Giáo án Địa lí Lớp 12 - Tiết 39, Bài 34: Thực hành phân tích mối quan hệ giữa dân số với việc sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng - Phạm Quang Hưng

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức

- Củng cố kiến thức trong bài 33 (vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở ĐBSH).

- Biết được sức ép nặng nề về dân số ở ĐBSH.

- Hiểu được mối quan hệ giữa dân số với sx lương thực và tìm ra hướng giải quyết.

2. Kỹ năng

- Xử lí và phân tích được số liệu theo yêu cầu của câu hỏi để rút ra những nhận xét cần thiết.

- Biết giải thích có cơ sở khoa học về mối quan hệ giữa dân số và sx lương thực ở ĐBSH.

- Tập đề xuất hướng giải quyết 1 cách định tính trên cơ sở vốn kiến thức đã có.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Bản đồ ĐLTNVN; Bản đồ nông – lâm – thuỷ sản VN.

- Atlat địa lí VN.

- Dụng cụ học tập (máy tính bỏ túi.)

III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG

1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ:

? Tại sao phải có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở ĐBSH?

? Phân tích những nguồn lực ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở ĐBSH?

? Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở ĐBSH diễn ra ntn? Nêu những định hướng chính?

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 24/06/2022 | Lượt xem: 318 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 12 - Tiết 39, Bài 34: Thực hành phân tích mối quan hệ giữa dân số với việc sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng - Phạm Quang Hưng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 39 Bài 34 Thực hành: phân tích mối quan hệ giữa dân số với việc sản xuất lương thực ở đồng bằng sông hồng Ngày soạn:12/3/2013 Ngày giảng:14/3/2013 I. mục tiêu bài học Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức - Củng cố kiến thức trong bài 33 (vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở ĐBSH). - Biết được sức ép nặng nề về dân số ở ĐBSH. - Hiểu được mối quan hệ giữa dân số với sx lương thực và tìm ra hướng giải quyết. 2. Kỹ năng - Xử lí và phân tích được số liệu theo yêu cầu của câu hỏi để rút ra những nhận xét cần thiết. - Biết giải thích có cơ sở khoa học về mối quan hệ giữa dân số và sx lương thực ở ĐBSH. - Tập đề xuất hướng giải quyết 1 cách định tính trên cơ sở vốn kiến thức đã có. II. Phương tiện dạy học - Bản đồ ĐLTNVN; Bản đồ nông – lâm – thuỷ sản VN. - Atlat địa lí VN. - Dụng cụ học tập (máy tính bỏ túi...) III. Tiến trình bài giảng 1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: ? Tại sao phải có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở ĐBSH? ? Phân tích những nguồn lực ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở ĐBSH? ? Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở ĐBSH diễn ra ntn? Nêu những định hướng chính? 3. Bài mới Bài 1: Tính tốc độ tăng trưởng của các chỉ số trong bảng số liệu. So sánh tốc độ tăng trưởng của các chỉ số trên giữa ĐBSH với cả nước. Số dân, diện tích gieo trồng, sản lượng và bình quân lương thực có hạt theo đầu người của ĐBSH và cả nước năm 1995 và 2005. Các chỉ số ĐBSH Cả nước 1995 2005 1995 2005 Số dân (nghìn người) 16137 18028 71996 83106 Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt (nghìn ha) 1117 1221 7322 8383 Sản lượng lương thực có hạt (nghìn tấn) 5340 6518 26141 39622 BQ lương thực có hạt (kg/người) 331 362 363 477 Xử lí số liệu: Tốc độ tăng trưởng về dân số và sx lương thực của ĐBSH và cả nước (Đơn vị: %). Coi năm 1995 của ĐBSH và cả nước là 100%. Các chỉ số ĐBSH Cả nước 1995 2005 1995 2005 Số dân 100% 111.7 100% 115.4 Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt 100% 109.3 100% 114.5 Sản lượng lương thực có hạt 100% 122.1 100% 151.6 BQ lương thực có hạt 100% 109.4 100% 131.4 * So sánh: Tất cả các chỉ tiêu đều tăng chậm hơn so với cả nước trong GĐ trên. Cụ thể: - Về dân số: Tương ứng ĐBSH 111,7% và cả nước 115,4%. - Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt: Tương ứng ĐBSH 109,3% và cả nước 114,5%. - Sản lượng lương thực có hạt: Tương ứng ĐBSH 122,1% và cả nước 151,6%. - Bình quân lương thực có hạt: Tương ứng ĐBSH 109,4% và cả nước 131,4%. Bài 2: Tính tỉ trọng của ĐBSH so với cả nước theo các chỉ số và nhận xét. Bảng xử lí số liệu: Tỉ trọng của ĐBSH so với cả nước qua 2 năm theo các chỉ số trên (Đơn vị %). Các chỉ số Tỉ trọng của ĐBSH so với cả nước 1995 2005 Số dân 22.4 21.7 Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt 15.3 14.6 Sản lượng lương thực có hạt 20.4 16.5 BQ lương thực có hạt 91.2 75.9 * Nhận xét: - Tỉ trọng của dân số, diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt, sản lượng lương thực có hạt, bình quân lương thực có hạt trên đầu người của ĐBSH so với cả nước năm 2005 giảm di so với năm 1995. - Trong khi dân số và diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt có tỉ trọng giảm nhẹ; Sản lượng lương thực có hạt và BQ lương thực có hạt trên đầu người giảm mạnh hơn. (yêu cầu HS đưa ra số liệu trong bảng vào phần nhận xét). Bài 3: Phân tích và giải thích mối quan hệ giữa dân số và việc sx lương thực ở ĐBSH. - Dân số đông nhất cả nước (chiếm 21,7% năm 2005), nhưng diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt, sản lượng lương thực có hạt tăng chậm hơn cả nước => Bình quân lương thực có hạt đầu người thấp hơn so với cả nước. - Tỉ trọng tất cả các tiêu chí của ĐBSH năm 2005 đều thấp hơn so với năm 1995. Nguyên nhân: - Dân số là tác nhân hàng đầu tạo sức ép lên sx lương thực ở ĐBSH. Trong điều kiện diện tích đất NN bình quân đầu người thấp nhất cả nước, khả năng mở rộng hầu như không còn -> Diện tích gieo trồng cây lương thực thấp hơn so với cả nước (năng suất không thể vượt quá giới hạn sinh học) -> sản lượng không thể tăng nhanh -> BQ lương thực có hạt/người giảm. - Ngoài ra, do sự mở mang đất thổ cư và đất chuyên dùng từ đất NN -> Diện tích gieo trồng cây lương thực bị giảm sút -> sản lượng và bình quân lương thực theo đầu người giảm. - Các thiên tai thường xảy ra: Bão, lũ, hạn hán...là 1 trong những nhân tố làm giảm năng suất cây lương thực có hạt -> giảm sản lượng và BQLT theo đầu người. Bài 4: Phương án giải quyết - Giảm tỉ lệ gia tăng dân số. - Tăng cường thâm canh, tăng vụ... - Quy hoạch, SD đất NN hợp lí. - Phân bố lại dân cư và lao động. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế. IV. Củng cố Biết cách tính tốc độ tăng trưởng về các chỉ số: dân số,...tỉ trọng của ĐBSH so với cả nước về các chỉ số.

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_12_tiet_39_bai_34_thuc_hanh_phan_tich_moi.doc