Giáo án Địa lí Lớp 12 - Tiết 35, Bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc - Phạm Quang Hưng

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức

- Trình bày được sự phát triển và các tuyến đường chính của các loại hình vận tải nước ta.

- Nêu được đặc điểm phát triển của các ngành bưu chính và viễn thông.

2. Kỹ năng

- Đọc bản đồ giao thông VN.

- Phân tích các bảng số liệu về phân bố máy điện thoại theo các vùng.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Bản đồ Giao thông VN.

- Atlat địa lí VN.

III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG

1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ: Không

3. Bài mới

 

doc6 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 311 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 12 - Tiết 35, Bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc - Phạm Quang Hưng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số vấn đề phát triển và phân bố các ngành dịch vụ Tiết 35 Bài 30 Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc Ngày soạn:26/02/2013 Ngày giảng:28/02/2013 I. mục tiêu bài học Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức - Trình bày được sự phát triển và các tuyến đường chính của các loại hình vận tải nước ta. - Nêu được đặc điểm phát triển của các ngành bưu chính và viễn thông. 2. Kỹ năng - Đọc bản đồ giao thông VN. - Phân tích các bảng số liệu về phân bố máy điện thoại theo các vùng. II. Phương tiện dạy học - Bản đồ Giao thông VN. - Atlat địa lí VN. III. Tiến trình bài giảng 1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS ND chính GV nhắc lại các kiến thức đã học từ lớp 10 về vai trò của GTVT. Được coi là “Huyết mạch của nền kinh tế”. - GTVT giúp cho các quá trình sx và việc đi lại của nhân dân được diễn ra liên tục, thuận tiện. - Các mối liên hệ KT-XH giữa các địa phương được thực hiện -> Do đó tính thống nhất của nền KT-XH được củng cố. - Tăng cường sức mạnh quốc phòng của đất nước và tạo nên mối giao lưu KT-XH với các nước khác trên TG. * KL: Việc phát triển GTVT là 1 nhu cầu cấp thiết trong thời kì đổi mới ở nước ta. * Các loại hình GTVT chủ yếu trên TG: Đường bộ, sắt, sông, đường biển, hàng không, ống => ở VN có đầy đủ các loại hình vận tải trên. * Các loại hình GTVT: HĐ: Chia nhóm tìm hiểu về các loại hình GTVT (6 nhóm), tìm hiểu về các loại hình GTVT. - Cơ sở vật chất kỹ thuật, thực trạng phát triển. - Các tuyến chính. * Đường bộ (đường ô tô) GV: Trong những năm gần đây, nhờ huy động các nguồn vốn và tập trung đầu tư nên mạng lưới đường bộ được mở rộng và HĐH. - QL 1: Là tuyến đường xương sống của cả hệ thống đường bộ nước ta, kéo dài từ cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) -> Năm Căn (Cà Mau), nối các vùng kinh tế (trừ Tây Nguyên) và hầu hết các trung tâm kinh tế lớn cả nước. HĐ: Cho HS đọc Atlat để thấy được QL 1A và các tỉnh, TP mà nó chạy qua. - Đường HCM: Xuất phát từ Hà