I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
- Hiểu rõ tình hình suy giảm tài nguyên rừng và đa dạng sinh học, tình trạng suy thoái và hiện trạng SD tài nguyên đất ở nước ta. Phân tích được nguyên nhân và hậu quả của sự suy giảm tài nguyên sinh vật, sự suy thoái tài nguyên đất.
- Biết các biện pháp của nhà nước nhằm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên rừng, đa dạng sinh học, các biện pháp bảo vệ tài nguyên đất và 1 số tài nguyên khác (nước, khoáng sản, biển.)
2. Kỹ năng
- Phân tích các bảng số liệu về biến động rừng, suy giảm số lượng loài động, thực vật. Từ đó nhận xét sự suy giảm TN rừng và đa dạng về sinh vật ở nước ta.
- Liên hệ thực tế địa phương.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Các bảng số liệu trong SGK.
- Tranh ảnh về hoạt động chặt phá, đốt rừng, hậu quả mất rừng (Xói mòn, rửa trôi, hoang mạc hoá.)
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Thu 1 số bài thực hành HS đã hoàn thành ở nhà.
5 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 24/06/2022 | Lượt xem: 443 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 12 - Tiết 16, Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên - Phạm Quang Hưng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 16 Bài 14
Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Ngày soạn:19/11/2012
Ngày giảng:21/11/2012
I. mục tiêu bài học
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
- Hiểu rõ tình hình suy giảm tài nguyên rừng và đa dạng sinh học, tình trạng suy thoái và hiện trạng SD tài nguyên đất ở nước ta. Phân tích được nguyên nhân và hậu quả của sự suy giảm tài nguyên sinh vật, sự suy thoái tài nguyên đất.
- Biết các biện pháp của nhà nước nhằm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên rừng, đa dạng sinh học, các biện pháp bảo vệ tài nguyên đất và 1 số tài nguyên khác (nước, khoáng sản, biển....)
2. Kỹ năng
- Phân tích các bảng số liệu về biến động rừng, suy giảm số lượng loài động, thực vật. Từ đó nhận xét sự suy giảm TN rừng và đa dạng về sinh vật ở nước ta.
- Liên hệ thực tế địa phương.
II. Phương tiện dạy học
- Các bảng số liệu trong SGK.
- Tranh ảnh về hoạt động chặt phá, đốt rừng, hậu quả mất rừng (Xói mòn, rửa trôi, hoang mạc hoá...)
III. Tiến trình bài giảng
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Thu 1 số bài thực hành HS đã hoàn thành ở nhà.
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
ND chính
? Dựa vào bảng 14.1, em hãy phân tích, nhận xét về tình hình biến động rừng qua các giai đoạn 1943-1983 và 1983-2005. Vì sao có sự biến động đó?
* Từ 1943 – 1983:
- Có thêm 0.4 triệu ha rừng trồng.
- Mất đi: 7.5 triệu ha rừng tự nhiên (từ 14.3 triệu ha xuống 6.8 triệu ha), TB mỗi năm mất đi 187.500 ha rừng tự nhiên.
- Tổng diện tích có rừng chỉ là 7,2 triệu ha (Giảm 7,1 triệu ha so với năm 1943)
- Nguyên nhân:
+ Chiến tranh.
+ Tình trạng khai thác quá mức.
+ Chặt phá, đốt rừng làm nương rẫy.
* Từ 1983-2005:
- Diện tích rừng trồng tăng từ 0,4 -> 2,5 triệu ha (TB tăng 95.455 ha).
- Rừng tự nhiên tăng từ 6,8 -> 10,2 triệu ha (TB tăng 154.545 ha).
- Tổng diện tích có rừng tăng từ 7,2 -> 12,7 triệu ha.
- Nguyên nhân: Nhờ các biện pháp trồng mới, bảo vệ rừng (chương trình trồng 5 triệu ha rừng 2005-2010)
GV: Với tổng diện tích có rừng năm 2005 còn kém năm 1943 là 1,6 triệu ha.
HĐ: Cho HS khái quát tổng diện tích rừng và chất lượng rừng trong khoảng thời gian trên -> Rút ra kết luận.
Cụ thể:
- Năm 1943 nước ta còn gần 10 triệu ha rừng giàu (chiếm 70% diện tích rừng) -> Hiện nay còn rất ít.
