I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
- Biết được công cuộc Đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện về kinh tế – xã hội. Một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới.
- Biết được bối cảnh và công cuộc hội nhập quốc tế và KV của nước ta.
- Biết được một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới.
2. Kỹ năng
Phân tích biểu đồ và bảng số liệu về tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng GDp của cả nước và từng thành phần kinh tế, tỉ lệ hộ nghèo của cả nước.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Một số hình ảnh, tư liệu.về thành tựu của công cuộc đổi mới
- Một số tư liệu về sự hội nhập quốc tế và KV
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới
4 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 312 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 12 - Tiết 1, Bài 1: Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập - Phạm Quang Hưng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1 Bài 1
Việt nam trên đường đổi mới và hội nhập
Ngày soạn: 13/8/2013
Ngày giảng: 15/8/2013
I. mục tiêu bài học
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
- Biết được công cuộc Đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện về kinh tế – xã hội. Một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới.
- Biết được bối cảnh và công cuộc hội nhập quốc tế và KV của nước ta.
- Biết được một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới.
2. Kỹ năng
Phân tích biểu đồ và bảng số liệu về tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng GDp của cả nước và từng thành phần kinh tế, tỉ lệ hộ nghèo của cả nước.
II. Phương tiện dạy học
- Một số hình ảnh, tư liệu...về thành tựu của công cuộc đổi mới
- Một số tư liệu về sự hội nhập quốc tế và KV
III. Tiến trình bài giảng
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
ND chính
? Đọc mục 1.a và cho biết bối cảnh nền KT-XH nước ta trước khi tiến hành đổi mới?
* Sau khi thống nhất đất nước (1975) nền kinh tế chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh. Nước ta đi lên từ 1 nền nông nghiệp lạc hậu, phương thức sx kém hiệu quả.
-> Nền kinh tế phải XD gần như từ đầu.
* Tình hình trong nước và quốc tế vào những năm cuối thập kỉ 70 - đầu thập kỉ 80 của thế kỉ XX diễn biến phức tạp (sự rạn nứt của chế độ XHCN bắt đầu xảy ra, các cuộc khủng hoảng kinh tế trên TG) => Có sự tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế nước ta.
* Nền kinh tế nước ta rơi vào tình trạng khủng hoảng kéo dài. Lạm phát có thời kì luôn ở mức 3 con số (năm 1986 lạm phát >700%) => Đời sống nhân dân hết sức cơ cực.
* Những đường lối và chính sách cũ không còn phù hợp với tình hình mới (tình hình thực tế của đất nước và xu thế chung của TG) => khủng hoảng kéo dài
GV: Trong GĐ 1976 – 1980, tốc độc tăng trưởng kinh tế nước ta chỉ đạt 1,4%. Tình trạng khủng hoảng kéo dài buộc nước ta phải tiến hành đổi mới.
GV: Công cuộc đổi mới được manh nha từ năm 1979. Những đổi mới đầu tiên là trong lĩnh vực nông nghiệp với nhiều chương trình:
- Khoán 100: Khoán SP’ theo khâu đến nhóm người lao động trong hợp tác xã NN (chỉ thị 100 CT-TW)
- Khoán 10: Chính sách khoán gọn theo đơn giá đến hộ xã viên (Nghị quyết 10 bộ chính trị khoá VI)
-> Sau đó lan sang các lĩnh vực CN và DV
* Đường lối đổi mới được khẳng định từ ĐH Đảng VI (1986) với 3 xu thế:
=> Khẳng định quyền làm chủ của nhân dân
=> Tạo ra sự đa dạng trong sx, phát triển các thành phần kinh tế ngoài nhà nước (TB tư nhân, tập thể, hộ gia đình...)
=> Mở cửa với nước ngoài, đưa HS, cán bộ ra nước ngoài đào tạo, học tập, hợp tác trên nhiều lĩnh vực (KHCN, XD cơ bản)
GV: Sau hơn 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới, nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu nổi bật trên tất cả các lĩnh vực chính trị, KT-XH và an ninh quốc phòng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức, khó khăn mà chúng ta phải vượt qua để chủ động hội nhập trong thời gian tới
? Quan sát H 1.1, hãy nhận xét tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (tỉ lệ lạm phát) qua các năm từ 1980 -2005?
Lưu ý:
- GĐ: 1986 -1990 chỉ số giá bán lẻ hàng hoá chưa tính dịch vụ
- Từ 1991-1997: Chỉ số giá bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng
- Từ năm 1998 đến nay: Chỉ số giá tiêu dùng
=> Biểu đồ cho thấy cả tỉ lệ lạm phát rất cao (3 con số) trong các năm 1986-1989, sau đó giảm xuống 2 con số (1990-1992). Thậm chí các năm 2000-2001 mức tăng là âm.
GV: Cho HS hiểu ý nghĩa của con số tỉ lệ lạm phát 487,2%.
VD: Với 1000 tỉ đồng (năm 1999) sẽ nâng cấp QL 70 với 4 làn đường, nhưng đến năm 2008 với 1000 tỉ đó chỉ có thể cải tạo QL 70 với 2 làn đường.
