I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
Biết được cách vẽ lược đồ Việt Nam bằng việc SD hệ thống ô vuông và các điểm, các đường tạo khung. Xác định được vị trí được nước ta và 1 số địa danh quan trọng.
2. Kỹ năng
Biết vẽ lược đồ Việt Nam: Vẽ được lược đồ Việt Nam có hình dạng tương đối chính xác với đường biên giới, đường bờ biển, một số sông lớn và một số đảo, quần đảo.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Khung lãnh thổ Việt Nam có lưới kinh tuyến, vĩ tuyến (Chuẩn bị trên giấy khổ lớn, HS chuẩn bị trên giấy A4)
- Thước kẻ
- Bút dạ viết bảng
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
? Hãy xác định vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam trên bản đồ Đông Nam Á ?
? Nêu ý nghĩa của vị trí địa lí Việt Nam ?
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 24/06/2022 | Lượt xem: 386 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 12 - Tiết 4+5, Bài 3: Thực hành vẽ lược đồ Việt Nam - Phạm Quang Hưng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 4,5 BÀI 3
THỰC HÀNH: VẼ LƯỢC ĐỒ VIỆT NAM
Ngày soạn: 05/9/2013
Ngày giảng:07/9/2013
12/9/2013
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
Biết được cách vẽ lược đồ Việt Nam bằng việc SD hệ thống ô vuông và các điểm, các đường tạo khung. Xác định được vị trí được nước ta và 1 số địa danh quan trọng.
2. Kỹ năng
Biết vẽ lược đồ Việt Nam: Vẽ được lược đồ Việt Nam có hình dạng tương đối chính xác với đường biên giới, đường bờ biển, một số sông lớn và một số đảo, quần đảo.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Khung lãnh thổ Việt Nam có lưới kinh tuyến, vĩ tuyến (Chuẩn bị trên giấy khổ lớn, HS chuẩn bị trên giấy A4)
- Thước kẻ
- Bút dạ viết bảng
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
? Hãy xác định vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam trên bản đồ Đông Nam Á ?
? Nêu ý nghĩa của vị trí địa lí Việt Nam ?
3. Bài mới
GV: Hướng dẫn HS xác định các điểm chính cần vẽ, các bước tiến hành trên khung lược đồ có sẵn
HS: Tiến hành trên bản đồ trống đã chuẩn bị trước ở nhà
* Bước 1: Vẽ khung ô vuông
Vẽ lưới ô vuông gồm 40 ô (5x8), kích thước mỗi ô tương ứng 20 kinh và vĩ tuyến, theo trật tự:
- 5 ô hàng ngang đánh thứ tự từ A->E
- 8 ô hàng dọc đánh số thứ tự từ 1->8
Lưu ý: Vẽ lược đồ Việt Nam bằng khổ giấy A4 (chiều dài tờ giấy thi) -> HS nên chọn lại thước dẹt, có bề rộng phù hợp (tránh phải đo chiều rộng là bao nhiêu cm - không mất thời gian).
* Bước 2: Xác định các điểm khống chế và đường khống chế lãnh thổ Việt Nam phần đất liền.
* Bước 3:Vẽ khung lãnh thổ Việt Nam .
(Hướng dẫn HS vẽ từng đoạn biên giới và bờ biển để hợp thành khung lãnh thổ Việt Nam).
- Đoạn 1: Từ điểm cực Tây (Sín Thầu- Mường Nhé - Điện Biên) đến thành phố Lào Cai.
-> Tại ô A1 từ trên xuống tại kinh tuyến 1020Đ chia làm 4 phần, lấy 3/4 (hoặc 1/4 từ dưới lên); Tương tự tại kinh tuyến 1040Đ lấy 1/4 => Nối 2 điểm đó lại.
- Đoạn 2: Từ thành phố Lào Cai -> Lũng Cú (Điểm cực Bắc).
+ Tại kinh tuyến 1060 lấy 2/3.
+ Tại vĩ tuyến 240 của ô B1 lấy 1/3.
=> Nối 2 điểm và giao của 2 đường là Lũng Cú.
- Đoạn 3: Từ Lũng Cú -> Móng Cái (Thị xã biên giới bờ biển Đông giáp với TQ).
+ Tại kinh tuyến 1060Đ giữa ô B1 và C1 lấy 1/2 (Nối từ điểm Lũng Cú với điểm đó).
+ Tại vĩ tuyến 220B giữa C1 và C2 lấy 1/3: Từ điểm 1/3 kẻ đường song song với kinh tuyến 1060Đ.
+ Từ đường mới kẻ lấy 1/2: Nối với điểm 1/2 trước đó.
