Giáo án Địa lí Lớp 12 - Tiết 17, Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai - Phạm Quang Hưng

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức

- Biết 1 số vấn đề chính về bảo vệ môi trường ở nước ta: mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí).

- Nắm được 1 số loại thiên tai chủ yếu (bão, lụt, lũ quét, khô hạn, động đất) thường xuyên gây tác hại đến đời sống và kinh tế.

- Nhận thức được tác hại và biết cách phòng chống đối với mỗi loại thiên tai.

- Nắm được ND “chiến lược quốc gia” về bảo vệ môi trường.

2. Kỹ năng

- Liên hệ thực tế để giải thích nguyên nhân phát sinh và tác hại của mỗi loại thiên tai.

- Kỹ năng vận dụng vào thực tiễn.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Bản đồ tự nhiên VN.

- Tranh ảnh về bão lũ, hạn hán.

III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG

1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ:

? Nêu tình trạng suy giảm tài nguyên rừng và các biện pháp bảo vệ rừng?

? Nêu tình trạng suy giảm tài nguyên sinh vật và các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học?

? Nêu tình trạng suy giảm tài nguyên đất và các biện pháp bảo vệ đất ở vùng đồi núi và đồng bằng?

 

doc5 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 24/06/2022 | Lượt xem: 326 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 12 - Tiết 17, Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai - Phạm Quang Hưng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 17 Bài 15 Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai Ngày soạn:29/11/2012 Ngày giảng:01/12/2012 I. mục tiêu bài học Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức - Biết 1 số vấn đề chính về bảo vệ môi trường ở nước ta: mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí). - Nắm được 1 số loại thiên tai chủ yếu (bão, lụt, lũ quét, khô hạn, động đất) thường xuyên gây tác hại đến đời sống và kinh tế. - Nhận thức được tác hại và biết cách phòng chống đối với mỗi loại thiên tai. - Nắm được ND “chiến lược quốc gia” về bảo vệ môi trường. 2. Kỹ năng - Liên hệ thực tế để giải thích nguyên nhân phát sinh và tác hại của mỗi loại thiên tai. - Kỹ năng vận dụng vào thực tiễn. II. Phương tiện dạy học - Bản đồ tự nhiên VN. - Tranh ảnh về bão lũ, hạn hán. III. Tiến trình bài giảng 1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu tình trạng suy giảm tài nguyên rừng và các biện pháp bảo vệ rừng? ? Nêu tình trạng suy giảm tài nguyên sinh vật và các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học? ? Nêu tình trạng suy giảm tài nguyên đất và các biện pháp bảo vệ đất ở vùng đồi núi và đồng bằng? 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS ND chính GV: Bảo vệ môi trường là 1 trong những ND chính của phát triển bền vững. 2 vấn đề quan trọng nhất trong bảo vệ môi trường ở nước ta: - Mất cân bằng sinh thái. - Ô nhiễm môi trường. ? Hãy nêu nguyên nhân gây mất cân bằng sinh thái môi trường và các biểu hiện của tình trạng này ở nước ta? * Nguyên nhân: Do sự khai thác, tác động quá mức vào 1 thành phần tự nhiên. VD: Tình trạng phá huỷ, khai thác quá mức rừng có thể gây mất cân bằng sinh thái, làm cho: - Đất đai xói mòn, rửa trôi mạnh. - Hạ thấp mực nước ngầm. - Tăng tốc độ dòng chảy của sông về mùa lũ. - Làm khí hậu trái đất nóng lên. - Mất nơi sống của nhiều loài động vật... * Biểu hiện => HS ghi bài ? Hãy nêu nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đô thị và nông thôn? * Nguyên nhân: Do chất thải trong sx và sinh hoạt. GV: Tình trạng ô nhiễm đất, nước, không khí, tiếng ồn... trở thành vấn đề nghiêm trọng ở các thành phố lớn, các khu CN, khu dân cư và 1 số vùng cửa sông ven biển. ở nhiều nơi, nồng độ các chất gây ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. => Bên cạnh việc SD tài nguyên cần bảo vệ môi trường sống của con người. Chuyển ý: Là 1 đất nước nhiệt đới ẩm gió mùa, nằm gần biển Đông, bên cạnh những thuận lợi, thiên nhiên cũng gây cho nước ta nhiều thiên tai. HĐ: Kẻ bảng, chia lớp thành nhóm Loại thiên tai Thời gian và KV xảy ra Hậu quả Biện pháp phòng chống Thời gian Khu vực Bão Ngập lụt Lũ quét Hạn hán Các thiên tai khác ? Dựa vào hình 9.3 (trang 43) nhận xét về hướng di chuyển và tần suất của bão ở VN? - Thời gian bắt đầu và kết thúc có thể sớm hoặc muộn hơn 1 tháng nhưng cường độ yếu (tháng 8,9,10 chiếm 70% tổng số cơn bão hàng năm). - TB mỗi năm có 3-4 cơn bão đổ bộ trực tiếp vào bờ biển, năm nhiều 8-10, năm ít 1-2 (TB trong 45 năm t rở lại đây là 8,8 cơn/năm). - Lượng mưa trong cơn bão đạt tới 300-400 mm, có khi tới 500-600 mm (Lượng mưa bão TB chiếm 1/3 lượng mưa của vùng ven biển). GV: Dải đồng bằng ven biển miền Trung là vùng chịu thiệt hại nặng nề nhất của bão Do nằm trên đường đi của phần lớn các cơn bão, địa hình hẹp ngang, các dãy núi án ngữ phía Tây, nhiều núi ăn lan ra biển chắn gió bão -> trút mưa lớn cho miền Trung. * Gió bão có thể gây ra sóng biển cao tới 9-10m, làm mực nước biển dâng 1,5-2m. => Bão là 1 thiên tai gây tác hại rất lớn cho sx và đời sống nhân dân, nhất là vùng ven biển. * Biện pháp: - Dự báo chính xác quá trình hình thành và di chuyển của bão. - Thông báo cho tàu thuyền ở gần vùng bão. - Gia cố đê điều, sơ tán người dân. - Chống bão kết hợp với chống lụt, úng ở đồng bằng, lũ và xói mòn ở miền núi. * Diện mưa rộng, lũ tập trung ở các hệ thống sông lớn, mặt đất thấp, xung quanh có đê sông, đê biển bao bọc, mật độ XD cao. * Mưa lớn + triều cường. Nước sông Mê Kông lên xuống từ từ là do: - Sông dài, lưu vực lớn, chảy qua nhiều miền khí hậu, độ dốc không lớn lắm (16 cm/km). - Lượng mưa không dồn dập ngay 1 lúc tại KV mà sông chảy qua. Do có ĐK san bằng mức chênh lệch giữa các địa phương. - Tác động điều hoà của các ao hồ (nhất là hồ Tônlêxap – Biển Hồ – Campuchia- 3000km2). * Do mưa bão lớn (tháng 9,10) nước biển dâng và lũ nguồn. GV: ở những KV này, bề mặt đất dễ bị bóc mòn khi có mưa đổ xuống. * Là thiên tai bất thường, khó phán đoán -> Gây hậu quả nghiêm trọng. * Biện pháp: - Quy hoạch các điểm dân cư tránh các vùng lũ quét. - Quản lí, SD đất hợp lí. - Thực hiện trồng rừng, các biện pháp thuỷ lợi -> hạn chế dòng chảy và chống xói mòn đất. * Thời gian: + 3-4 tháng ở các thung lũng khuất gió miền Bắc: Yên Châu, sông Mã (Sơn La), Lục Ngạn (Bắc Giang)... + 4-5 tháng ở đồng bằng Nam Bộ và vùng thấp Tây