I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
- Hiểu được BTB là vùng lãnh thổ tương đối giàu tài nguyên thiên nhiên, có khả năng phát triển nền kinh tế nhiều ngành, nhưng đây là vùng gặp nhiều khó khăn do thiên tai và hậu quả của chiến tranh.
- Biết được thực trạng và triển vọng phát triển cơ cấu kinh tế nông – lâm – ngư nghiệp, sự phát triển CN và cơ sở hạ tầng của vùng.
- Hiểu được trong những năm tới, với sự phát triển CN và cơ sở hạ tầng của vùng, với sự khai thác tốt hơn kinh tế biển, hình thành nền kinh tế mở, kinh tế BTB sẽ có những bước đột phá.
2. Kỹ năng
Phân tích bản đồ tự nhiên, kinh tế, đọc Atlat địa lí VN.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Bản đồ địa lí tự nhiên VN (bản đồ tự nhiên BTB).
- Bản đồ kinh tế chung VN (kinh tế chung BTB).
- Lát cắt địa hình.
- Atlat địa lí VN.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: không
6 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 24/06/2022 | Lượt xem: 306 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 12 - Tiết 40, Bài 35: Vấn đề phát triển kinh tế xã hội ở bắc Trung Bộ (Tiếp theo) - Phạm Quang Hưng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 40 Bài 35
Vấn đề phát triển kinh tế – xã hội ở bắc trung bộ
Ngày soạn:21/3/2011
Ngày giảng:23/3/2011
I. mục tiêu bài học
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
- Hiểu được BTB là vùng lãnh thổ tương đối giàu tài nguyên thiên nhiên, có khả năng phát triển nền kinh tế nhiều ngành, nhưng đây là vùng gặp nhiều khó khăn do thiên tai và hậu quả của chiến tranh.
- Biết được thực trạng và triển vọng phát triển cơ cấu kinh tế nông – lâm – ngư nghiệp, sự phát triển CN và cơ sở hạ tầng của vùng.
- Hiểu được trong những năm tới, với sự phát triển CN và cơ sở hạ tầng của vùng, với sự khai thác tốt hơn kinh tế biển, hình thành nền kinh tế mở, kinh tế BTB sẽ có những bước đột phá.
2. Kỹ năng
Phân tích bản đồ tự nhiên, kinh tế, đọc Atlat địa lí VN.
II. Phương tiện dạy học
- Bản đồ địa lí tự nhiên VN (bản đồ tự nhiên BTB).
- Bản đồ kinh tế chung VN (kinh tế chung BTB).
- Lát cắt địa hình.
- Atlat địa lí VN.
III. Tiến trình bài giảng
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: không
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
ND chính
? Dựa vào bản đồ hành chính và tự nhiên VN (tự nhiên BTB) xác định vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng BTB?
GV: Dãy Bạch Mã được coi là ranh giới tự nhiên giữa BTB và DH NTB.
* Vị trí:
- Phía Bắc giáp ĐBSH, TD và MNBB.
- Phía Nam giáp DHNTB.
- Phía Đông giáp biển.
- Phía Tây giáp Lào.
GV:
- BTB liền kề với ĐBSH, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của ĐBSH trong quá trình phát triển.
- BTB có 1 số cảng biển và các tuyến đường bộ chạy theo hướng Đ-T mở mối giao lưu với Lào và ĐB Thái Lan, tạo điều kiện để phát triển kinh tế mở.
* Đồng bằng: Nhỏ hẹp, chỉ có đồng bằng Thanh – Nghệ – Tĩnh là lớn hơn cả -> nông nghiệp hạn chế.
* Vùng gò đồi , diện tích tương đối lớn -> phát triển kinh tế rừng, chăn nuôi gia súc lớn.
GV: Xét về mặt tự nhiên, BTB thuộc miền TB và BTB -> khí hậu có tính chất chuyển tiếp giữa ĐBSH và BTB, về mùa đông vẫn ảnh hưởng của gió mùa ĐB (nhất là Thanh Hoá và 1 phần Nghệ An).
- Dãy Trường Sơn Bắc, biên giới tự nhiên giữa VN và Lào với các đèo thấp, làm cho về mùa hạ có hiện tượng gió Phơn Tây Nam thổi mạnh, nhiều ngày thời tiết nóng và khô.
