Giáo án Địa lí Lớp 7 - Bài 21-24

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS phải:

 1. Kiến thức: - Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại ở đới lạnh.

- Biết những vấn đề lớn mà đới lạnh cần phải giải quyết trong quá trình phát triển.

- Đề xuất những biện pháp giải quyết vấn đề trên.

- Khai thác tài nguyên hóa thạch ( dầu khí ) cần đi đôi với việc sử dụng tiết kiệm và khai thác hợp lí.

- Hiểu được mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động kinh tế của con người và sự suy giảm của các loài động vật ở đới lạnh.

- Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng.

2. Kỹ năng: - Quan sát tranh ảnh một số hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại để biết được tình hình khai thác môi trường ở đới lạnh.

-Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên với hoạt động kinh tế ở đới lạnh.

- Quan sát hình minh họa 22.4 và 22.5

- Phân tích mối quan hệ giữa hoạt động kinh tế của con người với nguồn tài nguyên sinh vật ở môi trường đới lạnh.

3. Thái độ: Bảo vệ tài nguyên, môi trường ở đới lạnh.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC:

1. Giáo viên: - Bản đồ tự nhiên thế giới.

- Tranh ảnh về quá tŕnh khai thác tài nguyên thiên nhiên ở đới lạnh.

2. Học sinh: SGK và các tài liệu tham khảo khác.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định:

2. Bài cũ: ? Trình bày đặc điểm khí hậu ở đới lạnh?

3. Bài mới:

Khởi động: “Bất chấp cái lạnh và băng tuyết nhiều dân tộc đã sinh sống ở phương B ắ c, họ chăn nuôi, đánh cá hoặc săn bắn. Ngày nay với phương tiện kỹ thuật hiện đại con người đã khai thác tài nguyên ở vùng cực”

 

