Giáo án Địa lí Lớp 12 - Tiết 15, Bài 13: Thực hành đọc bản đồ địa hình, điền vào lược đồ trống một số dãy núi và đỉnh núi - Phạm Quang Hưng

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức

Khắc sâu thêm, cụ thể và trực quan hơn các kiến thức về địa hình, sông ngòi.

2. Kỹ năng

- Đọc bản đồ địa hình, sông ngòi. Xác định đúng các địa danh trên bản đồ.

- Điền và ghi đúng trên lược đồ 1 số dãy núi và đỉnh núi.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Bản đồ tự nhiên VN.

- Atlat địa lí VN.

- Lược đồ VN đã điền sẵn các cánh cung, các dãy núi, đỉnh núi theo yêu cầu của bài (A0).

- HS chuẩn bị lược đồ trống VN (A4)

- Bút chì.

III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG

1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ:

? Nêu đặc điểm của mối miền địa lí tự nhiên. Những thuận lợi và khó khăn trong việc SD tự nhiên của mỗi miền.

3. Bài mới

 

doc2 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 24/06/2022 | Lượt xem: 232 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 12 - Tiết 15, Bài 13: Thực hành đọc bản đồ địa hình, điền vào lược đồ trống một số dãy núi và đỉnh núi - Phạm Quang Hưng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 15 Bài 13 Thực hành: đọc bản đồ địa hình, điền vào lược đồ trống một số dãy núi và đỉnh núi. Ngày soạn:12/11/2012 Ngày giảng:14/11/2012 I. mục tiêu bài học Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức Khắc sâu thêm, cụ thể và trực quan hơn các kiến thức về địa hình, sông ngòi. 2. Kỹ năng - Đọc bản đồ địa hình, sông ngòi. Xác định đúng các địa danh trên bản đồ. - Điền và ghi đúng trên lược đồ 1 số dãy núi và đỉnh núi. II. Phương tiện dạy học - Bản đồ tự nhiên VN. - Atlat địa lí VN. - Lược đồ VN đã điền sẵn các cánh cung, các dãy núi, đỉnh núi theo yêu cầu của bài (A0). - HS chuẩn bị lược đồ trống VN (A4) - Bút chì. III. Tiến trình bài giảng 1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu đặc điểm của mối miền địa lí tự nhiên. Những thuận lợi và khó khăn trong việc SD tự nhiên của mỗi miền. 3. Bài mới Bài tập I Xác định vị trí của các dãy núi, đỉnh núi và dòng sông trên bản đồ ĐLTN VN (Hoặc Atlat địa lí VN) a. Các dãy núi cao nguyên. HĐ: Cho HS xác định các dãy núi và cao nguyên -> Sau đó yêu cầu HS lên chỉ bản đồ tự nhiên VN treo tường. - Các dãy núi: HLS, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam, Hoành Sơn, Bạch Mã. Các cánh cung: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. - Các cao nguyên đá vôi: Tà Phình, Sơn La, Sìn Chải, Mộc Châu. - Các cao nguyên ba dan: Đăclăk, Plâycu, Mơ Nông, Di Linh. b. Các đỉnh núi Đỉnh núi Khu vực Độ cao (m) Đỉnh núi Khu vực Độ cao (m) Phanxipăng Lào Cai – Lai Châu 3143 Khoa La San Điện Biên 1853 Pu Hoạt Nghệ An 2452 Tây Côn Lĩnh Hà Giang 2419 Ngọc Linh Kon Tum 2598 Pu xa lai leng Nghệ An 2711 Rào Cỏ Hà Tĩnh 2235 Hoành Sơn Hà Tĩnh – Quảng Bình 1046 Bạch Mã Huế - Đà Nẵng 1444 Chư Yang Sin Đăc Lăk 2405 Lang Biang Lâm Đồng 2167 c. Các dòng sông Sông Hồng, sông chảy, sông Lô, sông Đà, sông Thái Bình, sông Mã, sông Cả, sông Hương, sông Thu Bồn, sông Trà Khúc, sông Đà Rằng, sông Đồng Nai, sông Tiền, sông Hậu. Bài tập II Điền vào lược đồ trống (do HS chuẩn bị ở nhà trên hổ A4) - Các cánh cung: sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. - Các dãy núi: HLS, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam, Hoành Sơn, Bạch Mã. - Các đỉnh núi: Tây Côn Lĩnh, Phan xi păng, Ngọc Linh, Chư Yang Sin (Yêu cầu HS dựa vào bản đồ ĐLTNVN hoặc Atlat VN để điền chính xác – Ghi đầy đủ ND chú thích về tên, độ cao...) IV. Củng cố - dặn dò 1. Hoàn thành việc xác định và điền vào lược đồ trống. 2. Ghi chính xác và đầy đủ thông tin.

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_12_tiet_15_bai_13_thuc_hanh_doc_ban_do_di.doc
Giáo án liên quan