- Có nhiều bão, kèm theo mưa lớn và nước lũ, triều cường -> Thiệt hại cho sx và đời sống.
* Khoáng sản: 1 số loại (Crôm, thiếc, sắt, đá quý, đá vôi, sét làm xi măng...)
* Bãi tắm: Sầm Sơn (Thanh Hoá); Cửa Lò (Nghệ An); Thiên Cầm (Hà Tĩnh); Thuận An, Lăng Cô (TT-Huế)...
* Di sản thiên nhiên thế giới: Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình); Di sản văn hoá TG (Cố đô Huế); Di sản phi vật thể (Nhã nhạc Cung đình Huế).
* Diện tích rừng bị tàn phá chưa phục hồi.
* Tàn tích chiến tranh: bom, mìn...
=> Tuy nhiên, với sự tập trung đầu tư cho vùng, nhất là với sự hình thành và phát triển của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
? Tại sao lại phải đặt vấn đề hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp ở BTB?
ở BTB vấn đề hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp có ý nghĩa lớn đối với sự hình thành cơ cấu kinh tế chung của vùng. Vì nó không chỉ góp phần tạo ra cơ cấu ngành mà còn tạo ra thế liên hoàn trong sự phát triển kinh tế theo không gian.
HĐ: Cho HS quan sát hình 35.1 lát cắt từ T-Đ thể hiện cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp của vùng để hiểu rõ hơn.
- BTB là vùng lãnh thổ hẹp nganng, kéo dài. ở hàng loạt các huyện, trên 1 bề ngang chỉ vài chục km theo chiều Đ-T đã đi từ vùng biển qua vùng đồng bằng hẹp duyên hải, vượt qua vùng đồi núi chuyển tiếp và tới vùng núi thực sự ở phía Tây.
- Dọc theo lát cắt ngang của lãnh thổ như thế, chúng ta có thể thấy được những thay đổi của mô hình kết hợp nông – ngư nghiệp hay nông – lâm – ngư nghiệp từ vùng ven biển -> đồng bằng, tới mô hình nông – lâm nghiệp ở vùng TDMN.
* Hiện nay, so với cả nước, tỉ trọng CN của BTB còn rất nhỏ bé (5% giá trị sx CN cả nước – năm 2005).
=> Việc đẩy mạnh CNH - HĐH trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi phải phát huy các thế mạnh sẵn có của vùng, trong đó có thế mạnh về nông – lâm – ngư nghiệp.
Lâm nghiệp:
* Rừng có nhiều loại gỗ quý: Lim, sến, táu, săng lẻ, lát hoa... nhiều lâm sản, chim, thú có giá trị.
Hiện nay, rừng giàu chỉ còn tập trung chủ yếu ở vùng giáp biên giới Việt –Lào (nhiều nhất là ở Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Bình).
Trong đó:
- Rừng sx 34% diện tích.
- Rừng phòng hộ 50%.
- Rừng đặc dụng 16%.
* Việc bảo vệ và phát triển vốn rừng giúp bảo vệ môi trường sống của động vật hoang dã, giữ được các nguồn gen quý hiếm; Điều hoà dòng chảy, hạn chế được tác hại của các cơn lũ đột ngột trên các sông ngắn và dốc của vùng.
Việc trồng rừng ven biển có tác dụng chắn gió, bão, cát bay, cát chảy lấn chiếm đồng ruộng, làng mạc.
Nông nghiệp:
- Đàn trâu: Khoảng 750.000 con (1/4 cả nước).
- Đàn bò: 1,1 triệu con (1/5 cả nước).
* Diện tích đất đỏ ba dan nhỏ, màu mỡ, tập trung ở phía Tây (trồng cây CN: cà phê Nghệ An, Quảng Trị; cao su, hồ tiêu Quảng Bình, Quảng Trị...)
* Đồng bằng với phần lớn là đất cát pha -> không thuận lợi cho trồng lúa, nhưng thuận lợi cho trồng cây CN hàng năm (lạc, mía, thuốc lá...)