VD:
- GĐ 1975-1980: Tốc độ tăng GDP là 0,2%; Năm 1988 là 6%; Năm 1999 là 9,5%
- Tốc độ tăng GDP bình quân GĐ 1987-2004 là 6,9% (thứ 2 Đông Nam á) sau Xingapo.
GV: Cho tới thập kỉ 90 của thế kỉ XX, trong cơ cấu GDP, nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất; CN và DV chiếm tỉ trọng nhỏ.
-> Đến 2005, tỉ trọng KV I (21%), KV II (41%), KV III (38%).
=> Hình thành các vùng kinh tế trọng điểm, phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn, các trung tâm CN, dịch vụ lớn. Những KV vùng núi, sâu xa, biên giới, hải đảo được ưu tiên phát triển.
HĐ: Cho HS quan sát bảng 1 – Tỉ lệ nghèo của cả nước.
Lưu ý: Chuẩn nghèo đói được đưa ra dựa trên thu nhập của người dân.
- Tỉ lệ nghèo LT-TP’: ứng với thu nhập và chi tiêu để đảm bảo 2100 calo/ngày.
- Tỉ lệ nghèo chung: Thu nhập và chi tiêu đảm bảo nhu cầu LT-TP’ và phi lương thực.
GV: Toàn cầu hoá là xu thế to lớn, 1 mặt cho phép nước ta tranh thủ được các nguồn lực bên ngoài (vốn, công nghệ, thị trường...). Mặt khác, nền kinh tế đặt vào thế cạnh tranh quyết liệt bởi các nền kinh tế phát triển trong KV và TG.
ASEAN trở thành 1 liên kết KV gồm 10 nước và là 1 nhân tố quan trọng thúc đẩy sự hợp tác toàn diện giữa các nước trong khối, giữa khối với các nước khác trên TG (ASEAN +).
Nước ta cũng trong lộ trình thực hiện các cam kết của AFTA (KV mậu dịch tự do ASEAN).
Đẩy mạnh quan hệ song phương, đa phương. Đặc biệt, sau 11 năm, đến tháng 11-2007 VN trở thành thành viên chính thức của WTO.
? Dựa vào hình 1.2, hãy nhận xét về tốc độ tăng GDP của các thành phần kinh tế?
- Tốc độ tăng nhanh.
- Đầu tư nước ngoài tăng mạnh...
=> Có tác động tích cực đến việc đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, HĐH đất nước.
VD: Tổng giá trị X-NK tăng từ 3 tỉ USD (1986) -> 69,2 tỉ USD (2005) -> trên 84 tỉ USD (2008), mức tăng TB cho GĐ 1986-2005 là 17,9%.
VN xuất khẩu nhiều mặt hàng: Gạo, cà phê, dệt may...
GV: Có thể bổ sung thêm 1 số khó khăn của VN khi hội nhập.
HĐ: Cho HS đọc và ghi lại ND trong SGK
1. Công cuộc đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện về KT-XH
a. Bối cảnh
- Năm 1975, đất nước thống nhất, cả nước tiến hành hàn gắn vết thương chiến tranh, XD và phát triển đất nước.
- Nước ta đi lên từ 1 nước nông nghiệp lạc hậu.
- Tình hình trong nước và quốc tế những năm cuối thập kỉ 70 đầu thập kỉ 80 diễn biến phức tạp.
- Trong thời gian dài nước ta lâm vào tình trạng khủng hoảng.
b. Diễn biến.
- Công cuộc đổi mới manh nha từ năm 1979 và được khẳng định tại ĐH Đảng VI (1986).
- 3 xu thế đổi mới:
+ Dân chủ hoá đời sống KT – XH.
+ Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều TP` theo định hướng XHCN.
+ Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên TG.
c. Công cuộc đổi mới đã đạt được những thành tựu to lớn.
- Đất nước thoát khỏi khủng hoảng, lạm phát được đẩy lùi và kiềm chế ở mức 1 con số.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao.
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng CNH-HĐH
(Giảm tỉ trọng ở KV I, tăng tỉ trọng KV II và III)
- Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ cũng chuyển biến rõ nét.
- Đời sống nhân dân được cải thiện, tỉ lệ nghèo đói đã giảm nhanh.
2. Nước ta trong hội nhập quốc tế và KV.
a. Bối cảnh.
- TG: Toàn cầu hoá là xu hướng tất yếu.
- Trong nước: Là thành viên của ASEAN (28/7/1995), bình thường hoá quan hệ với Hoa Kì, thành viên của WTO, APEC...
b. Công cuộc hội nhập quốc tế và KV đã đạt được những thành tựu to lớn.
- Thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư nước ngoài (ODA, FDI).
- Đẩy mạnh hợp tác kinh tế, KHKT, khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường...
- Ngoại thương phát triển ở tầm cao mới.
3. Một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc đổi mới và hội nhập.
(SGK trang11)
IV. Củng cố
1. Bối cảngh quốc tế những năm cuối thế kỉ XX có ảnh hưởng ntn đến công cuộc đổi mới ở nước ta?
2. Nêu những thành tựu của nước ta khi tiến hành đổi mới.
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_12_tiet_1_bai_1_viet_nam_tren_duong_doi_m.doc