+ Từ điểm 1/3 của vĩ tuyến 220B, nối với kinh tuyến 1080Đ giữa ô C2 và D2 ở điểm 1/4 (đây là Mũi Ngọc thuộc thị xã Móng Cái - Quảng Ninh).
- Đoạn 4: Từ Móng Cái -> Phía Nam đồng bằng sông Hồng (Nối từ điểm mũi Ngọc -> tới điểm giao giữa đường 1060Đ và 200B).
- Đoạn 5: Từ phía Nam đồng bằng sông Hồng đến phía Nam dãy Hoành Sơn (vĩ tuyến 180B) -> KV đèo Ngang (Chú ý đường bờ biển đoạn Hoành Sơn ăn lan ra biển).
+ Tại kinh tuyến 1060Đ (đoạn giáp B3 và C3) lấy 1/2.
+ Từ điểm đó kẻ song song với đường 180B.
- Đoạn 6: Từ Nam Hoành Sơn -> Nam TBộ.
=> Từ đoạn 6 có thể vẽ biên giới phía Tây của Sơn La, Điện Biên với Lào.
+ Từ giao của KT 1100Đ và 140B kéo dài lên đến điểm cực Tây (xã Sín Thầu - điểm 3/4).
+ Tại VT 160B của ô D4 và D5 lấy 2/3 => kéo dài từ điểm đó song song với KT 1100Đ tới VT 120B.
Chú ý:
+ Vị trí Đà Nẵng ở góc vuông D4.
+ Có thể bỏ qua các chi tiết về vũng vịnh ở Nam TBộ.
+ Vị trí Cam Ranh ở góc trên của D7 (VT 120B).
- Đoạn 7: NTBộ đến mũi Cà Mau.
Nối từ điểm giao giữa KT 1100Đ và 120B tới VT 80B góc trái dưới cùng ô D8 (mũi Cà Mau).
- Đoạn 8: Nối từ mũi Cà Mau -> Rạch Giá (Kiên Giang).
+ Tại VT 80B của ô B8: Lấy 1/3 (Kẻ // với kinh tuyến 1040Đ) tới điểm thuộc VT 100B.
+ Tại VT 100B ô B8, lấy 1/2 (Kiên Giang).
+ Tại KT 1040Đ giữa ô A7 và B7 lấy 4/5 (Hà Tiên): Nối với điểm Kiên Giang (điểm 1/2).
- Đoạn 9: Biên giới đồng bằng SCL với CPC
Từ điểm giao của KT 1040Đ với VT 100B nối với điểm 1/3 của KT 1060Đ giữa ô B7 và C7 kéo dài hết lên ô C6.
- Đoạn 10: Biên giới giữa Tây Nguyên, Quảng Nam với CPC và Lào.
Tại VT 120B của ô C6 và C7 lấy 2/3 kéo dài // với KT 1080Đ lên VT 160B.
- Đoạn 11: Biên giới từ p.Nam Huế tới cực Tây Nghệ An với Lào.
Tại KT 1040Đ ô A3 và B3 lấy 1/6: Nối điểm 1/6 với điểm 2/3 tại ô C5 trên VT 160B.
- Đoạn 12: Tây Thanh Hoá với Lào.
+ Tại VT 200B ô B2 và B3 lấy 1/2, nối điểm 1/6 với 1/2
+ Cũng tại VT 200B lấy điểm 1/3
- Đoạn 13: Phía Nam Sơn La, Điện Biên với Lào.
+ Tại KT 1040Đ của ô A2 và B2 lấy 1/2 , nối điểm đó với điểm 1/2 đã vẽ trước đó.
+ Từ điểm 1/2 của ô B2 kẻ vuông góc với đường kéo dài từ điểm cực Tây với NTBộ.
Lưu ý cho HS: Khi vẽ có thể thêm 1 số đường phụ để có thể vẽ chính xác hơn.
* Bước 4: Hoàn thiện, lưu ý những đoạn biên giới giáp biển và đất liền của Việt Nam.
* Bước 5: Vẽ 2 quần đảo Trường Sa (ô E8) và Hoàng Sa (ô E4).
* Bước 6: Vẽ các sông chính.
* Bước 7: Điền tên các thành phố, thị xã theo yêu cầu.
Các bước 6,7 để HS thực hiện vào tiết 5 (yêu cầu chuẩn bị khung trước ở nhà) để giờ tiếp theo thực hành tại lớp.
IV. CỦNG CỐ
Lưu ý các bước vẽ và các điểm chính cần lưu ý trong quá trình vẽ
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_12_tiet_45_bai_3_thuc_hanh_ve_luoc_do_vie.doc