Tuy nhiên, ở những đồng bằng tương đối màu mỡ (Thanh - Nghệ - Tĩnh) hình thành các vùng lúa thâm canh => BQ lương thực theo đầu người vì vậy đã tăng khá nhanh (năm 2005 – khoảng 348 kg/người).
GV: Việc phát triển các mô hình nông – lâm kết hợp ở vùng TD không chỉ giúp SD hợp lí tài nguyên mà còn tạo ra thu nhập cho nhân dân, phát triển các cơ sở kinh tế ở vùng TD.
Việc phát triển rừng ngập mặn, rừng chắn gió, chắn cát vừa tạo ĐK bảo vệ bờ biển, ngăn chặn nạn cát bay, cát chảy, vừa tạo môi trường cho các loài thuỷ sinh và nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, nước mặn.
GV: Tuy không có các bãi cá lớn, nổi tiếng nhưng các tỉnh BTB đều có khả năng phát triển nghề cá biển. Nghệ An là tỉnh trọng điểm nghề cá.
* Hạn chế: Tàu thuyền công suất nhỏ -> đánh bắt ven bờ (suy giảm nguồn lợi ven bờ)
* Hiện nay, việc nuôi thuỷ sản nước lợ, mặn được phát triển khá mạnh -> làm thay đổi rõ nét cơ cấu kinh tế nông thôn ven biển.
Công nghiệp:
- CN đang phát triển dựa trên 1 số loại tài nguyên khoáng sản có trữ lượng lớn; Nguồn nguyên liệu nông – lâm – thuỷ sản và nguồn lao động dồi dào, tương đối rẻ.
- Tuy nhiên, do những hạn chế về kỹ thuật, vốn -> cơ cấu CN chưa thật định hình.
- 1 số tài nguyên khoáng sản của vùng vẫn còn ở dạng tiềm năng hoặc được khai thác không đáng kể (thiếc, crôm...)
- 1 số nhà máy xi măng: Bỉm Sơn, Nghi Sơn (Thanh Hoá), Hoàng Mai (Nghệ An).
- Nhà máy thép liên hợp Hà Tĩnh (SD quặng sắt Thạch Khê) được kí kết XD vào tháng 5- 2007.
* Do hạn chế về nguồn nhiên liệu tại chỗ, việc giải quyết nhu cầu điện chủ yếu dựa vào điện lưới QG. Một số thuỷ điện đang được XD:
- Bản Vẽ (s.Cả - Nghệ An – 320MW)
- Cửa Đạt (s. Chu – Thanh Hoá - 97 MW)
- Rào Quán (s. Rào Quán – Quảng Trị – 64 MW).
? Dựa vào Atlat địa lí VN, hãy kể tên các SP’ công nghiệp của các trung tâm?
- Bỉm Sơn – Thanh Hoá: VLXD, cơ khí, chế biến LT-TP’, chế biến lâm sản.
- Vinh: Cơ khí, Chế biến LT –TP’, chế biến lâm sản, khai thác Mangan.
- Huế (nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung): Cơ khí, chế biến LT-TP’, khai thác ti tan.
* Việc đẩy mạnh đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đang tạo ra những thay đổi lớn trong sự phát triển KT-XH của vùng.
* Đường HCM hoàn thành sẽ thúc đẩy sự phát triển KT-XH của các huyện phía Tây, phân bố lại dân cư, hình thành mạng lưới đô thị mới.
* Các cửa khẩu được mở ra (cùng với việc phát triển giao thông Đ-T) để giao thương với các nước láng giềng.
VD: Cửa khẩu Na Mèo (Thanh Hoá); Nậm Cắn (Nghệ An); Cầu Treo (Hà Tĩnh); Cha Lo (Quảng Bình); Lao Bảo (Quảng Trị) là quan trọng nhất.
Quốc lộ 1 được nâng cấp, HĐH, đặc biệt là việc làm đường hầm xuyên (đèo Ngang - Hoành Sơn) và Hải Vân
-> Làm tăng đáng kể khả năng vận chuyển B-N trên tuyến huyết mạch này, đồng thời tạo sức hút lớn cho các luồng vận tải theo quốc lộ 9 tới cảng Đà Nẵng.
