Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 29: Sông và hồ - Lê Thị Thanh Tâm

A- Mục tiêu bài học :

+ Kiến thức: HS nắm được khái niệm, đặc điểm, nguồn gốc, ảnh hưởng của sông và hồ với đời sống con người

+ Rèn kĩ năng: Quan sát hình vẽ, vận dụng gắn kiến thức về khí hậu, địa hình.

+ Giáo dục thái độ: ham tìm hiểu KH giải thích tự nhiên và bảo vệ môi trường

 * Trọng tâm: khái niệm, đặc điểm của sông và hồ

 B- Đồ dùng (Phương tiện dạy học):GV:Hình 58(các ĐKH)+HS(qui ước/T1)

C- Tiến trình dạy học ( Hoạt động trên lớp ):

a ) ổn định lớp: (30) Sĩ số

b ) Kiểm tra bài cũ (4):- trả và chữa bài kiểm tra 1 tiết

c ) Khởi động (Vào bài = 30) ở Bắc Giang có sông và hồ? Tại sao lại có và đặc điểm cảu sông hồ như thế nào -> cô hướng dẫn các em đi tìm hiểu để trả lời nhé.

 

doc2 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 23/06/2022 | Lượt xem: 244 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 29: Sông và hồ - Lê Thị Thanh Tâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:19/ 3 / 2008 - Ngày dạy : 16 /4 / 2008 Tiết : 29 - Bài 23 Sông và hồ A- Mục tiêu bài học : + Kiến thức: HS nắm được khái niệm, đặc điểm, nguồn gốc, ảnh hưởng của sông và hồ với đời sống con người + Rèn kĩ năng: Quan sát hình vẽ, vận dụng gắn kiến thức về khí hậu, địa hình... + Giáo dục thái độ: ham tìm hiểu KH giải thích tự nhiên và bảo vệ môi trường * Trọng tâm: khái niệm, đặc điểm của sông và hồ B- Đồ dùng (Phương tiện dạy học):GV:Hình 58(các ĐKH)+HS(qui ước/T1) C- Tiến trình dạy học ( Hoạt động trên lớp ): a ) ổn định lớp: (30) Sĩ số b ) Kiểm tra bài cũ (4):- trả và chữa bài kiểm tra 1 tiết c ) Khởi động (Vào bài = 30) ở Bắc Giang có sông và hồ? Tại sao lại có và đặc điểm cảu sông hồ như thế nào -> cô hướng dẫn các em đi tìm hiểu để trả lời nhé. d ) Bài mới : Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính ghi bảng và vở Hoạt động 1: ( 10 ) +Hình thức: Cá nhân / tự ngcứu 2 +Nội dung: - Đọc mục 1/SGK, quan sát H 59 +Nhận xét về: -Thế nào là sông ? -Xác định sông chính? Phụ lưu? Chi lưu? trên hình vẽ. -Hệ thống sông gồm các bộ phận nào? -Lưu vực sông là gì? +HS nxét -> HS khác nxét ->GV sửa -> kết luận * Giới thiệu thêm:-1 sông (thượng lưu, trung lưu, hạ lưu)? -Hệ thống sông gọi là lớn khi có lưu vực > 10.000 km2 (Việt Nam có hệ thống sông Hồng, Thái Bình ) Hoạt động 2: ( 15 ) +Hình thức: Nhóm / bàn ngcứu 2 +Nội dung: Đọc mục2, quan sát hình và bảng số liệu về lưu vực, lưu lượng nước sông Hồng và Mê Công +Nhận xét về: -Thế nào là lưu lượng của sông? -So sánh lưu lượng, chế độ chảy 2 sông? -Tại sao 2 sông lại # => lưu lượng, chế độ nước của sông phụ thuộc điều kiện nào? +HS trong nhóm / bàn nxét- >HS # nxét ->Gvsửa ->kết luận +Nước ta sông có chế độ nước như thế nào? ( 1 mùa lũ lớn trùng với mùa mưa nhiều T 5-10) Hoạt động 3: ( 10’ ) +Hình thức: Nhóm / bàn ngcứu 2 +Nội dung: Đọc mục2, quan sát hình, số liệu về hồ +Nhận xét về: -KháI niệm về hồ? -Diện tích các hồ? -Nước các hồ? -Nguồn gốc hình thành và hình dáng các hồ? 1-Sông và lượng nước của sông: +Sông là dòng nước chảy thường xuyên, tương đối ổn định trên bề mặt lục địa, được nguồn nước: mưa, ngầm, băng tuyết tan nuôi dưỡng. +Hệ thống sông: -Sông chính thường to lớn, dài nhất -Phụ lưu là sông nhỏ đổ nước vàosôngchính. -Chi lưu là sông thoát nước đi chosôngchính. +Hệ thống sông gồm: sông chính, các phụ lưu, chi lưu họp lại tạo thành. +Lưu vực mỗi sông là diện tích đất cấp nước cho nó +Lưu lượng là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông /1 giây đồng hồ (m3/s) và nhịp điệu thay đổi gọi là chế độ chảy (thuỷ chế). Trong năm: -Mùa mưa-> sông đầy(lũ)=>lưu lượng lớn -Mùa khô->nước sông cạn=>lưu lượng nhỏ -Chế độ chảy... khác nhau phụ thuộc vào nguồn cấp nước cho sông là: mưa, băng tuyết tan +Mỗi sông có đặc điểm riêng gồm: lưu vực, lưu lượng, nguồn cấp nước ... khác nhau +ảnh hưởng của sông đến đời sống: -Lợi ích: cấp và thoát nước, giao thôngđường sông, bồi phù sa, bắt và nuôi tôm cá... -Tác hại: gây lũ phải đắp đê 2-Hồ: +Hồ là khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong đất liền, diện tích khác nhau: -Có hồ rất rộng(vài vạn km) như: Vích-tô-ri-a ở châu Phi -Có hồ rất nhỏ (vài km) như: hồ Hoàn Kiếm ở HàNội +Hồ có tính chất nước khác nhau: nước mặn, nước ngọt +Hồ do nhiều nguồn gốc hình thành: -Do di tích của sông (hồ Tây...) -Do miệng núi lửa đã tắt (hồ Tơ Nưng...) -Do nhân tạo (hồ Hoà Bình...) e ) Củng cố :( 3)-Hãy xác định các bộ phận của, hệ thống sông?( sông chính, phụ lưu, chi lưu ); g ) Hướng dẫn về nhà: ( 2) Làm đúng qui ước từ tiết 1, thêm nội dung cụ thể sau: +TBĐ 6 - Bài:23 +Chuẩn bị giờ sau: bài 24

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_6_tiet_29_song_va_ho_le_thi_thanh_tam.doc