Giáo án Địa lí Lớp 12 - Tiết 45, Bài 40: Thực hành phân tích tình hình phát triển công nghiệp ở đông Nam Bộ - Phạm Quang Hưng

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức

Củng cố các kiến thức đã học về vùng ĐNB

2. Kỹ năng

- Phân tích, xử lí số liệu để rút ra nhận xét theo yêu cầu cho trước.

- Kỹ năng viết báo cáo ngắn.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

Biểu đồ, thông tin từ các nguồn khác nhau mà GV hướng dẫn cho HS từ trước.

III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG

1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ:

? Nêu các thế mạnh của ĐNB trong việc phát triển tổng hợp nền kinh tế?

? Trình bày 1 số phương hướng chính để khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong CN?

? CMR: Việc XD các công trình thuỷ lợi có ý nghĩa hàng đầu trong việc SD hợp lí tài nguyên nông nghiệp của vùng?

? Thế mạnh của vùng trong việc phát triển tổng hợp kinh tế biển?

3. Bài mới

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 24/06/2022 | Lượt xem: 284 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 12 - Tiết 45, Bài 40: Thực hành phân tích tình hình phát triển công nghiệp ở đông Nam Bộ - Phạm Quang Hưng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 45 Bài 40 Thực hành: phân tích tình hình phát triển công nghiệp ở đông nam bộ Ngày soạn: 02/4/2013 Ngày giảng: 04/4/2013 I. mục tiêu bài học Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức Củng cố các kiến thức đã học về vùng ĐNB 2. Kỹ năng - Phân tích, xử lí số liệu để rút ra nhận xét theo yêu cầu cho trước. - Kỹ năng viết báo cáo ngắn. II. Phương tiện dạy học Biểu đồ, thông tin từ các nguồn khác nhau mà GV hướng dẫn cho HS từ trước. III. Tiến trình bài giảng 1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu các thế mạnh của ĐNB trong việc phát triển tổng hợp nền kinh tế? ? Trình bày 1 số phương hướng chính để khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong CN? ? CMR: Việc XD các công trình thuỷ lợi có ý nghĩa hàng đầu trong việc SD hợp lí tài nguyên nông nghiệp của vùng? ? Thế mạnh của vùng trong việc phát triển tổng hợp kinh tế biển? 3. Bài mới Bài 1 HĐ: * Cho HS đọc bảng số liệu về sản lượng dầu thô khai thác qua 1 số năm (1986-2005). * Cung cấp cho HS 1 số thông tin: Tiềm năng dầu khí VN: Hiện nay, ở VN đã xác định 8 bể trầm tích chứa dầu (nêu 1 số bể chính) 1. Bể sông Hồng (160.000 km2), giai đoạn đầu tìm kiếm thăm dò mới xác định 2 mỏ Tiền Hải và Thái Thọ. Dự báo có khoảng 0,6 tỉ m3 quy dầu. 2. Bể Phú Khánh (40.000 km2) -> chưa khoan thăm dò. Tiềm năng dự báo 0,3 – 0,7 tỉ m3 quy dầu. 3. Bể Cửu Long (60.000 km2) trữ lượng 700-800 triệu m3 quy dầu. Hiện đang có 4 mỏ dầu khí đang hoạt động (Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ, Rồng...) và nhiều mỏ khác đang chuẩn bị