I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
- Trình bày được vị trí địa lí, giới hạn, phạm vi lãnh thổ nước ta.
- Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đối với tự nhiên, KT-XH và quốc phòng.
2. Kỹ năng
Xác định được vị trí địa lí VN trên bản đồ bản đồ các nước Đông Nam Á và thế giới.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Bản đồ các nước Đông Nam Á
- Bản đồ các nước trên TG
- Sơ đồ về đường cơ sở và sơ đồ đường phân định vịnh Bắc Bộ, sơ đồ phạm vi vùng biển.
- Bản đồ các KV giờ trên trái đất
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
? Nêu bối cảnh, diễn biến và những thành tựu của công cuộc đổi mới KT- XH ở nước ta?
? Bối cảnh và thành tưụ của nước ta trong hội nhập quốc tế và KV?
5 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 401 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 12 - Tiết 2+3, Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ - Trường THPT Thị trấn Yên 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 2,3 Bài 2
vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
Ngày soạn: 13/8/2012
Ngày giảng:15/8/2012
22/8/2012
I. mục tiêu bài học
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
- Trình bày được vị trí địa lí, giới hạn, phạm vi lãnh thổ nước ta.
- Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đối với tự nhiên, KT-XH và quốc phòng.
2. Kỹ năng
Xác định được vị trí địa lí VN trên bản đồ bản đồ các nước Đông Nam á và thế giới.
II. Phương tiện dạy học
- Bản đồ các nước Đông Nam á
- Bản đồ các nước trên TG
- Sơ đồ về đường cơ sở và sơ đồ đường phân định vịnh Bắc Bộ, sơ đồ phạm vi vùng biển.
- Bản đồ các KV giờ trên trái đất
III. Tiến trình bài giảng
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
? Nêu bối cảnh, diễn biến và những thành tựu của công cuộc đổi mới KT- XH ở nước ta?
? Bối cảnh và thành tưụ của nước ta trong hội nhập quốc tế và KV?
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
ND chính
HĐ: Xác định vị trí của nước ta trên bản đồ
? Quan sát bản đồ các nước Đông Nam á, trình bày những về vị trí địa lí của nước ta?
- Các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây trên đất liền; Tọa độ địa lí các điểm cực.
- Các nước láng giềng trên đất liền và trên biển
GV: Nếu từ TP HCM, kéo dài 1 bán kính khoảng 2000 km có thể đi được hầu hết thủ đô các nước Đông Nam á.
* Hệ toạ độ:
- Điểm cực Bắc: 23023’B (xã Lũng Cú, Huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang).
- Điểm cực Nam: 8034’B (Xã Đất Mũi, H.Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau).
- Điểm cực Tây: 102009’Đ (Xã Sín Thầu, H. Mường Nhé, Điện Biên).
- Điểm cực Đông: 109024’Đ (Xã Vạn Thạnh, H.Vạn Ninh, Khánh Hoà).
GV: Trên vùng biển, hệ toạ độ địa lí của nước ta còn kéo dài tới khoảng vĩ độ 6050’B và khoảng từ kinh độ 1020 - 117020’Đ trên biển Đông.
=> Như vậy, VN vừa gắn với lục địa á-Âu, vừa tiếp giáp với biển Đông và thông ra Thái Bình Dương. Kinh tuyến 1050Đ đi qua lãnh thổ nước ta -> Lãnh thổ nằm trong múi giờ thứ 7 (Múi số 7 từ 97030’Đ -> 112030’Đ).
GV: Lãnh thổ VN là 1 khối thống nhất và toàn vẹn, bao gồm: Vùng đất, vùng biển và vùng trời.
? Dựa vào bản đồ tự nhiên VN xác định đặc điểm vùng đất của Việt Nam?
- Vùng đất gồm toàn bộ phần đất liền và các hải đảo.
- Đường biên giới trên đất liền dài trên 4600 km, tiếp giáp với 3 nước:
+ Trung Quốc: > 1.400 km, giáp 7 tỉnh của VN và 2 tỉnh TQ (Vân Nam, Quảng Tây).
+ Lào: 2.100 km, giáp 10 tỉnh VN và 10 tỉnh của Lào.
+ CPC: > 1.100 km, giáp 10 tỉnh VN.
GV: Phần lớn biên giới nước ta nằm ở KV miền núi, thường xác định theo các địa hình đặc trưng: Đỉnh núi, sông suốiViệc thông thương giữa nước ta và các nước được tiến hành qua các cửa khẩu.
? Kể tên 1 số cửa khẩu quốc tế quan trọng trên đường biên giới nước ta với TQ, Lào, CPC?