- Rừng nước ta hiện nay chủ yếu là rừng non mới được phục hồi và rừng trồng chưa khai thác được. Hiện nay 70% diện tích là rừng nghèo và rừng mới phục hồi.
GV:
Ngoài ý nghĩa kinh tế, rừng còn có vai trò quan trọng trong cân bằng sinh thái => Bởi vậy, việc bảo vệ và phát triển có ý nghĩa rất lớn.
- Trước hết: Nâng độ che phủ rừng trong cả nước từ 38% hiện tại -> 45-50% (Vùng núi dốc từ 70-80%).
- Thực hiện những quy định về quy hoạch, bảo vệ và phát triển rừng. Cụ thể đối với 3 loại rừng:
+ Rừng phòng hộ: Có kế hoạch, biện pháp bảo vệ, nuôi dưỡng rừng hiện có, trông rừng trên đất trống, đồi trọc.
+ Rừng đặc dụng: Bảo vệ cảnh quan, đa dạng về sinh vật của các VQG và khu bảo tồn thiên nhiên.
+ Rừng sx: Duy trì phát triển diện tích, độ phì và chất lượng rừng.
GV: Nhiệm vụ trước mắt, quy hoạch và trồng mới 5 triệu ha rừng (đến 2010) -> Đáp ứng yêu cầu phủ xanh 43% diện tích và phục hồi sự cân bằng môi trường sinh thái ở VN.
GV: Giới sinh vật nước ta có tính đa dạng cao thể hiện ở số lượng thành phần loài, các kiểu hệ sinh thái và nguồn gen quý. Tuy nhiên, tính đa dạng SV của nước ta đang bị suy giảm.
? Dựa vào bảng 14.2, hãy nêu sự đa dạng thành phần loài và sự suy giảm số lượng loài thực, động vật trên nước ta?
- Số lượng loài đã biết (thống kê trong SGK – trang 59)
- Suy giảm: SGK – Trang 59.
? Nguyên nhân làm suy giảm số lượng các loài sinh vật là gì? Cần có biện pháp gì để bảo vệ sự đa dạng SV ở VN?
- Sự khai thác quá mức của con người: Chặt phá rừng, khai thác quá mức nguồn TN thuỷ sản...
- Ô nhiễm môi trường do việc phát triển CN và hoạt động sinh sống của con người...
VD:
+ Năm 1986 cả nước có 87 khu với 7 vườn QG
+ Năm 2007: Có 30 VQG (MB 14, MN 16); 65 khu dự trữ sinh quyển (6 khu sự trữ được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển TG).
=> Bảo vệ các nguồn gen quý khỏi nguy cơ tuyệt chủng (đã có 360 loài thực vật và 350 loài động vật thuộc loài quý hiếm được đưa vào sách đỏ VN)
VD:
+ Khai thác gỗ quý, gỗ trong rừng cấm, rừng non, gây cháy rừng.
+ Săn bắn động vật trái phép.
+ Dùng chất nổ đánh bắt cá, cá con...
+ Gây độc hại cho môi trường nước...
GV: Với khoảng 12,7 triệu ha đất có rừng (2005), tỉ lệ che phủ mới đạt 38% diện tích thì chưa dảm bảo được sự cân bằng sinh thái đối với môi trường nhiệt đới ẩm nước ta.
- Diện tích đất NN chiếm 28,4% tổng diện tích tự nhiên. Bình quân đất NN/đầu người thấp 0,1 ha (rất thấp đối với 1 nước NN như VN).
- Trong 5,25 triệu ha chưa SD có:
+ 350.000 ha là đất đồng bằng (khả năng mở rộng diện tích là không lớn)
+ 5 triệu ha là đất đồi núi thoái hoá nặng -> Việc cải tạo, SD gặp nhiều khó khăn.
GV: Hiện nay do chủ trương toàn dân đẩy mạnh bảo vệ rừng và trồng rừng -> diện tích đất trống, đồi trọc giảm mạnh.
=> Hiện nay có khoảng 9,3 triệu ha đất bị đe doạ sa mạc hoá (chiếm khoảng 28% diện tích đất đai)
? Nêu các biểu hiện của sự suy thoái tài nguyên đất, các biện pháp bảo vệ?
- Biểu hiện: Đất xói mòn, rửa trôi, bạc màu, glây, nhiễm mặn, nhiễm phèn...
- Biện pháp:
+ Vùng đồi núi: Việc canh tác phải hết sự thận trọng (có thể gây xói mòn, rửa trôi...)