đưa vào khai thác -> là bể có mật độ thăm dò và hệ số phát hiện dầu khí cao nhất và là nguồn cung cấp dầu khí lớn nhất cho cả nước. 4. Bể Nam Côn Sơn (100.000 km2), trữ lượng khoảng 650-850 triệu m3 quy dầu. Là bể thăm dò sớm và hiện là vùng có nhiều giếng khoan thăm dò nhất. VD: Mỏ Đại Hùng, Lan Đỏ, Lan Tây.... 5. Bể Mã Lai - Thổ Chu (40.000 km2), trữ lượng 250-350 triệu m3 quy dầu. Nhận xét chung: Hầu hết các bể có trữ lượng lớn nhưng khai thác nhiều nhất thuộc về vùng thềm lục địa ĐNB. Sản lượng dầu khai thác của ĐNB không ngừng tăng lên: - Năm 1986 là 40 nghìn tấn - Năm 2005 là 18.519 nghìn tấn (sau 19 năm sản lượng tăng gấp 463 lần). Trong đó, tập trung chủ yếu ở các mỏ dầu ở 2 bể Nam Côn Sơn và Cửu Long với các mỏ: Rồng, Bạch Hổ, Hồng Ngọc, Rạng Đông...) Theo số liệu thống kê năm 1999, sản lượng khai thác ở 1 số mỏ thuộc bể Cửu Long: - Mỏ Bạch Hổ: 11.596 nghìn tấn - Mỏ Rồng: 528 nghìn tấn - Mỏ Rạng Đông: 1.346 nghìn tấn. - Mỏ Hồng Ngọc: 1.054 nghìn tấn. * Sự phát triển trong CN khai thác dầu khí ở ĐNB gắn với sự liên doanh, liên kết của nhiều tập đoàn khai thác: Petro Việt Nam, Vietso Petro. * Ngành CN dầu khí ở ĐNB phát triển đa dạng gồm cả khai thác, vận chuyển và chế biến dầu khí: Khí hoá lỏng, phân bón, các sản phẩm khác từ dầu khí, sx điện... VD: Nhà máy điện - đạm Phú Mỹ; Nhiệt điện Bà Rịa, thành phố Hồ Chí Minh. * Tác động của CN dầu khí đến sự phát triển kinh tế ở ĐNB: - Tăng cường cơ sở năng lượng. - Phát triển CN hoá dầu => Tạo điều kiện cho sự phát triển của các ngành CN khác -> thay đổi cơ cấu kinh tế và sự phân hoá lãnh thổ của vùng. Bài 2: Cho bảng số liệu: Giá trị sx CN phân theo thành phần kinh tế của vùng ĐNB (giá so sánh 1994) (Đơn vị: Tỉ đồng) Năm Giá trị sx CN 1995 2005 Tổng số 50508 199622 Nhà nước 19607 48058 Ngoài nhà nước 9942 46738 KV có vốn đầu tư nước ngoài 20959 104826 Vẽ biểu đồ thể hiện giá trị sx CN phân theo thành phần kinh tế của ĐNB qua các năm. Tỉ đồng 2005 1995 Năm Biểu đồ thể hiện giá trị sx CN phân theo thành phần kinh tế của Đông Nam Bộ qua các năm Nhận xét: Từ biểu đồ có thể thấy giá trị sx CN theo thành phần kinh tế của ĐNB có sự thay đổi nhanh chóng theo hướng tăng lên từ năm 1995-2005. Năm 1995 là 50508 tỉ đồng -> đến 2005 là 199622 tỉ đồng (gấp 3,95 lần – tương ứng 149.114 tỉ đồng) Giữa các thành phần kinh tế cũng có sự thay đổi rõ nét. Cụ thể: - KV nhà nước: Từ 19.607 tỉ đồng (chiếm 37,8%) -> tăng lên 48.058 tỉ đồng (chiếm 24,1%). - KV ngoài nhà nước: Từ 9942 tỉ đồng (chiếm 19,6%) -> tăng lên 46738 tỉ đồng (chiếm 23,4%). - KV có vốn đầu tư nước ngoài: Từ 29959 tỉ đồng (chiếm 41,5%) -> tăng lên 104825 tỉ đồng (chiếm 52,5%). IV. Củng cố Hoàn thiện bài báo cáo ở nhà. Nộp bài nếu có yêu cầu.

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_12_tiet_45_bai_40_thuc_hanh_phan_tich_tin.doc