Tây cũ -> Dọc theo phía Tây của các tỉnh miền Trung, qua các tỉnh Tây Nguyên và kết thúc tại TP HCM (hiện đang trong quá trình hoàn thiện). Đường HCM có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển KT-XH của dải phía Tây đất nước. GV: Bên cạnh những tuyến đường xuyên QG, ở VN còn có nhiều tuyến quan trọng theo hướng Đ-T. ? Dựa vào hình 30 (hoặc Atlat địa lí VN) hãy kể tên 1 số tuyến đường bộ quan trọng theo hướng Đ-T? Đường 9, 7, 8, 19, 217 và những tuyến nối 2 trục dọc QL 1A và 14. GV: Cùng với quá trình hội nhập quốc tế, các tuyến đường xuyên á ngày càng có vai trò quan trọng. VD: Các tuyến A1, A13, A15, A17 (nối các tỉnh ở VN với Lào, CPC) Tuyến ASEAN 1, 13, 15, 17, 120, 131,132...nối VN với các nước ấn Độ, Mianma, Thái Lan, CPC, Lào. * Đường sắt: - Đường sắt B-N (Thống nhất): Chạy gần như song song với QL 1A, dọc theo chiều dài đất nước, nối Hà Nội và TP HCM (khởi công cách đây gần 1 thế kỉ, thông tàu năm 1936), đảm nhận 2/3 khối lượng hàng hoá và hành khách. Cùng với QL 1A, góp phần tạo nên mối liên hệ về nhiều mặt. - Các tuyến khác: + Hà Nội – Hải Phòng: 102 km. + Hà Nội – Lào Cai: 293 km. + Hà Nội – Thái Nguyên: 75 km. + Hà Nội - Đồng Đăng: 163 km. + Lưu Xá - Kép – Uông Bí – Bãi Cháy: 175 km... => Các tuyến đường sắt tập trung chủ yếu ở miền Bắc GV: Các tuyến thuộc mạng đường xuyên á trên lãnh thổ VN đang được XD, nâng cấp để đạt tiêu chuẩn đường sắt ASEAN. - Chất lượng đường sắt: 84% khổ 1m; 7% khổ chuẩn 1,435m và 9% là đừng lồng (1m v à 1,435m) * Đường sông: Mạng lưới sông ngòi nước ta dầy đặc, tuy nhiên việc SD vào mục đích giao thông còn rất hạn chế, chỉ vào khoảng 11.000km. * Đường biển: - Thuận lợi: Đường bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng, có nhiều vũng vịnh rộng, kín gió, nhiều đảo, quần đảo ven bờ, nằm trên đường hàng hải quốc tế... Ngoài ra, còn phải kể đến các cụm cảng: Liên Chiểu – Chân Mây, Vân Phong, Vũng áng... ? Dựa vào hình 30 (Atlat địa lí VN), kể tên 1 số tuyến đường biển của nước ta? - Trong nước: Hải Phòng – Cửa Lò, Cửa Lò - Đà Nẵng... - Ngoài nước: Hải Phòng – Hồng Công; TPHCM – Băng Cốc... * Đường hàng không: - Là ngành giao thông non trẻ nhưng có bước tiến vượt bậc. - Hiện nay, VN Airlines đã mua thêm loại máy bay hiện đại Boing 777 -> Tổng số là 34 chiếc (Dự kiến đến 2010 là 73 chiếc, đến 2020 là 107 chiếc). - 5 sân bay quốc tế là: Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, TP HCM. GV: Bên cạnh các tuyến bay trong nước. Chúng ta đã mở rộng các tuyến bay đến nhiều nước trong KV và TG. VD: Hà Nội – Bắc Kinh, Hà Nội – Pari – Matxcơva... * Đường ống: - Ngày càng phát triển - Ngoài ra, còn vài tuyến khác: ống dẫn khí từ nơi khai thác ngoài thềm lục địa vào đất liền (Gắn với việc phát triển các nhà máy điện chạy bằng tuốc bin khí) như dự án Nam Côn Sơn - đưa khí từ mỏ Lan Đỏ, Lan Tây chạy nhà máy điện Phú Mỹ, Cà Mau. GV: Nhắc lại kiến thức về vai trò của TTLL: - Đảm nhận sự