Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tiết 25, Bài 23: Môi trường vùng núi - Nguyễn Thị Lợi

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học, HS phải:

1. Kiến thức

 - HS nắm được những đặc điểm cơ bản của môi trường vùng núi và ảnh hưởng của sườn núi đối với môi trường.

 - Biết được cách cư trú khác nhau ở các vùng núi trên thế giới

2. Kĩ năng : Kĩ năng đọc, phân tích ảnh địa lí, cách đọc lát cắt một ngọn núi

3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ rừng,bảo vệ môi trường

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC:

1.Giáo viên: Bản đồ tự nhiên thế giới

2.Học sinh: sưu tầm tranh ảnh về địa phương

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1.Ổn định: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp 7A5., 7A6.

2.Kiểm tra bài cũ:

- Trình bày các hoạt động kinh tế của các dân tộc phương Bắc?

3.Bài mới:

Khởi động: Môi trường vùng núi có khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao và theo hướng sườn núi. Càng lên cao không khí càng loãng và càng lạnh làm cho cảnh quan tự nhiên và cuộc sống của con người ở vùng núi có nhiều điểm khác biệt so với ở đồng bằng. Vậy sự thay đổi này là do đâu. Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vấn đề này.

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 23/06/2022 | Lượt xem: 253 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tiết 25, Bài 23: Môi trường vùng núi - Nguyễn Thị Lợi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13 Ngày soạn: 8/11/2013 Tiết 25 Ngày dạy: 11/11/2013 CHƯƠNG V: MÔI TRƯỜNG VÙNG NÚI HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở VÙNG NÚI BÀI 23: MÔI TRƯỜNG VÙNG NÚI I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học, HS phải: 1. Kiến thức - HS nắm được những đặc điểm cơ bản của môi trường vùng núi và ảnh hưởng của sườn núi đối với môi trường. - Biết được cách cư trú khác nhau ở các vùng núi trên thế giới 2. Kĩ năng : Kĩ năng đọc, phân tích ảnh địa lí, cách đọc lát cắt một ngọn núi 3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ rừng,bảo vệ môi trường II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC: 1.Giáo viên: Bản đồ tự nhiên thế giới 2.Học sinh: sưu tầm tranh ảnh về địa phương III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1.Ổn định: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp 7A5............................................., 7A6.......................................... 2.Kiểm tra bài cũ: - Trình bày các hoạt động kinh tế của các dân tộc phương Bắc? 3.Bài mới: Khởi động: Môi trường vùng núi có khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao và theo hướng sườn núi. Càng lên cao không khí càng loãng và càng lạnh làm cho cảnh quan tự nhiên và cuộc sống của con người ở vùng núi có nhiều điểm khác biệt so với ở đồng bằng. Vậy sự thay đổi này là do đâu. Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vấn đề này. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động1:Tìm hiểu những đặc điểm cơ bản của môi trường vùng núi và ảnh hưởng của sườn núi đối với môi trường.( cặp) *Bước1: - GV nhắc lại đặc điểm không khí tầng đối lưu *Bước 2: - Em hãy mô tả quang cảnh H23.1 ( Toàn cảnh là cây bụi lùn thấp, phía xa có tuyết phủ ) - Tại sao trên đỉnh núi lại có tuyết phủ? - VN có đỉnh núi nào có tuyết ? *Bước 3: Quan sát H23.2 em có nhận xét gì về: - Thực vật ở núi này? - Tại sao ở đây thực vật có sự phân tầng như vậy? - Cho biết H23.2 có bao nhiêu vành đai thực vật. Nêu tên và giới hạn của từng vành đai. *Bước 4: Quan sát lát cắt H23.2 cho biết: - Sự phân bố cây giữa sườn đón nắng và sườn khuất nắng có gì khác nhau ?Vì sao ? - Ảnh hưởng của sườn núi đến thực vật và khí hậu như thế nào? - Độ dốc của sườn núi có ảnh hưởng đến tự nhiên, KT vùng núi như thế nào? (lũ lụt, xói mòn, giao thông...) - Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ môi trường vùng núi? Hoạt động 2:Tìm hiểu cách cư trú khác nhau ở các vùng núi trên thế giới (cá nhân) *Bước 1: - Em hãy kể tên các dân tộc sống ở huyện mình mà em biết? - Cư dân ở vùng núi chủ yếu là những dân tộc nào?( HS yếu) - Liên hệ địa phương em đang ở mật độ như thế nào? - Địa bàn cư trú của người dân ở vùng núi phụ thuộc vào điều kiện gì ? *Bước 2: - Em hãy nêu đặc điểm cư trú của các dân tộc ở vùng núi? - HS trả lời, GV chuẩn xác kiến thức - Liên hệ Việt Nam. 1. Đặc điểm của môi trường - Khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao và theo hướng sườn + Thay đổi theo độ cao Biểu hiện: Từ chân núi -> đỉnh núi: rừng lá rộng –rừng lá kim-đồng cỏ-tuyết - Nguyên nhân: càng lên cao, nhiệt độ và độ ẩm càng thay đổi + Thay đổi theo hướng sườn Biểu hiện: Những sườn núi đón nắng và gió ẩm có mưa nhiều thực vật tốt, ngược lại... - Nguyên nhân: sườn đón nắng nhận được lượng nhiệt nhiều hơn sườn khuất nắng. 2. Cư trú của con người. - Vùng núi là nơi cư trú của các dân tộc ít người. - Dân cư thưa thớt - Mỗi dân tộc có đặc điểm cư trú khác nhau + Châu Á: sống ở vùng núi thấp,mát mẻ, nhiều lâm sản + Nam Mĩ: sống ở độ cao trên 3000m, nhiều đất bằng, thuận lợi trồng trọt, chăn nuôi. + vùng Sừng của châu Phi: người Ê-ti- ô-pi sống tập trung trên các sườn núi cao chắn gió, mưa nhiều, mát mẻ. 4. Đánh giá: - GV hệ thống nội dung bài học. - GV hướng dẫn HS làm bài tập 2 sgk: Hoạt động nhóm - Xác định số lượng vành đai TV ở đới nóng & đới lạnh ôn hòa - So sánh thảm TV ở cùng độ cao Độ cao (m) Đới ôn hòa Đới nóng 200 – 900 900 – 1600 1600 – 3000 3000 – 4500 4500 – 5500 > 5500 Rừng lá rộng Rừng hỗn giao Rừng lá kim, đồng cỏ Băng tuyết vĩnh cửu Băng tuyết vĩnh cửu Tuyết vĩnh cửu Rừng rậm Rừng cận nhiệt đới Rừng hỗn giao Rừng lá kim Đồng cỏ núi cao Tuyết vĩnh cửu => Ở vùng núi đới nóng có nhiều vành đai thực vật hơn đới ôn hòa 5.Hoạt động nối tiếp: - GV dặn dò HS học và trả lời câu hỏi sgk .Ôn tập chương II, III. IV. PHỤ LỤC V. RÚT KINH NGHIỆM: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_7_tiet_25_bai_23_moi_truong_vung_nui_nguy.doc