Nguyên. + 6-7 tháng vùng ven biển cực NTB. * Hậu quả: - Gia tăng các nguy cơ cháy rừng, thiếu nước cho sinh hoạt và sx. - Miền Trung động đất ít hơn, Nam Bộ biểu hiện rất yếu. - Các thiên tai này xảy ra cục bộ ở 1 số vùng. Chuyển ý: Trên đất nước có nhiều thiên tai như nước ta, nhà nước cần đề ra các biện pháp để bảo vệ môi trường và TNTN. GV: Chiến lược được XD dựa trên những nguyên tắc chung của chiến lược bảo vệ toàn cầu (WSC) do Liên hiệp quốc tế bảo vệ thiên nhiên và TNTN (IUCN) đề xuất. * Có ý nghĩa quyết định đối với đời sống con người * Có liên quan đến lợi ích lâu dài của nhân dân VN và của cả nhân loại. * Điều khiển việc SD trong giới hạn có thể phục hồi được. * Phù hợp với yêu cầu về đời sống con người. 1. Bảo vệ môi trường * Tình trạng mất cân bằng sinh thái - Biểu hiện: Gia tăng các thiên tai – bão lũ, hạn hán và sự biến đổi thất thường về thời tiết, khí hậu. * Tình trạng ô nhiễm môi trường: Đất, nước, không khí... 2. Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống. a. Bão - Thời gian: Từ tháng 6 -> T11 (Tập trung vào tháng 9,10 sau đó đến tháng 8). - Mùa bão chậm dần từ B->N. - KV hoạt động: Vùng bờ biển nước ta. - Hậu quả: + Gió bão mạnh, sức tàn phá lớn. + Mưa to gây lụt lội, ngập mặn vùng ven biển. - Biện pháp: Coi trọng công tác dự báo và phòng chống bão. b. Ngập lụt - Thời gian: Vào mùa mưa bão. - KV xảy ra: + Châu thổ sông Hồng. + Đồng bằng SCL. + Vùng trũng BTB và hạ lưu các sông lớn ở NTB. - Hậu quả: Thiệt hại cho vụ hè thu các đồng bằng sông Hồng và SCL. - Biện pháp: XD công trình thoát lũ và ngăn thuỷ triều. c. Lũ quét. - Thời gian: + Tháng 6->10: Vùng núi phía Bắc. + Tháng 10->12: Vùng núi từ Hà Tĩnh -> NTB. - KV xảy ra: KV sông suối có địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, mất lớp phủ thực vật. - Hậu quả: Thiệt hại về người và tài sản. - Biện pháp: d. Hạn hán - Thời gian: Mức độ kéo dài tuỳ nơi vào mùa khô. - Hậu quả: Thiệt hại cho sx và ảnh hưởng đến đời sống. - Biện pháp: XD các công trình thuỷ lợi. đ. Các thiên tai khác - Động đất: TB, ĐB, ven biển NTB. - Lốc, mưa đá, sương muối: KV miền núi phía Bắc. 3. Chiến lược QG về bảo vệ tài nguyên và môi trường. * Nguyên tắc: Đảm bảo sự bảo vệ đi đôi với phát triển bền vững. * Nhiệm vụ chiến lược: - Duy trì môi trường sống và các quá trình sinh thái chủ yếu. - Đảm bảo sự giàu có của đất nước về vốn gen các loài nuôi trồng cũng như các loài hoang dại. - Đảm bảo việc SD hợp lí các nguồn TNTN. - Đảm bảo chất lượng môi trường. - ổn định dân số ở mức cân bằng với khả năng SD hợp lí các tài nguyên tự nhiên. - Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, kiểm soát và cải tạo môi trường. IV. Củng cố 1. Nêu những vấn đề chủ yếu về bảo vệ môi trường ở nước ta? 2. Cho biết thời gian tác động, hậu quả và biện pháp phòng chống bão ở NV? 3. Nêu các vùng hay xảy ra ngập lụt, lũ quét, hạn hán ở nước ta. Cần làm gì để giảm nhẹ tác hại của các thiên tai này? ở nước ta động đất hay xảy ra ở vùng nào? 4. Nêu các nhiệm vụ chủ yếu của Chiến lược QG về bảo vệ tài nguyên và môi trường?

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_12_tiet_17_bai_15_bao_ve_moi_truong_va_ph.doc