vận chuyển tin tức 1 cách nhanh chóng và kịp thời, góp phần thực hiện mối giao lưu giữa địa phương và các nước. - Được coi là thước đo của nền văn minh (trong đời sống hiện đại không thể thiếu các phưnơg tiện TTLL) => coi là “hệ thần kinh của nền kinh tế”. - Thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá, làm thay đổi cuộc sống của từng cá nhân, từng gia đình và toàn XH. GV: Thông tin liên lạc gồm 2 hoạt động chính (Bưu chính và viễn thông). * Bưu chính: - Bán kính phục vụ 5,85 km/bưu cục. - Mật độ các điểm phục vụ 2,3 km/điểm. ? Hãy kể tên 1 số loại hình dịch vụ của ngành bưu chính nước ta? Chuyển thư, quà, bưu phẩm, hàng hoá nhẹ, chuyển phát nhanh, điện hoa, báo chí... GV: ở nước ta hiện nay, bưu chính vẫn là ngành chủ yếu mang tính phục vụ với mạng lưới rộng khắp. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động còn nhiều hạn chế. Ngoài ra, quy trình nghiệp vụ ở hầu hết các địa phương vẫn mang tính thủ công, chưa tương xứng với chuẩn quốc tế... GV: Để phát triển ngành bưu chính 1 cách toàn diện -> ngành bưu chính đưa ra những phương hướng phát triển trong GĐ tới. -> Nhằm đạt tới trình độ KV. -> Đưa bưu chính trở thành ngành kinh doanh hiệu quả. HĐ: Yêu cầu HS dựa vào ND trong SGK để so sánh tình hình phát triển TTLL ở nước ta trước thời kì đổi mới và sau đổi mới. * Trước thời kì đổi mới: - Mạng lưới cũ kỹ, lạc hậu. - Dịch vụ nghèo nàn, chủ yếu phục vụ các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước và 1 số cơ sở sx. - Năm 1990 chỉ có 0,17 máy điện thoại/100 dân. * Những năm gần đây: - Cơ sở vật chất kỹ thuật tiên tiến, hiện đại được chú trọng đầu tư. - Tốc độ phát triển viễn thông và Internet cao nhất KV (TB 30%/năm). - Năm 2005, đạt 19 thuê bao/100 dân (15,8 triệu thuê bao điện thoại). Điện thoại đã đến được hầu hết các xã. - Dịch vụ thông tin đa dạng, phong phú (VN có trên 5000 kênh đi quốc tế qua các hệ thống thông tin vệ tinh và cáp biển hiện đại). * Mạng điện thoại: Nội hạt, đường dài, cố định, di động. - Mạng điện thoại và số máy điện thoại tăng với tốc độ rất nhanh. Trong vòng 15 năm (1990-2005) số thuê bao điện thoại tăng 112 lần. - Kỹ thuật, công nghệ đã được số hoá hoàn toàn. - Tuy nhiên, giữa các vùng và địa phương trong từng vùng vẫn có sự khác biệt. * Mạng phi thoại: Mở rộng với nhiều loại hình dịch vụ, kỹ thuật tiên tiến (Fax, truyền trang báo trên kênh thông tin...) * Mạng truyền dẫn: Dây trần, truyền dẫn Viba, cáp sợi quang. * Năm 2005, VN có hơn 7,5 triệu người SD Internet (9% dân số) thuộc hạng cao ở Châu á. 1. Giao thông vận tải. Mạng lưới GTVT nước ta phát triển khá toàn diện, gồm nhiều loại hình vận tải khác nhau. a. Đường bộ (đường ô tô). - Mạng lưới đường bộ được mở rộng và HĐH, cơ bản đã phủ kín các vùng. - Tuyến chính: + Quốc lộ 1: Dài 2300 km, tuyến xuyên QG dài nhất VN. + Đường HCM là tuyến đường xuyên QG lớn thứ 2. - Hệ thống đường bộ VN đang hội nhập vào hệ thống đường bộ trong