doc6 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 24/06/2022 | Lượt xem: 325 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 7 - Bài 21-24, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12: Ngày soạn :02/11/2013 Tiết 23: Ngày dạy : 05/11/2013 CHƯƠNG IV. MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI LẠNH BÀI 21. MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS phải: 1. Kiến thức: - Biết vị trí, giới hạn của môi trường đới lạnh trên bản đồ tự nhiên thế giới. - Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản đặc điểm tự nhiên cơ bản của đới lạnh. - Biết sự thích nghi của thực, động vật với môi trường đới lạnh. 2. Kỹ năng: - Đọc bản đồ về môi trường đới lạnh ở vùng Bắc cực và Nam cực để xác định vị trí, giới hạn của môi trường đới lạnh. - Đọc và phân tích biểu đồ khí hậu của đới lạnh để phân tích đặc điểm khí hậu của đới lạnh. 3. Thái độ: Bảo vệ tài nguyên động vật, bảo vệ môi trường. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC: 1. Giáo viên: - Bản đồ tự nhiên thế giới. - Tranh ảnh một số loại động vật ở đới lạnh . 2. Học sinh: SGK và các tài liệu tham khảo khác. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Kể tên các hoạt động kinh tế chính của con người ở hoang mạc ? ? Nguyên nhân dẫn đến hoang mạc trên thế giới ngày càng mở rộng? 3. Bài mới: Khởi động: “Trong môi trường đới lạnh sự khắc nghiệt của tự nhiên cũng không kém môi trường hoang mạc.Vậy đới lạnh có đặc điểm tự nhiên như thế nào? Con người và sinh vật ở đây thích nghi với môi trường ra sao? Chúng ta tìm hiểu trong bài hôm nay” HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS GHI BẢNG Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm của môi trường: * Bước 1: Tìm hiểu vị trí, giới hạn: - Quan sát lược đồ hình 21.1 và 21.2, bản đồ tự nhiên thế giới hãy cho biết: ? Vị trí, giới hạn của môi trường đới lạnh? ? Xác định vị trí, giới hạn của môi trường đới lạnh trên bản đồ tự nhiên thế giới? ? Hãy nhận xét về diện tích lục địa và đại dương của đới lạnh ở cả 2 nửa cầu? - HS: Quan sát tranh trả lời, xác định trên bản đồ. - GV: Chuẩn xác và xác định lại trên bản đồ. * Bước 2: Tìm hiểu đặc điểm khí hậu của môi trường: - Quan sát lược đồ hình 21.1;21.2 biểu đồ hình 21.3 và thông tin SGK hãy thảo luận theo cặp trong 2 phút cho biết: ? Khí hậu ở đới lạnh có đặc điểm gì? ? Biểu hiện sự khắc nghiệt của khí hậu? ? Vì sao khí hậu ở đới lạnh lại lạnh lẽo và khắc nghiệt? - Hs thảo luận cặp, trình bày kết quả. - GV: Chuẩn xác. * Bước 3: Giáo dục bảo vệ môi trường: ? Hiện nay khí hậu toàn cầu thay đổi như thế nào? ? Tác động của sự thay đổi khí hậu đến băng tuyết ở đới lạnh? ? Hậu quả của hiện tượng băng ở cực tan chảy? ? Biện pháp giải quyết? Hoạt động 2: Tìm hiểu sự thích nghi của thực vật và động vật với môi trường: * Bước 1: Tìm hiểu sự thích nghi của thực vật: Gv: yêu cầu Hs quan sát hình 21.6 và21.7 SGK và thông tin SGK hãy cho biết: ? Mô tả cảnh đài nguyên vào mùa hạ ở Bắc Au và Bắc Mĩ ? ? Sự phát triển và phân bố của thực vật ở đới lạnh như thế nào? ? Kể tên các loài thực vật chính? ? Vì sao thực vật chỉ phát triển trong mùa hạ ngắn ngủi? - HS quan sát tranh, đọc thông tin trả lời. - GV: Chuẩn xác. * Bước 2: Tìm hiểu sự thích nghi của động vật: - Quan sát hình 21.8; 21.9; 21.10 và thông tin SGK hãy: ? Kể tên một số loài động vật sống ở đới lạnh? ? Để thích nghi với môi trường thì các động vật ở đới lạnh có cấu tạo cơ thế và tập tính sống như thế nào để thích nghi với môi trường? ? Cho VD minh họa? ? Các loại động vật trên có gì khác với động vật ở đới nóng? ? Các loài độpng vật có đời sống sôi động vào mùa nào? ? Tại sao nói đới lạnh là vùng hoang mạc lạnh của Trái Đất? - HS quan sát tranh, đọc thông tin trả lời. - GV: Chuẩn xác. 1. ĐẶC ĐIỂM CỦA MÔI TRƯỜNG a.Vị trí: Từ 2 vòng về 2 cực. - BBC là đại dương. - NBC là lục địa. b. Khí hậu: Vô cùng khắc nghiệt - Lạnh giá quanh năm, mùa đông kéo dài, mùa hạ ngắn. - Mưa rất ít chủ yếu dưới dạng tuyết rơi. - Nguyên nhân do đới lạnh nằm ở vùng vĩ độ cao của Trái Đất. 2. SỰ THÍCH NGHI CỦA THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT VỚI MÔI TRƯỜNG: - Thực vật thưa thớt, một số loài chỉ phát triển vào mùa hạ ngắn ngủi với các loài rêu, địa y, xen lẫn một số loại cỏ thấp, lùn, còi cọc. - Động vật thích nghi với môi trường bằng cách : + Có lớp mỡ dày: Hải cẩu ,cá voi + Lớp lông dày: Tuần lộc, gấu trắng + Lông không thấm nước sống thành bầy đàn: Chim cánh cụt + Di cư trú lạnh: Các loài chim. + Ngủ đông : gấu trắng 4 . Đánh gia: 1. Đới lạnh có đặc điểm nổi bật là : a. Lượng mưa rất ít-khô hạn quanh năm b. Khí hậu khắc nghiệt, lạnh giá quanh năm. c. Động vật nghèo nàn, thực vật rất thưa thớt d. Cả 3 đáp án trên. 2. GV hướng dẫn hs làm bài tập 4 SGK: - Đoạn văn mô tả gì? Đặc điểm nhà ở ? - Quần áo chống lạnh? Tại sao xây nhà băng để ơ ? 5 Hoạt động nối tiếp: - Học bài, hoàn thành bài tập 4 SGK. - Chuẩn bị bài: HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI LẠNH. IV. PHỤ LỤC: V. RÚT KINH NGHIỆM: ................................................ ................................................ Tuần 12: Ngày soạn : 03/11/2013 Tiết 24 : Ngày dạy : 06/11/2013 BÀI 24 . HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI LẠNH I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS phải: 1. Kiến thức: - Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại ở đới lạnh. - Biết những vấn đề lớn mà đới lạnh cần phải giải quyết trong quá trình phát triển. - Đề xuất những biện pháp giải quyết vấn đề trên. - Khai thác tài nguyên hóa thạch ( dầu khí ) cần đi đôi với việc sử dụng tiết kiệm và khai thác hợp lí. - Hiểu được mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động kinh tế của con người và sự suy giảm của các loài động vật ở đới lạnh. - Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng. 2. Kỹ năng: - Quan sát tranh ảnh một số hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại để biết được tình hình khai thác môi trường ở đới lạnh. -Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên với hoạt động kinh tế ở đới lạnh. - Quan sát hình minh họa 22.4 và 22.5 - Phân tích mối quan hệ giữa hoạt động kinh tế của con người với nguồn tài nguyên sinh vật ở môi trường đới lạnh. 3. Thái độ: Bảo vệ tài nguyên, môi trường ở đới lạnh. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC: 1. Giáo viên: - Bản đồ tự nhiên thế giới. - Tranh ảnh về quá tŕnh khai thác tài nguyên thiên nhiên ở đới lạnh. 2. Học sinh: SGK và các tài liệu tham khảo khác. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định: 2. Bài cũ: ? Trình bày đặc điểm khí hậu ở đới lạnh? 3. Bài mới: Khởi động: “Bất chấp cái lạnh và băng tuyết nhiều dân tộc đã sinh sống ở phương B ắ c, họ chăn nuôi, đánh cá hoặc săn bắn. Ngày nay với phương tiện kỹ thuật hiện đại con người đã khai thác tài nguyên ở vùng cực” HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS GHI BẢNG Hoạt động 1: Tìm hiểu hoạt động kinh tế của các dân tộc ở phương Bắc: * Bước 1: Tìm hiểu sự phân bố của dân cư ở phương Bắc: - Quan sát hình 22.1 /SGK hãy cho biết: ? Tên các dân tộc sinh sống ở đới lạnh phương Bắc ? ? Các dân tộc này phân bố chủ yếu ở khu vực nào của đới lạnh phương Bắc? ? Vì sao dân cư không phân bố rộng rãi ở đới lạnh? - HS quan sát lược đồ trả lời. - Gv: Chuẩn xác, giải thích thêm về nguyên nhân dẫn đến sự phân bố dân cư thưa thớt. * Bước 2: Tìm hiểu các hoạt động kinh tế cổ truyền ở phương Bắc: - Quan sát hình 22.2; 22.3 và thông tin SGK hãy cho biết: ? Các dân tộc ở phương Bắc chủ yếu sống bằng nghề gì? ? Vì sao ngành chăn nuôi tuần lộc lại phát triển ở đới lạnh? ? Các tộc người đánh bắt chủ yếu những loài động vật nào? ? Ngành đánh bắt những động vật quý tác động như thế nào đến sự đa dạng sinh học? - HS quan sát tranh, tham khảo thông tin SGK trả lời. - GV : Chuẩn xác kiến thức và giới thiệu thêm về các hoạt động đánh bắt ở đới lạnh. Hoạt động 2: Tìm hiểu việc nghiên cứu và khai thác môi trường: * Bước 1: Tìm hiểu việc nghiên cứu đặc điểm môi trường ở đới lạnh: - Dựa vào thông tin SGK, kết quan sát hình 22.4 và 22.5 hãy cho biết: ? Kể tên các nguồn tài nguyên ở đới lạnh ? ? Quá trình nghiên cứu môi trường ở đới lạnh gặp phải khó khăn gì? ? Hiện nay tình hình nghiên cứu ở đới lạnh như thế nào? - HS trả lời, GV cuẩn xác. * Bước 2: Tìm hiểu việc khai thác môi trường: ? Tình hình phát triển kinh tế ở đới lạnh trong những năm gần đây như thế nào ? ? Kể tên các ngành kinh tế hiện đại đang phát triển ở đới lạnh? ? Những thành tựu của hoạt động kinh tế hiện đại? - HS quan sát tranh, đọc thông tin trả lời. - GV: Chuẩn xác. * Bước 2: Tìm hiểu những vấn đề lớn cần giải quyết ở đới lạnh: ? Trong quá trình khai thác môi trường thì đới lạnh cần phải giải quyết những vấn đề lớn nào ? ? Vì sao ? ? Việc đẩy mạnh khái thác khoáng sản, hải sản và các động vật quý tác động như thế nào đền tài nguyên thiên nhiên? ? Để bảo vệ các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng các nước đang khai thác ở đới lạnh cần phải làm gì? - HS: Đọc thông tin trả lời. - GV: Chuẩn xác và giải thích thêm về tình hình ngiên cứu và khài thác ở đới lạnh hiện nay. 1. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CÁC DÂN TỘC Ở PHƯƠNG BẮC - Hoạt động kinh tế cổ truyền: Đánh bắt cá, săn bắn tuần lộc, hải cẩu ,gấu trắng và chăn nuôi tuần lộc. Nguyên nhân là do khí hậu lạnh giá, khắc nghiệt. - Hoạt động kinh tế hiện đại: khai thác tài nguyên và chăn nuôi thú có lông quý. Nguyên nhân : Do khoa học kĩ thuật phát triển. 2. VIỆC NGHIÊN CỨU VÀ KHAI THÁC MÔI TRƯỜNG : - Tài nguyên phong phú: Hải sản, thú quý, khoáng sản. - Nhờ sự phát triển của KHKT g con người đã khai thác khoáng sản, hải sản, chăn nuôi, xây dựng đô thị. - Hiện nay ở đới lạnh đang đứng trước 2 vấn đề cần phải giải quyết: + Nhiều loài thú quý có nguy cơ tuyệt chủng g Cần phải bảo vệ. + Thiếu nhân lực trong quá trình khai thác tài nguyên. 4 . Đánh gia: ? Kể tên các hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại ở đới lạnh? ? Hiện nay đới lạnh có những vấn đề lớn nào cần phải giải quyết? 5 Hoạt động nối tiếp: - Học bài, làm bài tập 3 trong SGK. - Chuẩn bị bài: MÔI TRƯỜNG VÙNG NÚI. IV. PHỤ LỤC: V. RÚT KINH NGHIỆM: ................................................ ................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_7_bai_21_24.doc
Giáo án liên quan