồn lao động dồi dào : 37,4 triệu lao động (1998) + mỗi năm tăng 1,1 triệu lao động. - Người lao động cần cù, khéo tay, nhiều năm kinh nghiệm sản xuất, có khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật. - Đội ngũ lao động có chuyên môn kỹ thuật ngày càng đông (5 triệu người, chiếm 13% lực lượng lao động, trong đó 23% đạt trình độ CĐ – ĐH). 2. Mặt tồn tại : - Từ 1 nước nông nghiệp đi lên, người lao động VN thiếu tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động chưa cao. - Đội ngũ KHKT và công nhân có tay nghề cao còn mỏng. - Lực lượng lao động phân bố không đều, đặc biệt lao động có kỹ thuật tập trung chủ yếu ở đồng bằng Sông Hồng, Đông Nam Bộ nhất là các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM... - Năng suất lao động xã hội còn thấp, chưa sử dụng hết quỹ thời gian lao động ® thu nhập thấp. - Phân công lao động xã hội trong các ngành chậm chuyển biến. II. Vấn đề sử dụng lao động : 1. Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế có thay đổi: - Giảm lao động nông, lâm, ngư nghiệp 63%. - Tăng lao động CN và xây dựng 11,9%. - Tăng lao động dịch vụ 24,6%. 2. Việc sử dụng lao động trong các thành phần kinh tế có thay đổi (1998) : - Giảm lao động trong khu vực quốc doanh 9%. - Tăng lao động khu vực ngoài quốc doanh 91%. Nguyên nhân : Sự chuyển dịch lao động trên phù hợp với quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường. - Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ngày càng thu hút nhiều lao động nông – lâm – ngư và lao động CN, xây dựng, dịch vụ 3. Năng suất lao động xã hội nói chung còn thấp. - Còn nhiều quỹ thời gian lao động (ở nông thôn, cơ quan, xí nghiệp) chưa sử dụng. III. Vấn đề việc làm : 1. Việc làm đang là một vấn đề KTXH gay gắt, đặc biệt ở các thành phố : - 1998 có 9,4 triệu người thiếu việc làm + 856.000 người thất nghiệp + hàng năm bổ sung 1,1 triệu lao động. - Tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn 28,8%. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị 6,8%. - Tỷ lệ thiếu việc làm, thất nghiệp cao nhất ở đồng bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ ® giải quyết việc làm sẽ đảm bảo đời sống và ổn định trật tự xã hội. 2.Những biện pháp nhằm giải quyết việc làm và sử dụng hợp lý nguồn lao động : * Cả nước : - Phân bố lại dân cư và nguồn lao động . Ví dụ : Tây Nguyên và Đông Nam Bộ đã tiếp nhận người từ các tỉnh đồng bằng Sông Hồng và duyên hải miền Trung. - Đẩy mạnh kế hoạch hóa gia đình. * Ở nông thôn : - Đa dạng hóa các hoạt động kinh tế. - Phát triển kinh tế hộ gia đình. - Chuyển nền nông nghiệp tự cấp tự túc sang nền nông nghiệp hàng hóa, thâm canh và chuyên canh. - Khôi phục và phát triển các nghề thủ công truyền thống, các hoạt động dịch vụ ở nông thôn. - Đẩy mạnh công nghiệp hóa nông thôn. * Ở thành thị : - Phát triển các hoạt động CN – DV (quy mô nhỏ, kỹ thuật tinh xảo, cần nhiều lao động, thu hồi vốn nhanh). - Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, đẩy mạnh hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề và giới thiệu việc làm. - Xuất khẩu lao động. Câu hỏi : 1) Nguồn lao động của nước ta hiện nay có những mặt mạnh và mặt tồn tại nào ? 2) Hãy nêu những thay đổi hiện nay về việc sử dụng lao động trong các ngành KT quốc dân ? Vì sao ? 3) Tại sao vấn đề việc làm đang là vấn đề KT – XH gay gắt ở nước ta hiện nay ? Nêu những biện pháp để sử dụng hợp lý nguồn lao động của nước ta hiện nay. Bài 6 : VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC - VĂN HÓA - Y TẾ I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU : - Làm cho học sinh hiểu được những thành tựu đã đạt được trong sự nghiệp phát triển giáo dục, văn hóa và y tế của nước ta rất là to lớn. Từ đó học sinh có được lòng tự hào về các thành tựu đã đạt được đó. - Giúp cho học sinh nắm được các vấn đề đang đặt ra đối với việc phát triển giáo dục, văn hóa và y tế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. II. CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN : - Nền giáo dục Việt Nam, một nền giáo dục đa dạng và khá hoàn chỉnh, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. - Nền văn hóa Việt Nam đa dạng và giàu bản sắc dân tộc. - Nền y tế nước ta ngày càng hoàn thiện. - Vấn đề chống xuống cấp trong giáo dục và y tế, giữ gìn bản sắc dân tộc trong nền văn hóa của dân tộc Việt Nam. III. BÀI MỚI : Hoạt động Thầy và trò Nội dung I. Những thành tựu trong việc phát triển GD, VH, YT : 1. Giáo dục : a) Việt Nam đã xây dựng nền giáo dục đa dạng, hoàn chỉnh. - Đa dạng về hình thức tổ chức và loại hình đào tạo công lập, bán công, dân lập, trường trẻ em khuyết tật, trường dân tộc nội trú; chính quy, chuyên tu, tại chức, từ xa - Hệ thống giáo dục ngày càng hoàn chỉnh đủ cấp học, bậc học : mẫu giáo, tiểu học, PTTH, THPN, THCN, cao đẳng, đại học, cao học b) Mạng lưới cơ sở giáo dục phân bố rộng khắp cả nước : hơn 23 ngàn trường phổ thông, 239 trường trung học chuyên nghiệp, 110 trường đại học và cao đẳng, có nhiều trung tâm đào tạo lớn Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Huế, Đà Lạt, Cần Thơ c) Trình độ học vấn người dân ngày càng nâng cao : có 92% dân số từ 10 tuổi trở lên biết chữ, số sinh viên cao học, đại học, cao đẳng ngày càng nhiều, đã hoàn thà

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_12_bai_1_27.doc
Giáo án liên quan