VD: Làm ruộng bậc thang, đào hố vẩy cá; áp dụng các biện pháp nông –lâm kết hợp (tạo sp’ + thu nhập); Bảo vệ rừng và đất rừng...
+ Vùng đồng bằng: Đất NN đang bị lấn chiếm (các khu CN , chung cư...)
* Luân canh, xen canh, gối vụ, bón phân, cải tạo đất phèn...
* Nguyên nhân: SD chất hoá học, thuốc trừ sâu, nước thải CN chứa nhiều chất độc hại, khó hoà tan...
Chuyển ý: Ngoài tài nguyên về sinh vật, đất, nước ta còn nhiều nguồn tài nguyên khác: khoáng sản, nước, biển...việc SD các tài nguyên này cũng cần hợp lí.
HĐ: Kẻ bảng tổng hợp, chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận về 1 loại tài nguyên
1. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật.
a. Tài nguyên rừng
* Suy giảm tài nguyên rừng và hiện trạng rừng.
- Tổng diện tích rừng tăng lên nhưng rừng vẫn bị suy thoái vì chất lượng rừng chưa được phục hồi.
- 70% diện tích là rừng nghèo và rừng mới phục hồi.
* Biện pháp bảo vệ TN rừng:
- Nâng độ che phủ 45-50% (vùng núi dốc 70-80%)
- Thực hiện những quy định về quy hoach, bảo vệ và phát triển rừng.
- Triển khai luật bảo vệ và phát triển rừng. Giao quyền SD đất và bảo vệ rừng cho người dân.
b. Đa dạng sinh học
* Giới SV có tính đa dạng cao nhưng đang bị suy giảm. Biểu hiện: Diện tích rừng bị thu hẹp, các kiểu hệ sinh thái, TP` loài và nguồn gen đang giảm đi.
* Biện pháp:
- XD các VQG và khu bảo tồn thiên nhiên.
- Ban hành sách đỏ VN.
- Các quy định về khai thác.
2. SD và bảo vệ tài nguyên đất.
a. Hiện trạng SD tài nguyên đất.
- Năm 2005 nước ta có khoảng 12,7 triệu ha đất có rừng.
- 9,4 triệu ha SD trong NN, bình quân trên 0,1 ha/người.
- 5,35 triệu ha đất chưa SD.
- Diện tích đất trống, đồi trọc giảm mạnh nhưng diện tích đất suy thoái còn rất lớn.
b. Các biện pháp bảo vệ tài nguyên đất.
- Vùng đồi núi:
+ Tổ chức định canh, định cư.
+ Phối hợp các biện pháp thuỷ lợi và canh tác thích hợp.
- Đối với đất NN (vùng đồng bằng)
+ Quản lí và SD đất hợp lí.
+ Thâm canh, nâng cao hiệu quả SD đất.
+ Canh tác, cải tạo đất hợp lí.
+ Phòng ngừa ô nhiễm, thoái hoá môi trường.
3. SD và bảo vệ các tài nguyên khác.
Tài nguyên
Tình hình sử dụng
Các biện pháp
Nước
- Ngập lụt vào mùa mưa, thiếu nước mùa khô
- Ô nhiễm
SD hiệu quả, tiết kiệm, chống ô nhiễm
Khoáng sản
- Chưa có quy hoạch
- Lãng phí trong khai thác, vận chuyển và chế biến
Quản lí chặt chẽ, tránh lãng phí, ô nhiễm môi trường trong tất cả các khâu.
Du lịch
Chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có, đang bị xuống cấp (nhất là tài nguyên nhân văn, các công trình kiến trúc)
Bảo tồn, tôn tạo và bảo vệ cảnh quan khỏi ô nhiễm, phát triển du lịch sinh thái...
Các tài nguyên khác: Khí hậu, biển...
Đang có nguy cơ ô nhiễm và suy thoái
Sử dụng hợp lí và bền vững
IV. Củng cố
1. Nêu tình trạng suy giảm TN rừng và đa dạng sinh học ở nước ta? Các biện pháp?
2. Tình trạng suy thoái TN đất và biện pháp bảo vệ đất vùng đồi núi và đồng bằng?
3. Các loại TN khác cần được SD và bảo vệ.
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_12_tiet_16_bai_14_su_dung_va_bao_ve_tai_n.doc