- TQ: Móng Cái, Hữu Nghị, Đồng Đăng, Lào Cai
- Lào: Cầu Treo (Hà Tĩnh), Lao Bảo (Quảng Trị)
- CPC: Mộc Bài (Tây Ninh)
GV:
- Đường bờ biển nước ta cong hình chữ S dài 3260 km từ Móng Cái (Q.Ninh) -> Hà Tiên (Kiên Giang) -> Tạo điều kiện cho 28/63 tỉnh có điều kiện khai thác tài nguyên biển.
- Có trên 4000 đảo lớn nhỏ, phần lớn ở ven bờ. Nhiều đảo và quần đảo có tầm quan trọng chiến lược về kinh tế và quốc phòng: Cát Bà, Vân Đồn, Bạch Long Vĩ, Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc
GV: Vùng biển VN tiếp giáp với vùng biển của các nước TQ, CPC, Philippin, Malaixia, Brunây, Inđônêxia, Xingapo, Thái Lan.
Sơ đồ phạm vi các vùng biển
theo luật biển 1982
PhạM vi các vùng biển theo
luật biển quốc tế (1982)
Giới hạn ngoài vùng tiếp giáp
Giới hạn ngoài của lãnh hải
Giới hạn vùng đặc quyền kinh tế
Đường cơ sở
Đường bờ biển
Mặt nước đại dương
Vùng tiếp giáp
Lãnh hải
Nội thủy
Vùng đặc quyền kinh tế (200 hải lí)
12
hải lí
12
hải lí
Vùng thềm lục địa pháp lí theo luật biển (1982)
* Ngày 12/11/1982, chính phủ đã ra tuyên bố quy định đường cơ sở ven bờ (Gồm 11 điểm: Từ Vịnh Thái Lan -> đảo Cồn Cỏ) cú tọa độ đó xỏc định, gồm: điểm A1 (hũn Nhạn thuộc quần đảo Thổ Chu tỉnh Kiờn Giang); điểm A2 (hũn Đỏ Lẻ thuộc quần đảo Hũn Khoai tỉnh Cà Mau); điểm A3, A4, A5 (hũn Tai Lớn, hũn Bụng Lang, hũn Bảy Cạnh thuộc quần đảo Cụn Sơn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu); điểm A6 (hũn Hải thuộc tỉnh Ninh Thuận); điểm A7, điểm A8 (hũn Đụi, mũi Đại Lónh thuộc tỉnh Khỏnh Hũa); điểm A9 (hũn ễng Căn thuộc tỉnh Bỡnh Định); điểm A10 (đảo Lý Sơn thuộc tỉnh Quảng Ngói); điểm A11 (đảo Cồn Cỏ thuộc tỉnh Quảng Trị).=> Để tính chiều rộng lãnh hải VN. Vùng nội thuỷ được xem như 1 bộ phận trên đất liền.
* Lãnh hải VN có chiều rộng 12 hải lí.
Ranh giới của lãnh hải được xác định bởi các đường song song cách đều đường cơ sở về phía biển và đường phân định trên các vịnh với các nước có liên quan.
=> Ranh giới (giới hạn ngoài của lãnh hải) chính là biên giới QG trên biển.
* Vùng tiếp giáp lãnh hải rộng 12 hải lí => Trong vùng này nhà nước ta có quyền thực hiện các biện pháp bảo vệ an ninh QP, kiểm soát thuế quan, các quy định về môi trường, nhập cư
* Vùng đặc quyền kinh tế: Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế những các nước khác được đặt ống dẫn dầu, cáp ngầm, tầu thuyền, máy bay được tự do hoạt động theo luật biển QT năm 1982.
* Thềm lục địa: Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khai thác, bảo vệ quản lí các tài nguyên thiên nhiên.
GV:
Việc phân định ranh giới trên biển theo luật biển năm 1982 -> Tạo ra sự chồng lấn trên biển -> Buộc các nước phải phân chia lại sao cho cả 2 bên cùng được hưởng lợi và không diễn ra tranh chấp.
Điển hình là Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ, quy định về 1 đường phân định nối tuần tự 21 điểm (500 km). Đường đóng cửa vịnh nối từ mũi Oanh Ca (Hải Nam-TQ) qua đảo Cồn Cỏ (Bờ biển VN tại Quảng Trị). Kí ngày 25/12/2000 (Bắc Kinh). Theo đường phõn định, phớa Việt Nam được hưởng 53,23% diện tớch vịnh, phớa Trung Quốc được 46,77% diện tớch, Việt Nam hơn Trung Quốc 6,46% diện tớch Vịnh, tức là khoảng 8.205 km2 biển
GV:
Vùng trời trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới; Trên biền là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian của các đảo.
? Dựa vào ND trong SGK và những hiểu biết của bản thân, cho biết vị trí của VN chi phối ntn đến đặc điểm của nước ta?