-> Việc nâng cấp các sân bay giúp phát triển kinh tế, văn hoá, tăng cường thu hút khách du lịch (sân bay Huế trở thành sân bay quốc tế)
1. Khái quát chung
- BTB gồm các tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế.
- Diện tích: 51,5 nghìn km2 (15,6% cả nước).
- Dân số (năm 2006) là 10,6 triệu người (12,7% cả nước)
* ĐKTN:
- Địa hình: Đồng bằng nhỏ hẹp, vùng gò đồi diện tích tương đối lớn, vùng biển rộng lớn (khả năng đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản)
- Khí hậu: Còn ảnh hưởng của gió mùa ĐB về mùa đông và gió Phơn Tây Nam. Về mùa hạ. Có nhiều bão, lũ.
- Hệ thống sông (s.Mã, s.Cả) có giá trị về thuỷ lợi, giao thông, thuỷ điện.
* Tài nguyên:
- Khoáng sản: Crôm, thiếc, sắt...
- Rừng: Tương đối lớn, chỉ sau Tây Nguyên.
- Du lịch: Biển, các di sản thiên nhiên, văn hoá...
* KT-XH :
- Mức sống của người dân còn thấp.
- Hậu quả chiến tranh còn lớn.
- Cơ sở hạ tầng yếu kém, việc thu hút các dự án nước ngoài còn hạn chế.
2. Hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp.
* ý nghĩa to lớn đối với sự hình thành cơ cấu kinh tế chung của vùng => Góp phần tạo ra cơ cấu ngành và tạo thế liên hoàn trong sự phát triển kinh tế theo không gian.
* Trong điều kiện mới, CNH phải dựa vào các nguồn lực hiện có thì thế mạnh nông – lâm – ngư nghiệp ngày càng quan trọng.
a. Khai thác thế mạnh về lâm nghiệp.
- Diện tích rừng 2,46 triệu ha (20% cả nước), có nhiều lâm sản quý.
- Độ che phủ 47,8% (2006) chỉ sau Tây Nguyên.
- Có nhiều lâm trường khai thác, tu bổ và bảo vệ rừng.
b. Khai thác tổng họp các thế mạnh về NN của TD, đồng bằng và ven biển.
- Vùng đồi trước núi có thế mạnh về chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò).
- Đất ba dan màu mỡ, diện tích nhỏ -> hình thành vùng chuyên canh cây CN lâu năm.
- Đồng bằng phát triển cây CN hàng năm (vùng chuyên canh). Một số nơi hình thành các vùng lúa thâm canh.
c. Đẩy mạnh phát triển ngư nghiệp.
- Các tỉnh đều có khả năng phát triển nghề cá biển.
- Việc nuôi thuỷ sản nước lợ, mặn được phát triển mạnh.
3. Hình thành cơ cấu CN và phát triển cơ sở hạ tầng GTVT.
a. Phát triển các ngành CN trọng điểm và các trung tâm CN chuyên môn hoá.
- CN của vùng hiện đang phát triển, tuy nhiên cơ cấu CN chưa thật định hình chỉ có 1 số nhà máy xi măng lớn, nhà máy thép và sẽ có nhiều biến đổi trong những thập kỉ tới.
- CN điện lực được ưu tiên phát triển, 1 số thuỷ điện đang được XD.
- Các TT CN: Bỉm Sơn, Thanh Hoá, Vinh, Huế.
b. XD cơ sở hạ tầng trước hết là GTVT.
- Mạng lưới GTVT chủ yếu: QL 1, đường sắt B-N, đường ngang 7,8,9, đường HCM.
- Hàng loạt các cửa khẩu được mở.
- 1 số cảng nước sâu đang được đầu tư XD và hoàn thiện (Nghi Sơn, Vũng áng, Chân Mây) gắn với sự hình thành các khu kinh tế cảng biển.
- Các sân bay được nâng cấp: Phú Bài (Huế), Vinh, Đồng Hới.
IV. Củng cố
1. Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong phát triển KT-XH ở BTB?
2. Tại sao nó việc phát triển cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp góp phần phát triển bền vững ở BTB?
3. Tại sao việc phát triển cơ sở hạ tầng GTVT sẽ tạo bước ngoặt quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế của vùng?
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_12_tiet_40_bai_35_van_de_phat_trien_kinh.doc