KV. b. Đường sắt: - Tổng chiều dài là 3143 km. - Tuyến chính: + Đường sắt thống nhất dài 1726 km. + Các tuyến khác: HN – HP`, HN – Lào Cai... c. Đường sông: - Chỉ SD khoảng 11.000 km. - Chủ yếu tập trung ở 1 số hệ thống sông chính: + Sông Hồng – s. Thái Bình. + S. Mê Công - Đồng Nai. + Các sông lớn miền Trung. d. Ngành vận tải đường biển. - Có nhiều thuận lợi để phát triển. - Các tuyến ven bờ chủ yếu theo hướng B-N. Quan trọng nhất là tuyến HP-TP.HCM (1500 km). - Ven bờ có nhiều cảng và cụm cảng (Cái Lân, Đà Nẵng, Dung Quất...) e. Đường hàng không. - Phát triển nhanh nhờ có chiến lược phát triển táo bạo, nhanh chóng HĐH hoá cơ sở vật chất. - Đến 2007, cả nước có 19 sân bay, trong đó có 5 sân bay quốc tế. - 3 đầu mối quan trọng: HN, TPHCM, Đà Nẵng. g. Đường ống. - Ngày càng phát triển gắn với ngành khai thác dầu khí. - Tuyến chính: ống vận chuyển xăng dầu B12 (Bãi Cháy – Hạ long) tới các tỉnh ĐBSH. 2. Ngành thông tin liên lạc. a. Bưu chính. - Đặc điểm: + Tính phục vụ cao, mạng lưới rộng khắp. + Có trên 300 bưu cục, 18000 điểm phục vụ và 8000 điểm bưu điện văn hoá xã. - Hạn chế: + Phân bố chưa đều. + Công nghệ còn lạc hậu. + Thiếu lao động có trình độ. - Phương hướng: + Cơ giới hoá, tự động hoá, tin học hoá. + Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh. b. Viễn thông. - Đặc điểm: + Xuất phát điểm thấp nhưng phát triển với tốc độ nhanh vượt bậc, đón đầu được kỹ thuật hiện đại. + Phát triển rộng khắp trên toàn quốc. - Tốc độ phát triển viễn thông và Internet cao nhất KV (TB 30%/năm). - Mạng lưới viễn thông đa dạng và không ngừng phát triển. + Mạng điện thoại. + Mạng phi thoại. + Mạng truyền dẫn. - Mạng lưới viễn thông quốc tế ngày càng phát triển mạnh, hội nhập với TG qua vệ tinh và cáp biển. IV. Củng cố 1. Nêu vai trò của GTVT và TTLL trong sự phát triển KT-XH? 2. Nêu những đặc điểm nổi bật của ngành bưu chính và viễn thông ở nước ta? 3. HD học sinh phân tích bảng số liệu về cơ cấu vận tải năm 2004 của nước ta. CC vận chuyển và luân chuyển hành khách CC vận chuyển và luân chuyển hàng hoá - CC vận chuyển: Vận tải đường bộ chiếm tỉ trọng cao nhất (84,4%) -> Đường sông (13,9%) -> đường sắt (1,1%) - CC luân chuyển: + Đường bộ tỉ trọng cao nhất (64,5%) nhưng không bằng CC vận chuyển -> cho thấy cự li vận chuyển của đường bộ thưnờg ngắn. + Đường hàng không có tỉ trọng nhỏ về CC vận chuyển (0,5%) nhưng CC luân chuyển lớn thứ 2 (19,2%) -> cự li vận chuyển là tuyến đường dài. - CC vận chuyển: Vận tải đường bộ đứng đầu (66,3%) -> vận tải đường sông (20%), biển (10,6%) -> vận chuyển hàng không chỉ chiếm 0,1% vì cước phí cao, khối lượng vận chuyển ít, chủ yếu chuyên chở hành khách. - CC luân chuyển: + Vận tải đường biển chiếm ưu thế (74,9%) do quãng đường vận chuyển lớn-> đường bộ (14,1%). + Các loại hình khác có tỉ trọng nhỏ.

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_12_tiet_35_bai_30_van_de_phat_trien_nganh.doc
Giáo án liên quan