GV: Nước ta nằm hoàn toàn ở nửa cầu Bắc nên khí hậu mang tính chất nhiệt đới, nền nhiệt cao; Đồng thời, nằm trong KV chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa Châu á -> Khí hậu có 2 mùa rõ rệt: Mùa đông (bớt nóng và khô), mùa hạ nóng và mưa nhiều.
Đặc biệt, do tiếp giáp biển Đông -> Khí hậu ảnh hưởng sâu sắc của biển (nguồn ẩm dồi dào) => Khí hậu ôn hoà và mát mẻ hơn so với các nước khác cùng vĩ độ.
* Vị trí tiếp giáp lục địa, đại dương, khí hậu ôn hoà, luồng di cư của nhiều loài
* Nằm trên vành đai sinh khoáng TBD và ĐTH
GV: Sự phân hoá giữa MB với Mnam, Mnúi với ĐBằng, ven biển, hải đảo -> Hình thành các vùng tự nhiên khác nhau.
GV: Từ rất sớm VN đã có mối liên hệ qua lại với các nước láng giềng, trong KV và TG nhờ vị trí khá đặc biệt
- Nhiều cảng biển; Cái Lân, Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn
- Nhiều sân bay: Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất
- Nhiều tuyến đường bộ, đường sắt xuyên á, biển, hàng không nối liền với các QG.
- Cửa ngõ ra biển của các nước: Lào, ĐB Thái Lan, CPC
- Phát triển tổng hợp: Khai thác k/s’, thuỷ sản, GTVT, du lịch
GV: Giữa các nước có những nét khá tương đồng về văn hoá -> hoà đồng.
GV: Là 1 trong những QG có nền kinh tế năng động, nằm trong KV nhạy cảm với những biến động của TG. Đặc biệt biển Đông đối với nước ta là 1 hướng chiến lược quan trọng trong công cuộc XD, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước.
1. Vị trí địa lí
- VN nằm ở rìa phía Đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm KV Đông Nam á.
- Hệ toạ độ:
+ Vĩ độ: 23023’B - 8034’B
+ Kinh độ: 102009’Đ - 109024’Đ
2. Phạm vi lãnh thổ
a. Vùng đất
- Diện tích đất liền và các đảo là 331.212 km2.
- Biên giới:
+ Phía Bắc: Giáp Trung Quốc trên 1.400 km.
+ Phía Tây: Giáp Lào ằ 2.100 km và CPC là > 1.100 km.
- Phía Đông và Nam giáp biển, đường bờ biển dài 3.260 km.
- Có > 4000 đảo lớn nhỏ, trong đó có 2 quần đảo lớn là Hoàng sa (Đà Nẵng) và Trường Sa (Khánh Hoà).
b. Vùng biển
- Diện tích khoảng 1 triệu km2, bao gồm: Vùng nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa.
- Nội thuỷ: Vùng nước tiếp giáp với đất liền, phía trong đường cơ sở.
- Lãnh hải: là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển (rộng 12 hải lí)
- Vùng tiếp giáp lãnh hải (rộng 12 hải lí): Được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của nước ven biển.
- Vùng đặc quyền kinh tế: Là vùng tiếp giáp với lãnh hải thành 1 vùng biển rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở.
- Thềm lục địa: Phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài, mở rộng ra ngoài lãnh hải -> bờ ngoài rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200 m (hoặc hơn nữa).
c. Vùng trời
Là khoảng không gian bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta.
3. ý nghĩa của vị trí địa lí Việt Nam
a. ý nghĩa tự nhiên
- Thiên nhiên mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Tài nguyên sinh vật phong phú và đa dạng.
- Tài nguyên khoáng sản vô cùng phong phú.
- Tạo ra sự phân hoá đa dạng của tự nhiên giữa các vùng.
- Mang lại nhiều điều kiện tự nhiên không thuận lợi: bão, lũ, hạn hán...
b. ý nghĩa kinh tế, văn hoá - xã hội và quốc phòng
* Về kinh tế:
- Thuận lợi phát triển giao thông đường bộ, đường biển, hàng không => Tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trong KV và TG.
- Vùng biển rộng lớn, giàu có giúp phát triển tổng hợp kinh tế biển.
* Về văn hoá - xã hội: Giao lưu, chung sống hoà bình, hợp tác hữu nghị cùng phát triển.
* Về chính trị - quốc phòng: Có vị trí quân sự đặc biệt quan trọng của vùng Đông Nam á.
IV. Củng cố
1. Hãy xác định vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ nước ta trên bản đồ các nước Đông Nam á?
2. Nêu ý nghĩa của vị trí địa lí VN?
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_12_tiet_23_bai_2_vi_tri_dia_li_pham_vi_la.doc